SKKN Một số giải pháp để dạy hiệu quả bài: Vấn đề phát triển kinh tế - Xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

SKKN Một số giải pháp để dạy hiệu quả bài: Vấn đề phát triển kinh tế - Xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy và học ở nhiều trường THPT chưa thực sự được quan tâm, chưa có nhiều đổi mới. Do đó việc dạy học chủ yếu là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học.

 Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực là một trong những nhiệm vụ để đổi mới giáo dục và đào tạo [5]. Như vậy để đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo, quá trình dạy học đặc biệt chú ý đến vai trò của người học: Người học tăng cường tính độc lập, tự lực trong học tập. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự học tập, nghiên cứu . để phù hợp với sự phát triển tư duy của học sinh trong xã hội mới và tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

 Để người học tự giác, tích cực và chủ động trong học tập và chiếm lĩnh kiến thức, vai trò của giáo viên cũng có sự thay đổi. Giáo viên giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể thực hiện các hoạt động học tập một cách hiệu quả. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời, giáo viên là người tạo dựng môi trường học tập thân thiện, phong phú, đa dạng, là người tư vấn, chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưa đến những thông tin phản hồi cần thiết, định hướng quá trình lĩnh hội tri thức và cuối cùng là người thể chế hoá kiến thức [1].

 

doc 14 trang thuychi01 6913
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp để dạy hiệu quả bài: Vấn đề phát triển kinh tế - Xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	 Trang
1. MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
	1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 1
	1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 2
	1.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2
	1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................... .......... 2
2. NỘI DUNG SKKN........................................................................................ 2
	2.1. Cơ sở lý luận của SKKN.................................................................. 2
	2.2. Thực trạng của vấn đề ...................................................................... 4
	2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề................................................... 5
	2.4. Hiệu quả của SKKN.........................................................................10
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................10
	3.1. Kết luận ...........................................................................................10
	3.2. Kiến nghị ........................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 12
DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ....................................... 13
	1. MỞ ĐẦU 
	1.1. Lý do chọn đề tài.
	Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy và học ở nhiều trường THPT chưa thực sự được quan tâm, chưa có nhiều đổi mới. Do đó việc dạy học chủ yếu là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học.
	Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực là một trong những nhiệm vụ để đổi mới giáo dục và đào tạo [5]. Như vậy để đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo, quá trình dạy học đặc biệt chú ý đến vai trò của người học: Người học tăng cường tính độc lập, tự lực trong học tập. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự học tập, nghiên cứu... để phù hợp với sự phát triển tư duy của học sinh trong xã hội mới và tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
	Để người học tự giác, tích cực và chủ động trong học tập và chiếm lĩnh kiến thức, vai trò của giáo viên cũng có sự thay đổi. Giáo viên giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể thực hiện các hoạt động học tập một cách hiệu quả. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời, giáo viên là người tạo dựng môi trường học tập thân thiện, phong phú, đa dạng, là người tư vấn, chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưa đến những thông tin phản hồi cần thiết, định hướng quá trình lĩnh hội tri thức và cuối cùng là người thể chế hoá kiến thức [1].
	Cùng với sự phát triển của xã hội và các yêu cầu đổi mới của giáo dục, hiện nay có nhiều kĩ thuật, phương pháp dạy và học tích cực được sử dụng trong môn Địa lí như: Kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy, kĩ thuật “KWL”, kĩ thuật đặt tiêu đề cho văn bản... phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, học theo dự án... [1]. Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy và học không phải lúc nào giáo viên cũng sử dụng kỹ thuật, phương pháp dạy và học tích cực, sử dụng cứng nhắc, ắp đặt....
 	Xuất phát từ thực tế dạy học, tôi thấy rằng, để sử dụng hiệu quả các kỹ thuật, phương pháp dạy và học tích cực giáo viên cần xem xét từng nội dung bài học, phương tiện và các thiết bị dạy học hiện có, đối tượng học sinh từng lớp để lựa chọn kỹ thuật và phương pháp cho phù hợp, giáo viên phải có sự vận dụng linh hoạt, có sự kết hợp giữa phương pháp mới tích cực với phương pháp truyền thống để mang lại hiệu quả cao.
