SKKN Hướng dẫn học sinh đọc - Hiểu truyện ngắn“Chí Phèo”của Nam Cao theo đặc điểm thi pháp thể loại

SKKN Hướng dẫn học sinh đọc - Hiểu truyện ngắn“Chí Phèo”của Nam Cao theo đặc điểm thi pháp thể loại

 Dạy văn bản Ngữ Văn theo đúng đặc trưng thể loại là một trong những vấn đề then chốt, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT. Nhưng thực tế hiện nay, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện yêu cầu này. Điều đó dẫn đến đại đa số các em học sinh còn rất mơ hồ về đặc điểm thể loại của văn bản văn học. Nhiều học sinh không hiểu truyện cổ khác với truyện ngắn hiện đại như thế nào và chưa có tiêu chí rõ ràng để phân biệt một truyện ngắn lãng mạn với một truyện ngắn hiện thực. Từ thực tế này, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:“Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu truyện ngắn“Chí Phèo”của Nam Cao theo đặc điểm thi pháp thể loại”.

doc 23 trang thuychi01 29754
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh đọc - Hiểu truyện ngắn“Chí Phèo”của Nam Cao theo đặc điểm thi pháp thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài	2
2. Mục đích nghiên cứu	2
3. Đối tượng nghiên cứu	2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................ ..............3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................3
3. Các kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ................3 3.1. Cung cấp cho học sinh kiến thức khái quát về thể loại truyện ngắn 
 và truyện ngắn hiện thực.	3
3.2. Hướng dẫn học sinh tiếp cận với quan niệm nghệ thuật về con người
 của Nam Cao	4
3.3. Hướng dẫn học sinh tiếp cận sơ bộ truyện ngắn Chí Phèo từ góc độ
 thi pháp thể loại	5
3..3.1. Thời gian nghệ thuật	5
3.3.2. Không gian nghệ thuật	5
3.3.3. Điểm nhìn nghệ thuật	5
3.3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật	6
3.3.5. Giọng kể	7
 3.4. Thực nghiệm vận dụng một số đặc điểm thi pháp thể loại để tìm hiểu
 truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao	8
 3.4.1. Mục đích của thực nghiệm 	8
 3.4.2. Đối tượng và cách thức thực nghiệm	8
 3.4.3. Nội dung của thực nghiệm.... 8
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..........................................................21
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận	22
2. Kiến nghị .................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................23
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 Dạy văn bản Ngữ Văn theo đúng đặc trưng thể loại là một trong những vấn đề then chốt, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT. Nhưng thực tế hiện nay, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện yêu cầu này. Điều đó dẫn đến đại đa số các em học sinh còn rất mơ hồ về đặc điểm thể loại của văn bản văn học. Nhiều học sinh không hiểu truyện cổ khác với truyện ngắn hiện đại như thế nào và chưa có tiêu chí rõ ràng để phân biệt một truyện ngắn lãng mạn với một truyện ngắn hiện thực. Từ thực tế này, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:“Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu truyện ngắn“Chí Phèo”của Nam Cao theo đặc điểm thi pháp thể loại”. 
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp giáo viên và các em học sinh nắm vững đặc điểm thi pháp thể loại truyện ngắn qua các yếu tố cơ bản như: Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, điểm nhìn nhìn nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng kể....Từ việc nắm vững đặc điểm thi pháp thể loại truyện ngắn, giáo viên sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ, hiểu sâu hơn về tác phẩm “Chí Phèo” và đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.
3. Đối tượng nghiên cứu.	
 Để xác định những thi pháp thể loại truyện ngắn thể hiện trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, tôi tiến hành nghiên cứu các đối tượng sau:
 - Một số tài liệu về thi pháp học và thi pháp truyện ngắn.
 - Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao.
 - Truyện ngắn“Chí Phèo” và một số truyện ngắn trong tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao. 
 - Học sinh các lớp: 11C2, 11C3, 11C4, 11C5 (Năm học 2015- 2016). 
