SKKN Hướng dẫn sử dụng một số tính năng của tiện ích sổ báo giảng tự động cho giáo viên trường Trung học Cơ sở Dur Kmăn

SKKN Hướng dẫn sử dụng một số tính năng của tiện ích sổ báo giảng tự động cho giáo viên trường Trung học Cơ sở Dur Kmăn

Cơ sở lý luận

Như chúng ta đã biết, việc lên lịch báo giảng là một công việc không thể thiếu của giáo viên giảng dạy trong các trường học; đây cũng được coi là một trong các loại hồ sơ sổ sách của giáo viên mà tất cả giáo viên chúng ta từ trước đến nay vẫn đang sử dụng. Tuy nhiên việc lên lịch báo giảng bằng viết tay luôn là một việc làm mất nhiều thời gian của rất nhiều giáo viên trong những năm học trước. Chính vì thế, với việc sử dụng phần mềm tiện ích để lên lịch báo giảng tự động rất hữu dụng cho giáo viên, giúp giáo viên tiết kiệm cho mình rất nhiều thời gian để hoàn thành những công việc khác.

Thời gian qua, Thủ tướng chính phủ đã đã ra Quyết định số 117/QĐ – TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Trong đề án có nêu rõ mục tiêu quan trọng là “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Từ đó, nâng cao ý nghĩa của việc sử dụng CNTT trong công tác quản lí, trong giảng dạy của giáo viên.

 Đồng thời, khi nói về việc sử dụng các loại hồ sơ sổ sách trong nhà trường, nhằm giúp giáo viên giảm thiểu một số loại sổ sách viết tay, thì ngay đầu năm học 2017-2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đến tất cả các trường THCS trong toàn huyện sử dụng tiện ích sổ báo giảng tự động theo công văn số 157/PGDĐT – CNTT của Phòng giáo dục và đào tạo Krông Ana ngày 15 tháng 8 năm 2017. Chính vì vậy, để giáo viên nắm vững được tiện ích sổ báo giảng tự động trong việc lên kế hoạch giảng dạy một cách khoa học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên trong trường về công tác này.

 

docx 17 trang hoathepmc36 01/03/2022 7642
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn sử dụng một số tính năng của tiện ích sổ báo giảng tự động cho giáo viên trường Trung học Cơ sở Dur Kmăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Với sự ra đời của Internet, nó đã thực sự mở ra một kỷ nguyên ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục... Trong khung cảnh đó, giáo dục và đào tạo được coi là "mảnh đất màu mỡ" – là nơi có điều kiện tốt nhất cho các ứng dụng của ICT phát triển, điều đó sẽ tạo ra những bước tiến sâu sắc, làm thay đổi diện mạo và sự phát triển lớn mạnh của ngành giáo dục và đào tạo nước nhà.
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là một trong 9 nhiệm vụ trong giai đoạn tới của ngành giáo dục. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm qua, toàn ngành đã tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lí, điều hành, bước đầu đã xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành về GD – ĐT phục vụ thông tin quản lí giáo dục.
Khẳng định tầm quan trọng của CNTT trong đổi mới giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Hội thảo “Chính phủ điện tử ngành giáo dục và đào tạo, Công nghệ thiết kế bài giảng E-learning” diễn ra vào đầu tháng 11 vừa qua nhấn mạnh sự phát triển của CNTT, của cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục đang tới rất nhanh, buộc chúng ta phải phát triển và theo kịp, chủ động đón nhận.
 	Ngành giáo dụng đang triển khai một loạt các hệ thống CNTT dùng chung như PCGD XMC, EMIS, EQMS để ứng dụng phần mềm quản lý trường học trực tuyến. Từ nền tảng CNTT hiệu quả, ngành triển khai quản lý hành chính điện tử (e-office); triển khai họp, tập huấn chuyên môn qua mạng, tích cực triển khai dịch vụ công trực tuyến (phục vụ phụ huynh, học sinh, giáo viên...); xét tuyển đầu cấp
Từ phía các nhà trường nói chung và trường THCS DurKmăn chúng tôi nói riêng, CNTT không chỉ đã và đang được sử dụng rất hiệu quả trong công tác quản lí, dạy học mà còn được ứng dụng trong việc kết nối nhà trường với phụ huynh, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, lịch báo giảng điện tử... 
