SKKN Hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng kiểu câu có thành phần khởi ngữ qua truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao

SKKN Hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng kiểu câu có thành phần khởi ngữ qua truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao

Thành phần khởi ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống giao tiếp hàng ngày, xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao và đã được nhiều nhà văn vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tác phẩm văn chương. Thực hành lựa chọn thành phần khởi ngữ thuộc nội dung II của bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản SGK ngữ văn 11, trang 194-195,tiết PPCT 70.

Là một nhà văn có phong cách nghệ thuật riêng trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, nhà văn Nam Cao cũng đã sử dụng một số lượng khá lớn câu có chứa thành phần khởi ngữ trong các tác phẩm của mình. Việc hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng câu có thành phần khởi ngữ qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không chỉ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn vấn đề lý thuyết về thành phần khởi ngữ trong cấu trúc câu tiếng Việt mà còn là một cơ sở để khai thác các giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo, góp phần làm rõ hơn phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Việc hướng dẫn thực hành hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng câu có thành phần khởi ngữ qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao yêu cầu đổi mới phương pháp dạy nói chung và dạy học bộ môn ngữ văn nói riêng. Trong đó phương pháp dạy học đang được áp dụng rộng rãi và phát huy được hiệu quả là phương pháp dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có mối liên hệ vào quá trình giảng dạy các môn như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông vào các môn học như: địa lí, hóa học, giáo dục công dân, Anh văn, ngữ văn, sinh học .Với đề tài nghiên cứu hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng câu có thành phần khởi ngữ qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao này tôi có thể thực hiện tích hợp phân môn tiếng Việt là thực hành dùng kiểu câu có khởi ngữ với Đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao) và rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 6790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng kiểu câu có thành phần khởi ngữ qua truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN HỌC SINH
THỰC HÀNH SỬ DỤNG KIỂU CÂU CÓ THÀNH PHẦN KHỞI NGỮ QUA TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO
1. MỞ ĐẦU
1. 1. lí do chọn đề tài
Thành phần khởi ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống giao tiếp hàng ngày, xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao và đã được nhiều nhà văn vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tác phẩm văn chương. Thực hành lựa chọn thành phần khởi ngữ thuộc nội dung II của bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản SGK ngữ văn 11, trang 194-195,tiết PPCT 70.
Là một nhà văn có phong cách nghệ thuật riêng trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, nhà văn Nam Cao cũng đã sử dụng một số lượng khá lớn câu có chứa thành phần khởi ngữ trong các tác phẩm của mình. Việc hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng câu có thành phần khởi ngữ qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không chỉ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn vấn đề lý thuyết về thành phần khởi ngữ trong cấu trúc câu tiếng Việt mà còn là một cơ sở để khai thác các giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo, góp phần làm rõ hơn phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Việc hướng dẫn thực hành hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng câu có thành phần khởi ngữ qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao yêu cầu đổi mới phương pháp dạy nói chung và dạy học bộ môn ngữ văn nói riêng. Trong đó phương pháp dạy học đang được áp dụng rộng rãi và phát huy được hiệu quả là phương pháp dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có mối liên hệ vào quá trình giảng dạy các môn như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông vào các môn học như: địa lí, hóa học, giáo dục công dân, Anh văn, ngữ văn, sinh học.Với đề tài nghiên cứu hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng câu có thành phần khởi ngữ qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao này tôi có thể thực hiện tích hợp phân môn tiếng Việt là thực hành dùng kiểu câu có khởi ngữ với Đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao) và rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định đặc điểm của khởi ngữ.
- Bước đầu tìm hiểu giá trị của việc sử dụng thành phần khởi ngữ trong các tác phẩm của Nam Cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là câu có thành phần khởi ngữ trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đặc thù của luận văn là phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ học với các thủ pháp sau:
- Khảo sát: khảo sát ngữ liệu là văn bản nghệ thuật, tìm và tập hợp câu có khởi ngữ trong văn bản trên cơ sở lý thuyết thành phần khởi ngữ.
- Thống kê, phân loại: thống kê, phân loại để sắp xếp ngữ liệu đã khảo sát được thành các kiểu, dạng trên các phương diện khác nhau phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
- Phân tích, miêu tả: 
 + Phân tích các cấu trúc thuộc ba bình diện trong một số câu tiêu biểu.
