SKKN Hướng dẫn tìm hiểu truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học sinh lớp 12 Trung Tâm GDTX - DN Lang Chánh

SKKN Hướng dẫn tìm hiểu truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học sinh lớp 12 Trung Tâm GDTX - DN Lang Chánh

Rừng xà nu là truyện ngắn tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn dòng văn học 1945 - 1975 được giảng dạy trong nhà trường THPT. Tuy nhiên, từ trước đến nay tác phẩm này thường được nhiều giáo viên giảng dạy như một tác phẩm văn xuôi tự sự và chỉ chú ý khai thác nó ở khía cạnh hành động nhân vật, hình tượng cây xà nu. Đặc trưng thi pháp thể loại, những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành và sức tác động của tác phẩm tới tâm hồn, tình cảm, nhận thức của lớp thanh niên trẻ học đường chưa được giáo viên quan tâm đúng mức.

Xuất phát từ những lí do cơ bản trên, tôi chọn đề tài “Hướng dẫn tìm hiểu truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học sinh lớp 12 Trung Tâm GDTX-DN Lang Chánh"với mong muốn góp một phần công sức bé nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường nói chung và phương pháp dạy - học truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành trong chương trình ngữ văn lớp 12 THPT nói riêng.

 

doc 20 trang thuychi01 8000
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn tìm hiểu truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học sinh lớp 12 Trung Tâm GDTX - DN Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Rừng xà nu là truyện ngắn tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn dòng văn học 1945 - 1975 được giảng dạy trong nhà trường THPT. Tuy nhiên, từ trước đến nay tác phẩm này thường được nhiều giáo viên giảng dạy như một tác phẩm văn xuôi tự sự và chỉ chú ý khai thác nó ở khía cạnh hành động nhân vật, hình tượng cây xà nu. Đặc trưng thi pháp thể loại, những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành và sức tác động của tác phẩm tới tâm hồn, tình cảm, nhận thức của lớp thanh niên trẻ học đường chưa được giáo viên quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lí do cơ bản trên, tôi chọn đề tài “Hướng dẫn tìm hiểu truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học sinh lớp 12 Trung Tâm GDTX-DN Lang Chánh"với mong muốn góp một phần công sức bé nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường nói chung và phương pháp dạy - học truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành trong chương trình ngữ văn lớp 12 THPT nói riêng.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Dưới góc nhìn của khoa học phương pháp, tôi mong muốn thông qua một tác phẩm cụ thể hiểu hơn về Nguyễn Trung Thành- Nguyên Ngọc, cung cấp những minh chứng xác thực cho việc hiểu biết một giai đoạn văn học rất cụ thể của chúng ta và những đóng góp của nhà văn cho văn học Việt Nam hiện đại, có cách nhìn đúng đắn hơn về dạy - học truyện ngắn ở trường phổ thông sao cho đúng đặc trưng thi pháp thể loại. Đề tài đã mạnh dạn nghiên cứu truyện ngắn Rừng xà nu theo đặc trưng thi pháp thể loại và chỉ ra sự đổi mới của Nguyễn Trung Thành trong truyện ngắn Rừng xà nu
- Thông qua hệ thống các phương pháp và biện pháp thích hợp (phù hợp với thời gian, đối tượng), thiết kế giáo án sao cho việc tiếp nhận truyện ngắn Rừng xà nu có hiệu quả nhất.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 
Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là nghiên cứu đặc trưng thi pháp truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành cho học sinh lớp 12 ở Trung tâm GDTX-DN Lang Chánh năm học 2015-2016
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài sử dụng một số phương pháp chính:	
- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo đặc trưng thể loại, nghiên cứu về tác giả. 
- Phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp, thống kê.
- Các phương pháp: dự giờ, khảo sát, đánh giá......
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
2.1.1. Những sáng tạo trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành.
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn viết hay nhất về đề tài Tây Nguyên
 	+ Khái niệm về đề tài: "đề tài" là một thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật. Khái quát hơn đề tài thể hiện phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật( Theo từ điển Bách khoa toàn thư)
+ Nguyễn Trung Thành là người đầu tiên trong số các nhà văn cách mạng thành công với đề tài Tây Nguyên. Đọc tác phẩm của ông, người đọc đều nhận thấy vẻ đẹp hùng tráng và nên thơ, nên hoạ trong khung cảnh thiên nhiên và tâm hồn con người miền núi. Với truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã vượt xa các nhà văn cùng viết về Tây Nguyên bởi cách lựa chọn hình tượng thiên nhiên: Cây xà nu - loài cây chỉ có ở mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ - để nói về con người làng Xô Man, rộng hơn là dân tộc Việt Nam trong cuộc đối đầu lịch sử đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.
- Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công một cốt truyện mang đậm chất sử thi
+Khái niệm về cốt truyện: Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm thể hiện mối quan hệ qua lại giữa tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.(Theo từ điển Bách khoa toàn thư)
+ Rừng xà nu có hai cốt truyện đan lồng: một về cuộc đời của nhân vật Tnú và một về cuộc đồng khởi của dân làng Xô Man. Cả hai cốt truyện được xây dựng trên cái trục mâu thuẫn là cuộc đấu chọi trực tiếp của một tập thể anh hùng với kẻ thù. Nói cách khác, một bên là sự tàn phá huỷ diệt của giặc Mỹ và bè lũ tay sai, một bên là ý chí, sức chiến đấu; sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man. 
Việc xây dựng cốt truyện mang đậm chất sử thi giúp cho bạn đọc lần đầu tiên hiểu thêm về con người sử thi Tây Nguyên trong phạm vi một truyện ngắn. 
- Sự dồn nén một tư tưởng tối đa trong một dung lượng tối thiểu
+ Khái niệm về dung lượng: "dung lượng" là số lượng, nội dung tối đa có thể chứa đựng bên trong vật gì( theo từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học- 2003).
+ Cách xử lý tài tình của nhà văn đã khiến Rừng xà nu tuy dung lượng nhỏ (chỉ 22 trang) nhưng chất sử thi thấm đẫm từng tính cách nhân vật, từ sự kiện, hình ảnh, sức khái quát qua hình tượng nhân vật điển hình, đến sự chọn lựa, chắt lọc các sự kiện khiến lịch sử sống động và tinh tế. Đó không chỉ là lịch sử của làng Xô Man mà còn là lịch sử của nhân dân Tây Nguyên, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 
- Cách sắp xếp mạch truyện giúp người đọc thâm nhập vào những chiều kích khác nhau của tác phẩm
+ Từ câu văn mở đầu ngắn gọn độc đáo:
Câu văn 9 chữ mở đầu của tác phẩm: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc”. Đúng là chỉ trong chưa đầy mười chữ mà dựng lên được cả một tư thế của sự sống trong sự đối diện với cái chết, của cái tồn sinh trong vòng đe doạ của sự huỷ diệt bạo tàn, cách mở của truyện thật cô đúc gọn gàng mà vẫn đầy uy nghi, tầm vóc. 
+ Đến sự tiếp diễn mạch truyện đầy hấp dẫn.
Có hai mạch truyện đan lồng. Mạch nổi của tác phẩm chính là chuyện về người anh hùng Tnú. Mạch ngầm ẩn chứa sau đó lại là lời khẳng định vai trò của tập thể anh hùng và cuộc chiến đấu đầy gian khổ, đau thương nhưng anh dũng của nhân dân Xô Man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung. 
- Nguyễn Trung Thành đã tìm tòi, sáng tạo nên những tình huống truyện vừa độc đáo, vừa mới mẻ, dồn nén được nhiều vấn đề, nhiều ý tưởng
+Khái niệm về tình huống: Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tửng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. (theo từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học- 2003).
+Sự trở về của Tnú sau ba năm đi lực lượng đã làm sống dậy tất cả các nhân vật, sự kiện và gắn với các nhân vật và sự kiện đó là cây xà nu. Đó chính là tình huống đẩy câu chuyện phát triển. Không có tình huống Tnú trở về, câu chuyện về nhân vật anh hùng sử thi Tnú, về lịch sử chiến đấu quật cường của dân làng Xô Man bị lùi vào quá khứ, chỉ còn nằm trong trí nhớ của những người già (như cụ Mết).
Bên cạnh tình huống chủ đạo đó, còn có những tình huống phụ, góp phần tạo độ căng làm cho tác phẩm có tính hấp dẫn đặc biệt.
