SKKN Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị Luận văn học lớp 9

SKKN Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị Luận văn học lớp 9

 Trong chương trình học Tiếng Việt – Tập làm văn ở THCS, việc lập luận trong đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện. Kĩ năng này có thể được luyện ngay trong một câu, một số câu, một đoạn văn hay trong cả một bài văn. Tuy vậy, trong câu do dung lượng không lớn nên việc lập luận đơn giản, thường chưa thể hiện đầy đủ bản chất. Còn trong một đoạn văn, một văn bản hoàn chỉnh, việc lập luận sẽ phong phú đa dạng hơn. Do đó việc hình thành kĩ năng lập luận trong đoạn văn, trong văn bản cho học sinh là điều rất quan trọng đặc biệt đối với học sinh lớp 9, làm cơ sở để các em học lên bậc THPT.

 Ở bậc Trung học cơ sở, trong phân môn Tập làm văn, học sinh đã học về đoạn văn và các thể văn nghị luận. Kiến thức về đoạn văn các em được tìm hiểu sơ lược từ lớp 6 (Tiết 20: Lời và đoạn văn tự sự), lớp 7(Tiết 99: Luyện tập viết đoạn chứng minh, giải thích) và tăng cường hơn ở lớp 8, lớp 9. Lớp 8 có 4 tiết: Tiết 10, tiết 76, tiết 100, 102 với các kiến thức kĩ năng về xây dựng đoạn trong văn bản, viết đoạn trong văn nghị luận, xây dựng và trình bày luận điểm. Lên lớp 9, các em được học về liên kết câu và liên kết đoạn văn (Tiết 102, 110)

 

doc 19 trang thuychi01 23742
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị Luận văn học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT ĐOẠN VĂN 
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC LỚP 9 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Tế Lợi 
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
NÔNG CỐNG, NĂM 2017
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
I.PHẦN MỞ ĐẦU
3
2
1. Lí do chọn đề tài
3
3
2. Mục đích nghiên cứu
3
4
3. Đối tượng nghiên cứu
4
5
4. Phương pháp nghiên cứu
4
6
II. PHẦN NỘI DUNG 
5
7
1. Cơ sở lí luận:
5
8
2. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm.
6
9
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề 
7
10
4. Hiệu quả của của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
17
11
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 	Trong chương trình học Tiếng Việt – Tập làm văn ở THCS, việc lập luận trong đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện. Kĩ năng này có thể được luyện ngay trong một câu, một số câu, một đoạn văn hay trong cả một bài văn. Tuy vậy, trong câu do dung lượng không lớn nên việc lập luận đơn giản, thường chưa thể hiện đầy đủ bản chất. Còn trong một đoạn văn, một văn bản hoàn chỉnh, việc lập luận sẽ phong phú đa dạng hơn. Do đó việc hình thành kĩ năng lập luận trong đoạn văn, trong văn bản cho học sinh là điều rất quan trọng đặc biệt đối với học sinh lớp 9, làm cơ sở để các em học lên bậc THPT.
 Ở bậc Trung học cơ sở, trong phân môn Tập làm văn, học sinh đã học về đoạn văn và các thể văn nghị luận. Kiến thức về đoạn văn các em được tìm hiểu sơ lược từ lớp 6 (Tiết 20: Lời và đoạn văn tự sự), lớp 7(Tiết 99: Luyện tập viết đoạn chứng minh, giải thích) và tăng cường hơn ở lớp 8, lớp 9. Lớp 8 có 4 tiết: Tiết 10, tiết 76, tiết 100, 102 với các kiến thức kĩ năng về xây dựng đoạn trong văn bản, viết đoạn trong văn nghị luận, xây dựng và trình bày luận điểm. Lên lớp 9, các em được học về liên kết câu và liên kết đoạn văn (Tiết 102, 110)
 	Khi tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công giảng day môn Ngữ văn 9 và khi học sinh phải học kiểu bài nghị luận văn học các em thường rất lúng túng khi phải viết đoạn văn. Mặc dù số tiết ở trên lớp, số buổi học thêm tại trường là khá nhiều nhưng các em vẫn chưa có kĩ năng viêt bài, nhất là viết đoạn văn. Vì vậy kết quả điểm số của các em thường rất thấp, mà các em khi tâm sự với giáo viên rằng đây là kiểu bài rất khó. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi thường đặt ra nhiều câu hỏi băn khoăn liệu có phải đây là một kiểu bài nay các em mới được làm quen? Hay tại phương pháp dạy học của mình chưa hiệu quả? Thực trạng đó làm tôi rất trăn trở cho chất lượng học sinh của mình nhất là kết quả khi thi vào lớp 10 của các em. Vì vậy trong quá trình đứng lớp và trực tiếp, ôn thi vào lớp 10 tôi luôn mong muốn học sinh mình dạy nâng cao chất lượng đặc biệt là kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị luận. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn nghị luận văn học lớp 9” để thực nghiệm và nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu: 
Nghị luận văn học là một kiểu bài quan trọng nhất trong chương trình Ngữ văn phổ thông. Đây là kiểu bài mà tất cả các kì thi đánh giá năng lực học sinh ở các cấp học thường xuyên sử dụng bởi vì nó giúp học sinh bộc lộ được kiến thức và năng khiếu của mình.Vì vậy tôi tham gia tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn nghị luận văn học lớp 9” với mục đích giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học, để từ đó các em có thể biết cách viết bài văn nghị luận một cách thành thạo. Bởi vì đoạn văn là cơ sở hình thành văn bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a .Đối tượng nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9 bản thân tôi nhận thấy kĩ năng viết đoạn văn của học mình là chưa tốt vì vậy kết quả học tập của môn Ngữ văn còn thấp. Vậy nên đề tài mà tôi nghiên cứu tổng kết là về kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 9 của trường THCS Tế Lợi . Điều tôi mong muốn là từ đề tài này học sinh của mình sẽ biết cách viết đoạn văn một cách thành thạo để từ đó các em sẽ hình thành được những bài văn nghị luận văn học hay. 
