SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác atlat Địa lí Việt Nam trang 25 – Du lịch

SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác atlat Địa lí Việt Nam trang 25 – Du lịch

 Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông của nước ta đã và đang được đổi mới mạnh mẽ. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, chống lại thói quen học tập thụ động. Mà một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học trong nhà trường phổ thông.

 Đối với bộ môn Địa lí, kênh hình (bản đồ, Atlat, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh ) có vai trò đặc biệt đối với việc dạy và học, là một trong những phương pháp phát huy tính tự học của học sinh. Việc khai thác tốt kênh hình sẽ giúp học sinh dễ dàng nhận thức được các sự vật, hiện tượng địa lí, thiết lập được các mối nhân quả từ nội dung bài học.

 Riêng đối với Atlat Địa lí Việt Nam, có thể được xem như cuốn “sách giáo khoa đặc biệt”, mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ. Đây là một tài liệu hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên. Atlat giúp giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu, chuyển từ học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc, thụ động sang chủ động tìm tòi và tự lĩnh hội kiến thức.

 

doc 19 trang thuychi01 21194
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác atlat Địa lí Việt Nam trang 25 – Du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC 
 ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG 25 – DU LỊCH
Người thực hiện: Lê Thị Hải Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2017
 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
3. Các giải pháp thực hiện 5
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 14
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 15
2. Kiến nghị 16 
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 	Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông của nước ta đã và đang được đổi mới mạnh mẽ. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, chống lại thói quen học tập thụ động. Mà một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học trong nhà trường phổ thông.
 	Đối với bộ môn Địa lí, kênh hình (bản đồ, Atlat, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh) có vai trò đặc biệt đối với việc dạy và học, là một trong những phương pháp phát huy tính tự học của học sinh. Việc khai thác tốt kênh hình sẽ giúp học sinh dễ dàng nhận thức được các sự vật, hiện tượng địa lí, thiết lập được các mối nhân quả từ nội dung bài học.
 	Riêng đối với Atlat Địa lí Việt Nam, có thể được xem như cuốn “sách giáo khoa đặc biệt”, mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ. Đây là một tài liệu hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên. Atlat giúp giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu, chuyển từ học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc, thụ động sang chủ động tìm tòi và tự lĩnh hội kiến thức.
 	Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng Atlat trong dạy và học vẫn còn rất hạn chế. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc sử dụng Atlat trong giảng dạy, chưa hướng dẫn học sinh cách khai thác có hiệu quả. Hiện nay cũng chưa có một tài liệu riêng nào hướng dẫn cụ thể cách sử dụng Atlat, nên học sinh vẫn còn khá mơ hồ, lúng túng khi “lạc” vào giữa những màu sắc, kí hiệu, Vì vậy Atlat chưa phát huy hết vai trò và ý nghĩa của nó trong học tập.
 	Xuất phát từ thực tế đó, để nâng cao kĩ năng sử dụng và khai thác Atlat, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 - Du lịch”. Mặc dù phạm vi của đề tài khá hẹp, nhưng qua đây phần nào đó cũng hình thành được cho học sinh kĩ năng khai thác một trang bản đồ, từ đó giúp các em biết cách làm việc với Atlat, chủ động tìm tri thức cho mình, hình thành năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
2. Mục đích nghiên cứu.
 	Hướng dẫn học sinh cách khai thác Atlat Địa lí Việt Nam, từ đó hình thành kĩ năng làm việc với bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê.
 	Trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp trong việc sử dụng các phương tiện trực quan vào dạy học.
 	Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat, hạn chế được việc phải học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc.
 	Đáp ứng được yêu cầu của kì thi THPT quốc gia sắp tới, cũng như giúp học sinh làm bài tốt hơn trong kiểm tra thường xuyên và định kì.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Trang 25 – Du lịch, Atlat Địa lí Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 	Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 	Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
 	Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.”
 	Khoản 1. Điều 28, Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
 Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.