Tình huống phụ thứ nhất: Tnú không cứu sống được vợ con. Với tình huống này, tác giả đã giúp người đọc thấy được tội ác của kẻ thù, đồng thời đưa ra một bài học cách mạng: Sự đơn độc, liều lĩnh rất dễ dẫn đến thất bại.
Tình huống phụ thứ hai: Tnú bị giặc bắt và đốt cháy mười ngón tay. Tnú phải trả một giá đắt cho cuộc đấu tranh tự phát của mình nhưng anh lại có một kinh nghiệm lớn: “Chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục”. 
Tình huống phụ thứ ba: Làng Xô Man nổi dậy giết chết mười tên giặc. Sự bất lực của vợ con Tnú đã đem lại bài học kinh nghiệm, chân lý cách mạng cho người dân Xô Man: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo.
- Hình tượng cây xà nu- một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trung Thành
Hình tượng xà nu xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm. Tác giả đã miêu tả nó bằng một giọng văn thiết tha, đầy sức biểu cảm xen lẫn khâm phục, tự hào.
Vẻ đẹp lãng mạn của xà nu được miêu tả ở màu sắc, mùi vị, tư thế khoẻ khoắn và sự sinh sôi nảy nở mạnh mẽ không gì ngăn cản nổi. Bên cạnh đó, hình tượng cây xà nu còn mang ý nghĩa tượng trưng. Nó gắn bó, thân thuộc với đời sống và chiến đấu, tượng trưng cho phẩm chất và sức sống bền vững, quật khởi của dân làng Xô Man nói riêng, Tây Nguyên bất khuất nói chung. Đó cũng là biểu tượng cho khát vọng tự do, sự vĩnh cửu bất tận của con người sử thi.
Xà nu là sự kết hợp hai vẻ đẹp: dũng mãnh và trữ tình, khốc liệt và nên thơ, đau thương và tươi sáng. Cây, rừng xà nu là hình tượng nghệ thuật độc đáo, trở thành tâm điểm của nỗi nhớ và suy tư về một miền đất tươi đẹp, giàu truyền thống.
- Sự khéo léo trong việc lựa chọn những chi tiết nghệ thuật đắt giá
Những chi tiết được xem là điểm huyệt, giàu giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật, nằm rải rác trong suốt chiều dài của truyện.
+ “cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”: Sức sống mãnh liệt của rừng xà nu. Nguyễn Trung Thành đã nói lên được một hiện thực lớn về nhân dân Tây Nguyên, nhân dân Việt Nam ngày nay: Không lấy huỷ diệt đáp lại huỷ diệt. Đối lập với huỷ diệt phải là ý chí bảo tồn, ý chí sinh tồn. 
+ Hình ảnh ngọn lửa xà nu: bốn nét vẽ về ngọn lửa xà nu. Thứ nhất, dưới ngọn lửa xà nu, Tnú đã đọc thư “tuyệt mệnh” của anh Quyết. Thứ hai, mười ngọn đuốc ở ngón tay Tnú đầy uất hận. Thứ ba, đống lửa xà nu to giữa nhà soi rõ mười xác giặc ngổn ngang. Thứ tư, “lửa xà nu cháy khắp rừng”. Ngọn lửa xà nu cứ được vẽ to dần như lòng căm thù giặc được nuôi lớn dần, như sức mạnh càng ngày càng lớn của người dân Xô Man. 
+ Tnú học chữ: người anh hùng Tnú ngay từ nhỏ đã có quyết tâm lớn. 
+ Sau ba năm tham gia giải phóng quân trở về, lắng nghe thấy âm thanh của tiếng chày: người đọc nhận ra thêm một lần nữa vẻ đẹp tâm hồn của Tnú. 
+ Bàn tay Tnú: hai bàn tay biết kể về số phận con người. 
+ Đôi mắt: Đôi mắt Dít "ráo hoảnh", "bình thản, trong suốt"; Với cụ Mết, đó là đôi “mắt sáng và xếch ngược”. Đôi mắt của Tnú “như hai cục lửa lớn” đầy căm thù. 