b.Phạm vi nghiên cứu :
 Lóp 9A ,9B Trường THCS Tế Lợi -Năm học 2016-2017 .
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Bản thân tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết bằng cách hướng dẫn các em tìm hiểu những kiến thức lí thuyết về đoạn văn. Đó là khái niệm thế nào là đoạn văn, cách trình bày đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp. Ngoài ra còn hướng dẫn các em nắm vững lí thuyết về văn nghị luận như luận điểm, luận cứ, lập luận Để từ đó các em biết cách viết đoạn văn nghị luận.
Phương pháp nghiên cứu thứ hai là điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Tôi khảo sát từ thực tế bằng các bài viết tập làm văn của các em. Rồi tôi thu thập thông tin về kĩ năng viết đoạn văn của các em trong quá trình viết bài để có các biện pháp xử lý kịp thời. 
Mặt khác, tôi đã thống kê, xử lý số liệu qua điểm số của các bài kiểm tra, để có được các bảng số liệu trong đề tài mà mình đang nghiên cứu.
II.PHẦN NỘI DUNG 
 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
Như chúng ta đã biết:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
 Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn. (SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36)
Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạnh khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.
Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.
Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận. Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục.
Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp... bên cạnh đó là cách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tương phản, đòn bẩy, nêu giả thiết
Đoạn diễn dịch là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Đoạn quy nạp là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
Đoạn tổng - phân - hợp là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề. Khi viết đoạn văn tổng - phân - hợp, cần biết cách khái quát, nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chốt trong đoạn.
2. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm.
a. Tình hình thực trạng: 
Năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công giảng dạy hai lớp văn 9 trong quá trình dạy học tôi tự nhận thấy có mấy vấn đề khi các em làm bài văn nghị luận văn học như sau:
Khi làm văn nghị luận các bài viết của các em thường không có kết cấu rõ ràng, mạch lạc vì các em chưa xác định được luận điểm khi viết bài. Từ đó dẫn đến các bài viết đó không chia tách đoạn văn thường chỉ có ba đoạn mở bài, thân bài, và kết bài. Các em thiếu kĩ năng chia tách luận điểm để viết thành đoạn văn. Do đó bài viết của các em thường không đủ ý không rõ ràng và thiếu sự thuyết phục người đọc.
Thứ hai là em nào biết tách đoạn văn rồi thì các em lại không biết cách viết các câu chủ đề khái quát các luận điển khiến cho đoạn văn không có giá trị. Đa số các em trình bày luận cứ lập luận mà không biết khái quát ý khi viết bài.
Không những vậy, khi viết đoạn văn thì các em lại không biết cách liên kết câu trong đoạn văn lại với nhau. Đa số học sinh của tôi thường viết rất rời rạc không có sự liên kết. Các em viết đoạn văn mà như đang đặt câu nêu nhận xét đánh giá về các chi tiết trong truyện hay các từ ngữ trong bài thơ. Như vậy các em đang nêu luận cứ mà không biết sắp xếp các luận cứ, thêm các lí lẽ để đoạn văn có nội dung thống nhất, tạo sự hấp dẫn người đọc người nghe.
Một lỗi nữa mà các em hay mắc phải đó là không có câu, có từ ngữ chuyển đoạn, chuyển ý, do đó bài làm của các em thiếu sự thống nhất, nó chỉ là các đoạn văn xếp lại không liền mạch. Ví dụ khi viết bài cảm nhận về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh các em thường viết là: 
 Khổ thơ thứ nhất là ...
 Khổ thơ thứ hai là...