 	Đối với bộ môn Địa lí, một trong những phương pháp phát huy được tính tự học của học sinh là sử dụng kênh hình như bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức Địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung, Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là không thể thiếu khi học môn Địa lí.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 	Về phía học sinh:
 	Nhiều học sinh cho rằng môn Địa lí là môn học khô khan, nhiều số liệu, phải học thuộc lòng nên các em rất ngại học. Hơn nữa các vấn đề trong sách giáo khoa cũng không cập nhật kịp với những thay đổi về kinh tế xã hội nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Với những học sinh thi đại học khối A, B, D.., các em quan niệm đây là môn phụ nên cũng không để tâm và dành thời gian cho môn học này. 
 	Những năm gần đây, cơ hội lựa chọn trường học và ngành học của khối C phần nào bị thu hẹp lại. Nhiều trường đại học đã bỏ bớt các chỉ tiêu khối C. Năm học này, một số trường còn không sử dụng môn địa lí để xét tuyển đại học (Học viện An ninh, Cảnh sát ) khiến các em mất nhiều cơ hội và dần quay lưng với môn địa lí.
 	Về phía nhà trường
 	Thiết bị dạy học là phương tiện không thể thiếu trong giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy và học hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Hiện nay cơ sở vật chất của nhà trường phần nào đã đáp ứng đầy đủ các danh mục và thiết bị dạy học cho giáo viên như máy chiếu đa năng, bản đồ, tranh ảnh... Bản thân các em học sinh lớp 12 cũng đã trang bị cho mình Atlat Địa lí Việt Nam. 
 	Đa số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp, thường xuyên sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh, kích thích học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến thức.
 	Tuy nhiên bên cạnh đó, một số giáo viên và học sinh vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của thiết bị dạy học nói chung và Atlat địa lí nói riêng, nên vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng và khai thác Atlat khi học môn địa lí. Giáo viên mới chỉ chú trọng truyền tải hết nội dung kênh chữ vì bài dài, mà thường bỏ qua phần kênh hình. Các giáo án cũng chưa thể hiện được việc đã khai thác Atlat trong dạy học, hệ thống câu hỏi chưa gắn với yêu cầu sử dụng Atlat. Vì vậy bài học thường đem lại cảm giác nhàm chán, dài dòng, khiến học sinh vừa ngại ghi chép vừa ngại học thuộc.
 	Xuất phát từ thực tế đó và từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy rằng việc duy trì lối dạy học theo kiểu lấy thầy làm trung tâm, học trò thụ động tiếp thu kiến thức, học vẹt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay sẽ khiến thầy trở nên “lạc hậu” trong mắt trò, và trò cũng không có cơ hội được thể hiện sự chủ động, sự sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân. Vì vậy, để kích thích sự hứng thú, say mê của học sinh với bộ môn của mình và để giảm bớt áp lực “phải học thuộc lòng mới làm được bài” tôi đã tăng cường việc sử dụng kênh hình nói chung và Atlat Địa lí nói riêng trong các giờ học trên lớp, cũng như đưa vào làm đề tài nghiên cứu khoa học để có thể cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Giới thiệu về Atlat Địa lí Việt Nam
 	Trước hết giáo viên cần giới thiệu khái quát về nội dung và cấu trúc của cuốn Atlat Địa lí Việt Nam để học sinh có thể hình dung được và dễ dàng tìm đến “địa chỉ” cụ thể mà các em muốn khai thác, tìm hiểu.
 	Nội dung chính của Atlat Địa lí Việt Nam bao gồm 29 trang (tính từ trang 2 đến hết trang 30) và được chia làm 3 phần, lần lượt từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể, từ Địa lí tự nhiên đến Địa lí kinh tế - xã hội. 
 	Phần thứ nhất: Hành chính (giới thiệu về các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố của nước ta)
 	Phần thứ hai: Địa lí tự nhiên (bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, thực vật – động vật, khoáng sản và 3 miền tự nhiên).
 	Phần thứ ba: Địa lí kinh tế - xã hội (gồm Địa lí dân cư – dân tộc; Địa lí kinh tế: kinh tế chung, các ngành kinh tế chủ yếu như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch và các vùng kinh tế với 7 vùng kinh tế cũng như 3 vùng kinh tế trọng điểm).
3.2. Hướng dẫn chung về kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
 	Khi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam cần phải:
- Hiểu hệ thống kí hiệu bản đồ (trang 3 của Atlat).
- Nhận biết phạm vi, giới hạn và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ. 
- Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.
- Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
- Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
- Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân - quả giữa các đối tượng được thể hiện trên bản đồ.
- Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).
- Phân tích các loại biểu đồ, đo tính biểu đồ dựa vào tỉ lệ, nhận xét số liệu thống kê
 	 Để khai thác các kiến thức địa lí có hiệu quả từ tập Atlat Địa lí Việt Nam, cần phải lưu ý việc khai thác và sử dụng thông tin ở từng trang như sau:
- Đối với trang 3 của Atlat Địa lí Việt Nam: cần hiểu được ý nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của Atlat và nắm chắc các kí hiệu chung.
 	- Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam: Cần phải xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, vùng kinh tế; nêu đặc điểm của các đối tượng địa lí (đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, dân cư, dân tộc); trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí, như: khoáng sản, đất, địa hình, dân cư, trung tâm công nghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị,; giải thích sự phân bố của các đối tượng địa lí; phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật, cấu trúc địa chất và địa hình,), giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư và kinh tế, kinh tế và kinh tế, tự nhiên - dân cư và kinh tế,đánh giá các nguồn lực phát triển ngành và vùng kinh tế; trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển của một ngành, lãnh thổ; phân tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau; so sánh các vùng kinh tế; trình bày tổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ.
 	Trong nhiều trường hợp, phải sử dụng kết hợp (hay “chồng xếp”) các trang bản đồ Atlat để trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể.
3.3. Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 – Du lịch
 	Nội dung trang 25 – Du lịch thể hiện:
 	Tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước ta bao gồm các di sản thiên nhiên thế giới, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, hang động, nước khoáng, biển và các thắng cảnh khác.
 	Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lễ hội truyền thống, làng nghề cổ truyền. 
 	Tình hình phát triển du lịch (số lượng khách, cơ cấu khách, doanh thu từ du lịch)
 	Các trung tâm du lịch trên nền phân tầng độ cao địa hình. Các trung tâm du lịch được chia làm hai cấp: trung tâm du lịch quốc gia và trung tâm du lịch vùng.
 	Để hướng dẫn học sinh tự phát hiện và khai thác những nội dung này, tôi đã dùng một số phương pháp dạy học sau:
3.3.1. Sử dụng phiếu học tập
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm quan sát bản đồ Du lịch trang 25 kết hợp với bản đồ hành chính (trang 4) Atlat Địa lí Việt Nam, hoàn thành phiếu học tập.
Nhóm 1: Kể tên và sự phân bố của các tài nguyên du lịch tự nhiên.
Nhóm 2: Kể tên và sự phân bố của các tài nguyên du lịch nhân văn.
 Phiếu học tập số 1 
Loại tài nguyên
Điểm du lịch
Địa điểm
Tài nguyên du lịch tự nhiên
 Phiếu học tập số 2 
Loại tài nguyên
Điểm du lịch
Địa điểm
Tài nguyên du lịch nhân văn
 Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1 
Loại tài nguyên
 Điểm du lịch
 Địa điểm
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Di sản thiên nhiên thế giới
