SKKN Khai thác tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân dưới góc độ tình huống truyện

SKKN Khai thác tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân dưới góc độ tình huống truyện

Văn học là tinh hoa văn hoá nhân loại, lưu truyền những điều tốt đẹp của con người qua các thời đại. Thế giới văn chương thật phong phú đa dạng với nhiều thể loại, để thấy được cái hay cái đẹp của mỗi tác phẩm thì học sinh cần nắm được đặc trưng của mỗi thể loại. Đối với truyện ngắn thì đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện bắt đầu từ những sự kiện có vấn đề đó là tình huống. Chính ở đó nhà văn bộc lộ tài năng của mình. Nói cách khác, tình huống chính là một lát cắt của cuộc sống, là vực xoáy trên dòng sông, là thứ nước rửa để làm nổi hình, nổi sắc của ảnh, tình huống gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Trong tác phẩm tự sự nếu nhân vật là trụ cột, lời kể là không khí, là linh hồn của tác phẩm thì tình huống truyện là nền móng của tác phẩm Khi khai thác một bài thơ chúng ta chú ý tới hình ảnh, cấu tứ, nhịp điệu thì khai thác tác phẩm tự sự phải chú ý tới nhân vật ở các góc cạnh, từ đó mà phát hiện chân giá trị cuộc sống cùng thông điệp mà nhà văn gửi tới bạn đọc. Để khám phá nhân vật cần bắt đầu từ việc khai thác tình huống truyện. Muốn vậy người giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm vững tác phẩm, hiểu được diễn biến của câu truyện, từ đó phát hiện ra đâu là hoàn cảnh có vấn đề. Một tác phẩm hay thì bao giờ nhà văn cũng có những phát hiện độc đáo khi khai thác vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy khi phân tích tác phẩm tự sự, người dạy, người học cần xác định rõ vai trò của tình huống truyện – những mã khoá giúp người dạy, người học đi từ những “phần chìm ” để tìm ra tư tưởng, chủ đề của tác phẩm văn học . Làm thế nào chúng ta – vừa là người đọc truyện, vừa là người giảng truyện để truyền cho học sinh cái cảm giác “ Uống xong lại khát ” ấy.

 

doc 22 trang thuychi01 13891
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân dưới góc độ tình huống truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Văn học là tinh hoa văn hoá nhân loại, lưu truyền những điều tốt đẹp của con người qua các thời đại. Thế giới văn chương thật phong phú đa dạng với nhiều thể loại, để thấy được cái hay cái đẹp của mỗi tác phẩm thì học sinh cần nắm được đặc trưng của mỗi thể loại. Đối với truyện ngắn thì đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện bắt đầu từ những sự kiện có vấn đề đó là tình huống. Chính ở đó nhà văn bộc lộ tài năng của mình. Nói cách khác, tình huống chính là một lát cắt của cuộc sống, là vực xoáy trên dòng sông, là thứ nước rửa để làm nổi hình, nổi sắc của ảnh, tình huống gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Trong tác phẩm tự sự nếu nhân  vật là trụ cột, lời kể là không khí, là linh hồn của tác phẩm thì tình huống truyện là nền móng của tác phẩm  Khi khai thác một bài thơ chúng ta chú ý tới hình ảnh, cấu tứ, nhịp điệu thì khai thác tác phẩm tự sự phải chú ý tới nhân vật ở các góc cạnh, từ đó mà phát hiện chân giá trị cuộc sống cùng thông điệp mà nhà văn gửi tới bạn đọc. Để khám phá nhân vật cần bắt đầu từ việc khai thác tình huống truyện. Muốn vậy người giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm vững tác phẩm, hiểu được diễn biến của câu truyện, từ đó phát hiện ra đâu là hoàn cảnh có vấn đề. Một tác phẩm hay thì bao giờ nhà văn cũng có những phát hiện độc đáo khi khai thác vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy khi phân tích tác phẩm tự sự, người dạy, người học cần xác định rõ vai trò của tình huống truyện – những mã khoá giúp người dạy, người học đi từ những  “phần chìm ” để tìm ra tư tưởng, chủ đề của tác phẩm văn học . Làm thế nào chúng ta – vừa là người đọc truyện, vừa là người giảng truyện để truyền cho học sinh cái cảm giác  “ Uống xong lại khát ” ấy.
Trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11,12, tác phẩm tự sự chiếm số lượng lớn tiết dạy, vì vậy dạy, học tác phẩm tự sự trong chương trình THPT chiếm một khối lượng lớn , đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải nắm được đặc trưng , kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự. 
