SKKN Hướng dẫn học viên lớp 12 sử dụng atlat địa lí Việt Nam để giải đề thi trắc nghiệm phần Địa lí các ngành kinh tế
Môn Địa lý trong nhà trường phổ thông là môn học đặc thù, bao gồm các kiến thức xã hội và kiến thức tự nhiên. “Chính vì vậy việc dạy và học môn Địa lí cần sử dụng nhiều loại thiết bị dạy học, tư liệu, hình ảnh, bản đồ, sách giáo khoa . Atlat Địa lí là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết và hữu ích ở nhà trường phổ thông”. Trong những năm gần đây với sự thay đổi nhiều về phương pháp dạy học, chương trình học, sách giáo khoa .thì nội dung của Atlat cũng thay đổi phù hợp với chương trình và sách giáo khoa. Đặc biệt Bộ giáo dục và đào tạo đã có sự thay đổi về hình thức thi trắc nghiệm đối với các môn thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia, trong đó có môn Địa lí. Cho nên việc hướng dẫn các học viên sử dụng Atlat địa lý để giải các đề thi trắc nghiệm là điều rất quan trọng.
Điều chúng ta nhìn nhận rõ về học viên tại các Trung tâm GDNN- GDTX thì hầu hết học viên đầu vào khi tuyển sinh rất thấp. Vì vậy việc giảng dạy để học viên hiểu những kiến thức cơ bản cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học viên lớp 12 sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để giải đề thi trắc nghiệm phần địa lí các ngành kinh tế” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nắm vững vai trò quan trọng của việc sử dụng Atlat Địa lí để giải đề thi phần địa lý các ngành kinh tế, đặc biệt là đối với học viên lớp 12, từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa khi khai thác và sử dụng Atlat để giải đề thi trắc nghiệm ở nội dung có liên quan đạt kết quả cao.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRUNG TÂM GDNN- GDTX THIỆU HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN LỚP 12 SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ GIẢI ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ” Người thực hiện : LÊ THỊ THU HÀ Chức vụ : Giáo viên Môn : Địa lí Thanh Hóa, năm 2018 Mục lục Nội dung Trang 1. Mở đầu:........................................................................................................ 3 1.1. Lý do chọn đề tài:...................................................................................... 3 1.2. Mục đích nghiên cứu:................................................................................ 3 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:............................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................... 3 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:.......................................... 3 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:.......................................................... 4 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:................................................. 4 2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:............................................................. 4 2.3. Giải pháp chủ yếu để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:.......................... 5 2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm thông qua hoạt động giáo dục cụ thể tại TT GDNN- GDTX Thiệu Hóa:........................................... 17 3. Kết luận và kiến nghị:.................................................................................. 17 3.1. Kết luận:.................................................................................................... 17 3.2. Kiến nghị:.................................................................................................. 18 Tài liệu tham khảo:.......................................................................................... 