SKKN Hiệu quả từ phương pháp dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành từ góc độ thể loại

SKKN Hiệu quả từ phương pháp dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành từ góc độ thể loại

Thực trạng giờ dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung và trong nhà trường phổ thông trung học nói riêng còn đơn điệu tẻ nhạt khiến khá đông học sinh không có hứng thú học văn dẫn đến chất lượng môn học ngày càng giảm sút. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó phải kể tới: khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm, nhiều giáo viên chưa xác định đúng "chất của loại" trong thể. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm nên khi khai thác tác phẩm văn học không những không làm cho tác phẩm sống động, giàu sức hấp dẫn mà ngược lại làm cho tác phẩm khô khan, chết cứng. [1].

Dạy học văn theo thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản trong nhà trường phổ thông hiện nay. Vì "giảng dạy tác phẩm theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng hướng với quy luật và bản chất của văn học đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất" [2]. Dạy học văn theo thể loại là một trong những kĩ năng cần thiết trên con đường tự học và chủ động chiếm lĩnh tri thức.

Mỗi tác phẩm văn học là một sáng tạo độc đáo, riêng biệt, thể hiện rõ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua sản phẩm tinh thần ấy, nhà văn, nhà thơ thể hiện một nhân sinh quan có ý nghĩa tiến bộ về con người, về cuộc đời. Để nhận ra thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm qua tác phẩm thật không dễ dàng chút nào. Trên cơ sở hiểu rõ được đặc trưng thể loại văn học, giáo viên sẽ định hướng cho học sinh tìm ra những rung động thẩm mĩ trong từng giờ học [5].

Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo là ngắn gọn. Truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Truyện ngắn thường bao gồm: cốt truyện và nhân vật, chi tiết ngôn ngữ, tình huống truyện, [14]

 

doc 22 trang thuychi01 6952
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu quả từ phương pháp dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành từ góc độ thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: 
Thực trạng giờ dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung và trong nhà trường phổ thông trung học nói riêng còn đơn điệu tẻ nhạt khiến khá đông học sinh không có hứng thú học văn dẫn đến chất lượng môn học ngày càng giảm sút. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó phải kể tới: khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm, nhiều giáo viên chưa xác định đúng "chất của loại" trong thể. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm nên khi khai thác tác phẩm văn học không những không làm cho tác phẩm sống động, giàu sức hấp dẫn mà ngược lại làm cho tác phẩm khô khan, chết cứng. [1].
Dạy học văn theo thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản trong nhà trường phổ thông hiện nay. Vì "giảng dạy tác phẩm theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng hướng với quy luật và bản chất của văn học đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất" [2]. Dạy học văn theo thể loại là một trong những kĩ năng cần thiết trên con đường tự học và chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Mỗi tác phẩm văn học là một sáng tạo độc đáo, riêng biệt, thể hiện rõ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua sản phẩm tinh thần ấy, nhà văn, nhà thơ thể hiện một nhân sinh quan có ý nghĩa tiến bộ về con người, về cuộc đời. Để nhận ra thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm qua tác phẩm thật không dễ dàng chút nào. Trên cơ sở hiểu rõ được đặc trưng thể loại văn học, giáo viên sẽ định hướng cho học sinh tìm ra những rung động thẩm mĩ trong từng giờ học [5].
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo là ngắn gọn. Truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Truyện ngắn thường bao gồm: cốt truyện và nhân vật, chi tiết ngôn ngữ, tình huống truyện, [14]
Truyện ngắn “Rừng xà nu” – chương trình Ngữ văn cơ bản lớp 12 tập 2 là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc làm nên tên tuổi của Nguyễn Trung Thành ở thể loại truyện ngắn. 
Với niềm tự hào sâu sắc về một thể loại văn học góp phần làm nên diện mạo truyện ngắn dân tộc, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu qua thực nghiệm năm học 2016 - 2017: "Hiệu quả từ phương pháp dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành từ góc độ thể loại" - Tiết 63 - 64 - lớp 12A, 12C trường THPT Lê Văn Linh.