 + Miêu tả đặc điểm của chúng và rút ra đặc điểm khái quát
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Vấn đề khởi ngữ đã được bàn đến từ khá lâu trong ngữ pháp tiếng Việt. Nhưng phải nói rằng cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa thực sự thống nhất trong quan điểm của các nhà nghiên cứu. Tuy cách gọi có khác nhau, nhưng chúng ta nhận thấy các thuật ngữ đó đều chỉ cùng một thành phần của câu – thành phần khởi ngữ, mặc dù nội hàm không phải lúc nào cũng trùng khớp nhau, song về cơ bản khởi ngữ có những đặc điểm sau đây: 
Về chức năng và cương vị của khởi ngữ: 
Chức năng của khởi ngữ là biểu thị sự tình được nêu lên ở trong câu. Theo các tác giả sách ngữ pháp Tiếng Việt cho rằng: “Từ - chủ đề là thành phần câu chỉ ra cho thấy cái gì mà nhờ nó, phát ngôn chứa câu được thiết lập.” [30, tr 273]. 
Về cương vị của khởi ngữ trong câu: Đa số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng khởi ngữ là thành phần phụ của câu, có quan hệ với toàn bộ phần câu còn lại chứ không có quan hệ trực tiếp với riêng thành phần câu đứng liền sau nó. Hoàng Trọng Phiến gọi khởi ngữ là thành phần khởi ý và xác định thành phần này: “..không liên hệ trực tiếp với một từ nào trong câu cả.” [29, tr. 190]. 
Về vị trí của khởi ngữ: Diệp Quang Ban tuy cho rằng khởi ngữ “ít khi đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ” nhưng cũng chấp nhận cả những trường hợp khởi ngữ đứng sau chủ ngữ như trong câu “Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.” [2, tr. 190] 
Chúng tôi cho rằng, khởi ngữ là thành phần phụ của câu thường đứng trước nòng cốt câu. Đây là vị trí lí tưởng của khởi ngữ trong cấu trúc cú pháp, để có thể dễ dàng biểu thị chủ đề của câu nói và xác lập cấu trúc thông điệp của câu. Ví dụ:
Về cấu tạo hình thức của khởi ngữ
Khởi ngữ có cấu tạo là một từ
Một số tác giả cho rằng chỉ có danh từ mới có khả năng làm khởi ngữ: “Từ - chủ đềđược biểu thị bằng danh từ” [Nguyễn Tài Cẩn, 1975, tr 180], “Từ - chủ đề nêu chủ đề câu nói và được biểu thị bằng danh từ có giới từ hoặc không có giới từ.” [Nguyễn Minh Thuyết 1981, tr. 55]
Một số tác giả lại cho rằng cả vị từ (gồm cả động từ và tính từ truyền thống) cũng có khả năng làm khởi ngữ: “động từ và tính từcũng là khởi ngữ.” [Diệp Quang Ban, 1981, tr. 54], “Thể từ và trạng từ đều có thể dùng làm chủ đề.” [Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê 1963, tr. 530]
Chúng tôi cho rằng, các từ loại danh từ, động từ, tính từ, đại từ và số từ đều có thể dùng làm khởi ngữ. Ví dụ: 
Khởi ngữ có cấu tạo là cụm từ: Cụm từ (ngữ, tổ hợp từ) là đơn vị ngôn ngữ lớn hơn từ và nhỏ hơn câu. Cụm từ được tạo thành bởi sự kết hợp từ với từ một cách có tổ chức và có ý nghĩa. Mỗi từ trong cụm từ là một thành tố. Trong câu, thành phần khởi ngữ không chỉ có cấu tạo là một từ mà còn có cấu tạo là một cụm từ. 
Khởi ngữ có cấu tạo là một kết hợp gồm: quan hệ từ + từ/cụm từ. Nguyễn Thị Thìn Thìn trong “Câu tiếng Việt và nội dung dạy – học câu ở trường phổ thông” (2001) chỉ đưa ra trường hợp khởi ngữ là một kết hợp gồm: quan hệ từ về + ngữ. [35, tr. 88] 
Về số lượng khởi ngữ
Các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến hiện tượng một câu có thể có nhiều hơn một khởi ngữ và đề nghị phân biệt khởi ngữ chính (đứng trước, biểu thị chủ đề cấp 1) và khởi ngữ thứ (đứng sau, biểu thị chủ đề cấp 2) 
 Về dấu hiệu nhận diện: Khởi ngữ có thể được nhận diện dựa vào các yếu tố nhấn mạnh như trợ từ thì, là hoặc dấu phẩy hoặc có thể dựa vào sự xuất hiện của các quan hệ từ tạo dẫn "về", "về việc", "đối với" đi kèm. Với các quan hệ từ này, khởi ngữ đã có tác dụng khu trú, xác định một khu vực sự tình nào đó, ở đó xảy ra chuyện gì hoặc sẽ xảy ra chuyện gì. Sử dụng các quan hệ từ như "về", "về việc", "đối với"... để mở đầu phần khởi ngữ đã làm cho việc nêu chủ đề của sự tình nhiều khi được thực hiện một cách tường minh. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Do phân phối chương trình và thời gian trên lớp hạn chế . Số tiết dành cho dạy - học văn bản Chí Phèo chỉ có 3 tiết là tiết 52, 53,54 nên hầu hết giáo viên chỉ chú ý đi sâu, đào kĩ vào các vấn đề trung tâm của tác phẩm như:
Bút pháp điển hình hoá đạt tới trình độ bậc thầy trong xây dựng nhân vật. Nam Cao có biệt tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật. Tác giả có khả năng trong việc miêu tả tâm lý phức tạp của nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc rất sống động, có cá tính độc đáo. Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình nghệ thuật bất hủ. Họ vừa tiêu biểu cho một loại người có bề dày xã hội, vừa là những con người rất cụ thể, có sức sống nội tại mạnh mẽ.
