SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Thành Long một số kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả trong kì thi vào lớp 10 THPT

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Thành Long một số kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả trong kì thi vào lớp 10 THPT

 Sinh thời Mác-xim Go-rơ-ki, đại văn hào Nga cho rằng “Văn học là nhân học”. Đúng vậy, văn học là bộ môn khoa học về con người, góp phần xây dựng tâm hồn, tình cảm, nhân cách của con người. Chính vì vậy mà môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng. cho học sinh. Đồng thời đây cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức sinh động của cuộc sống.

 Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS hiện nay gồm ba phân môn là tiếng Việt, văn học và tập làm văn. Trong đó tập làm văn là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Mỗi bài làm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của học sinh, phản ánh khá rõ nhận thức, kĩ năng, tình cảm của học sinh, là cơ hội để các em bộc lộ rõ nét nhất, tập trung nhất vốn hiểu biết nhiều mặt cũng như các phẩm chất và năng lực của mình.

 Ở chương trình Tập làm văn lớp 9, học sinh chủ yếu được thực hành kiểu bài văn nghị luận, gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nếu như trước đây, làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học khiến cho học sinh luôn cảm thấy văn chương xa rời cuộc sống thì vài năm trở lại đây kiểu bài nghị luận xã hội được đưa vào là một nỗ lực đổi mới chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Cùng với nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận xã hội góp phần hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh trong việc tạo lập văn bản, đồng thời cung cấp cho các em nhiều tri thức về đời sống chính trị, xã hội giúp các em có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề thiết thực trong đời sống thực tế đang diễn ra xung quanh mình, rèn luyện nâng cao phẩm chất tư tưởng, đạo đức của bản thân. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên rất chú trọng rèn kĩ năng làm kiểu bài này cho học sinh. Với trách nhiệm của một người thầy, chúng tôi luôn mong muốn giúp các em học sinh tiếp cận được vấn đề, hiểu và giải quyết được vấn đề đặt ra. Từ đó, bồi dưỡng cho các em sự yêu thích đối với môn học và cũng là để góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, tình cảm, hình thành kỹ năng sống cho các em từ những vấn đề xã hội được tiếp cận. Đồng thời, những vấn đề được đặt ra từ các đề bài làm văn nghị luận xã hội cũng góp phần thiết thực vào việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, trở thành hành trang tri thức, góp phần chuẩn bị cho các em tự tin bước vào đời.

 

doc 20 trang thuychi01 8921
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Thành Long một số kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả trong kì thi vào lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC
STT
Tên mục
Trang
1
A. Mở đầu
2
2
I. Lí do chọn đề tài
2
3
II. Mục đích nghiên cứu
3
4
III. Đối tượng nghiên cứu
3
5
IV. Phương pháp nghiên cứu
3
6
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
7
I. Cơ sở lí luận
3
8
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
9
III.Các giải pháp thực hiện đề tài
5
10
1. Hướng dẫn học sinh xác định đề bài
5
11
 1.1. Nhận diện đề nghị luận xã hội
5
12
1.2.Phân biệt các dạng đề nghị luận xã hội
6
13
1.2.1. Dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
6
14
1.2.2. Dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
6
15
1.3. Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu đề bài
7
16
2. Hướng dẫn học sinh xác định luận điểm chính ( tìm ý)
9
17
3. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
9
18
3.1. Mục đích của việc lập dàn ý
9
19
3.2. Cấu trúc của một dàn ý
10
20
3.2.1. Đối với dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
10
21
3.2.2. Đối với dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
12
22
4. Hướng dẫn học sinh tìm dẫn chứng
16
23
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
20
24
C. Kết luận và kiến nghị
18
25
I. Kết luận
18
26
II. Kiến nghị
19
 	A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
 Sinh thời Mác-xim Go-rơ-ki, đại văn hào Nga cho rằng “Văn học là nhân học”. Đúng vậy, văn học là bộ môn  khoa học về con người, góp phần xây dựng tâm hồn, tình cảm, nhân cách của con người. Chính vì vậy mà môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng... cho học sinh. Đồng thời đây cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức sinh động của cuộc sống.
 Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS hiện nay gồm ba phân môn là tiếng Việt, văn học và tập làm văn. Trong đó tập làm văn là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Mỗi bài làm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của học sinh, phản ánh khá rõ nhận thức, kĩ năng, tình cảm của học sinh, là cơ hội để các em bộc lộ rõ nét nhất, tập trung nhất vốn hiểu biết nhiều mặt cũng như các phẩm chất và năng lực của mình. 