Thực trạng của cách tìm hiểu, khám phá, dạy, học tác phẩm “ Chữ người tử tù” trong trường phổ thông hiện nay đã và đang gặp không ít trở ngại , vướng mắc. Bởi trong phân phối chương trình học sinh chủ yếu được học các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự . Dần dần cảm xúc và nhận thức của các em đã quen nương theo cốt truyện, hệ thống nhân vật,tình tiếtĐến khi cần cảm thụ một tác phẩm văn xưôi là truyện ngắn nhưng lại đậm chất trữ tình lãng mạn và giàu kịch tính. Nghĩa là không còn những căn cứ quen thuộc để tìm hiểu tác phẩm nên gặp lúng túng và khó phát hiện hết độ sâu trong giá trị của tác phẩm. Đối với người dạy thì đã quá quen thuộc với thao tác dạy môt truyện ngắn thông thường nên khi phải tiếp cận và giảng dạy tác phẩm truyện ngắn hiện đại , lại có những yếu tố của thể loại trữ tình, kịch gặp khó khăn trong việc khai thác những đặc sắc của tác phẩm và sự truyền đạt cho học sinh. 
Mặt khác, trong chương trình những bài học, số tiết kiến thức về lý thuyết, lý luận văn học còn quá ít so với lượng kiến thức cần thiết cho “ hành trang” tìm hiểu, khám phá từng tác phẩm. 
Thông thường lâu nay khi tìm hiểu tác phẩm “ Chữ người tử tù” của 
Nguyễn Tuân giáo viên hay chọn cách khai thác theo hình tượng nhân vật với 
những đặc điểm tính cách , chi tiếtvà khó có thể thấy hết được nét tài hoa 
trong ngòi bút của Nguyễn Tuân cũng như sự độc đáo ở truyện ngắn “Chữ 
người tử tù”. 
Đó chính là những lí do đưa tôi đến với đề tài :  “ Khai thác tác phẩm 
“ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân dưới góc độ tình huống truyện”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài :
– Giúp người dạy văn , học văn tìm ra một hướng tiếp cận sâu hơn, thú vị hơn đối với tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
– Giúp học sinh tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng “ mở”– Học ít hơn nhưng tiếp cận tri thức được nhiều hơn, sâu hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài :
- Tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình sách giáo khoa  Ngữ văn lớp 11
– Học sinh lớp  11 trường THPT  Lam Kinh
4. Phương pháp nghiên cứu :
4.1. Nghiên cứu lý thuyết :
* Đọc,  tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về tình huống truyện tác phẩm tự sự  như : “ Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử ”[1] ; “ Từ điển tiếng Việt”[2].
* Đọc nghiên cứu tác phẩm “ Chữ người tử tù –  Ngữ văn 11”; 
4. 2. Nghiên cứu thực tiễn :
* Dự một số tiết dạy tác phẩm tự sự  của đồng nghiệp .
* Khảo sát các đề thi đại học, đề thi học sinh giỏi của tỉnh Thanh Hoá trong các năm học.
* Chọn 2 lớp cơ bản có trình độ ngang nhau , một lớp chú ý rèn luyện năng lực khai thác tình huống truyện cho học sinh trong các giờ học và một lớp không  nhấn mạnh đến vai trò của tình huống truyện. So sánh, đối chiếu kết quả để rút ra kết luận .
5. Những luận điểm bảo vệ :
* Khái niệm: tác phẩm tự sự, tình huống truyện.
* Các loại tình huống truyện trong tác phẩm tự sự .
* Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm tự sự. Rèn luyện cách khai thác tình huống truyện trong  trong quá trình dạy tác phẩm tự sự .
* Tình huống truyện trong “ Chữ người tử tù ” của Nguyễn Tuân
* Kết quả thực nghiệm .
*  Kết luận
6. Những đóng góp cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .
* Đối với giáo viên :
– Đề tài sẽ đem đến một phương pháp mới giúp người giáo viên trong quá trình dạy văn tự sự hướng dẫn học sinh nắm vững tác phẩm hiểu được diễn biến của câu truyện, từ đó phát hiện ra đâu là hoàn cảnh có vấn đề –  những “ phần chìm” nằm im sau câu chữ, giúp cho giờ dạy văn sinh động , dễ đi vào lòng người.
* Đối với học sinh :
– Nhằm  nâng cao năng lực trong việc chiếm lĩnh tác phẩm “ Chữ người tử tù” từ góc độ tình huống truyện. Rèn luyện cách khai thác tình huống truyện  trong học tác phẩm tự sự 
–  Tăng tính thực hành của học sinh .