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài: "Hiệu quả từ phương pháp dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành từ góc độ thể loại", chúng tôi đưa đến những vấn đề lý luận hiện đại ứng dụng trong tình hình thực tiễn giảng dạy truyện ngắn “Rừng xà nu” mong muốn đem đến những điều mới mẻ khiến học sinh say mê và hứng thú khi học tác phẩm này. Những phương pháp và biện pháp thích hợp sẽ khơi dậy rung động thẩm mĩ, đốt lên ngọn lửa say mê văn học trong tâm hồn thế hệ trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài: "Hiệu quả từ phương pháp dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành từ góc độ thể loại" - Tiết 63 - 64 chương trình Ngữ văn 12 cơ bản.
Đề tài được trực tiếp áp dụng ở các lớp 12A, 12C trường phổ thông chúng tôi đang trực tiếp giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: [4]
Đề tài này chúng tôi sẽ kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, từ nhiều góc độ và cấp độ khác nhau để phát hiện rõ vấn đề. Chúng tôi tập trung vận dụng đan xen bốn phương pháp lớn trong giờ dạy học:
1.4.1. Phương pháp đọc sáng tạo:
Đọc để nhận thức được nội dung tác phẩm, phong cách tác giả thể hiện trong tác phẩm. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh đâu là giọng kể, giọng tả, giọng trần thuật, giọng đối thoại. Có như vậy mới làm nổi bật được những cung bậc tình cảm, sắc thái cảm xúc, tâm tư gửi gắm đằng sau những câu chữ ngủ yên. 
1.4.2. Phương pháp gợi mở và biện pháp nêu vấn đề:
Học sinh là bạn đọc sáng tạo, giáo viên cần tôn trọng sự tiếp nhận của cá nhân học sinh đồng thời khơi gợi tổ chức cho học sinh tự hoạt động để đến với tác phẩm một cách dễ dàng.
Trong giảng bài, giáo viên cần sử dụng biện pháp nêu vấn đề. Cơ chế của biện pháp này là: Giáo viên đặt câu hỏi – học sinh tri giác – giáo viên tổ chức qui trình giải quyết. Muốn tạo được tình huống có vấn đề phải xây dựng được hệ thống câu hỏi có vấn đề (chứa đựng những mâu thuẫn trong nhận thức đánh giá).
1.4.3. Phương pháp giảng bình:
Giảng bình đã trở thành một bí quyết trong giảng văn, khiến giờ giảng văn trở nên hứng thú mang màu sắc cảm xúc và văn học rõ rệt.
1. 4.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu giúp học sinh hình thành và rèn luyện năng lực hoạt động tư duy sáng tạo. Phương pháp này chỉ nên thực hiện dưới dạng bài tập ở nhà hoặc trong buổi ngoại khóa.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Trong một bài nghiên cứu về "Cấu trúc năng lực văn", Giáo sư Phan Trọng Luận đã chỉ ra những năng lực tiếp nhận văn học bao gồm: [7]
- Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Năng lực tái hiện hình tượng.
- Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học.
- Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp với năng lực khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm trong chỉnh thể của nó.
- Năng lực nhận biết loại thể để định hướng hoạt động tiếp nhận.
- Năng lực cảm xúc thẩm mĩ
- Năng lực tự nhận thức.
- Năng lực đánh giá.
Như vậy, trong hoạt động tiếp nhận văn học thì năng lực nhận biết loại thể sẽ dẫn dắt người đọc đến những định hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác phẩm. Mỗi thể loại có một thi pháp riêng nên nếu không ý thức sự khác biệt của mỗi loại thể văn học người đọc sẽ dễ lạc hướng. Chẳng hạn như đối với Truyện ngắn mà để ý nhiều tới cảm xúc lại bỏ qua cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện thì nhất định người đọc không thể tiếp nhận được sáng tác của nhà văn. Do đó, nhận biết được thể loại của tác phẩm văn học và nắm được những đặc trưng của nó là điều vô cùng cần thiết trên hành trình khám phá văn chương.