Nghệ thuật trần thuật kể truyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp dẫn.
Ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống.  Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ của tác giả, vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo nên một thứ ngôn ngữ đa thanh đặc sắc.
 Do hạn chế về số tiết nên giáo viên không có điều kiện so sánh, đối chiếu tác phẩm này với tác phẩm kia, khai thác giá trị của các nghệ thuật khác, nếu có cũng chỉ mang tính chất liên hệ, mở rộng chứ không có thời gian để đối chiếu ở từng phương diện cụ thể.
Vì thế, trong hoạt động chuyên môn đọc văn, làm văn ở chương trình PTTH, giáo viên và học sinh ít có thời gian tích hợp với các nội dung thuộc phân môn tiếng Việt.
- Thói quen ngại đầu tư công sức. Giáo viên hầu hết chỉ dựa vào những ngữ liệu được sử dụng trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn mà ít khi tìm tòi vận dụng ngữ liệu có trong các tác phẩm văn chương. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Trước thực trạng đó tôi đã mạnh dạn áp dụng hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng câu có thành phần khởi ngữ qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Việc tích hợp đã mang lại hiệu quả giảng dạy và được đồng nghiệp đánh giá cao.
Hoạt động 1. Củng cố kiến thức về thành phần khởi ngữ
Giáo viên nêu ngữ liệu:
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp []
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Câu hỏi 1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây?
Gợi ý:
Còn anh,  anh  không ghìm nổi xúc động.
CN
Giàu,  tôi  cũng giàu rồi.
CN
Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ,  chúng ta  có thể tin ở tiếng ta
CN
Câu hỏi 2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó?
Gợi ý:
- Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
- Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.
Câu hỏi 3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu?
Gợi ý:
Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Câu hỏi 4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ?
Gợi ý:
Trả lời câu hỏi này giúp học sinh nhận biết thành phần khởi ngữ thông qua các yếu tố đi kèm. Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh xác định câu có chứa thành phần khởi ngữ trong văn bản Chí Phèo
Câu hỏi 5: Hãy xác định câu có chứa thành phần khởi ngữ?
(1) Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi. (tr. 146)
(2) Thằng lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi! (tr. 146)
(3) Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy. (tr. 148)
(4) Cái thằng trười đánh không chết ấy, nó còn sợ ai mà hòng kêu. (tr. 150)
(5) Hành thì nhà thị may lại còn. (tr. 150)
(6) Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt. (tr. 150)
(7) Chứ hắn, hắn còn lòng nào đâu. (tr. 151)
(8) Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! (154)
(9) Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình chẳng có lợi tí gì đâu. (tr. 155)
Sau khi học sinh xác định được các câu có chứa thành phần khởi ngữ trong văn bản, giáo viên bổ sung thêm một số câu có chứa thành phần khởi ngữ ở phần lược bỏ.
(10) Ở tù thì hắn coi là thường. (phần lược bỏ)
(11) Liều lĩnh thì ai thèm chấp! (phần lược bỏ)
(12) Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm. (phần lược bỏ)
(13) Còn một phần thì Chí Phèo tu nốt. (phần lược bỏ)
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh phân loại thành phần khởi ngữ 
	Tiêu chí 1. Phân loại dựa vào đặc điểm cấu tạo của khởi ngữ
Câu hỏi 6: Xét về mặt cấu tạo, thành phần khởi ngữ trong các câu văn trên có cấu tạo như thế nào?