 Ở chương trình Tập làm văn lớp 9, học sinh chủ yếu được thực hành kiểu bài văn nghị luận, gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nếu như trước đây, làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học khiến cho học sinh luôn cảm thấy văn chương xa rời cuộc sống thì vài năm trở lại đây kiểu bài nghị luận xã hội được đưa vào là một nỗ lực đổi mới chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Cùng với nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận xã hội góp phần hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh trong việc tạo lập văn bản, đồng thời cung cấp cho các em nhiều tri thức về đời sống chính trị, xã hội giúp các em có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề thiết thực trong đời sống thực tế đang diễn ra xung quanh mình, rèn luyện nâng cao phẩm chất tư tưởng, đạo đức của bản thân. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên rất chú trọng rèn kĩ năng làm kiểu bài này cho học sinh. Với trách nhiệm của một người thầy, chúng tôi luôn mong muốn giúp các em học sinh tiếp cận được vấn đề, hiểu và giải quyết được vấn đề đặt ra. Từ đó, bồi dưỡng cho các em sự yêu thích đối với môn học và cũng là để góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, tình cảm, hình thành kỹ năng sống cho các em từ những vấn đề xã hội được tiếp cận. Đồng thời, những vấn đề được đặt ra từ các đề bài làm văn nghị luận xã hội cũng góp phần thiết thực vào việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, trở thành hành trang tri thức, góp phần chuẩn bị cho các em tự tin bước vào đời. 
 Tuy nhiên, đây là kiểu bài nghị luận khó nên kết quả mà chúng tôi nhận được thường không như mong muốn. viÖc n¾m ®­îc kh¸i niÖm ®o¹n v¨n, tõ ng÷ chñ ®Ò, c©u chñ ®Ò trong ®o¹n v¨n vµ mét sè c¸ch tr×nh bµy néi dung ®o¹n v¨n còng nh­ kÜ n¨ng viÕt ®o¹n cña häc sinh nãi chung, häc sinh THCS Th¹ch Hßa nãi riªng cßn nhiÒu h¹n chÕ. ChØ cã mét sè häc sinh kh¸ giái biÕt viÕt mét ®o¹n v¨n cã cÊu tróc râ rµng, m¹ch l¹c chÆt chÏ, cßn phÇn lín häc sinh trung b×nh vµ yÕu kh«ng biÕt dùng ®o¹n. §o¹n v¨n c¸c em viÕt th­êng lñng cñng thiÕu tÝnh liªn kÕt chÆt chÏ, m¹ch l¹c. viÖc n¾m ®­îc kh¸i niÖm ®o¹n v¨n, tõ ng÷ chñ ®Ò, c©u chñ ®Ò trong ®o¹n v¨n vµ mét sè c¸ch tr×nh bµy néi dung ®o¹n v¨n còng nh­ kÜ n¨ng viÕt ®o¹n cña häc sinh nãi chung, häc sinh THCS Th¹ch Hßa nãi riªng cßn nhiÒu h¹n chÕ. ChØ cã mét sè häc sinh kh¸ giái biÕt viÕt mét ®o¹n v¨n cã cÊu tróc râ rµng, m¹ch l¹c chÆt chÏ, cßn phÇn lín häc sinh trung b×nh vµ yÕu kh«ng biÕt dùng ®o¹n. §o¹n v¨n c¸c em viÕt th­êng lñng cñng thiÕu tÝnh liªn kÕt chÆt chÏ, m¹ch l¹c.Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, nhất là còn chưa biết thể hiện, bày tỏ quan điểm của mình trước các vấn đề xã hội. Bài làm của các em thường sơ sài, chung chung, lan man, có khi xa đề, lạc đề.... Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết xây dựng luận điểm, còn có một số em bỏ qua không làm dạng câu nàyKết quả thi vào lớp 10 môn Ngữ văn của trường THCS Thành Long nhiều năm qua thường đứng tốp cuối trong Huyện. Thực trạng ấy làm tôi- giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn của nhà trường phải trăn trở, suy nghĩ. Vì vậy, tôi đã tiến hành đồng thời nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn nói chung, đặc biệt là kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh. Và vì thế tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Thành Long một số kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả trong kì thi vào lớp 10 THPT.
II. Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh trường THCS Thành Long nắm được một số những phương pháp và kĩ năng cơ bản để làm bài nghị luận xã hội trong kì thi vào lớp 10 THPT. Đồng thời thông qua quá trình rèn luyện viết bài nghị luận xã hội giúp học sinh biết cách và mạnh dạn hơn khi trình bày quan điểm của mình trước một vấn đề xã hội nào đó. Từ đó, các em tự nâng cao nhận thức và kĩ năng sống, biết sống tốt hơn và từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
III. Đối tượng nghiên cứu:
 Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Thành Long một số kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả trong kì thi vào lớp 10 THPT.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp thực nghiệm...
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Trước hết, chúng ta cần làm rõ khái niệm nghị luận xã hội. "Nghị luận là dùng lập luận để phân tích ý nghĩa, phải, trái, đúng, sai, bàn bạc, mở rộng vấn đề. Còn xã hội là một tập thể người cùng sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan hệ khác. Cũng có thể hiểu xã hội là những gì thuộc về quan hệ giữa người và người về các mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống, chính trị, kinh tế, triết học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ." [1]. Từ đó có thể hiểu nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc, đánh giá các vấn đề liên quan đến con người, đến xã hội, đến các mối quan hệ của con người trong đời sống. Mục đích cuối cùng của nó là đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận, tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội.
 Đối tượng và phạm vi phản ánh của nghị luận xã hội trong trường phổ thông hết sức phong phú, đa dạng, bao gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống, quan điểm, các mối quan hệ của con người trong xã hội; Và đặc trưng nổi bật trong văn nghị luận xã hội là tính thời sự. Hầu như tất cả các vấn đề nổi cộm, nóng bỏng, báo động....đang diễn ra trong xã hội, được dư luận quan tâm đều có thể trở thành đối tượng nhận diện, phản ánh, bàn luận của văn nghị luận xã hội. Nhờ tính thời sự mà văn nghị luận xã hội có khả năng phản ánh chính xác, trung thực các hiện tượng, các vấn đề xảy ra trong xã hội, từ đó đánh thức người học thái độ quan tâm đến đời sống xã hội, trang bị cho học sinh tư duy nhạy bén với cuộc sống. Đặc trưng này đã tạo cho văn nghị luận xã hội sự hấp dẫn, mới mẻ; Ngoài ra, mục đích của nghị luận xã hội là tạo ra những tác động tích cực đến nhận thức, đến tư tưởng con người mà trước hết là sự thay đổi nhận thức, tư tưởng của người viết. Trước một vấn đề xã hội, người làm văn nghị luận xã hội không chỉ đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân mà còn biết đề xuất những hành động, giải pháp cụ thể, thiết thực để thay đổi và cải tạo vấn đề. Do đó đặc trưng của văn nghị luận xã hội còn là tính ứng dụng thực tiễn, tính hành động trong nhận thức và tư tưởng của người viết; Đặc biệt, làm văn nghị luận xã hội không có một khuôn mẫu có sẵn vì bản thân đề nghị luận xã hội luôn mới. Do đó, nó kích thích sự khám phá, tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt ở cả người dạy và người học.
 Như vậy, để làm nổi bật được mục đích và đặc trưng trên của văn nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải có kĩ năng làm văn. Vậy kĩ năng làm văn là gì? Kĩ năng làm văn chính là cách thức tổ chức sắp xếp các yếu tố hoặc các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện nội dung giao tiếp cần truyền đạt dưới hình thức văn bản sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong làm văn. Trong làm văn, kĩ năng tạo lập văn bản là kĩ năng quan trọng nhất. Bao gồm kĩ năng phân tích đề, kĩ năng tìm ý và lập dàn ý, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng trình bày, hoàn chỉnh bài viết...Mỗi kĩ năng trên có vai trò và nhiệm vụ riêng nhưng chúng liên quan chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra một văn bản nghị luận xã hội tác động sâu sắc đến nhận thức người đọc.
 Văn nghị luận xã hội được đưa vào chương trình các cấp học từ THCS đến THPT. Đề văn nghị luận xã hội là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, thi học kì, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 THPT, kì thi THPT quốc gia. Sự đổi mới này đã đem lại không ít cơ hội cho việc rèn luyện năng lực tư duy và phát triển toàn diện cho học sinh. Đối với các em học sinh lớp 9, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống, có ý nghĩa hướng đạo, đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ.
II.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Nghị luận xã hội có tầm quan trọng là thế. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan vấn đề giảng dạy kiểu bài này trong nhà trường THCS hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. 