 Các chi tiết trên là những chi tiết “đắt giá”, nơi tập trung năng lượng thẩm mỹ, tích tụ đến độ đậm đặc nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 
- Xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật làm nền cho câu chuyện
+ Một không gian sử thi hoành tráng	
Ở Rừng xà nu là không gian sinh hoạt cộng đồng và không gian của núi rừng hùng vĩ, nên thơ. Những khoảng không gian nhỏ bé đã được “cộng đồng hoá” cùng không gian rộng lớn trở thành không gian có tính biểu tượng, không gian nghệ thuật, cắt nghĩa vẻ đẹp kì vĩ, phi thường của con người. Tác giả đã lồng không gian thực tại với không gian sử thi tạo nên một không gian vừa thực, vừa ảo làm say lòng người đọc mọi thế hệ.
+ Sự độc đáo trong cách sắp xếp thời gian nghệ thuật
Đời sống của nhân vật được diễn ra trong các thời gian mang tính sự kiện nối tiếp. Trong thời gian của các biến cố lịch sử và sự kiện xã hội, tính cách, số phận của nhân vật dần dần được hoàn thiện. Tính thuyết phục bởi sự độc đáo của cách sắp xếp thời gian nghệ thuật trong tác phẩm ở chỗ:
	Thứ nhất là thời gian dồn nén: Thời gian chỉ có một đêm nhưng tái hiện cuộc đời của một nhân vật anh hùng, lịch sử của cả dân tộc. 
Thứ hai, là thời gian đảo ngược: Từ hiện tại trở về quá khứ. Sự đảo ngược thời gian là một dụng ý của nhà văn nhằm nhấn mạnh và khắc sâu những thời điểm và sự kiện nêu bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm.	
Thứ ba, thời gian có tính chất đồng hiện: Xen lẫn quá khứ- hiện tại- tương lai. Dù ở bất cứ thời gian nào, hoàn cảnh nào, những cuộc chạy tiếp sức không biết mệt mỏi của người dân Xô Man cũng chính là truyền thống lịch sử ngàn đời của dân tộc ta.
Thông qua cách xây dựng thời gian nghệ thuật, tác giả muốn thể hiện mối quan hệ giữa những con người trong sự kế thừa, thể hiện được sự phát triển truyền thống của dân tộc.
2.1.2 Một cái nhìn nghệ thuật về thế giới tạo nên sự kì diệu của một mãnh lực hướng vào sáng tạo và sản sinh suy tư
- Cái nhìn nghệ thuật- Sự khởi nguyên cho những sáng tạo và suy tư
+ Hệ thống điểm nhìn nghệ thuật phong phú, linh hoạt
 Cái nhìn nghệ thuật của nhà văn trong mỗi tác phẩm chính là cái nhìn bao quát thông qua hệ thống các điểm nhìn nghệ thuật.
 Ở rừng xà nu hệ thống điểm nhìn nghệ thuật khá phong phú, được nhà văn lựa chọn phối hợp linh hoạt đã trở thành phương tiện nghệ thuật thể hiện quan niệm của nhà văn về hình tượng con người sử thi.Truyện ngắn có sự di chuyển điểm nhìn để tạo thành trường nhìn đa dạng. Song, dù ở bất kì điểm nhìn nào, nhà văn cũng luôn thể hiện sự thống nhất của góc nhìn, ở khoảng cách trần thuật, ở cách cảm thụ và đánh giá. 
+ Sự lựa chọn, sử dụng và sáng tạo ra những phương tiện, ngôn ngữ nghệ thuật mới, lạ, độc đáo, giúp cho nhà văn chạm khắc nên những hình tượng nghệ thuật đẹp và kỳ vĩ.
. Ngôn ngữ mang sắc thái lịch sử trang trọng, thiên về diễn tả cái anh hùng, cái cao cả đem lại cái hồn cho sự vật.
. Sử dụng một số biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, tượng trưng.v.v, thể hiện sự thành kính, ngợi ca.
. Sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau tạo nên cái lạ, cái mới trong cấu trúc câu.
. Đa dạng hoá, cá tính hoá ngôn ngữ nhân vật.
Những sáng tạo trong phương thức miêu tả khiến Rừng xà nu hài hoà được chất cô đọng của kịch, chất trữ tình của thơ và chất tráng lệ của anh hùng ca.