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Khái niệm:
1.1. Khái niệm tác phẩm tự sự:
 Các nhà lí luận từ Aristote đến Lessing, Hégel, Biélinxki đều cho rằng tác phẩm tự sự đưa ra một bức tranh khách quan về thế giới. Trong nghệ thuật thơ ca, Aristote cho rằng thế giới của tác phẩm tự sự là thế giới tồn tại bên ngoài người trần thuật, không phụ thuộc vào ý muốn và tình cảm của họ. Ở đây, nhà văn dường như đứng bên ngoài để kể lại. Tất cả những sự việc của đời sống được nhà văn kể lại như một đối tượng khách quan ở bên ngoài mình. Chính vì vậy, tác phẩm tự sự mang tính khách quan..
Ðể có cái nhìn khách quan, tác phẩm tự sự tập trung phản ánh đời sống qua các sự kiện, hệ thống sự kiện. Vì vậy, nhiều nhà lí luận khẳng định tính sự kiện có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là đặc điểm hàng đầu của tác phẩm tự sự. Các biến cố, sự kiện này có thể là những biến cố, sự kiện bên ngoài, tức là phần tồn tại vật chất với các việc làm, hành động cụ thể có thể thấy được, cũng có thể là những biến cố, sự kiện bên trong bao gồm tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ... nhưng những biến cố, sự kiện này không được biểu hiện trực tiếp mà được xem như một đối tượng để đem ra phân tích, nhận biết.
Theo định nghĩa của sách làm văn 11-NXB GD , 2001 . “ Tác phẩm tự sự là tác phẩm kể chuyện . Trong tác phẩm tự sự qua lời kể , lời tả , cuộc sống hiện lên với những nhân vật , những sự kiện .để thể hiện tư tưởng thái độ đối với con người và xã hội” [3] . Hay : “ Tác phẩm tự sự là câu chuyện kể về một người nào đó , một vật gì đó , hay một sự kiện nào đó . Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện . Gắn liền với cốt truyện là hệ thống nhân vật được khắc hoạ về nhiều mặt . Cốt truyện được được triển khai nhân vật được khắc hoạ thông qua các chi tiết nghệ thuật phong phú , đa dạng như : các sự kiện , xung đột , ngoại cảnh , nội thất , ngoại hình nhân vật hoạt động nội tâm  ”  [3] . Như vậy, tác phẩm tự sự tái hiện toàn bộ thế giới bao gồm những sự kiện bên ngoài và bên trong của con người nhưng đều xem chúng như là những sự kiện khác nhau về đời sống con người, xã hội.
1.2. Khái niệm  tình huống truyện:
Nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức - Hêghen (1770- 1831) thì cho rằng : Tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật.
 Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửaNhững nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” [4] và “những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sốngnhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” [4]
Như vậy, tình huống còn được gọi là tình thế và các nhà văn Việt Nam quen dùng tình thế hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ” [5]. 
Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt [] Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày” [6].
Từ một số ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau: Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại,
nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
2. Các loại tình huống truyện trong tác phẩm tự sự .
Hiện nay, còn nhiều cách phân loại tình huống khác nhau: Cơ bản có 3 cách phân loại như sau:
Cách thứ nhất: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống kịch; Tình huống tâm  trạng; Tình huống tượng trưng.
Cách thứ hai: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống thắt nút; Tình huống tương phản; Tình huống luận đề.
Cách thứ ba: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống hành động; Tình huống tâm trạng; Tình huống nhận thức.
Trong ba cách phân loại trên, thì cách phân loại thứ 3 có lẽ dễ tiếp nhận, phù hợp với giáo viên và học sinh THPT. Theo cách phân loại này, thì ba loại tình huống nêu trên tạm thời được TS Chu Văn Sơn phân biệt như sau:
– Tình huống hành động: Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật: Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn giàu kịch tính.
- Tình huống tâm trạng: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là: con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính) ít được quan tâm. Và vì thế, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn trữ tình.
– Tình huống nhận thức: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường: đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là: nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chiêm nghiệm, Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận.
Sự phân loại như trên là tương đối. Trong thực tế, các dạng ấy đều ít nhiều có tính pha tạp chứ không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả. Viêc nhận diện chỉ dựa vào sự nổi trội của yếu tố nào đó.
3. Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm tự sự. Rèn luyện cách khai thác tình huống truyện trong  trong quá trình dạy tác phẩm tự sự .