2.1.2. Hơn nữa, trong nhà trường phổ thông, việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn dạy và học. Điều này không chỉ định hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác phẩm mà còn phát huy được tính chủ động tích cực của người học, góp phần phát huy vai trò đồng sáng tạo của học sinh đối với tác phẩm văn học. [5]
Với "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành, cần chú ý tiếp nhận tác phẩm không đơn thuần như một truyện ngắn tự sự mà tác phẩm còn mang những nét đặc trưng riêng biệt của truyện ngắn trữ tình. Nếu như Phan Tứ hay Anh Đức thường đưa vào truyện của mình những chi tiết chân thực để cố gắng biểu hiện cuộc sống với tất cả vẻ gồ ghề, gai góc của nó thì trái lại, Nguyễn Trung Thành thường đi sâu vào những chi tiết giàu chất thơ, những gì đã xúc động nhà văn một cách mạnh mẽ. Cảnh vật, cuộc sống, con người trong văn của Nguyễn Trung Thành bao giờ cũng đẹp, một vẻ đẹp huyền ảo như được tô điểm bằng những màu sắc lãng mạn làm cho người đọc phải say sưa, ngây ngất.
Vì vậy, để dạy học "Rừng xà nu" một cách hiệu quả cần phải đặt tác phẩm vào đặc trưng của thể loại: Truyện ngắn trữ tình.
2.1.3. Truyện ngắn trữ tình “Rừng xà nu”: [9]
Nguyễn Trung Thành được nhớ đến như nhà văn của Tây Nguyên. Tác phẩm của Nguyễn Trung Thành luôn chất chứa chất thơ làm say lòng người. Văn của ông mang đậm cảm hứng trữ tình, giọng điệu đằm thắm sôi nổi, cảm xúc tinh tế, ngọt ngào, cái nhìn trong trẻo, lối hành văn vừa phới phới lại sâu lắng, trang trọng, giàu tính sử thi.
Sở trường của Nguyễn Trung Thành là miêu tả những nhân vật anh hùng với những nét khái quát cô đọng, hàm xúc tạo nên những hình khối lớn, những tính cách kiên cường: “Nguyên Ngọc suốt đời đi tìm cái hùng – cũng là cái đẹp trong cảm quan thẩm mĩ của anh. Đối với Nguyên Ngọc đó là một nhu cầu tự thân, một sự thôi thúc bên trong, thôi thúc của máu” (Nguyễn Đăng Mạnh). [13]
“Rừng xà nu” viết về những con người Tây Nguyên yêu nước thiết tha. Tình yêu ấy bắt nguồn rất cụ thể: Từ tình yêu con suối, cánh rừng, đường đi lối rẽ. Người Tây Nguyên quyết tâm đánh đuổi đến cùng kẻ đã tàn phá quê hương yêu dấu máu thịt của mình. Đó chính là tình yêu nước lớn lao vĩ đại. “Rừng xà nu” là truyện ngắn trữ tình; là bài ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng: là bài ca về chất sử thi hoành tráng.
2.2. Thực trạng vấn đề:
2.2. 1. Thực trạng chung.
Ngày nay, xu thế chung của xã hội là phát triển các ngành khoa học kĩ thuật. Dưới mái trường phổ thông, các em học sinh thường chú trọng đến bộ môn khoa học tự nhiên hơn là bộ môn khoa học xã hội. Dù hôm nay môn Ngữ văn rất quan trọng với kỳ thi vượt cấp và kỳ thi tốt nghiệp quốc gia nhưng đại đa số học sinh vẫn chưa quen với sự ngang hàng giữa bộ môn khoa học xã hội với bộ môn khoa học tự nhiên. Trường THPT Lê Văn Linh đi từ trường Bán công lên Công lập nên tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao so với trường bạn. Đa số học sinh dự tuyển vào trường THPT Lê Văn Linh có học lực từ khá trở xuống nên có nhiều hạn chế trong học tập. Dù có những học sinh vốn có năng khiếu về văn học, yêu thích văn chương nhưng vẫn vô cùng khó khăn trong việc tiếp cận với bộ môn khoa học giàu tính nhân văn này. Bởi vậy, mỗi giờ học văn diễn ra trong tâm thế còn thờ ơ đón nhận của học sinh và trong nỗi niềm trăn trở của người thầy.
2.2. 2. Thực trạng đối với giáo viên.
Trong đổi mới phương pháp dạy học văn, người giáo viên nhất thiết phải chú trọng dạy theo thể loại. Dạy thơ trữ tình phải dạy cho ra được tâm trạng, cảm xúc, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh chứa đựng trong tác phẩm. Dạy tác phẩm tự sự phải quan tâm tới nhân vật, cốt truyện, chi tiết đặc sắc. Dạy tác phẩm kịch phải chú ý tới xung đột kịch thể hiện qua mâu thuẫn trong ngôn ngữ, hành động của từng nhân vật.