Để bài nghị luận văn học có giá trị cao đòi hỏi người viết phải có cảm xúc cao (đặc biệt là với đối tượng học sinh giỏi). Tôi nhận thấy bài viết của các em thường rất khô khan, thiếu tình cảm, cảm xúc. Với trách nhiệm của một người giáo viên dạy văn tôi không thể không trăn trở để giúp các em bồi dưỡng tình cảm cảm xúc của mình để khi các em cảm nhận các tác phẩm văn học tốt hơn. Các em biết buồn, vui , yêu, ghét,... theo từng cung bậc cảm xúc của các nhà văn, nhà thơ trong các tác phẩm mà các em đã được học.
 Trong quá trình giảng dạy, qua các bài kiểm tra tôi khảo sát chất lượng học sinh như sau:
b. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài ở lớp 9 Trường THCS Tế Lợi năm học 2015-2016
Khối lớp
Tổng số học sinh
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
9A
25
1
0,4%
4
16,0%
13
52,0%
7
28%
9B
24
1
0,42%
3
12,5%
12
50,0%
8
33,3%
Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh chưa có kĩ năng viết đoạn còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làm của hầu hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề trong đoạn văn, cách trình bày đoạn văn còn chưa rõ ràng, mạch lạc. 
Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn của học sinh còn nhiều hạn chế. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.
c. Các giải pháp giải quyềt vẩn đề.
 Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh:
 Trước hết giáo viên phải nhắc lại toàn bộ lý thuyết có liên quan đến đoạn văn trong các tiết học các buổi bồi dưỡng phụ đạo, dạy thêm để các em nắm vững toàn bộ kiến thức cơ bản về đoạn văn:
 “ Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn”
 (SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36).
Với những kiến thức này tôi luôn yêu cầu các em phải nắm vững, và cho các em biết được rằng đoạn văn là cơ sở tạo nên văn bản, nên cần phải rèn luyện để có kĩ năng thành thạo trong quá trình làm bài nhất là với bài nghị luận văn học. Các em cần phải biết rằng công việc của người làm văn nghị luận không phải chỉ tìm ra luận điểm luận cứ mà người làm bài còn phải làm một công việc rất khó khăn và quan trọng khác là trình bày luận điểm thành đoạn văn nếu không trình bày được luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được dù người viết đã tập hợp đủ các ý kiến, quan điểm cần thiết. Hiểu được điều này các em sẽ có ý thức viết đoạn văn trong khi làm bài.
 Giải pháp 2: Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống các luận điểm.
Luận điểm là linh hồn của bài viết, không có luận điểm đúng có cơ sở khoa học đáng tin cậy thì không làm sáng tỏ được vấn đề. Tìm ra luận điểm đúng thì sẽ quyết định việc học sinh có làm được bài hay không. Trong quá trình giảng dạy khi xây dựng dàn bài cho một đề bài nào đó tôi thường gọi tên các luận điểm trong bài viết thay bằng việc sử dụng các dấu câu thông thường. Để khi làm xong dàn ý thì các em cũng sẽ hình dung mình sẽ phải viết mấy đoạn trong bài. Đối với đối tượng học sinh trường THCS Tế Lợi chủ yếu là học sinh trung bình và yếu nên tôi yêu cầu các em phải viết rõ mỗi luận điểm phải viết một đoạn văn. Ví dụ khi học kiểu bài nghị luận một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích tôi có ra cho các em một đề bài như sau:
Đề bài: Suy nghĩ của em về tình cha con trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Đứng trước mỗi đề bài học sinh cần phải có thói quen đọc thật kĩ đề bài rồi mới đặt câu hỏi để tự xác định xem có bao nhiêu luận điểm trong bài viết của mình. Tôi cùng các em đã xây dựng một hệ thống các luận điểm như sau:
- Luận điểm 1: Hoàn cảnh câu chuyện giữa hai cha con ông Sáu.
- Luận điểm 2: Tình cảm của bé Thu dành cho người cha của mình.
- Luận điểm 3: Tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu.
Như vậy với đề bài này các em sẽ phải viết cho mình thành ba đoạn văn.
Với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ tôi cho đề bài: phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác’’ của nhà thơ Viễn Phương tôi cùng các em đã xây dựng hệ thống các luận điểm như sau:
- Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ trước khi vào lăng viếng Bác.
- Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi cùng dòng người vào lăng viếng Bác.
- Luận điểm 3: Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng Bác.
- Luận điểm 4: Tâm trạng lưu luyến và khát vọng được ở bên Bác của nhà thơ.
Tôi luôn yêu cầu học sinh phải thực hiện bước này khi viết bài. Trong quá trình làm bài, ít nhất các em cũng phải xây dựng được hệ thống các luận điểm trong bài viết ra giấy nháp trước khi bắt tay vào viết bài. Như vậy, các em sẽ hình dung được mình sẽ phải viết mấy đoạn văn trong một bài viết, tránh tình trạng các em sẽ bỏ xót luận điểm hoặc làm gộp luận điểm lại khiến bài viết thiếu rõ ràng rành mạch.