3.1. Vai trò của tình huống truyện:
Đặc biệt với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật dựng truyện- có ý nghĩa đối với sự phát triển của mạch truyện . Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng rất chú trọng đến yếu tố này: “ Đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra trong câu truyện thật hay và thế là coi như xong một nửa” [4] . Trong một truyện ngắn, tình huống phải hợp với lô gíc cuộc sống thì truyện mới chân thực, tự nhiên. Qua tình huống, nhà văn phải làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề, tư tưởng thì tác phẩm mới thành công. Những truyện ngắn thành công ở nghệ thuật tạo dựng tình huống là “ Chữ người tử tù ” ( Nguyễn Tuân) “ Vi hành” ( Nguyễn ái Quốc ) Vợ nhặt ( Kim Lân) Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu )
3.2. Rèn luyện cách khai thác tình huống truyện trong  trong quá trình dạy tác phẩm tự sự .
* Phần lớn những tác phẩm được trích giảng trong chương trình THPT đều là những tác phẩm có cốt truyện độc đáo. Thông qua cốt truyện các tác giả muốn chuyển tải đến người đọc những vấn đề về nhân sinh trong cuộc sống. Việc tìm hiểu về nhân vật hay giá trị nội dung tác phẩm sẽ thuận lợi và thấu đáo hơn khi chúng ta khai thác tình huống trong truyện. Cụ thể qua các bước sau:
Bước 1: Xác định được tình huống truyện của tác phẩm.
Bước 2: Nắm được diễn biến của tình huống truyện, sự chi phối của tình huống truyện đến sự phát triển của cốt truyện và cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm.
Bước 3: Xác định được ý nghĩa của tình huống truyện.
4. Tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân – nhà văn lãng mạn xuất sắc của dòng văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 thường viết về đề tài lịch sử hoặc các nhân vật lịch sử, những nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ hoài bão của tác giả. Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc, trong đó nhà văn đã xây dựng được những tình huống truyện kì lạ và độc đáo.
Tình huống truyện là đỉnh điểm trong sáng tạo của nhà văn, là điểm nút tập trung cảm xúc chủ đạo của nhà văn trong tác phẩm, là khoảnh khắc hiện diện tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ, ở đấy bộc lộ sâu sắc mọi giá trị của tác phẩm. Nó tạo ra những cuộc vận động phát triển tính cách, tạo nên bước ngoặt trong số phận nhân vật , phát triển kết cấu và các phương diện khác . Với Chữ người tử tù nhà văn đã tạo nên tình huống truyện đặc biệt.
Nội dung của tình huống : Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Nói là cuộc gặp gỡ éo le và trớ trêu là bởi xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau. Một người đấu tranh để lật đổ cái trật tự xã hội hiện hành, một kẻ là đại diện cho cái trật tự mà người kia đang muốn đánh đổ. Nhưng trên phương diện tài hoa, nhân cách, họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Một người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp, một người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Một người khí phách hiên ngang, cứng cỏi, một người ngưỡng mộ khí phách.
Đây là một tình huống đảo ngược : Không phải quyền uy có thể chiến thắng mà ở đây vẻ đẹp, sức mạnh tinh thần đã chiến thắng vũ lực. Đó là sự trái ngược giữa chốn nhà tù đầy uy lực với ánh sáng của văn minh, văn hoá. Tình huống khái quát đầy tính nhân văn và là một cái nhìn tiến bộ, đầy lạc quan của Nguyễn Tuân.
Ý nghĩa của tình huống thể hiện rõ nét ở cảnh cho chữ trong tác phẩm :
Cảnh cho chữ được tác giả xây dựng trong một khung cảnh đầy kịch tính,huyền thoại.
+ Địa điểm cho chữ: Trong phòng giam người tử tù, một nơi bẩn thỉu, tối tăm. 
+Mục đích cho chữ lại rất cao quí, rất đẹp: Ở nơi đầy tội ác lại diễn ra một việc làm đẹp, trong sáng nhất. 
 Chính tình huống này có tác dụng làm nổi bật chiều sâu tâm lý của mỗi nhân vật trong truyện. Giữa phòng giam tử tù người ta viết tặng nhau, người ta nâng niu từng nét bút, thưởng thức mùi thơm của mực, khoan thai, trang trọng. Người ta thực sự hoà đồng vào nhau, cùng nhau trút bỏ ngăn cách, toả sáng cho nhau để trở lại chính con người của họ “ Con người – những tấm lòng trong thiên hạ”. ở đây cái đẹp đã chiến thắng, cái đẹp đã lên ngôi, “ cái đẹp đã cứu vớt con người” ( Đôxtôiepxki).