Đến với "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn trữ tình - một thể loại đặc sắc của văn học dân tộc nhưng phần lớn giáo viên mới chỉ khai thác tác phẩm như một truyện ngắn tự sự. Đại bộ phận giáo viên vẫn sử dụng phương pháp tiếp cận tác phẩm theo lối cũ. Sự đơn điệu của cách dạy này trước hết ở nội dung giảng dạy, ở cách khai thác, phân tích tác phẩm văn chương. Vì thế người tiếp nhận không lĩnh hội được những vấn đề ở bề sâu, bề xa của tác phẩm. Thực tế cho thấy hầu hết giáo viên khi dạy tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành mới chỉ chú ý đến nội dung tư tưởng chứ chưa thực sự quan tâm tới phương diện thể loại. Thiết nghĩ, dạy học tác phẩm “Rừng xà nu” cần được chú trọng đúng đắn hơn nữa về phương diện thể loại.
2.2. 3. Thực trạng đối với học sinh:
Viết về chiến tranh, về Tây Nguyên không phải là mới, “Rừng xà nu” đã đem lại cái lạ, cái thật, cái ảo, cái thực trong thế giới hình tượng nghệ thuật gợi mở ra bao nhiêu điều thú vị trong trường liên tưởng của người đọc. Vì vậy học sinh khó có thể cảm nhận hết được cái đẹp, cái hay của tác phẩm. 
Trước thực trạng này, chúng ta cần phải tìm cách làm xích lại gần hơn nữa giữa đối tượng khám phá với đối tượng tiếp nhận. Yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay là phải xác định đúng “chất của loại” trong khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm. Bởi giảng dạy tác phẩm theo loại thể chính là phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng hướng với quy luật và bản chất của văn học đồng thời đảm bảo hiệu quả cao nhất.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của thể loại Tự sự và Truyện ngắn: 
* Về khái niệm:
Tự sự là thể loại văn học tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người. Bằng cách kể lại sự việc, chi tiết, miêu tả tính cách nhân vật  thông qua một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh, được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. Qua tác phẩm, nhà văn bày tỏ một thái độ, một cách đánh giá nhất định với cuộc đời và con người [8]
Truyện ngắn là tác phẩm phản ánh cuộc sống qua một chuỗi các sự kiện, chi tiết, nhân vật, tình huống gọi là hệ thống cốt truyện mà qua đó người nghệ sỹ bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình. Truyện ngắn có một vị trí quan trọng trong chương trình học tập và thi cử của học sinh ở bậc THPT. [8].
* Về đặc trưng cơ bản: 
- Về ngôn ngữ:
+ Văn bản tự sự thường dùng lời kể và miêu tả để thông báo thời gian, địa điểm gợi ra đặc điểm của nhân vật, sự kiện, phân tích tâm trạng, tình huống nhằm làm nổi bật bức tranh đời sống.
+ Tác phẩm tự sự giàu các loại hình ngôn ngữ. Ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật, mỗi nhân vật lại có ngôn ngữ riêng. Bên cạnh các đối thoại còn có độc thoại. Lời người kể chuyện khi đứng độc lập, khi lại hòa vào lời của nhân vật và ngược lại lời nhân vật đôi khi lại thành lời người kể chuyện Nhìn chung ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự đa dạng và phong phú. 
- Nhân vật: Tác phẩm tự sự có khả năng thể hiện nhân vật trong một phần hoặc toàn bộ cuộc đời, tính cách, số phận với nhiều mặt hoạt động và biểu hiện của đời sống.
- Cốt truyện: Là các biến cố xảy ra liên tiếp trong tác phẩm, xô đẩy nhau tới đỉnh cao buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì chuyện dừng lại hoặc nảy sinh biến cố mới tùy theo dung lượng, sức khái quát cuộc sống của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
2.3.2.Phương pháp và biện pháp thích hợp dạy - học tác phẩm “Rừng xà nu” từ góc độ thể loại:.
2.3.2.1. Đọc diễn cảm “Rừng xà nu” – một biện pháp thủ công đặc biệt: [9].