19 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài. Môn Địa lý trong nhà trường phổ thông là môn học đặc thù, bao gồm các kiến thức xã hội và kiến thức tự nhiên. “Chính vì vậy việc dạy và học môn Địa lí cần sử dụng nhiều loại thiết bị dạy học, tư liệu, hình ảnh, bản đồ, sách giáo khoa ... Atlat Địa lí là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết và hữu ích ở nhà trường phổ thông”. Trong những năm gần đây với sự thay đổi nhiều về phương pháp dạy học, chương trình học, sách giáo khoa ...thì nội dung của Atlat cũng thay đổi phù hợp với chương trình và sách giáo khoa. Đặc biệt Bộ giáo dục và đào tạo đã có sự thay đổi về hình thức thi trắc nghiệm đối với các môn thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia, trong đó có môn Địa lí. Cho nên việc hướng dẫn các học viên sử dụng Atlat địa lý để giải các đề thi trắc nghiệm là điều rất quan trọng. Điều chúng ta nhìn nhận rõ về học viên tại các Trung tâm GDNN- GDTX thì hầu hết học viên đầu vào khi tuyển sinh rất thấp. Vì vậy việc giảng dạy để học viên hiểu những kiến thức cơ bản cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học viên lớp 12 sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để giải đề thi trắc nghiệm phần địa lí các ngành kinh tế” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm nắm vững vai trò quan trọng của việc sử dụng Atlat Địa lí để giải đề thi phần địa lý các ngành kinh tế, đặc biệt là đối với học viên lớp 12, từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa khi khai thác và sử dụng Atlat để giải đề thi trắc nghiệm ở nội dung có liên quan đạt kết quả cao. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Tập trung vào học viên khối 12 tại trung tâm, thông qua việc đánh giá kết qủa bài thi để thấy kết quả đạt được của những học viên sử dụng Atlat Địa lí để giải đề thi trắc nghiệm địa lí phần các ngành kinh tế. Từ đó có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng Atlat để giải đề thi đối với từng học viên. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp khảo sát điều tra. - Phương pháp xử lý số liệu thống kê. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Trước đây các đề tài chủ yếu tập trung hướng dẫn học viên khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí hoặc dùng để giải đề thi tự luận và chủ yếu ở học sinh phổ thông. Đề tài này tập trung nghiên cứu việc sử dụng Atlat Địa lí để giải đề thi trắc nghiệm phần Địa lí các ngành kinh tế và ở học viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. * Cơ sở pháp lí. “Trong quá trình dạy và học Địa lí, Atlat Địa lí được xem là cuốn sách giáo khoa thứ hai không chỉ cung cấp các kiến thức mà còn có rất nhiều hình ảnh trực quan giúp giáo viên, học viên trong giảng dạy và học tập rất hiệu quả” [1]. Từ việc khai thức các kiến thức trong Atlat từ đó các học viên sẽ sử dụng thành thạo Atlat trong việc giải các bài thi học kỳ, thi tốt nghiệp, kỳ thi học sinh giỏi... đặc biệt là các bài thi trắc nghiệm. * Cơ sở lí luận. Atlat Địa lí Việt Nam được xây dựng theo chương trình giảng dạy môn địa lí phổ thông và là tài liệu vô cùng quan trọng đối với học viên cũng như giáo viên giảng dạy. Atlat Địa lí Việt Nam bao gồm các phần. - Phần tự nhiên (địa hình, địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật) và ba miền tự nhiên. - Phần kinh tế - xã hội (dân số, dân tộc, kinh tế chung, giao thông vận tải, thương mại) - Phần các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm. Bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam có nhiều tỉ lệ khác nhau theo từng nội dung [1]. * Cơ sở thực tiễn. Việc khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Từ đó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí. Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam là điều không thể thiếu khi học địa lí, giúp việc giải đề thi của học viên một cách dễ dàng. 2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu. * Khái quát phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu trong phạm vi một số lớp 12 tại Trung tâm GDNN- GDTX Thiệu Hóa, với thực trạng sử dụng Atlat trong giải đề thi trắc nghiệm Địa lí của học viên, kết quả của việc sử dụng và không sử dụng Atlat của học viên để giải đề thi trắc nghiệm. * Thực trạng của đề tài nghiên cứu. Để hiểu rõ hơn về thực trạng giải quyết vấn đề áp dụng Atlat Địa lí để giải đề thi trắc nghiệm phần địa lí các ngành kinh tế, tôi đã tiến hành thực nghiệm đánh giá kết quả thi ở 3 lớp học viên 12B1, 12B2, 12B3 năm học 2016 - 2017. Lớp 12B1 là lớp thí nghiệm (TN) Lớp 12B2 là lớp thí nghiệm (TN) Lớp 12B3 là lớp đối chứng (ĐC) Đặc điểm học viên ở các lớp đồng đều về lứa tuổi, giới tính, học lực ... * Trước khi thực hiện đề tài: Tôi đã ra đề thi để các lớplàm 1 bài thi khảo sát. Bài thi được thực hiện nghiêm túc theo đúng năng lực của học viên. Đề thi gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm (sử dụng Atlat Địa lí để giải các câu hỏi phần địa lí các ngành kinh tế) thời gian