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, phân loại, thống kê và thực nghiệm để hướng dẫn các em học sinh tiếp cận truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) dựa trên đặc điểm thi pháp thể loại qua các yếu tố cơ bản như: Thời gian nghệ thuật; Không gian nghệ thuật; Điểm nhìn nhìn nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Giọng kể....
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Ngày nay, thuật ngữ “Thi pháp học” đã trở nên quen thuộc đối với việc nghiên cứu và giảng dạy văn chương. Khi tìm hiểu thi pháp học người ta không thể bỏ qua đặc điểm thi pháp thể loại. Bởi thi pháp thể loại giúp chúng ta tìm hiểu tác phẩm văn chương xuất phát từ chính đặc trưng của nó, tránh được cách tiếp nhận theo kiểu chủ nghĩa đề tài hoặc theo kiểu xã hội học dung tục đã từng tồn tại một thời.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Các nhà biên soạn Sách giáo khoa đã rất chú ý tới đặc trưng thể loại của tác phẩm văn chương, nhưng trong thực tế làm công tác giảng dạy môn Ngữ văn nhiều năm qua, tôi nhận thấy: nhiều giáo viên còn thiếu kinh nghiệm khi thực hiện chương trình Ngữ văn được biên soạn theo tinh thần hướng tới đặc trưng thể loại. Điều này đã dẫn đến việc giảng dạy các tác phẩm văn học cụ thể chưa đạt yêu cầu, nhất là sáng tác của những tác giả có phong cách lớn và học sinh tất yếu sẽ rất mơ hồ về đặc điểm thể loại của văn bản văn học.
 Xuất phát từ cơ sở thực trạng trên, tôi hi vọng sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ là một đóng góp thiết thực cho việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông hiện nay.
Do điều kiện thời gian còn hạn chế nên tôi chỉ thể nghiệm hướng dẫn học sinh đọc - hiểu một truyện ngắn cụ thể theo đặc điểm thi pháp thể loại. Tôi chọn truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao - một kiệt tác của văn học thế kỷ XX. 
 3. Các kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 3.1. Cung cấp cho học sinh kiến thức khái quát về thể loại truyện ngắn và truyện ngắn hiện thực.
Truyện ngắn hiện đại phát triển theo nhiều hướng khác nhau, tuỳ theo cách sử dụng các yếu tố cốt truyện, nhân vật, trần thuật và kết cấu của truyện.... Truyện ngắn hiện đại có xu hướng tổng hợp, đan xen, xâm nhập về mặt loại hình giữa các thể loại (truyện ngắn với kịch, với tiểu thuyết hoặc với thơ). Sự đan xen, xâm nhập như thế tạo nên các dạng truyện khác nhau: truyện ngắn giàu kịch tính (như truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan), truyện ngắn giàu tính trữ tình (như truyện ngắn của Thạch Lam), truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết (như Chí Phèo của Nam Cao)...
Theo quan niệm truyền thống, yêu cầu cao nhất của truyện ngắn hiện thực nói riêng, văn học hiện thực nói chung là xây dựng thành công tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Tính cách điển hình là những tính cách có cá tính sắc nét, khó quên nhưng có sức khái quát lớn, tiêu biểu cho một hạng người hay một khuynh hướng tư tưởng lớn trong đời sống xã hội. Hoàn cảnh điển hình là hoàn cảnh tiêu biểu cho một xã hội, có tác dụng giải thích cho sự hình thành tính cách và số phận của nhân vật.
Khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu Chí Phèo, tôi xuất phát từ đặc điểm chung của truyện ngắn và đặc trưng riêng của một truyện ngắn hiện thực .
 3.2. Hướng dẫn học sinh tiếp cận quan niệm nghệ thuật về con người của Nam Cao 
Nam Cao là nhà văn luôn luôn tìm tòi, khám phá và sáng tạo.Trong xã hội cũ, ông đi tìm nhân phẩm và tình yêu thương chân thật ở những người lao động cùng khổ, bị giày xéo và khinh bỉ, bị hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính.. Nam Cao tiếp thu quan niệm con người ảo giác, ông chấp nhận con người bị tha hóa, nhưng ông cũng thấy con người còn giữ được tính người. Vì vậy, vấn đề con người mà ông đặt ra luôn bức xúc nhất, sâu sắc nhất, nan giải nhất.