 - Cảm hứng lãng mạn là cội nguồn cho cái nhìn nghệ thuật mới mẻ
+ Khái niệm về cảm hứng lãng mạn: Cảm hứng lãng mạn khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng về lý tưởng, về tương lai(Theo từ điển Bách khoa toàn thư)
+ Truyện ngắn Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành viết bằng một thứ xúc cảm mãnh liệt, khác thường. Ông tìm đến hình thức diễn đạt bay bổng, kỳ diệu để miêu tả cuộc chiến đấu thầm lặng và dũng cảm của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu không cân sức với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Cảm hứng lãng mạn là cội nguồn cho cái nhìn nghệ thuật mới mẻ, được tập trung đầy đủ nhất khi nhà văn xây dựng hình tượng "Cây xà nu".
Chính cảm hứng lãng mạn đã chắp cánh cho cái nhìn nghệ thuật của nhà văn khi đi sâu, khám phá vẻ đẹp của những con người Tây Nguyên, để họ toả sáng những giá trị đẹp chưa từng thấy và đẩy lên tới mức phi thường.
- Khuynh hướng sử thi giúp cho cái nhìn của tác giả đa chiều và gợi nên sự kì diệu của một mãnh lực mang đậm sắc thái anh hùng ca
+ Khuynh hướng sử thi là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn 1945 - 1975.
Sử thi là gì? Các tác phẩm được viết theo khuynh hướng sử thi thường mang những đặc điểm như thế nào ?
	“Từ điển thuật ngữ văn học” cho rằng: “sử thi cũn được gọi là anh hựng ca, là thể loại văn tự sự dài (thường là thơ), xuất hiện sớm trong buổi bỡnh minh của lịch sử, là một cõu chuyện kể lại cú đầu đuụi, với quy mụ lớn”. 
 Theo “Từ điển Văn học” thì: “Sử thi là tác phẩm thuộc loại văn tự sự, miêu tả sự nghịêp của những người anh hùng và các sự kiện anh hùng. Tính chất sự kiện được phát triển toàn diện trong một giai đoạn trọn vẹn nhất định của cuộc đời nhân vật, lịch sử xã hội”.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 luôn được viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Các tác phẩm thường viết về những người anh hùng dân tộc, viết về cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. Các nhà văn quan tâm trước hết đến các sự kiện, các biến cố lịch sử và thường thiên về khẳng định, ca ngợi chiến công của người anh hùng - đại diện ưu tú của cộng đồng. 
Đặc trưng cơ bản của sử thi là ở chỗ: mối quan hệ của cá nhân và cộng đồng luôn hài hoà làm một. Mối quan hệ ấy tồn tại như một vòng tròn đồng tâm, cùng một mục đích, cùng một nhiệm vụ, một niềm hy vọng và lý tưởng, tạo nên cho sử thi một âm hưởng thật hào hùng, đầy ngợi ca và chất lý tưởng. Cảm hứng sử thi thường chỉ nảy nở và được nuôi dưỡng bởi những hiện thực hào hùng, giàu vẻ đẹp lý tưởng, đối lập với cách nhìn đời sống từ góc độ đời tư cá nhân. 
Tác phẩm thể hiện khuynh hướng sử thi là tác phẩm dựng lại bức tranh toàn cảnh của một giai đoạn lịch sử có thật được tái hiện và chi phối số phận, con đường đi của các nhân vật - những con người thuộc nhiều thế hệ có chung phẩm chất cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng. Đặc điểm của các tác phẩm mang tính chất sử thi và anh hùng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, đó là thể loại trung gian giữa tự sự và trữ tình. Các tác phẩm sử thi thường kể lại sự tích các chiến công anh hùng của những nhân vật anh hùng dưới dạng một câu chuyện lịch sử có diễn biến mạnh và hình thức ngôn ngữ hay đạt đến tính thơ. Thứ hai, đó là thể loại của những cái phi thường trong sự việc và tính cách con người. Do vậy, tính cách con người sử thi thường đơn giản và đồng nhất. Tác phẩm sử thi không có chỗ đứng cho cái mờ nhạt, phức tạp. Thứ ba, tác phẩm sử thi ca ngợi sức mạnh cộng đồng. Nhân vật anh hùng chỉ là đại diện xuất sắc mà thôi.
Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến 1975 là nền văn học mang khuynh hướng sử thi bởi nó chủ yếu hướng tới việc phản ánh các biến cố lịch sử liên quan tới số phận cộng đồng. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành được viết theo khuynh hướng sử thi. Tính chất sử thi được thể hiện rõ nét qua đề tài, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật...v.v.
