SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm thơ thời kì kháng chiến chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 12

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm thơ thời kì kháng chiến chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 12

Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng những ấn tượng về giai đoạn ấy đối với nhiều thế hệ độc giả không dễ phai mờ. Chiến tranh - một thời đoạn vô cùng hào hùng và khốc liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã tạo ra cho con người một cuộc sống khác khiến bất kì ai từng trải qua chẳng thể nào quên được. Vì thế mà nhiều năm nay, Văn học kháng chiến nói chung và thơ chống Pháp nói riêng được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong trường THPT.

Văn học kháng chiến chống Pháp không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, mà còn là một hiện tượng nghệ thuật lớn, đặc sắc, là một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, có nhiều thành tựu xuất sắc trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam. Những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của văn học kháng chiến chống Pháp đã được khẳng định trong thực tiễn, từ đông đảo công chúng văn học đương thời cũng như trong nhiều công trình phê bình, nghiên cứu cả trước và sau năm 1975.

Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ có thể sống trong không khí hào hùng, sôi động của một thời đại qua các trận đánh từ tư liệu lịch sử, qua lời kể của thế hệ cha anh và qua tác phẩm văn học. Họ nhìn về lịch sử khác với thế hệ từng nhắm thẳng đầu quân thù mà bắn nên khó có được tâm thế, khí thế để cảm nhận bản chất thực sự của một thời đại đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Vì vậy, việc “truyền lửa” cho hậu thế thông qua dòng Văn học chống Pháp khơi dậy tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và anh dũng của dân tộc ta trong quá khứ là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp thêm sức mạnh, ý chí cho lớp trẻ ngày nay.

 