 Nam Cao luôn có hứng thú khám phá thế giới nội tâm sâu thẳm của con người. Ông luôn đề cao tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài. Với một quan niệm về con người như thế, ngòi bút Nam Cao có khuynh hướng đi sâu vào phân tích nội tâm của con người. Dường như mọi đặc sắc nghệ thuật của ông đều gắn với sở trường này.
“Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người. Anh thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đày đọa vào cảnh nghèo đói cùng đường” (Nguyễn Đăng Mạnh). Nhiều tác phẩm xuất sắc của ông đã trực tiếp đặt ra vấn đề này và ông quyết đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho những con người bị miệt thị một cách bất công (Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận). Đây là một nét hấp dẫn của phong cách Nam Cao.
Như vậy,“Chí Phèo” là tác phẩm thể hiện rõ phong cách nghệ thuật và quan niệm về con người của Nam Cao. Khi dạy tác phẩm, tôi luôn coi đây là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa nghệ thuật của kiệt tác“Chí Phèo”.
 3.3. Hướng dẫn học sinh tiếp cận sơ bộ truyện ngắn “Chí Phèo” từ góc độ thi pháp thể loại 
Từ góc độ thi pháp thể loại, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện ngắn “Chí Phèo” trên các bình diện: Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, điểm nhìn nhìn nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng kể. 
 3.3.1. Thời gian nghệ thuật
Trong tác phẩm văn học, có hai lớp thời gian cơ bản: thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Thời gian trần thuật là thời gian của người kể, sự kể. Nó có mở đầu và kết thúc, do vậy là thời gian hữu hạn. Nó có tốc độ và nhịp độ riêng do người kể có thể kể nhanh hay chậm ở hiện tại. Thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện được nói tới. Thời gian được trần thuật bao gồm: thời gian sự kiện và thời gian nhân vật. Thời gian sự kiện trong truyện Chí Phèo là cả cuộc đời Chí Phèo. Trong thời gian sự kiện, người ta chia hai lớp thời gian: thời gian tiền sử và thời gian cốt truyện. Thời gian tiền sử của Chí Phèo là một đời Chí Phèo, còn thời gian cốt truyện tính từ khi “Hắn vừa đi vừa chửi” cho đến khi kết thúc truyện là sáu ngày.
	Trong truyện ngắn hiện đại, "Nhà văn chỉ cắt lấy một lát”, "Cưa lấy một khúc", “Chọn lấy một khoảnh khắc đời sống để xây dựng nên tác phẩm của mình" (Ngữ Văn 11, tập 1, nâng cao). Cho nên, truyện “Chí Phèo” được bắt đầu từ khi “Hắn vừa đi vừa chửi”, nghĩa là Nam Cao để cho nhân vật xuất hiện ở lát cắt cuộc đời cùng với tiếng chửi, trong bộ dạng say.
 3.3.2. Không gian nghệ thuật
 Không gian nghệ thuật của Chí Phèo là làng Vũ Đại. Ở đó, mâu thuẫn giai cấp âm thầm mà quyết liệt. Bọn địa chủ cường hào kết thành bè cánh uy hiếp người nông dân, còn người nông dân thấp cổ bé họng thì bị đè nén áp bức, bần cùng hóa, lưu manh hóa. Như vậy, chọn không gian nghệ thuật ấy, nhà văn đã không chỉ “Vạch khổ cho người nông dân bị áp bức bóc lột” (Nguyễn Hoành Khung) mà còn gián tiếp lên án, tố cáo các thế lực thống trị đã gây ra biết bao tội ác, đã tước đi cả hình người, hồn người của những người nông dân nghèo khổ. 