Gợi ý:
- Khởi ngữ là danh từ
Hành thì nhà thị may lại còn. (tr. 150)
- Khởi ngữ là tính từ
Liều lĩnh thì ai thèm chấp! (phần lược bỏ)
- Khởi ngữ là đại từ
 	Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy. (tr. 148)
Chứ hắn, hắn còn lòng nào đâu. (tr. 151)
- Khởi ngữ có cấu tạo là cụm từ: Khi hoạt động trong lời nói, từ có thể một mình làm thành tố cú pháp hoặc kết hợp với một số từ khác để làm thành tố cú pháp. Các tổ hợp bao gồm từ hai thực từ có quan hệ ngữ pháp với nhau trở lên được gọi là cụm từ (xem [19, tr. 265]).
Dựa vào mức độ cố định của cụm từ, người ta phân biệt cụm từ thành hai loại là cụm từ cụm từ tự do và cụm từ cố định. Cụm từ tự do là loại cụm từ được tạo ra nhất thời trong lời nói tùy theo yêu cầu phản ánh của thực tế khách quan và thái độ chủ quan của người nói. Chúng chỉ có sẵn khuôn hình cấu tạo chứ không có thành phần từ vựng cố định. Còn cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ, với thành phần từ vựng và ngữ nghĩa ổn định. Trong câu, chúng ta có thể gặp ở vị trí khởi ngữ không chỉ là từ mà còn có thể là một cụm từ. Kết quả khảo sát trên tư liệu cho thấy trong các tác phẩm của Nam Cao, cả cụm từ cố định và cụm từ tự do có thể làm thành phần khởi ngữ.
+ Khởi ngữ có cấu tạo là cụm từ tự do: 
[Ối làng nước ơi!] Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi. (tr. 146)
[Ối làng nước ơi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi.] Thằng lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi! (tr. 146)
[Muốn đập đầu thì vào ngay nhà nó mà đập đầu còn hơn ở ngoài. Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù.] Ở tù thì hắn coi là thường. (phần lược bỏ)
[Thế nào là mềm nắn rắn buông?] Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm. (phần lược bỏ)
Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! (154)
[Hồi ấy hắn hai mươi.] Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt. (tr. 150)
[Muốn đập đầu phải uống thật say.] Không có rượu, lấy gì mà làm máu cho nó chảy. (153)
Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. (148)
+ Khởi ngữ là cụm từ chủ - vị
[Chí Phèo, gặp hắn mà nhắc lại chuyện đêm qua thì chắc buồn cười lắm. Gớm! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế! Người ta ngồi đấy mà dám xán lăn ngay vào, nó chả ngang ngược mà kêu bé, nó lại làm to hơn. Mà cũng ngù ngờ.] Cái thằng trời đánh không chết ấy, nó còn sợ ai mà hòng kêu. (tr. 150)
+ Khởi ngữ là cụm từ cố định
Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình chẳng có lợi tí gì đâu. (tr. 155)
Tiêu chí 2. Phân loại dựa vào vị trí của khởi ngữ
Câu hỏi 7: thành phần khởi ngữ trong truyện ngắn Chí Phèo đứng ở những vị trí nào trong câu?
Gợi ý:
Một số quan điểm cho rằng khởi ngữ không nhất thiết phải đứng ở đầu câu. Theo Nguyễn Kim Thản, “Khởi ngữ (kí hiệu K) là thành phần thứ yếu của câu thường xuyên đứng ở vị trí thứ nhất trong câu song phần.
 K S/P 
Trong trường hợp cá biệt, nó cũng có thể đứng giữa S và P
S K/P 
Khởi ngữ biểu thị chủ đề logic của câu nói. Nó có thể trùng với chủ ngữ, vị ngữ hay bổ ngữ của vị từ làm vị ngữ.” [32, tr. 209]
Còn Diệp Quang Ban tuy cho rằng khởi ngữ “ít khi đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ” nhưng cũng chấp nhận cả những trường hợp khởi ngữ đứng sau chủ ngữ như trong câu “Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.” (xem [2, tr. 190]). 
	Trong truyện ngắn Chí Phèo, vị trí điển hình của khởi ngữ là đứng ở đầu câu. Bên cạnh đó khởi ngữ cũng có thể không đứng ở đầu câu. 