- Vịnh Hạ Long
- Phong Nha Kẻ Bàng
- Quảng Ninh
- Quảng Bình
Vườn quốc gia
- Hoàng Liên
- Ba Bể
- Tam Đảo
- Cát Bà
- Xuân Sơn
- Ba Vì
- Xuân Thủy
- Cúc Phương
- Bến En
- Pù Mát
- Vũ Quang
- Bạch Mã
- Chư Mom Ray
- Yok Đôn
- Chư Yang Sin
- Bù Gia Mập
- Bidoup- Núi Bà
- Phước Bình
- Cát Tiên
- Lò Gò- Xa Mát
- Phú Quốc
- Côn Đảo
- U Minh Thượng
- U Minh Hạ
- Lào cai
- Bắc Cạn
- Vĩnh Phúc
- Hải Phòng
- Phú Thọ
- Hà Nội
- Nam Định
- Ninh Bình
- Thanh Hóa
- Nghệ An
- Hà Tĩnh
- TH- Huế
- Kon Tum
- Đăk Lăk
- Lâm Đồng
- Bình Phước
- Lâm Đồng
- Ninh Thuận
- Đồng Nai- Bình Phước- Lâm Đồng
- Tây Ninh
- Kiên Giang
- BR- Vũng Tàu
- Kiên Giang
- Cà Mau
Khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Đồng bằng sông Hồng
- Tây Nghệ An
- Cù Lao Chàm
- Cát Tiên
- Kiên Giang
- Cần Giờ
- Mũi Cà Mau
- Thái Bình- Nam Định- Ninh Bình
- Nghệ An
- Quảng Nam
- Đồng Nai- Bình Phước- Lâm Đồng
- Kiên Giang
- TP Hồ Chí Minh
- Cà Mau
Hang động
- Hang Chui
- Tam Thanh
- Tam Cốc- Bích Động
- Hà Giang
- Lạng Sơn
- Ninh Bình
Nước khoáng
- Mỹ Lâm
- Quang Hanh
- Suối Bang
- Hội Vân
- Vĩnh Hảo
- Bình Châu
- Tuyên Quang
- Quảng Ninh
- Quảng Bình
- Bình Định
- Ninh Thuận
- Bà Rịa-Vũng Tàu
Du lịch biển
- Trà Cổ
- Đồ Sơn
- Đồng Châu
- Thịnh Long
- Sầm Sơn
- Cửa Lò
- Thiên Cầm
- Đá Nhảy
- Thuận An
- Cảnh Dương
- Lăng Cô
- Non Nước
- Mỹ Khê
- Sa Huỳnh
- Quy Nhơn
- Đại Lãnh
- Vịnh Vân Phong
- Dốc Lết
- Quảng Ninh
- Hải Phòng
- Thái Bình
- Ninh Bình
- Thanh Hóa
- Nghệ An
- Hà Tĩnh
- Quảng Bình
- Huế
- Huế
- Huế
- Đà Nẵng
- Quảng Ngãi
- Quảng Ngãi
- Bình Định
- Phú Yên
- Phú Yên
- Phú Yên
Thắng cảnh
- Sa Pa
- Hồ Thác Bà
- Sông Hương- núi Ngự Bình
- Bà Nà
- Hồ Xuân Hương
- Bến Ninh Kiều
- Lào Cai
- Yên Bái
- Thừa Thiên- Huế
- Đà Nẵng
- Lâm Đồng
- Cần Thơ
 Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2 
Loại tài nguyên
 Điểm du lịch
 Địa điểm
Tài nguyên du lịch nhân văn
Di sản văn hóa thế giới
- Cố đô Huế
- Phố cổ Hội An
- Di tích Mỹ Sơn
- Thừa Thiên- Huế
- Quảng Nam
- Quảng Nam
Di tích lịch sử 
cách mạng 
văn hóa 
kiến trúc 
nghệ thuật
- Hang Pác Bó
- Điện Biên
- Nhà tù Sơn La
- Tân Trào
- Ải Chi Lăng
- Hoa Lư
- Quê hương Bác Hồ
- Địa đạo Vĩnh Mốc
- Khe Sanh
- Ba Tơ
- Buôn Ma Thuột
- Củ Chi
- Nhà tù Hà Tiên
- Nhà tù Phú Quốc
- Nhà tù Côn Đảo
- Cao Bằng
- Điện Biên
- Sơn La
- Thái Nguyên
- Lạng Sơn
- Ninh Bình
- Nghệ An
- Quảng Trị
- Quảng Trị
- Quảng Ngãi
- Đăk Lăk
- TP. Hồ Chí Minh
- Kiên Giang
- Kiên Giang
- Bà Rịa-Vũng Tàu
 Lễ hội 
 truyền thống
- Đền Hùng
- Chùa Hương
- Phủ Giầy
- Hội Chọi Trâu
- Tháp Bà
- Katê
- Bà Chúa Xứ
- Ooc Om Boc 
- Phú Thọ
- Hà Nội
- Nam Định
- Hải Phòng
- Khánh Hòa
- Ninh Thuận
- Tây Ninh
- Sóc Trăng
 Làng nghề 
 cổ truyền
- Vạn Phúc
- Bát Tràng
- Đồng Kỵ
- Bầu Trúc
- Tân Vạn
- Hà Nội
- Hà Nội
- Bắc Ninh
- Ninh Thuận
- Biên Hòa
3.3.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi
* Câu hỏi tự luận
Câu 1: Dựa vào bản đồ Du lịch, Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy nêu nhận xét về tài nguyên du lịch của nước ta.