làm bài 15 phút. * Số liệu thống kê kết quả trước khi thực hiện đề tài: Lớp Tổng số học viên của lớp Yếu (0 - 4 câu) Trung bình (5 - 6 câu) Khá - Giỏi (7 - 10 câu) Số HS % Số HS % Số HS % 12B1 39 27 69,23 10 25,64 2 5,13 12B2 32 22 68,75 9 28,12 1 3,13 12B3 31 29 93,5 2 6,45 0 0,0 Qua kết quả từ bảng thống kê tôi nhận thấy học viên tại Trung tâm GDNN- GDTX Thiệu Hóa chỉ có rất ít học viên biết cách sử dụng Atlat Địa lí để giải đề thi trắc nghiệm. * Nguyên nhân của thực trạng. Việc học viên môn địa lí tại trung tâm phần lớn mang tính thụ động, chưa nắm bắt được kiến thức trong quá trình học tập hoặc học dưới dạng học vẹt. Đặc biệt khi các phương tiện dạy học tại trung tâm giáo dục NN- GDTX còn thiếu thốn, nội dung chương trình học chưa có nhiều thay đổi, đối tượng học là những học sinh,học viên . Cho nên việc nắm kiến thức còn chưa cụ thể, chưa mang tính hệ thống cao. Chính vì vậy việc hướng dẫn học viên có các kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat để giải đề thi trắc nghiệm là vô cùng quan trọng. 2.3.Giải pháp chủ yếu để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. * Cơ sở đề xuất các giải pháp. Trung tâm GDNN- GDTX Thiệu Hóa có đa số học sinh chưa có thói quen mua Atlat và sử dụng Atlat, thậm chí là sách giáo khoa để phục vụ trong học tập môn địa lí. Học viên chủ yếu ghi chép trên lớp thông qua quá trình giảng dạy của giáo viên, chính vì vậy khi ở nhà các học viên không có nhiều tài liệu để khai thác kiến thức, khó so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí, giải đề thi. Cho nên việc hướng dẫn học viên sử dụng Atlat để giải đề thi trắc nghiệm là việc làm vô cùng quan trọng đối với học viên khối 12. * Giải pháp chủ yếu. Yêu cầu tất cả học viên lớp 12 phải mua Atlat Địa lí Việt Nam để phục vụ việc học tập, giải đề thi trắc nghiệm môn địa lí. Khi học viên nắm được những kiến thức, kĩ năng trong sử dụng Atlat từ đó sẽ giảm được tình trạng học vẹt của học viên. * Tổ chức, triển khai thực hiện. Việc sử dụng và không sử dụng Atlat địa lí ở các học viên sẽ đem lại những kết quả trái ngược nhau trong tiếp nhận kiến thức và vận dụng để giải đề thi. Cụ thể những học viên có sử dụng Atlat địa lí sẽ nắm vững kiến thức, nắm kiến thức lâu dài hơn, vận dụng để giải đề thi một cách nhanh chóng. Còn những học viên không sử dụng Atlat thì việc nắm kiến thức rất khó khăn, không có khả năng phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Thậm chí những học viên ít sử dụng Atlat địa lí thì kỹ năng về đề lý cũng hạn chế. - Phần thứ nhất: Giới thiệu về các đơn vị hành chính của nước ta. - Phần thứ hai: Các thành phần tự nhiên ở nước ta. - Phần thứ ba: Trình bày về cư dân, các ngành kinh tế chủ yếu và các vùng kinh tế. Nội dung của Atlat địa lý Việt Nam phần các ngành kinh tế từ trang 19 đến trang 25. * Bản đồ ngành nông nghiệp (trang 19) - Nội dung trên bản đồ thể hiện hai nhóm ngành chính là trồng trọt (lúa, hoa màu, cây công nghiệp) và chăn nuôi. + Bản đồ chăn nuôi thể hiện số lượng gia súc ở các tỉnh. Được biểu hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ, với các biểu đồ cột và biểu đồ nửa tròn. Độ cao của các cột biểu hiện số lượng trâu, bò từ đó có thể nắm được số lượng trâu, bò của các tỉnh. Biểu đồ cũng thể hiện được giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm 2000, 2005, 2007. + Bản đồ cây công nghiệp thể hiện tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng và được thể hiện bằng phương pháp khoanh vùng và nền chất lượng. Biểu đồ giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt cũng như diện tích thu hoạch và sản lượng cà phê, cao su, điều của cả nước năm 2007. + Bản đồ lúa, thể hiện diện tích và sản lượng lúa các tỉnh, diện tích lúa so với diện tích trồng cây lương thực. Diện tích và sản lượng lúa thể hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ với biểu đồ cột. Ngoài ra biểu đồ phụ cũng cho biết giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm 2000, 2005, 2007. * Bản đồ lâm nghiệp và thủy sản (trang 20) - Nội dung của bản đồ thể hiện hai ngành lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm: tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh, quy mô, giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh, sản lượng đánh bắt và nuôi thuỷ sản của các tỉnh thành phố, các bãi tôm. + Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh được thể hiện bằng phương pháp đồ giải với bốn cấp độ màu khác nhau tính theo đơn vị %. Màu càng đậm thì tỉ lệ diện tích càng cao. Ngoài ra ở biểu đồ phụ còn thể hiện diện tích rừng qua các năm 2000, 2005, 2007. + Sản lượng đánh bắt và nuôi thuỷ sản của các tỉnh thành phố được thể hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ với biểu đồ cột. Màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, màu đỏ sản lượng thuỷ sản đánh bắt. Ngoài ra ở biểu đồ phụ còn thể hiện sản lượng thuỷ sản qua các năm 2000, 2005, 2007. * Bản đồ công nghiệp chung (trang 21) - Các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiệp theo giá trị sản xuất được biểu hiện bằng phương pháp kỹ hiệu. Quy mô công nghiệp được tính theo giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước. - Trong bản công nghiệp cũng thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế (khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước phân theo nhóm ngành (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước). * Bản đồ các ngành công nghiệp trọng điểm (trang 22) + Công nghiệp năng lượng thể hiện các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện đã và đang xây dựng, hệ thống các đường dây tải điện và các trạm biến áp (500 kv, 200 kv). Thể hiện sản lượng khai thác dầu thô và than sạch cả nước qua các năm, cũng như tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng so với toàn ngành công nghiệp. Tình hình khai thác dầu mỏ, khí đốt và than cùngvới sự phân bố của chúng. + Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thể hiện giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm qua các năm, quy mô các trung tâm công nghiệp. Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm so với toàn ngành công nghiệp cùng với sự phân bố của chúng, gồm các ngành chế biến chính: Lương thực, chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều, rượu, bia, nước giải khát; đường sữa, bánh kẹo; sản phẩm chăn nuôi; thuỷ hải sản. + Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thể hiện giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng qua các năm (2000, 2005, 2007, giá so sánh năm 1994), gồm dệt, may, da, giầy, giấy, in, văn phòng phẩm. Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng do với toàn ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp chính (dệt may, da giầy ...) Các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành chính của trung tâm đó. * Bản đồ giao thông (trang 23) - Nội dung chủ yếu thể hiện các loại hình giao thông vận tải nước ta bao gồm đường sắt, đường ô tô, đường biển, đường hàng không ... và các công trình phục vụ giao thông: sân bay, cảng biển ... các loại hình giao thông được thể hiện theo phương pháp kí hiệu dạng đường; còn các sân bay, bến cảng được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu. * Bản đồ Thương mại (trang 24) - Nội dung bản đồ phản ánh tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người. Ngoài ra còn thể hiện hoạt động xuất, nhập khẩu của các tỉnh bằng biểu đồ cột. - Bản đồ ngoại thương thể hiện kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ. Màu xanh thể hiện xuất khẩu, màu đỏ thể hiện nhập khẩu và bậc thang quy ước dưới 1 tỉ USD đến trên 6 tỉ USD. - Ngoài ra còn có các biểu đổ thể hiện xuất - nhập khẩu của nước ta qua các năm, cũng như tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế qua các năm. Cơ cấu giá trị hàng xuất - nhập khẩu năm 2007. * Bản đồ du lịch (trang 25). - Nội dung bản đồ thể hiện các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của nước ta. Các trung tâm du lịch được thể hiện bằng phương pháp ký hiệu với các vòng tròn có kích thước lớn thể hiện trung tâm du lịch quốc gia (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh), các trung tâm du lịch vùng biểu hiện bằng các vòng tròn nhỏ hơn (Hải Phòng, Hạ Long, Nha Trang ...). Các tài nguyên du lịch nhân và tự nhiên với tư các như là điểm du lịch được biểu hiện bằng phương pháp ký hiệu tượng trưng. - Ngoài ra trên bản đồ du lịch còn thể hiện số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch cũng như cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ nước ta [1]. * Hệ thống câu hỏi thi trắc nghiệm phần địa lí các ngành kinh tế có sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Trang 19 (Bản đồ các