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ văn bản trong sách giáo khoa tiến tới đọc diễn cảm. Yêu cầu đọc đoạn đầu, đoạn mô tả cây xà nu với chất giọng ngọt ngào, sâu lắng. Phần sau, đặc biệt đoạn kể chuyện của cụ Mết giọng đọc phải trầm hùng, hào sảng, ngân vang.
- Gợi ý học sinh đọc tư liệu tham khảo cần thiết. Chú ý trong tác phẩm có một số đoạn hay viết về hình tượng cây xà nu, có thể yêu cầu học sinh đọc nhiều lần hoặc đọc thuộc.
2.3.2.2. Vận dụng đan xen bốn phương pháp lớn trong giờ dạy – học “Rừng xà nu”. [4]
- Phương pháp đọc sáng tạo:
Đọc để nhận thức được nội dung tác phẩm, phong cách tác giả thể hiện trong tác phẩm. Tác phẩm được dạy trong hai tiết, giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc trước ở nhà. Giáo viên cần làm rõ đâu là giọng kể, đâu là giọng tả, đâu là giọng trần thuật, giọng đối thoại. Việc đọc phải làm nổi bật được những cung bậc tình cảm của tác giả làm cho lời văn đọc lên lúc âm vang, lúc thiết tha sâu lắng. Đọc làm sao để sống dậy những tâm tư, tình cảm của nhân vật gửi đằng sau câu chữ ngủ yên.
- Sử dụng phương pháp gợi mở và biện pháp nêu vấn đề thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài giảng để tạo bầu không khí văn chương:
Coi học sinh là bạn đọc sáng tạo, người giáo viên cần tôn trọng sự tiếp nhận của cá nhân học sinh, đồng thời khơi gợi tổ chức cho học sinh tự hoạt động để đến với tác phẩm của mình một cách dễ dàng. Trong khi giảng, giáo viên cần sử dụng biện pháp nêu vấn đề. Cơ chế của biện pháp này là: Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh tri giác, giáo viên tổ chức quy trình giải quyết.
- Phương pháp giảng bình:
Giảng bình đã trở thành bí quyết trong giảng văn, khiến giờ giảng văn trở nên hứng thú mang màu sắc cảm xúc và văn học rõ rệt.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu cần được vận dụng nhằm giúp học sinh hình thành và rèn luyện năng lực hoạt động tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, phương pháp này chỉ nên thực hiện dưới dạng những bài tập ở nhà hoặc trong buổi ngoại khóa. 
2.3.2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi: [10].
Chú ý câu hỏi hình dung tưởng tượng, giảm câu hỏi phát hiện. Câu hỏi hướng vào ba hình tượng: Rừng xà nu, cụ Mết, Tnú và dân làng Xô Man, Tnú và hình tượng đôi bàn tay đậm chất sử thi. Ngoài ra, các câu hỏi nên hướng vào các hình tượng nghệ thuật, các chi tiết nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của tác phẩm.
Câu hỏi 1: Hãy đặt cho tác phẩm tên khác và lý giải tại sao tác giả lại đặt tên tác phẩm là “Rừng xà nu” ?
Dự kiến trả lời: 
Tên khác: “Làng Xô Man” hay “Tnú” – một trong hai tên này có thể gây cảm giác cụ thể hơn nhưng sẽ mất đi sức khái quát, sự gợi mở, không nêu được tinh thần của tác phẩm, không thể hiện được đây là truyện ngắn trữ tình. Vì thế đặt tên cho tác phẩm: “Rừng xà nu” không chỉ ghi nhận tâm hồn, tình cảm của tác giả mà còn hàm chứa toàn bộ vẻ đẹp của tác phẩm, vẻ đẹp của thế giới sinh động, ngân vang, nồng căng sự sống,
Câu hỏi 2: Cảm nhận của anh / chị về không khí chiến tranh trong tác phẩm?
Dự kiến trả lời:
- Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã mở đầu bằng câu văn chắc nịch: “Làng ở trong tầm đại bác”. Câu văn báo trước một sự hủy diệt bạo tàn khốc liệt.
- Cảnh rừng xà nu bị tàn phá trong phần đầu tác phẩm (chi tiết cụ thể).
Câu hỏi 3: Qua việc miêu tả đó, tác giả đã cho thấy một hiện thực gì nơi đây? Cho ta liên tưởng tới phẩm chất gì của dân làng Xô Man?