 3.3.3. Điểm nhìn nghệ thuật 
Trong tác phẩm “Chí phèo”, Nam Cao sử dụng điểm nhìn nghệ thuật khá linh hoạt. Điểm nhìn nghệ thuật được hiểu là: "Vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm" (Từ điển thuật ngữ học). Điểm nhìn nghệ thuật lại có điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài. Đây là hai loại điểm nhìn thường được nhắc đến khi tìm hiểu nhân vật. Điểm nhìn bên ngoài "Là cái có thể quan sát từ bên ngoài", còn điểm nhìn bên trong "là cái tự cảm thấy, không thể quan sát từ bên ngoài được" (Dẫn luận thi pháp học).Thông thường trong miêu tả vừa có điểm nhìn bên ngoài (trong tương quan với đối tượng miêu tả) vừa có điểm nhìn bên trong (đối với người miêu tả). 
Theo cách hiểu về điểm nhìn nghệ thuật như trên thì nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến được hiện lên qua cả điểm nhìn bên ngoài lẫn điểm nhìn bên trong.Ví dụ: lúc thì theo điểm nhìn tác giả: “Hắn vừa đi vừa chửi” (Khi miêu tả Chí Phèo), “Cả nhà đi làm đồng vắng, chỉ có mình Cụ Bá đang nằm nghỉ trưa.”(Khi miêu tả Bá Kiến); Khi thì theo điểm nhìn nhân vật: “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! ” (Chí Phèo), “Đi lâu thế, không biết rằng đi đâu? Sao bà ấy còn trẻ quá!” (Bá Kiến).
Có khi điểm nhìn bên trong được thay đổi từ nhân vật này sang nhân vật khác. Ví dụ : Đoạn tả Chí Phèo ăn cháo hành “Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều.Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại” (Điểm nhìn Thị Nở). “Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ” (Điểm nhìn Chí Phèo). “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người?” (Điểm nhìn Thị Nở). Chính sự luân phiên điểm nhìn đã tạo hiệu quả đối thoại và giàu kịch tính.
 3.3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
 Nhân vật trong truyện ngắn vừa ít vừa rất khác lạ, độc đáo và có khả năng khái quát để phản ánh những phẩm chất, tính cách, những vấn đề xã hội rộng lớn hơn bản thân số lượng nhân vật ấy.
Tác phẩm “Chí Phèo” đã ghi nhận thành công của Nam Cao trong việc xây dựng nhân vật điển hình, tiêu biểu nhất phải kể đến Chí Phèo và Bá Kiến. Đây có thể coi là những nhân vật điển hình sắc nét vừa mang tính khái quát cao, có ý nghĩa tiêu biểu vừa hết sức sinh động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng. Vì bị đè nén, áp bức quá đáng, người lao động lương thiện không còn cách nào khác đã buộc phải chống trả bằng cách lưu manh hóa. Có thể nói, Nam Cao là nhà văn đã chăm chú theo dõi và luôn bị ám ảnh bởi hiện tượng này. Trong không ít tác phẩm, Nam Cao đã xây dựng những nhân vật vốn hiền lành trở thành ngang ngược. Đó là Trạch Văn Đoành trong “Đôi móng giò”, là cu Lộ trong “Tư cách mõ”Và trong “Chí Phèo”, ngoài Chí còn có Năm Thọ và Binh Chức, Chí hoàn toàn có thể có kẻ tiếp nối (thông điệp từ chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng, đầu thị đột nhiên: “Thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua ”). Như vậy, rõ ràng khi bọn địa chủ cường hào, và nói rộng ra là cái trật tự xã hội đương thời còn ra sức áp bức, bóc lột, không cho con người được sống hiền lành tử tế thì sẽ còn những dân lành bị đẩy vào con đường lưu manh..“ Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo trước hết là ở chỗ đã vạch ra thật hùng hồn cái quy luật tàn bạo, bi thảm đó trong xã hội đương thời”(Nguyễn Hoành Khung). Hơn nữa, khi xây dựng nhân vật này, Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả những trạng thái tâm lý phức tạp của nhân vật, đặc biệt là những diễn biến tâm lý của nhân vật từ khi gặp Thị Nở đến khi bị Thị Nở khước từ.