Tình huống truyện được tác giả xây dựng bằng bút pháp lãng mạn đầy kịch tính. Đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Giữa cái nhà ngục đầy bóng tối, đầy rệp, muỗi lại cháy lên một ngọn đuốc, lửa rừng rực và sáng trên tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Vì nhà ngục vốn là nơi giam cầm, đày đoạ con người, vậy mà tại chốn ngục tù này lại diễn ra một việc “ chưa từng có”. Người ta vẫn tự do, vẫn bình thản ngồi viết chữ tặng nhau như ở ngoài đời. Nhưng người cho chữ lại là người tử tù, cổ đeo gông, chân bị xiềng mà vẫn ung dung viết chữ, nét chữ thật vuông vắn, thật đẹp, còn thầy thơ lại và ngục quan vốn là những người coi tù lại “ khúm núm” , “ run run” như chấp nhận một sự đổi thay ngôi thứ. đó là những nghịch lí tạo nên bức tranh vừa hiện thực vừa lãng mạn. Ở đấy, Huấn Cao hiện lên lồng lộng, ung dung dồn cả tâm lực trong việc cho những dòng chữ ân nghĩa nâng tâm hồn viên quản ngục và thầy thơ lại trở về với cái tâm, với khát vọng hướng thiện.
Có thể nói đây là trung tâm thẩm mĩ của truyện ngắn  bộc lộ sâu sắc tâm trạng các nhân vật trong một hoàn cảnh độc đáo, cũng bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và cảm hứng thẩm mĩ của nhà văn: Đó là khát vọng vươn tớicái thanh cao, cái hoàn mĩ - là ý nguyện gìn giữ một thú tao nhã trong văn hoá cổ truyền của dân tộc.
Để làm nổi bật tình huống truyện kì lạ và độc đáo, Nguyễn Tuân đã tổ chức tác phẩm theo một kết cấu đặc biệt. Chữ người tử tù được kết cấu theo kiểu truyện lồng trong truyện, hay còn gọi là kết cấu “ trùng phức”. Kết cấu “ trùng phức” được biểu hiện ở chỗ tính cách nhân vật chính được hoàn thiện dần qua lời kể, giọng kể của các nhân vật khác trong truyện. Cách xây dựng tính cách nhân vật theo kiểu “ trùng phức” là cách kết cấu hiện đại, đầy sáng tạo. Hiện đại và sáng tạo ở chỗ khi nói về nhân vật Huấn Cao, nhân vật lí tưởng của nhà văn, ta thấy yếu tố chủ quan thường ẩn đi, yếu tố khách quan thường đậm hơn. Vì vậy tính cách nhân vật chính được phản ánh chính xác hơn, nhân vật như có thật ngoài đời và nhân cách của Huấn Cao càng có sức thuyết phục hơn. Đây chính là nhân vật lí tưởng, là khát vọng thẩm mĩ của nhà văn. Nhân vật Huấn Cao được đặt trong mối quan hệ với hai nhân vật quản ngục và viên thơ lại. Thái độ kiên trì, nhẫn nhục, thái độ tôn kính, ngưỡng mộ của ngục quan và thầy thơ lại đã tôn lên vẻ đẹp cao quý của Huấn Cao rất nhiều. Có thể xem đây là một trong những nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất trong chỉnh thể của tác phẩm.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân được nổi bật ở ba điểm: Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn; nhân vật được lí tưởng hoá và các nhân vật chính là hình bóng, là ước mơ của nhà văn. Các nhân vật lãng mạn thường đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa lí tưởng và hiện thực cuộc sống, nhân vật thường đứng cao hơn hoàn cảnh, không chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan.
 Ở nhân vật quản ngục những đối lập ấy tạo ra chiều sâu tâm lý: Làm nghề coi tù, sống giữa tội ác, hàng ngày chứng kiến bao cảnh xô bồ, hỗn tạp, viên quản ngục lại biết kính mến khí phách, biết trọng người có tài, biết day dứt “ chọn nhầm nghề”; có một sở nguyện thiêng liêng là “ treo ở nhà riêng mình đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Nguyễn Tuân đã nhìn thấy trong người viên quản ngục mộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_tac_pham_chu_nguoi_tu_tu_cua_nguyen_tuan_duoi.doc
  • docbia skkn.doc
  • docMỤC LỤC SKKN.doc
  • docphieu danh gia.doc