 	Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp để dạy hiệu quả bài: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ ” (Địa lí 12) để viết.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp giáo viên có các cách thiết kế bài giảng phù hợp hơn với từng nội dung kiến thức của bài học và phù hợp với phương tiện dạy học, trình độ học sinh, sử dụng có hiệu quả các kỹ thuật và phương pháp dạy và học tích cực. Giúp học sinh sáng tạo, chủ động trong việc học tập để tìm ra kiến thức, học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức hơn, đồng thời học sinh cũng có các kỹ năng nhất định để vận dụng vào học ở các phần kiến thức khác trong chương trình học. Qua đó học sinh có hứng thú học tập hơn, tiết học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài này tập trung vào việc hướng dẫn sử dụng một số kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực để dạy học một bài cụ thể trong chương trình Địa lý lớp 12. Giáo viên dạy phải linh hoạt trong việc sử dụng các kỹ thuật dạy học, chú trọng việc sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học mới phù hợp với từng nội dung của bài học, phương tiện dạy học và đối tượng học sinh để hướng dẫn học sinh biết khai thác, tìm kiếm kiến thức của bài học trong sách giáo khoa. Từ đó học sinh tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức của bài học.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Trong thiết kế bài giảng và thực hiện các bước, các hoạt động trên lớp của giáo viên trong một tiết dạy, việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới phù hợp với tùng nội dung bài học, phương tiện dạy học và trình độ năng lực học sinh là rất quan trọng trong để tổ chức cho học sinh học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, giúp học sinh khai thác tốt được các kiến thức trong bài học đạt được mục tiêu của bài học. Như vậy tiết học sẽ đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Sử dụng phương pháp thống kê trong việc xử lí kiểm tra đánh giá kết quả đạt được qua tìm hiểu thực tế, qua thực nghiệm. 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế:
+ Tiến hành áp dụng ở một vài lớp việc thiết kế bài giảng và dạy học có sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học khác nhau, bao gồm sử dụng các phương pháp, kỹ thuật truyền thống và có sự kết hợp và chú trọng các các phương pháp, kỹ thuật mới theo hướng tích cực.
+ Sử dụng các phiếu kiểm tra kết quả học tập của học sinh để đánh giá những kết quả thu được và tính khả thi của đề tài.
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh trong một tiết học là yếu tố hết sức quan trọng để phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập địa lí của học sinh, để giờ học có hiệu quả cao hơn. Nếu giáo viên sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học không phù hợp với nội dung bài học, không phù hợp với đối tượng học sinh thì bài học trở nên nhàm chán, học sinh khó khăn trong việc tìm ra kiến thức, lĩnh hội kiến thức, do đó học sinh không muốn học, không tích cực trong học tập. Như vậy kết quả giờ học là không cao, không đạt được các mục tiêu đề ra. Để sử dụng hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy học đặc biệt là các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong một bài học đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, có sự kết hợp và sử dụng phù hợp với từng nội dung của bài học, phù hợp với những thiết bị dạy học của phần đó và đặc biệt là phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp học.
	Như chúng ta đã biết trong qua trình dạy học, trước những yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng yêu cầu của xã hội đã có nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học mới ra đời đòi hỏi người dạy phải luôn cập nhật và ứng dụng có hiệu quả vào các bài giảng cụ thể, đó là:
	- Dạy học hợp tác: Dạy học hợp tác là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động trong những nhóm nhỏ để học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định. Trong nhóm, đưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao [1].
	- Học theo dự án: Học theo dự án là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học. Học theo dự án đặt người học vào tình huống có vấn đề nhưng việc giải quyết vấn đề đòi hỏi sự tự lực cao của người học [1]. 
	- Kỹ thuật đặt câu hỏi: Trong dạy học, hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong đặt câu hỏi đàm thoại với học sinh, thay cho việc thuyết trình, dọc, chép, giáo viên chuẩn bị hệ thống các câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện hiến thức, phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích động não tham gia thảo luận xoay quanh những ý tưởng, nội dung trọng tâm của bài học theo trật tự lôgic [1].
	- Kỹ thuật khăn phủ bàn: là kỹ thuậ tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Trong kỹ thuật này đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm. Như vậy có sự kết hợ giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm [1].
	- Sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy, là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não, nó là một phương tiện ghi chép sáng tạo và rất hiệu quả. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ thuộc lòng [1].
	- Kĩ thuật "KWL": Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học. Tác dụng của kỹ thuật này là học sinh xác định được nhiệm vụ học tập, mong muốn được trang bị thêm hiểu biết, kiến thức, kỹ năng qua bài học. Qua việc nhìn lại những gì đã học được sau bài học, học sinh phân tích, đánh giá những thông tin mới được hình thành và nhận thức được sự tiến bộ của học sinh sau bài học [1].