Với mục đích ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hỗ trợ giáo viên sử dụng các loại sổ điện tử thay thế các loại sổ viết tay, trong đó có Sổ ghi kế hoạch giảng dạy (lịch báo giảng). Từ năm học 2017 – 2018 phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai sử dụng tiện ích Sổ báo giảng tự động ở tất cả các trường THCS trong toàn huyện nhằm hạn chế tối đa các sai sót khi lên lịch báo giảng hàng tuần, bên cạnh đó giúp cán bộ quản lý, Tổ trưởng tổ chuyên môn dễ dàng theo dõi, giám sát kế hoạch giảng dạy của từng giáo viên trong đơn vị, để kịp thời có những nhắc nhở và điều chỉnh đến từng cá nhân. Để việc triển khai mang lại hiệu quả tích cực và đảm bảo tất cả giáo viên giảng dạy tại các trường THCS đều biết sử dụng.
Đề tài này như là một cách để giúp giáo viên hiểu nhanh, ứng dụng nhanh các thao tác trong việc lên lịch báo giảng tự động. Chính vì thế, trong đề tài này, tôi xin mạnh dạn trao đổi với quý thầy cô một đề tài mà tôi đã vận dụng trong năm học vừa qua: "Hướng dẫn sử dụng một số tính năng của tiện ích sổ báo giảng tự động cho giáo viên trường THCS Dur Kmăn".
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu: 
	Hướng dẫn sử dụng một số tính năng của tiện ích lên lịch báo giảng tự động cho giáo viên trường THCS Dur Kmăn.
b. Nhiệm vụ của đề tài:
	Biết cách vào phần mềm, nhập phân phối chương trình, nhập thời khóa biểu và khắc phục một số lỗi thường gặp và sử dụng một số tính năng khác trong tiện ích lịch báo giảng tự động.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Hướng dẫn giáo viên sử dụng một số tính năng đơn giản của tiện ích lên lịch báo giảng tự động.
4. Giới hạn của đề tài.
Quá trình hướng dẫn giáo viên vận dụng một số tính năng tiện ích của phần mềm lịch báo giảng tự động ở Trường THCS Dur Kmăn năm học 2017 – 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp thống kê toán học.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, việc lên lịch báo giảng là một công việc không thể thiếu của giáo viên giảng dạy trong các trường học; đây cũng được coi là một trong các loại hồ sơ sổ sách của giáo viên mà tất cả giáo viên chúng ta từ trước đến nay vẫn đang sử dụng. Tuy nhiên việc lên lịch báo giảng bằng viết tay luôn là một việc làm mất nhiều thời gian của rất nhiều giáo viên trong những năm học trước. Chính vì thế, với việc sử dụng phần mềm tiện ích để lên lịch báo giảng tự động rất hữu dụng cho giáo viên, giúp giáo viên tiết kiệm cho mình rất nhiều thời gian để hoàn thành những công việc khác.
Thời gian qua, Thủ tướng chính phủ đã đã ra Quyết định số 117/QĐ – TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Trong đề án có nêu rõ mục tiêu quan trọng là “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Từ đó, nâng cao ý nghĩa của việc sử dụng CNTT trong công tác quản lí, trong giảng dạy của giáo viên.
	Đồng thời, khi nói về việc sử dụng các loại hồ sơ sổ sách trong nhà trường, nhằm giúp giáo viên giảm thiểu một số loại sổ sách viết tay, thì ngay đầu năm học 2017-2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đến tất cả các trường THCS trong toàn huyện sử dụng tiện ích sổ báo giảng tự động theo công văn số 157/PGDĐT – CNTT của Phòng giáo dục và đào tạo Krông Ana ngày 15 tháng 8 năm 2017. Chính vì vậy, để giáo viên nắm vững được tiện ích sổ báo giảng tự động trong việc lên kế hoạch giảng dạy một cách khoa học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên trong trường về công tác này.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Sử dụng phần mềm tiện ích sổ báo giảng tự động là phương pháp mới cần được ứng dụng để đem lại kết quả tốt nhất trong việc lên lịch báo giảng. Đó còn là một cách tiếp cận công nghệ thông tin, phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng tin học trong nhà trường của toàn giáo viên. 