Dự kiến trả lời:
Làng phải đối mặt với đồn giặc, phải chấp nhận sự đối đầu, thử thách, hy sinh và trong đấu tranh sẽ bộc lộ toàn bộ sức mạnh tiềm tàng: kiên cường, bất khuất, sức sống mãnh liệt 
Câu hỏi 4: Cây tre với người dân miền Bắc không chỉ là người bạn thân thiết mà còn “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Có thể nói vậy về cây xà nu đối với người dân Xô Man không?
Dự kiến trả lời:
- Cây xà nu gắn bó với con người và cuộc sống dân làng:
+ Xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày như tự ngàn đời nay của dân làng: “Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che trở cho dân làng”; ngọn lửa xà nu có mặt trong bếp mỗi nhà, trong đống lửa nhà Ưng tập hợp dân làng, ngọn đuốc xà nu cháy sáng soi những đoạn rừng đêm, khói xà nu làm tấm bảng cho Tnú và Mai học chữ
+ Xà nu tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống chống Mỹ: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết và tất cả dân làng vào rừng lấy giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, đêm người dân làng Xô Man thức dưới ánh đuốc xà nu mài vũ khí; giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu; cũng ngọn lửa từ những đuốc xà nu soi sáng rực cái đêm cả làng nổi dậy, soi rõ xác mười tên lính giặc bị giết ngổn ngang quanh đống lửa lớn giữa làng
+ Xà nu chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm, ý chí quật khởi của dân làng Xô Man: ánh lửa xà nu soi sáng lời dặn của anh Quyết: “Người còn sống thì phải chuẩn bị vũ khí, sẽ có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng dũng cảm của Tnú: “ Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc”. Lòng căm thù cháy giần giật như nhựa xà nu bén nhạy để “bàn tay hận thù” thành “bàn tay trả thù”.
Câu hỏi 5: Việc chọn cây xà nu để miêu tả nhiều lần làm phông nền trong tác phẩm có tác dụng gì?
Dự kiến trả lời: 
Hình tượng cây xà nu tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi lãng mạn cho câu chuyện về làng Xô Man kiên cường, là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Với hình tượng này, nhà văn đã thể hiện không gian nghệ thuật rộng, phản ánh được bức tranh hoành tráng của cuộc kháng chiến ở Tây Nguyên làm nên cho câu chuyện mang vẻ đẹp trữ tình, chất thơ nhưng cũng mang đậm chất anh hùng ca.
Câu hỏi 6: Ấn tượng sâu sắc của anh/ chị về nhân vật cụ Mết?
Dự kiến trả lời:
- Là nhân vật tượng trưng cho lịch sử, cho truyền thống của buôn làng:
+ Ông cụ mang vẻ đẹp cường tráng, tư thế kiêu dũng “ngực căng như một cây xà nu lớn”, mang vẻ đẹp như ta đã bắt gặp ở huyền thoại Đăm Săn. 
+ Ông cụ còn mang sức mạnh tinh thần và vẻ đẹp về phẩm chất, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và mở ra tương lai “ Nhớ lấy, ghi lấy”; Cụ từng khẳng định: “ Cán bộ là Đảng.”.
Câu hỏi 7: Câu chuyện về cuộc nổi dậy của làng Xô Man và số phận, cuộc đời Tnú được ai kể lại? Lời kể và không gian kể chuyện có tác dụng gì?
Dự kiến trả lời:
Xuất hiện qua lời kể cụ Mết, sự hồi tưởng của một già làng. Câu chuyện được kể trong một đêm thiêng liêng, ngoài nhà Ưng lấm tấm trận mưa đêm, trong nhà một đống lửa lớn được bốc lên, xung quanh dân làng nín lặng lắng nghe, giọng cụ Mết trang nghiêm. Lời kể và không gian ấy khiến cho câu chuyện về Tnú trở thành chuyện của lịch sử, của buôn làng, truyền thống. Tnú đã trở thành niền tự hào của dân làng. 
Câu hỏi 8: Qua câu chuyện, hãy hình dung con đường giác ngộ cách mạng của Tnú?
Dự kiến trả lời:
- Hoàn cảnh xu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hieu_qua_tu_phuong_phap_day_tac_pham_rung_xa_nu_cua_ngu.doc