ngành nông nghiệp - trồng trọt, chăn nuôi) Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 và 19, hãy cho biết vùng nông nghiệp nào sau đây có tỉ lệ diện tích trồng lúa dưới 60 % so với diện tích trồng cây lương thực ? A. Đông Nam bộ B. Tây nguyên C. Bắc trung bộ D. Duyên hải miền trung Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, 19, hãy cho biết vùng nông nghiệp nào sau đây có tỉ lệ diện tích trồng lúa trên 90% so với diện tích trồng cây lương thực ? A. Đông Nam bộ B. Bắc trung bộ C. Duyên hải Nam trung bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết trong các tỉnh dưới đây, tỉnh nào có sản lượng lúa thấp nhất ?. A. Sóc Trăng B. An Giang C. Long An D. Bạc Liêu Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, năm 2007 diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm của nước ta là: A. 778 nghìn ha B. 864 nghìn ha C. 861 nghìn ha D. 1821 nghìn ha Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, 19, hãy cho biết vùng nông nghiệp nào sau đây có tỷ lệ diện tích trồng lúa thấp nhất so với diện tích trồng cây lương thực ? A. Duyên hải nam trung bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Tây nguyên D. Bắc trung bộ Câu 6: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết ngành chăn nuôi nào sao đây chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ? A. Gia súc B. Gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt C. Sản phẩm không qua giết thịt D. Gia cầm Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt nam trang 19, hãy cho biết trong các tỉnh nào dưới đây, tỉnh nào có diện tích thấp nhất ? A. Hậu Giang B. Thanh Hoá C. An Giang D. Kiên Giang Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích cây công nghiệp lâu năm và diện tích cây công nghiệp hàng năm bằng nhau ? A. Bình Dương B. Đồng Nai C. Bình Phước D. Tây Ninh Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, năm 2007 sản lượng lúa của nước ta là. A. 7.207 nghìn tấn B. 32.530 nghìn tấn C. 35.832 nghìn tấn D. 35.942 nghìn tấn Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, năm 2007 diện tích lúa của nước ta là. A. 3.5942 nghìn ha B. 7.207 nghìn ha C. 7.329 nghìn ha D. 7.666 nghìn ha Trang 20 (Bản đồ thuỷ sản - lâm nghiệp) Câu 1: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, năm 2007 tổng diện tích rừng của nước ta là. A. 2.551,4 nghìn ha B. 10.188,2 nghìn ha C. 12.148,5 nghìn ha D. 12.739,6 nghìn ha Câu 2: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thuỷ sản chiếm từ trên 30% đến 50% trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản của cả tỉnh (năm 2007) ? A. Quảng Bình. B. Nghệ An C. Bình Thuận D. Phú Yên Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thuỷ sản chiếm từ 5 - 10 % trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản của cả tỉnh (năm 2007) ? A. Trà Vinh B. Lâm Đồng C. Đồng Nai D. Bình Phước Câu 4: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, năm 2007 tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao nhất cả nước là. A. Đồng Tháp B. Kiên Giang C. An Giang D. Cần Thơ Câu 5: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thuỷ sản chiếm trên 50% trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản của cả tỉnh (năm 2007)? A. Cà Mau B. Bình Định C. An Giang D. Quảng Ngãi Câu 6: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, năm 2007 tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta là. A. 2.123,3 nghìn tấn B. 2.250,5 nghìn tấn C. 3.474,9 nghìn tấn D. 4.197,8 nghìn tấn Câu 7: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có diện tích rừng chiếm từ trên 10 đến 20% so với diện tích toàn tỉnh ? A. Tây Ninh B. Quảng Nam C. Đắc Nông D. Kon Tum Câu 8: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, năm 2007 tỉnh nào có sản lượng thuỷ sản khai thác cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long là: A. An Giang B. Cà Mau C. Đồng Tháp D. Kiên Giang Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có diện tích rừng chiếm trên 60% diện tích toàn tỉnh ? A. Gia Lai B. Lâm Đồng C. Đắc Lắc D. Đắc Nông Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, năm 2007 tỉnh nào có sản lượng khai thác thuỷ sản lớn nhất nước ta ? A. Kiên Giang B. Bà Rịa - Vũng Tàu C. An Giang D. Bình Thuận Câu 11: Că
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_vien_lop_12_su_dung_atlat_dia_li_viet_nam.doc