Bá Kiến cũng là một trong số những nhân vật điển hình xuất sắc, được Nam Cao xây dựng khá thành công. Đối với Bá Kiến, Nam Cao không tả diện mạo, chỉ nói đến giọng nói ngọt nhạt, tiếng quát“rất sang”và“cái cười Tào Tháo” mà y tự phụ là hơn đời. Bằng vài chi tiết nhưng nhà văn đã tạo cho Bá Kiến những nét độc đáo, khiến người đọc khó quên. Tuy vậy, nhân vật này trở thành sống động chủ yếu do năng lực miêu tả nội tâm sắc sảo của tác giả.Ví dụ: chỉ để mấy dòng tả ý nghĩ của cụ Bá về người vợ thứ tư trẻ đẹp ngồn ngộn sức sống “Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ. Khác gì nhai miếng thịt bò lựt sựt khi rụng gần hết răng” nhưng nhờ sự chọn lọc nên vẫn đủ sức khắc sâu trong lòng người đọc về một nhân cách thảm hại. Góp phần vào sự thành công ấy còn phải kể đến vai trò của người kể chuyện, điểm nhìn nghệ thuật, giọng điệu tác phẩm và của việc lựa chọn thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật.
 3.3.5. Giọng kể 
 	Giọng kể là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn xuôi, là yếu tố thống nhất mọi yếu tố khác của nội dung, hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Hơn nữa, truyện ngắn hiện đại phải có giọng kể riêng, thiếu giọng kể có dấu ấn phong cách thì những truyện dù có hấp dẫn đến đâu cũng theo thời gian mà mờ nhạt.
Điểm nhìn của người kể là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên giọng kể. Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ của người kể được mở rộng, thấm vào nội tâm nhờ luôn luôn di động góc nhìn . Vì thế, giọng kể của “Chí Phèo” rất độc đáo, phong phú, đa dạng. Do đặc điểm này nên ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều đoạn được lồng ghép vào nhau. Đoạn văn mở đầu thiên truyện là đoạn văn tiêu biểu cho giọng kể ấy: giọng miêu tả, bình luận của nhà văn “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”; Giọng người dân làng Vũ Đại “Chắc nó trừ mình ra”; giọng Chí Phèo “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?”; Đan xen giọng người kể và giọng nhân vật “Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”
Nếu điểm nhìn có vai trò quan trọng làm nên một giọng kể, thì thời gian cũng đóng vai trò quan trọng không kém. “Thời gian đích thực của giọng kể chính là thời gian đóng vai tổ chức các sự kiện và diễn biến sự kiện trong đó. Đây chính là nhịp điệu đích thực của người kể truyện”(Những vấn đề thi pháp của truyện). Thời gian này, được tính theo mức tương quan giữa thời gian cốt truyện và thời gian kể, những chỗ dừng và những điểm nhấn có vị trí quan trọng đối với giọng kể. Điều đó thể hiện qua các đoạn văn sử dụng lời nửa trực tiếp (Đoạn Thị Nở trút giận lên Chí Phèo sau khi nghe lời phản đối của bà cô), độc thoại (Đoạn Chí Phèo tỉnh rượu, “kiểm kê” lại cuộc đời mình), đối thoại (Chí Phèo- Thị Nở, Bá Kiến – Chí Phèo), ...
3.4. Thực nghiệm vận dụng một số đặc điểm của thi pháp thể loại để tìm hiểu truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
 3.4.1. Mục đích thực nghiệm 
- Làm sáng tỏ khả năng vận dụng một số đặc điểm của thi pháp thể loại đối với việc tìm hiểu truyện ngắn “Chí Phèo”. 