Trước khi thực hiện đề tài này, Một số giáo viên bước đầu làm quen với việc sử dụng sổ báo giảng tự động nên chưa có những kinh nghiệm xử lí nên vẫn còn mắc phải một số lỗi. Năng lực tin học của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên tuổi cao, sức khỏe yếu nên khi tiếp cận với tiện ích nhiều giáo viên trong trường nhận thấy có những điểm còn hạn chế như: 
+ Việc nhập phân phối chương trình vào tiện ích hơi khó khăn cho giáo viên nếu chưa được hướng dẫn sẽ có lỗi xảy ra.
+ Việc điều chỉnh tiết dạy trong tuần.
+ Việc nhập thêm môn học mới, cũng như lên lịch báo giảng đối với một số môn trường học mới ( khoa học xã hội, khoa học tự nhiên) gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên.
Trong trường có rất nhiều thuận lợi trong việc hỗ trợ giáo viên tiếp cận với tiện ích là nhờ có một số giáo viên giỏi tin học và nhiệt tình trong việc giúp đỡ giáo viên. Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những thao tác trong việc sử dụng tiện ích để hướng dẫn cho giáo viên. Ngoài ra còn phải thu nhận những góp ý chân thành từ đồng nghiệp. Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có, lòng yêu nghề và ham học hỏi cộng thêm bồi dưỡng một ít kiến thức về tiện ích sổ báo giảng tự động, các giáo viên hoàn toàn có thể hoàn thành tốt công việc của mình. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
3.1. Mục tiêu của giải pháp.
Tiện ích sổ báo giảng tự động là một phương tiện đã hỗ trợ rất có hiệu quả trên nhiều mặt trong lên lịch báo giảng của giáo viên. Sử dụng sổ báo giảng tự động giáo viên đã được giải phóng khỏi hầu hết những công việc chân tay bình thường thông qua việc xem phân phối chương trình, xem thời khóa biểu để lên lịch báo giảng. 
3.2. Nội dung và hình thức thực hiện giải pháp.
Tôi luôn chủ động tìm hiểu các tính năng của tiện ích cũng như học hỏi thêm đồng nghiệp. Tiếp đến là hướng dẫn để cho giáo viên nắm bắt được các tính năng của tiện ích để thực hiện. Cụ thể:
a. Nhập phân phối chương trình.
Từ giao diện chính bạn chọn chức năng "Phân phối chương trình". 
Tại trang này các bạn có thể nhập mới hoặc copy phân phối chương trình các môn bạn được phân công giảng dạy. Khi nhập phân phối chương trình bạn phải nhập đủ thông tin theo mẫu ( tuần, tiết, tên bài học, môn, lớp). 
Phân phối chương trình giữa các môn phải nhập liền nhau không được để trống. Lưu dữ liệu rồi ấn vào "Đóng" để trở lại trang sổ báo giảng.
b. Khai báo thời khóa biểu cá nhân.
Từ giao diện chính bạn chọn chức năng "Thời khóa biểu".
Tiến hành khai báo thời khóa biểu cá nhân theo mẫu. Chú ý chọn tuần áp dụng thời khóa biểu trước khi nhập nội dung. Khi có sự thay đổi thời khóa biểu thì bạn phải khai báo lại.
Sau khi tiến hành nhập xong thời khóa biểu chọn "Lưu TKB", tiếp đó chọn "Đóng" để trở lại trang sổ báo giảng.
c. Thiết lập mốc thời gian tuần học.
Từ giao diện chính bạn chọn chức năng "Thời gian, tiết dạy". 
Trong hộp thoại hiện, chọn thẻ "Thiết lập thời gian", chọn mốc thời gian bắt đầu cho tuần đang chọn, sau đó nhấp vào chọn "Áp dụng". Khi chọn mốc thời gian là áp dụng cho ngày thứ 2 của tuần đang chọn vì vậy, bạn phải chọn tuần trước khi vào chức năng này. Mốc thời gian được chọn sẽ được áp dụng cho tuần hiện tại và các tuần tiếp theo sẽ tự động lấy mốc thời gian đó để tính tương ứng nếu không thiết lập lại.