 Trước hết, về thời lượng chương trình dành cho dạy kiểu bài này chỉ có 5 tiết( trong đó 2 tiết cho dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và 3 tiết cho dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí). Thực tế đó khiến học sinh không có điều kiện để rèn luyện nghị luận xã hội một cách thường xuyên. Bên cạnh đó một số giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng trong cách dạy, nhất là chưa có những tìm tòi, nghiên cứu sâu để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, chưa có tính khái quát, xâu chuỗi về đặc trưng và phương pháp giải quyết kiểu đề này. 
 Về phía học sinh, theo xu thế của xã hội, một bộ phận lớn học sinh không đầu tư học môn Văn, ngại làm văn. Nhất là làm văn nghị luận xã hội( dạng văn mới, khó) khiến các em càng nản, thậm chí bỏ qua dạng câu hỏi ấy. Còn một bộ phận học sinh khác thì nắm vững lí thuyết mà thiếu kĩ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Nhiều em hoàn toàn thờ ơ trước những thông tin thời sự nóng hổi, những vấn đề cấp bách được cả xã hội quan tâm. Nhiều em sống khép kín, thiếu sự tương tác, giao cảm với bạn bè, với những người xung quanh, với những cảnh ngộ, những thân phận vô tình bắt gặp...khiến giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy văn nghị luận xã hội. Đặc biệt đối với học sinh lớp 9 của trường THCS Thành Long, ngoài thực trạng trên, thì giáo viên Ngữ văn còn gặp khó khăn hơn nữa khi giảng dạy cách làm bài nghị luận xã hội. Bởi Thành Long là một xã vùng khó của Huyện, nghề nghiệp chủ yếu là thuần nông, sản xuất còn ở trình độ thủ công, lạc hậu, lối suy nghĩ kinh nghiệm, ngại đổi mới đã trở thành thói quen trong lối sống nơi đây. Họ suy nghĩ, hành động, ứng xử và cảm nhận mọi việc thường theo thói quen chứ không có lập trường, chính kiến. Bên cạnh đó lối sống bó hẹp, khép kín, ít có sự giao thoa văn hóa dẫn đến hạn chế trong cả ngôn ngữ nói và viết. Tất cả điều đó đã ảnh hưởng đến tư tư tưởng, suy nghĩ và lối sống của học sinh Thành Long. Nơi đây còn là vùng đồng bào công giáo nên thời gian dành cho học giáo lí, kinh thánh ở nhà thờ khiến các em không còn thời gian học tập, thực hành làm bài, đọc sách vở, tài liệu, cập nhật tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng.... nên kiến thức, vốn hiểu biết càng hạn hẹp ảnh hướng lớn đến học và làm bài văn nghị luận xã hội và cũng đồng nghĩa với chất lượng môn Ngữ văn thi vào 10 THPT của nhà trường thấp.
KẾT QUẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5 ( NGHỊ LUẬN XÃ HỘI) HS LỚP 9 TRƯỜNG THCS THÀNH LONG NĂM HỌC 2015 – 1016, TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI LÀ:
Khối lớp
Tổng số học sinh
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
32
0
0
8
25
14
43,8 
10
31,2 
9B
30
0
0
4
13,3
12
40 
14
46,7 
III. Các giải pháp thực hiện:
1. Hướng dẫn học sinh xác định đề bài:
1.1. Nhận diện đề nghị luận xã hội 
 Trong cấu trúc của đề thi vào lớp 10 THPT của Sở GD & ĐT tỉnh Thanh Hóa gồm có ba câu: Một câu tiếng Việt, một câu nghị luận văn học và một câu nghị luận xã hội. Vì trong đề thi có hai câu nghị luận nên học sinh cần phải phân biệt được hai dạng nghị luận này.
 Nghị luận xã hội có đề tài rất rộng, bao gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống, những hiện tượng tích cực, tiêu cực trong đời sống, vấn đề thiên nhiên, môi trường, vấn đề hội nhập, vấn đề giáo dục nhân cách....Nghĩa là ngoài những tác phẩm văn học( lấy tác phẩm văn học trong nhà trường làm đối tượng) thì tất cả các vấn đề khác được đưa ra bàn luận đều được xếp vào dạng nghị luận xã hội. Trên thực tế các đề tài mà đề nghị luận xã hội đề cập rất phong phú và đa dạng nhưng có thể quy về hai dạng cơ bản: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1.2.Phân biệt các dạng đề nghị luận xã hội
 Đề nghị luận xã hội được quy về hai dạng trên, tuy nhiên sự phân chia dạng đề chỉ là tương đối vì nhiều khi giới hạn giữa hai dạng đề không rõ ràng nên học sinh khó xác định rạch ròi. Việc nhận diện dạng đề trước khi tìm hiểu đề rất quan trọng, giúp cho học sinh nhận diện rõ đề thuộc kiểu bài nào để có cách làm bài phù hợp, định hướng đúng cho bài làm, tránh sai lạc trong quá trình làm bài.