 Giải pháp 3: Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống các luận cứ và lập luận.
Hướng dẫn như vậy rồi nhưng học sinh của tôi vẫn không thể nào dựa vào các kiến thức trong giờ giảng văn để vận dụng vào bài viết của mình. Mỗi đoạn văn chỉ có một đến hai dòng các em không biết lấy dẫn chứng và lại càng không biết cách phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Tôi lại phải hướng dẫn các em tìm luận cứ, lập luận cho từng luận điểm. Luận cứ là lí lẽ là dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Dựa vào kiến thức trong bài giảng văn để các em tìm dẫn chứng, tìm dẫn chứng rồi phải đưa ra những nhận xét đánh giá của mình về từng chi tiết 
Ví dụ khi làm bài nghị luận phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân tôi đưa ra luận điểm và các luận cứ như sau: 
* Ông Hai hả hê, sung sướng đi khoe với mọi người việc Tây đốt nhà mình bởi lẽ:
+ Nỗi vui mừng khôn siết khi biết làng mình vẫn là làng yêu nước, làng kháng chiến to lớn biết chừng nào.
+ Tài sản riêng bị phá hủy làm sao sánh được với danh dự thiêng liêng của làng mình.
+ Ông mất đi căn nhà- cơ nghiệp của cả đời mình nhưng bù vào đó ông lại có niềm tự hào về làng Chợ Dầu mà ông hằng yêu quý.
Để cho nhân vật có những việc làm như vậy, Kim Lân đã thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu nước và sự đổi thay trong nhận thức của người nông dân với cách mạng, với kháng chiến.
Với đề bài phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ở một luận điểm nhỏ về đặc điểm tính cách của anh thanh niên tôi đưa ra các luận cứ như sau: 
Anh là người cởi mở, chân thành và hiếu khách:
- Rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện với mọi người, đáng yêu ở nỗi "thèm người" .
- Anh hồ hởi đón mọi người lên thăm nhà mình, hồn nhiên kể về công việc, cuộc sống của mình.
- Phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: gửi biếu vợ bác lái xe gói củ tam thất, tặng hoa, tặng quà cho cô gái và ông hoạ sĩ, đó là tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quý.
Với đề bài phân tích bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy tôi chỉ ra cho các em luận điểm và luận cứ như sau: 
Qua hai khổ thơ đầu, tác giả đã gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ.
- Bốn câu thơ ngắn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình "hồi nhỏ", "hồi chiến tranh" đã gợi lại một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành.
- Cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên: "Với đồng", "với sông", "với bể", "ở rừng".
- Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái quát vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, vô tư, hồn nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với vầng trăng là "tri kỉ", "tình nghĩa".
+ Trăng là người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những đau thương, nham nhở của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu.
+ Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hoà tình nghĩa.
- Với sự gắn bó tình nghĩa ấy nhà thơ đã từng tâm niệm "không bao giờ quên". Giọng thơ hồi tưởng đều đặn nhưng từ "ngỡ" như báo hiệu trước sự xuất hiện của những biến chuyển trong câu chuyện của nhà thơ.
 Giải pháp 4: Rèn luyện kĩ năng lựa chọn cấu trúc của đoạn văn.
Khi tôi và các em đã có một hệ thống các luận điểm, các luận điểm lại có các luận cứ và các lập luận chúng tôi sẽ bắt tay vào việc lựa chọn cấu trúc của đoạn văn tức là chọn mô hình thích hợp để hình thành đoạn văn. Có rất nhiều cách xây dựng đoạn văn tôi luôn khuyến khích các em tự ý sáng tạo theo ý thích của riêng mình. Nhưng gắn với đối tượng dạy học của mình , biết được khả năng học tập của các em tôi thường tập cho các em cách viết 3 kiểu đoạn văn thông thường quen thuộc đó là đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp và đoạn tổng - phân - hợp, từ hệ thống các luận điểm luận cứ đó. Trước khi viết đoạn văn cần phải quan sát để xác định rõ xem mình sẽ sử dụng cách viết đoạn văn nào cho luận điểm này. Tôi thường ra cho các em các bài tập như sau: 
- Cho câu chủ đề viết đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch.
- Từ đoạn văn đã viết hãy chuyển từ đoạn diễn dịch sang quy nạp và từ quy nạp sang đoạn diễn dịch.
 * Đoạn diễn dịch.
Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể.
Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết. 
 Ví dụ về đoạn văn:
“ Vì ông lão yêu làng tha thiết nên vô cùng căm uất khi nghe tin dân làng theo g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_viet_doan_van_nghi_luan_van_hoc_lop.doc