	- Kĩ thuật đặt tiêu đề cho một đoạn văn: Một đoạn văn có nội dung thông tin nhất định, thông qua việc đọc kĩ một đoạn văn người đọc có thể tìm ra nội dung cốt lõi nhất và đặt tên tiêu đề cho đoạn văn đó. Tìm được tiêu đề đặt tên cho đoạn văn tức là người đọc đó hiểu được đoạn văn. Kĩ thuật này thường dùng trong các bài, các mục có nội dung dài viết dưới dạng văn bản, thay bằng giáo viên giảng giải hoặc phát vấn dùng kĩ thuật này để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giảng dạy [1].
	Trong dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, phương pháp học của học sinh là mối quan tâm hàng đầu. Việc giáo viên sử dụng các phương pháp hay kĩ thuật dạy học nào thì cũng phải đảm bảo tính hiệu quả. Để thiết kế và tổ chức dạy học có hiệu quả giáo viên cần phải biết mối quan tâm hàng đầu của người học là gì, học sinh học như thế nào thì hiệu quả, điều gì là động cơ thúc đẩy học sinh học tích cực.... từ đó giáo viên sẽ lựa chọn và sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp để dạy một tiết học, bài học mang lại hiệu quả cao.
	2.2. Thực trạng của vấn đề.
	Thực tế cho thấy khi dạy bài: "Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ" (Địa lý 12)
	- Trên cơ sở nội dung của sách giáo khoa và sách hướng dẫn giáo viên thực tế giảng dạy bài này của giáo viên thường là xây dựng hệ thống câu hỏi và dẫn dắt học sinh lần lượt tìm hiểu từng nội dung trong bài, sau đó chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình để giảng giải, giải thích làm rõ các nội dung đã hỏi học sinh. Việc tổ chức các hoạt động cho học sinh cũng không rõ ràng, chủ yếu là hoạt động chung chung, cả lớp. Cách làm này nhìn chung cũng có ưu điểm là giáo viên làm chủ kiến thức, làm chủ tiết dạy, mặt khác cũng đã có những đổi mới phương pháp dạy và học đó là sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi, phương pháp đàm thoại. Tuy nhiên chỉ sử dụng phương pháp này lặp đi lặp lại xuyên suốt cả bài dạy thì lại trở nên nhàm chán, giáo viên chưa tổ chức, hướng dẫn đề học sinh làm việc, nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, học sinh lĩnh hội kiến thức còn thụ động, do đó giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao và thời gian giành cho một nội dung của bài học cũng cần nhiều hơn, nên thường giáo viên sẽ không dạy hết bài .Cụ thể:
	+ Trong mục 1: Khái quát chung.
	Giáo viên thường đặt câu hỏi đàm thoại và dẫn dắt học sinh trả lời các câu hỏi: Hãy cho biết các tỉnh, thành của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?; Hãy xác định trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?.
	+ Trong mục 2: Phát triển tổng hợp kinh tế biển, giáo viên thường nêu câu hỏi rồi chỉ định học sinh trả lời. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên thuyết trình, giải thích nội dung liên quan đến câu hỏi:
	Đối với mục a (nghề cá): Hãy cho biết thuận lợi và tình hình phát triển nghề cá của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?.
	Đối với mục b (du lịch biển): Hãy nêu những thuận lợi để phát triển du lịch biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và các trung tâm du lịch biển của vùng?.
	Đối với mục c (dịch vụ hàng hải): Hãy nêu những thuận lợi để phát triển dịch vụ hàng hải vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và tình hình phát triển dịch vụ hàng hải của vùng?.
	Đối với mục d (khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối): Hãy cho biết tình hình khai thác khoáng sản và sản xuất muối của vùng?.
	+ Trong mục 3: Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
	Về vấn đề phát triển công nghiệp, giáo viên thường nêu câu hỏi đàm thoại như sau: Hãy nêu tình hình phát triển công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cung cấp bảng số liệu thống kê, bản đồ để minh họa cho tình hình phát triển công nghiệp của vùng.
	Về vấn đề phát triển giao thông vận tải, giáo viên nêu câu hỏi: Trình bày tình hình phát triển các hệ thống giao thông vận tải của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên sử dụng bàn đồ xác định một số tuyến đường quan trọng.
	2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
	Qua quá trình thực tế giảng dạy, tôi đã sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để dạy bài "Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ" Như sau:
	Với nội dung kiến thức như trên tôi sử dụng một số kĩ thuật, phương pháp dạy học khác nhau cho từng nội dung của bài học: 
	- Trong mục 1. Khái quát chung: Sử dụng kĩ thuật “điền khuyết”, kỹ thuật đặt câu hỏi dùng cho phương pháp đàm thoại, kết hợp với việc trình chiếu hình ảnh, bản đồ hành chính Việt Nam, lược đồ vùng, học sinh làm việc cá nhân.