1.2.1. Dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 "Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ" [2] ; có tính bức xúc, cập nhật nóng hổi diễn ra trong đời sống hàng ngày, được xã hội quan tâm như: học sinh nghèo vượt khó, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, gian lận trong thi cử, bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội.......Từ đó làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu để đồng tình hoặc bác bỏ trước những hiện tượng đó.
Ví dụ một số đề như sau:
Đề 1: "Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn mải chơi mà sao nhảng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó
Đề 2: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,....Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó." [3]
 Như vậy học sinh nhận ra dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nhờ vào đối tượng được đề cập và yêu cầu trong đề bài. Đối tượng ở đây là vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hiện tại, những vấn đề nóng mang tính thời sự. Và trong đề thường có các từ: hiện tượng, vấn nạn, vấn đề....
1.2.2. Dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
 " Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, ... của con người" [4]. Giáo viên hướng dẫn học sinh các lĩnh vực cụ thể:
- Về vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, ước mơ....
- Về vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, tình yêu thương, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, khiêm tốn, vị tha, .....
- Về vấn đề quan hệ trong gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em...
- Về vấn đề quan hệ xã hội: tình yêu quê hương, tình thầy trò, tình bạn....
 Ví dụ một số đề sau:
Đề 1: "Đạo lí Uống nước nhớ nguồn" [5] 
Đề 2: "Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy viết:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? ( Bài viết khoảng 30 dòng)" [6]
Đề 3: "Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về đức tính tự tin của con người trong cuộc sống." [7]
 Như vậy, đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng: có thể nêu rõ  yêu cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra  vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào. Các lĩnh vực trên có thể được yêu cầu trong đề bài một cách trực tiếp, cũng có khi gián tiếp qua một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, câu thơ hoặc có thể là một bài thơ, một câu chuyện....
1.3. Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu đề bài:
 Mỗi đề làm văn nói chung và mỗi đề văn nghị luận xã hội nói riêng đều có đặc điểm riêng về nội dung và hình thức nên trước khi làm bài việc xác định yêu cầu của đề là điều kiện quan trọng giúp học sinh hình dung được toàn bộ hướng đi của bài viết. Tìm hiểu kĩ đề sẽ tránh được tình trạng lạc đề trong làm bài. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp chung cho việc tìm hiểu đề là: Đọc thật kĩ đề, tiếp theo tìm từ hoặc cụm từ then chốt có chứa ẩn ý được gọi là từ khóa hoặc cụm từ khóa. sau đó giải mã các từ khóa để tìm ra yêu cầu trọng tâm của đề là gì. Tóm lại, khi xác định yêu cầu của đề bài nghị luận xã hội, chúng ta có thể đặt ra các câu hỏi:
 + Đề thuộc dạng nào?
 + Đề nêu vấn đề gì?
 + Đề yêu cầu gì về nội dung và hình thức? 
Ví dụ:
Đề 1: Viết một bài văn ngắn ( khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường hiện nay.
Học sinh sẽ xác định đề theo các bước sau:
- Về hình thức: một bài văn ngắn(khoảng 30 dòng)
- Về nội dung:
+ Đây là dạng đề nghị luận xã hội bởi đề bài đề cập đến một vấn nạn trong xã hội hiện nay đó là: bạo lực học đường 
+ Thuộc dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống vì đề bài có cụm từ: vấn nạn bạo lực học đường.
+ Học sinh phải xác định được các từ ngữ then chốt trong đề: suy nghĩ, bạo lực học đường 
Đề 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đức tính tự tin của con người trong cuộc sống.
Học sinh sẽ xác định đề theo các bước sau:
- Về hình thức: một bài văn (khoảng 30 dòng)
- Về nội dung:
+ Đây là bài nghị luận xã hội thuộc dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí vì trong đề bài đề cập đến tính cách của con người: tính tự tin
+ Học sinh phải xác định được các từ ngữ then chốt trong đề: suy nghĩ về đức tính tự tin.
Đề 3: Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy viết:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? ( Bài viết khoảng 30 dòng)
 Học sinh sẽ xác định đề theo các bước sau:
- Về hình thức: một bài văn (khoảng 30 dòng)
- Về nội dung:
+ Đây là bài nghị luận xã hội thuộc dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí vì trong đề bài đề cập đến mối quan hệ trong gia đình: tì

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_truong_thcs_thanh_long_mot_so.doc