Sau chọn "Thoát" để trở lại trang sổ báo giảng.
d. Lên lịch tuần học.
Từ giao diện chính bạn chọn chức năng "Lên báo giảng". 
Chức năng này dùng để lên lịch báo giảng cho tuần học hiện tại. Vì vậy phải chọn tuần trước khi lên lịch báo giảng và đảm bảo tuần trước đó đã được lên lịch báo giảng.
e. Khai báo, hủy khai báo các tiết nghỉ không dạy.
Từ giao diện chính bạn chọn chức năng "Báo/hủy nghỉ dạy". 
Trong hộp thoại xuất hiện, đặt con trỏ vào ô "Vùng chọn", rê chuột quết một vùng chứa các tiết không dạy trên trang báo giảng, kiểm tra thông tin, nhập lí do nghỉ, sau đó nhấp vào "Báo nghỉ".
Để hủy các tiết đã được khai báo nghỉ dạy, tiến hành tương tự, vùng chọn là vùng chứa các tiết đã báo nghỉ dạy, nút lệnh sẽ đổi thành "Hủy báo nghỉ". Sau đó ấn "Thoát" để trở lại trang sổ báo giảng.
f. Khai báo, hủy khai báo các tiết dạy bù.
Từ giao diện chính bạn chọn chức năng "Báo/hủy dạy bù". 
Trong hộp thoại xuất hiện, khai báo các thông tin theo mẫu, rồi ấn "Áp dụng". Sau đó ấn "Thoát" để trở lại trang sổ báo giảng.
Để hủy các tiết dạy bù đã được khai báo, trong hộp thoại chọn sang "Hủy tiết dạy bù đã khai báo", chọn tiết muốn hủy trong danh sách các tiết dạy bù đã được khai báo rồi nhấp "Hủy tiết đang chọn"; Nhấp "Hủy tất cả" nếu muốn hủy tất cả các tiết dạy bù đã được khai báo. Sau đó ấn "Đóng" để trở lại trang sổ báo giảng.
g. Chuyển đổi tiết dạy.
Từ giao diện chính bạn chọn chức năng "Chuyển/đổi tiết dạy". 
Trong hộp thoại xuất hiện, khai báo các thông tin theo mẫu, rồi ấn "Thực hiện". 
Nếu lựa chọn là "Chuyển đến" thì lịch dạy tại buổi chuyển đến sẽ bị xóa; Nếu lựa chọn là "Đổi buổi" thì lịch dạy hai buổi chuyển đổi cho nhau. Sau đó ấn "Đóng" để trở lại trang sổ báo giảng.
h. In sổ báo giảng.
Trước khi chọn lênh in thì bạn phải chọn "Tùy chọn, Thiết lập".
Trong hộp thoại xuất hiện, tại mẫu in trang báo giảng bạn chọn loại giấy in A5 hoặc A4. Sau khi chọn xong ấn "Áp dụng" rồi ấn "Đóng" để trở lại trang sổ báo giảng.
Từ giao diện chính bạn chọn chức năng "In". 
Nếu chọn loại giấy in là A4 thì chức năng này sẽ gửi lênh trực tiếp ra máy in. Còn nếu bạn chọn loại giấy in là A5 thì nó lại hiện lên một hộp thoại tùy theo bạn chọn rồi ấn "In".
i. Thay đổi tiết phân phối chương trình thực dạy.
Từ giao diện chính bạn chọn chức năng "Thời gian, tiết dạy". 
Trong hộp thoại xuất hiện, chọn thẻ "Điều chỉnh tiết dạy", chọn vùng chứa tiết dạy cần thay đổi, nhập tiết cần thay thế, sau đó nhấp vào "Áp dụng". Sau đó ấn "Thoát" để trở lại trang sổ báo giảng.