+ Nhân vật Tnú- Người anh hùng sử thi được soi chiếu bằng cái nhìn mang quan niệm thẩm mỹ của thời đại mới
. Tnú là người anh hùng của thời đại mới, cuộc đời anh gắn với lịch sử sống và chiến đấu của làng Xô Man. 
. Tnú là tổng thể những sức mạnh của người dân Xô Man, người anh hùng vừa mang dấu ấn xã hội Tây Nguyên, vừa là sự biểu hiện của tâm hồn, tình cảm của con người thời đại, chiến đấu chống cái ác, cái dã man của kẻ thù để dành độc lập - tự do cho tổ quốc. 
 . Tnú là người anh hùng tiêu biểu cho chân dung những người anh hùng trong tác phẩm, con người mang tính cách của cộng đồng: rất trung thực, dũng cảm, ý thức tổ chức kỷ luật cao, hết lòng vì cách mạng, trong anh luôn hừng hực ngọn lửa của tình yêu thương đồng loại và lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Rừng xà nu là bản anh hùng ca ca ngợi sức mạnh cộng đồng, ca ngợi một sự sống không thể dập tắt, một tư thế sống không biết đến sự cúi đầu, một tình yêu lý tưởng cháy bỏng của người dân Xô Man nói riêng, nhân dân Tây Nguyên nói chung
Tác giả đã mô tả thành công sự nối tiếp các thế hệ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, họ cùng có chung một phẩm chất cao đẹp- phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Thế hệ thứ nhất, cội nguồn của lịch sử, lớp người nuôi dưỡng dòng máu cách mạng truyền lại cho con cháu mai sau, là thế hệ già làng: Cụ Mết. 
Thế hệ thứ hai, là thế hệ của Tnú, Mai, Dít. Họ là những lớp người lớn lên từ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, những con người đó cũng dám hi sinh quyền lợi cá nhân để bảo vệ sự bình yên cho buôn làng.
Thế hệ thứ ba, Heng - sức sống quật cường của người dân Xô Man, được tác giả miêu tả và cảm nhận ở sự trưởng thành vượt bậc. 
 - Giọng điệu hào hùng mang âm hưởng của một thời đại anh hùng
Giọng điệu tự hào, ngợi ca ở Rừng xà nu được thể hiện qua:
+ Cách sử dụng hệ thống đại từ nhân xưng, đại từ chỉ thị.	
+ Sử dụng những động từ mạnh (làm nổi bật hành động mạnh mẽ, quyết liệt và tư thế vững chãi của nhân vật sử thi). 
+ Sử dụng điệp khúc trần thuật. 
+ Những lời văn bình giá trực tiếp của người kể chuyện. 
* Giọng điệu kể chuyện có sự thống nhất chặt chẽ: ngợi ca xen lẫn căm thù, động viên, khích lệ. Song, giọng điệu chủ đạo của tác phẩm vẫn là tự hào, ngợi ca mang âm hưởng hào hùng bi tráng.
“Rừng xà nu” là tác phẩm hài hoà mang đậm chất cô đọng của kịch, chất trữ tình của thơ và chất tráng lệ của anh hùng ca. Ra đời trong thời điểm hào hùng của lịch sử, thông qua việc đi sâu phản ánh một địa phương điển hình, gan dạ chiến đấu để từ đó nâng lên thành những sự việc có tầm vóc thời đại cùng giọng điệu trần thuật có màu sắc anh hùng ca, Rừng xà nu đã khái quát thành công tầm vóc vĩ đại, không khí hào hùng pha chút màu sắc bi tráng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. 
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
2.2.1. Tìm hiểu thực trạng dạy - học truyện ngắn Rừng xà nu ở lớp 12 Trung tâm GDTX-DN Lang Chánh.
Tìm hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường là một quá trình sáng tạo ở giáo viên và học sinh. Coi tác phẩm văn học là đối tượng tiếp nhận của học sinh là một quan niệm mới, một cách đánh giá mới và một cách xác định lại hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh cho phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc trưng thể loại trong những năm gần đây. Trước khi đưa ra một số đề xuất về phương pháp và biện pháp dạy - học truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng dạy - học tác 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_tim_hieu_truyen_ngan_rung_xa_nu_cua_nguyen_tr.doc