 	Trả lời: Tài nguyên du lịch của nước ta khá phong phú, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, phân bố từ Bắc vào Nam.
Câu 2: Nhận xét chung về mật độ các điểm du lịch và sự phân bố của chúng, những nơi nào là trung tâm du lịch, ở đó có đặc điểm gì?
 	Trả lời: Mật độ các điểm du lịch tương đối dày, phân bố rộng khắp trên cả nước. Những nơi có nhiều tài nguyên du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch tốt trở thành các trung tâm du lịch.
Câu 3: Các trung tâm du lịch của nước ta được phân thành mấy cấp? Nêu các tài nguyên du lịch điển hình của các trung tâm du lịch.
 	Trả lời: Các trung tâm du lịch được chia làm hai cấp: 
- Trung tâm du lịch quốc gia: 4 trung tâm
+ Hà Nội (tài nguyên du lịch điển hình là các làng nghề cổ truyền, lễ hội truyền thống, di tích cách mạng và thắng cảnh)
+ Huế (di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử cách mạng, bãi biển, thắng cảnh)
+ Đà Nẵng (làng nghề cổ truyền, di tích lịch sử cách mạng, bãi biển, thắng cảnh)
+ Thành phố Hồ Chí Minh (làng nghề cổ truyền, di tích lịch sử cách mạng, thắng cảnh)
- Trung tâm du lịch vùng: Lạng Sơn, Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ.
Câu 4: Dựa vào biểu đồ “Khách du lịch và doanh thu từ du lịch” trang 25 Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích tình hình phát triển du lịch ở nước ta.
 	Trả lời: Trong giai đoạn 1995- 2007, tất cả các chỉ tiêu về thực trạng hoạt động du lịch đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng không giống nhau:
- Tổng số lượt khách tăng 3,4 lần
- Số lượt khách quốc tế tăng 3,0 lần
- Số lượt khách nội địa tăng 3,5 lần
- Doanh thu của ngành du lịch tăng 7,0 lần, nhanh hơn tốc độ tăng số lượt khách.
- Chi tiêu bình quân của một lượt khách du lịch tăng gấp đôi.
Câu 5: Giải thích tại sao ngành du lịch nước ta có sự tăng trưởng nhanh, nhất là từ đầu thập kỉ 90 đến nay?
 	Trả lời:
- Nước ta có nhiều tiềm năng về du lịch (tài nguyên du lịch phong phú: các hang động nổi tiếng, bãi biển đẹp, một số đã được công nhận di sản thiên nhiên thế giới, nguồn nước nóng, suối khoáng, các vườn quốc gia, khu bảo tồn,... các di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội truyền thống, làng nghề cổ truyền).
- Do mức sống của dân cư ngày càng cao, nhu cầu đi du lịch tăng.
- Chính sách của Nhà nước: liên kết với các công ty du lịch lữ hành quốc tế, khuyến khích khách du lịch quốc tế, đặc biệt là đối với Việt kiều, đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch
- Việt Nam ngày càng có sức hấp dẫn với du khách quốc tế.
- Doanh thu tăng nhanh là do lượng khách tăng và chi tiêu của khách du lịch ngày càng tăng, điều này cũng chứng tỏ chất lượng dịch vụ của ngành du lịch nước ta đang dần được cải thiện.
Câu 6: Dựa vào biểu đồ “Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ” trang 25 Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến nước ta.
 	Trả lời:
- Khách du lịch quốc tế đến nước ta rất đa dạng, từ nhiều châu lục, khu vực, quốc gia khác nhau. Điều này chứng tỏ Việt Nam là địa chỉ du lịch hấp dẫn, được bạn bè quốc tế quan tâm.
- Trong cơ cấu khách du lịch quốc tế, đông nhất là du khách đến từ Trung Quốc, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì
- Trong giai đoạn 2000- 2007, cơ cấu khách du lịch quốc tế có sự thay đổi
+ Giảm tỉ trọng khách du lịch đến từ Trung Quốc, Đài Loan, 
+ Tăng tỉ trọng khách du lịch đến từ Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kì, Pháp, Ôxtrâylia.
* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây không phải là trung

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_atlat_dia_li_viet_nam_tran.doc