Khi trong thời khóa biểu xuất hiện một lớp mới thì chương trình sẽ bắt đầu lên lịch từ tiết số 1, do đó cần phải tiến hành thay đổi. Khi vào chức năng này, bạn nên chọn tiết đầu tuần cần có sự thay đổi. Chương trình sẽ đề nghị tiết phân phối chương trình tại thời điểm tuần học hiện tại. Khi có sự thay đổi tiết dạy thì các tiết sau đó sẽ tự động được cập nhập.
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp:
Các giải pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và tác động qua lại tạo nên một logic. Việc đưa tiện ích sổ báo giảng tự động đã góp phần giúp đỡ rất nhiều cho giáo viên trong việc lên lịch báo giảng vốn rất mất thời gian.
3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
a. Kết quả khảo nghiệm:
Sau một quá trình nghiên cứu và vận dụng trong chuyên đề “Hướng dẫn sử dụng một số tính năng của tiện ích sổ báo giảng tự động cho giáo viên” ở trường THCS Dur Kmăn, tôi đã cùng các giáo viên trong trường thảo luận, góp ý, rút kinh nghiệm và đi đến nhận xét thống nhất: Tiện ích sổ báo giảng tự động đã góp phần tiết kiệm rất nhiều thời gian của giáo viên trong việc lên kế hoạch dạy học. Đến thời điểm này phần lớn giáo viên trong trường đã biết sử dụng tiện ích này. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng đều là những giáo viên đã lớn tuổi có trình độ tin học còn yếu. Đồng thời ban lãnh đạo nhà trường cũng đã chỉ đạo cho tất cả giáo viên phải sử dụng tiện ích để lên lịch báo giảng và nhà trường cũng đã có sự kiểm tra sự lên lịch báo giảng của giáo viên. Cụ thể: 
Thời gian
Số giáo viên biết sử dụng tiện ích sổ báo giảng tự động
Số giáo viên chưa biết sử dụng tiện ích sổ báo giảng tự động
Đầu năm học
01
32
Học kì I
30
03
Tháng 3/2018
33
0
b. Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu : 
Với tiện ích lên sổ báo giảng tự động đã tiết kiệm rất nhiều thời gian cho giáo viên, hiệu quả và độ chính xác cao.
Thuận lợi trong quá trình kiểm tra các tiết dạy bù.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
Sau khi tiện ích sổ báo giảng tự động được triển khai đến tất cả giáo viên đã tích cực sử dụng cho việc lên lịch báo giảng của mình. Nhờ thế đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho giáo viên. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn giáo viên sử dụng chưa thành thạo do trình độ tin học còn yếu. Tiện ích này rất cần được phổ biến rộng rãi đến toàn thể giáo viên để khi triển khai lịch báo giảng giáo viên không còn bỡ ngỡ.
Bên cạnh đó tiện ích vẫn còn một số chức năng chưa được hoàn chỉnh Vì vậy cần được bổ sung để hoàn thiện hơn trong việc lên lịch báo giảng tự động cho giáo viên. 
2. Kiến nghị:
Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về tiện ích cho toàn thể giáo viên giảng dạy. 
Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ tin học và xây dựng ý thức vận dụng tiện ích vào việc lên lịch báo giảng của mình. 
Trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, trình bày đề tài chắc chắn không tránh những thiếu sót. Vì vậy, một lần nữa tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ cùng những lời góp ý chân thành từ các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cám ơn! 
 Người viết 	
Phạm Đức Chung
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chủ tịch hội đồng
PHỤ LỤC
I. Phần mở đầu
Trang 1
1. Lý do chọn đề tài
Trang 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Trang 1
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trang 1
4. Giới hạn của đề tài
Trang 2
5. Phương pháp nghiên cứu
Trang 2
II. Phần nội dung
Trang 2
1. Cơ sở lý luận 
Trang 2
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
Trang 2
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
Trang 3
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Trang 3
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Trang 3
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Trang 12
3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Trang 12
III. Phần kết luận, kiến nghị
Trang 12
1. Kết luận
Trang 12
2. Kiến nghị
Trang 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu hướng dẫn sử dụng tiện ích sổ báo giảng tự động
Mạng internet

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_su_dung_mot_so_tinh_nang_cua_tien_ich_so_bao.docx