	- Trong mục 2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển: Sử dụng phương pháp “thuyết trình” giúp học sinh hiểu “phát triển tổng hợp kinh tế biển” là gì?; Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn kết hợp với lập bảng, phương pháp dạy học hợp tác - học sinh làm việc cá nhân/nhóm, kết hợp với việc sử dụng phương pháp đàm thoại, trình chiếu một số hình ảnh, bản đồ, lược đồ để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức.
	- Trong mục 3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng: Sử dụng phương pháp đàm thoại, kĩ thuật “đặt tiêu đề cho văn bản”, học sinh làm việc cá nhân/cặp, kết hợp với trình chiếu một số hình ảnh, bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức. Cụ thể:
	* Mục 1. Khái quát chung: Tôi làm như sau:
	- Sử dụng máy chiếu để trình chiếu lược đồ khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, hoặc sử dụng bản đồ treo tường, giáo viên giới thiệu nhanh về khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, sau đó yêu cầu học sinh làm việc cá nhân quan sát lược đồ, đọc sách giáo khoa điền nhanh những nội dung còn thiếu vào chỗ trống ()
	+ Diện tích, dân số của vùng:..........
	+ Các tỉnh, thành phố của vùng:.....................................
	+ Các quần đảo xa bờ:.........................
	+ Hình dạng lãnh thổ: .........................................................................
	+ Vị trí tiếp giáp của vùng: .....................................
	Sau khi hoàn thiện phần điền nội dung trên giáo viên nêu câu hỏi: Vị trí địa lý đó ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế xã hội của vùng?.
	- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu nhanh phần giảm tải trong bài để có những kiến thức nhất định giải thích cho các phần học sau.
	* Mục 2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển: Tôi làm như sau:
	- Giáo viên chiếu hình ảnh và thuyết trình khái niệm về hoạt động tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
	- Sau đó giáo viên sử dụng phương pháp dạy học hợp tác - học sinh làm việc cá nhân/nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn chia lớp thành các nhóm phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và giao nhiệm vụ cho nhóm dựa vào nội dung sách giáo khoa và các hình ảnh quan sát được để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ và trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý kiến, giáo viên nhận xét, kết luận và hướng dẫn học sinh lập bảng: 
Nội dung
Thế mạnh
Tính hình phát triển
Nghề cá
Du lịch biển
Dịch vụ hàng hải
Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối
	 [4]
	Sau khi học sinh hoàn thiện bảng giáo viên nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời: Tại sao việc sản xuất muối ở đây rất thuận lợi?; Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn như thế nào?. Giáo viên sử dụng lược đồ du lịch Việt Nam để học sinh xác định một số trung tâm du lịch trong vùng, sử dụng lược đồ vùng để học sinh xác định các cảng biển, một số vùng sản xuất muối. Tiếp theo giáo viên cung cấp bảng số liệu về chỉ số sản xuất lương thực ở Duyên hải Nam Trung Bộ và nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời: Nêu thực trạng vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Vấn đề này cần được giải quyết như thế nào?
Một số chỉ số về sản xuất lương thực, thực phẩm bình quân đầu người ở Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2005
Địa phương
Đàn lợn (Nghìn con)
Sản lượng lương thực bình quân người (kg/người)
Sản lượng thủy sản bình quân người (kg/người)
Cả nước
27435,0
476,8
41,7
Duyên hải NTB
2613,3
279,8
47,3
	 [3]
	* Mục 3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng: Tôi sử dụng kĩ thuật “đặt tiêu đề cho văn bản”, kết hợp với phương pháp đàm thoại và cho học sinh làm việc theo cá nhân/cặp như sau:
	- Đối với phần vấn đề phát triển công nghiệp, để học sinh nhận biết được các nguồn tài nguyên phát triển công nghiệp, tình hình phát triển công nghiệp, hiểu được những khó khăn hạn chế về năng lượng và đưa ra các hướng giải quyết vấn đề năng lượng, giáo viên sử dụng máy chiếu để trình chiếu các thông tin (nội dung kiến thức) theo các đoạn văn hoặc phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung từng đoạn văn, kết hợp với nội dung sách giáo khoa suy nghĩ để đặt tiêu đề (đề mục) cho các đoạn văn sau: 
	"Khoáng sản của vùng không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thuỷ tinh, ngoài ra vùng còn có vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ. Tuy nhiên vùng lại rất giàu có nguồn tài nguyên hải sản...." [2].
	"Duyên hải Nam Trung Bộ đã hình thành được một chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Trong vùng đã 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_de_day_hieu_qua_bai_van_de_phat_trien.doc