- Qua thực nghiệm, tôi sẽ có điều kiện để so sánh, đối chiếu việc vận dụng đặc điểm thi pháp thể loại vào dạy những tác phẩm văn học trong nhà trường với cách tiếp cận thông thường nhằm rút ra những điểm mạnh để phát huy và nhận rõ những điểm yếu để khắc phục
 3. 4.2. Đối tượng và cách thức thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm của tôi là học sinh các lớp: 11C2, 11C3, 11C4, 11C5 năm học 2015- 2016. Tôi chọn 04 lớp làm thực nghiệm (hai lớp đối chứng và hai lớp thực nghiệm). Học sinh các lớp có trình độ xuất phát về kiến thức, kĩ năng học tương đương nhau, điều kiện học tập lứa tuổi của các em tương đối đồng đều, ít có sự khác biệt. 
Khi tính kết quả thực nghiệm, tôi tính số học sinh 04 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng nhau, lớp nào nhiều hơn tôi sẽ rút ra bất kì bài nào để hai lớp có sĩ số bằng nhau.
Tôi vẫn đi theo cách thức thực nghiệm truyền thống: Một lớp học sinh tiếp cận tác phẩm theo cách thông thường, một lớp học sinh vận dụng đặc điểm thi pháp thể loại để tiếp cận tác phẩm.
 3.4.3. Nội dung thực nghiệm.
 * Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
1. Đọc kĩ văn bản để nắm vững cốt truyện, tình tiết sau đó tóm tắt văn bản .
- Khi đọc cần chú ý đến từng chặng đường đời của Chí Phèo, những chặng đường phát triển tính cách của nhân vật.
- Giọng đọc cần linh hoạt sao cho phù hợp với giọng điệu của từng nhân vật, giọng của người kể chuyện. 
2. Chuẩn bị bài theo các câu hỏi Hướng dẫn học bài trong Sách giáo khoa.
3. Ngoài ra, học sinh chuẩn bị thêm các nội dung sau:
 	 - Nhận xét về không gian và thời gian của truyện ngắn Chí Phèo. 
 - Nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến được thể hiện qua sự nhìn nhận và đánh giá của những ai? Nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nam Cao. 
 - Tác phẩm Chí Phèo là một truyện ngắn hiện thực hay truyện ngắn lãng mạn? Vì sao?
 * Bước 2: Thiết kế giáo án
 CHÍ PHÈO (Nam Cao)
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm. 
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như: điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,
- Có hiểu biết ban đầu về đặc điểm cơ bản của một truyện ngắn hiện thực. 
 B. Phương tiện dạy học 
 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 1, Ban cơ bản;
 - Sách giáo viên Ngữ Văn 11 tập 1, Ban cơ bản;
 - Sách Bài tập Ngữ văn, tập 1, Ban cơ bản;
- Thiết kế bài học.
- Tài liệu tham khảo khác.
 C. Phương pháp: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
 D. Tổ chức hoạt động dạy- học
 1. Ổn định tổ chức lớp. 
 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày các đề tài và sáng tác chính trước Cách mạng tháng Tám của Nam Cao? Vấn đề quan trọng nhất trong đề tài người nông dân mà Nam Cao đề cập là vấn đề gì? 
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS thông qua các yêu cầu:
 Anh (chị) hãy cho biết những tên gọi khác nhau của tác phẩm: “Chí Phèo” và lí giải vì sao Nam Cao không giữ tên gọi cũ hay sử dụng nhan đề do nhà xuất bản đặt ? 
GV kiểm tra việc đọc ở nhà của HS kết hợp củng cố kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho HS. 
01 HS tóm tắt tác phẩm theo cuộc đời nhân vật Chí Phèo.
01 HS tóm tắt theo bố cục đoạn trích.
 Ngoài việc đọc truyện ngắn  “ Chí Phèo ”, anh (chị) còn đọc thêm tác phẩm nào của Nam Cao ? So sánh với truyện ngắn  “ Chí Phèo ”, chỉ ra nét chung ? Từ đó hãy nêu chủ đề

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_doc_hieu_truyen_nganchi_pheocua_nam.doc