+ Khởi ngữ đứng đầu câu
[Ối làng nước ơi!] Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi. (tr. 146)
[Ối làng nước ơi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi.] Thằng lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi! (tr. 146)
[Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính, không nghĩ trước nghĩ sau.] Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy. (tr. 148)
[Chí Phèo, gặp hắn mà nhắc lại chuyện đêm qua thì chắc buồn cười lắm. Gớm! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế! Người ta ngồi đấy mà dám xán lăn ngay vào, nó cchar ngang ngược mà kêu bé, nó lại làm to hơn. Mà cũng ngù ngờ.] Cái thằng trời đánh không chết ấy, nó còn sợ ai mà hòng kêu. (tr. 150)
[Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà...Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo.] Hành thì nhà thị may lại còn. (tr. 150)
[Hồi ấy hắn hai mươi.] Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt. (tr. 150)
[Muốn đập đầu phải uống thật say.] Không có rượu, lấy gì mà làm máu cho nó chảy. (153)
Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! (154)
Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình chẳng có lợi tí gì đâu. (tr. 155)
[Muốn đập đầu thì vào ngay nhà nó mà đập đầu còn hơn ở ngoài. Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù.] Ở tù thì hắn coi là thường. (phần lược bỏ)
[Chí Phèo không là anh hùng, nhưng nó là cái thằng liều lĩnh.] Liều lĩnh thì ai thèm chấp! (phần lược bỏ)
[Thế nào là mềm nắn rắn buông?] Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm. (phần lược bỏ)
 	+ Đứng sau quan hệ từ
[Lão đã uống hết hai phần chai.] Còn một phần thì Chí Phèo tu nốt. (phần lược bỏ)
 	+ Sau từ tình thái
[Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run. Không làm thì không được; mọi việc trong nhà, quyền bà ba.] Chứ hắn, hắn còn lòng nào đâu. (tr. 151)
 	+ Khởi ngữ đứng giữa hai vế của câu ghép
Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. (148)
Thông thường giữa các vế câu trong câu ghép được kết nối với nhau bằng các quan hệ từ như: vì, bởi, vì rằng, tuy, nhưngtrong câu ghép chính phụ: và, rồi, còn, thì, mà, nhưngtrong câu ghép đẳng lập: chưa – đã, vừa mới – đã, không những – mà còn, vừa – vừatrong câu ghép qua lại. Trong sáng tác của Nam Cao có trường hợp giữa các vế của câu ghép xuất hiện thành phần khởi. Đây là vị trí rất đặc biệt của khởi ngữ trong câu. Thực chất, khởi ngữ đứng trước vế thứ hai và thuộc về vế thứ hai.
Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị của thành phần khởi ngữ trong tác phẩm Chí Phèo.
Câu hỏi 8: Đặt câu có chứa thành phần khởi ngữ vào trong văn cảnh, hãy xác định giá trị của thành phần khởi ngữ trong tác phẩm Chí Phèo?
Gợi ý:
Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông được coi là người mở đầu cho trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Với sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai và một tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhà văn đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ với trên 200 truyện ngắn, trên 30 truyện dài cùng nhiều tiểu thuyết, bút ký, hồi ký, tiểu luậnTrải qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian và sự sàng lọc của người đọc, Nam Cao đã có một vị trí vững vàng trong nền văn học Việt Nam hiện đại nhờ phong cách viết văn độc đáo. Với hệ đề tài gần gũi, quen thuộc về con người, cuộc sống, mâu thuẫn giai cấp, giàu nghèo và cốt truyện độc đáo, kết cấu lạcác tác phẩm của Nam Cao đã đưa người đọc tới gần hơn, chân thật hơn cuộc sống đương thời và tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao còn được thể hiện ở giọng điệu ngôn ngữ tự nhiên, suồng sã, đậm chất trào lộng. Để tạo nên giọng điệu riêng ấy, nhà văn Nam Cao đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau, trong đó không thể không kể đến việc sử dụng câu có thành phần khởi ngữ.
Việc sử dụng thành phần khởi ngữ không chỉ góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao mà còn thể hiện sự sáng tạo của nhà văn về sử dụng các kiểu câu tiếng Việt, góp phần gìn giữ sự trong sáng và phong phú của tiếng Việt. Việc sử dụng thành phần khởi ngữ trong các tác phẩm của Nam Cao đã đem đến những giá trị nhất định trong diễn đạt.
a. Xác lập nghĩa chủ đề cho câu nói
Xét trên phương diện nghĩa, khởi ngữ là phần phụ của câu, nêu và nhấn mạnh chủ đề của câu nói. Như vậy thành phần khởi ngữ mang hai ý nghĩa, ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của câu nói. Khi thành phần khởi ngữ không thể xác định thành phần tương liên thì nó mang ý nghĩa "nêu chủ đề của sự tình" là chủ yếu, ý nghĩa "nhấn mạnh" là thứ yếu. Ví dụ:
Hành thì nhà thị may lại còn. (tr. 150)
Ở ví dụ trên, hành là th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_thuc_hanh_su_dung_kieu_cau_co_thanh.doc