doc 23 trang thuychi01 7191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm thơ thời kì kháng chiến chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU  1
 1.1. Lí do chọn đề tài ..... 1
 1.2. Mục đích nghiên cứu .. 1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu . 2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu .... 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN  2
 2.1. Cơ sở lý luận .... 2
 2.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học .... 2
 2.1.2. Khái quát chung về văn học kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 .. 3
 2.1.3. Đặc điểm của thơ ca kháng chiến chống Pháp  4
 2.1.4. Định hướng tìm hiểu một số tác phẩm văn học chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 12 . 5
 2.2. Thực trạng ....... 7
 2.3. Một số biện pháp sử dụng ... 8
 2.3.1. Trình chiếu tư liệu, đặt câu hỏi gợi mở nhằm tạo hứng thú cho học sinh .. 8
 2.3.2. Sử dụng tranh ảnh kết hợp trong quá trình giảng dạy . 9
 2.3.3. Vận dụng kiến thức liên môn  10
 2.3.4. Sử dụng âm nhạc trong dạy học................. 12
 2.4. Kết quả thu được 13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
PHỤ LỤC 2: TRANH ẢNH HỖ TRỢ DẠY HỌC
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài.
Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng những ấn tượng về giai đoạn ấy đối với nhiều thế hệ độc giả không dễ phai mờ. Chiến tranh - một thời đoạn vô cùng hào hùng và khốc liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã tạo ra cho con người một cuộc sống khác khiến bất kì ai từng trải qua chẳng thể nào quên được. Vì thế mà nhiều năm nay, Văn học kháng chiến nói chung và thơ chống Pháp nói riêng được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong trường THPT.
Văn học kháng chiến chống Pháp không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, mà còn là một hiện tượng nghệ thuật lớn, đặc sắc, là một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, có nhiều thành tựu xuất sắc trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam. Những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của văn học kháng chiến chống Pháp đã được khẳng định trong thực tiễn, từ đông đảo công chúng văn học đương thời cũng như trong nhiều công trình phê bình, nghiên cứu cả trước và sau năm 1975.
Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ có thể sống trong không khí hào hùng, sôi động của một thời đại qua các trận đánh từ tư liệu lịch sử, qua lời kể của thế hệ cha anh và qua tác phẩm văn học. Họ nhìn về lịch sử khác với thế hệ từng nhắm thẳng đầu quân thù mà bắn nên khó có được tâm thế, khí thế để cảm nhận bản chất thực sự của một thời đại đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Vì vậy, việc “truyền lửa” cho hậu thế thông qua dòng Văn học chống Pháp khơi dậy tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và anh dũng của dân tộc ta trong quá khứ là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp thêm sức mạnh, ý chí cho lớp trẻ ngày nay. 
Sau nhiều năm giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT, tôi nhận thấy việc giảng dạy Văn học nói chung và Văn học thời kì chống Pháp nói riêng chủ yếu chỉ được tiến hành theo lối truyền thụ một chiều: thầy đọc - trò chép. Giáo viên còn lúng túng trong việc truyền đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Làm thế nào để truyền được cái “thần”, cái “hồn”, cái “khí thế” sục sôi của cả một thời đại lịch sử cho người học nhất là khi nhìn vào bối cảnh xã hội của đất nước lúc này là điều mà bất cứ người giáo viên dạy Văn nào khi đứng trên bục giảng cũng trăn trở. Đứng trước những tồn tại đó, tôi mạnh dạn đề xuất Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm thơ thời kì kháng chiến chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 12.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những đặc trưng Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp dạy học có hiệu quả các tác phẩm giai đoạn kháng chiến chống Pháptrong chương trình Ngữ văn 12.
- Tạo hứng thú cho các em tìm hiểu và nhận thức về lịch sử dân tộc - thời kì đau thương nhưng vĩ đại để hình thành những phẩm chất cao quý cho học sinh: Tình yêu gia đình, quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và thực hiện nghĩa vụ công dân. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
Đối tượng nghiên cứu là tác phẩm thơ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình sách giáo khoa THPT lớp 12 cơ bản (không tính tác phẩm đọc thêm), cụ thể: Tây Tiến - Quang Dũng, Đoạn trích Việt Bắc - Tố Hữu.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
	Với đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lí luận chung, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê và xử lí số liệu (thông qua bài kiểm tra), phương pháp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 2.1. Cơ sở lý luận.
 2.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học.
Nâng cao chất lượng dạy học là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay đối với các cơ sở giáo dục. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô cùng quan trọng. Thực trạng phương pháp dạy học ngày nay vẫn là phương pháp thuyết trình. Phương pháp thuyết trình lấy công nghệ dạy học gắn với quan điểm: “Lấy người dạy làm trung tâm” không còn phù hợp với phương pháp dạy học và chương trình sách giáo khoa mới ngày nay. Hệ lụy của phương pháp này là: Thầy thuyết giảng theo kiểu đọc chép, người học thụ động tiếp thu kiến thức một chiều, kiến thức áp đặt, dạy học theo kiểu nhồi nhét kiến thức, học nhiều nhưng thực hành quá ít. 
Phát triển nguồn lực có chất lượng cao đòi hỏi phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng một xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất chất lượng nguồn lực là phải đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy [7].
 2.1.2. Khái quát chung về văn học kháng chiến chống Pháp 1945 -1954.
Đối với một tác phẩm văn học nói chung nếu biết khám phá, hiểu sâu và lĩnh hội hết giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm thì người học sẽ nhận thấy chức năng đặc thù của nó trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách. Nó trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mĩ. Nhờ có Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt khô khan, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang trong nhịp sống sôi động, hối hả của cuộc sống hiện đại, quá khứ dần bị lãng quên. Văn học chống Pháp cũng vậy! Nó bồi đắp cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, thái độ trân trọng truyền thống lịch sử, lòng tự hào dân tộc; giúp các em sống có lí tưởng, mục đích, đạo đức và biết quý trọng tình nghĩa, trở thành nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao cho thế hệ trẻ ngày nay.
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì gian khổ, thơ ca Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ và thu được một số thành tựu đáng tự hào. “Thơ kháng chiến phần nhiều viết về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, trong đó miêu tả khá thành công hình ảnh người lính - nhân vật trung tâm của mộc kháng chiến. Dường như thơ ca đã cùng người lính ra trận, thơ ca góp phần động viên khích lệ họ vượt qua gian khổ chiến thắng kẻ thù” [2].
Sau Cách mạng tháng Tám, đội ngũ các nhà thơ Việt Nam xuất hiện một loạt cây bút trẻ. Bên cạnh những nhà thơ sáng tác trước Cách mạng, những thi sĩ của phong trào "Thơ mới", chúng ta thấy sự xuất hiện của Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Chính Hữu, Hồng Nguyên... Các nhà thơ này ít nhiều đều gián tiếp hoặc trực tiếp phục vụ trong quân đội. Họ có điều kiện thuận lợi để có thể viết đúng và viết hay về người lính. Chưa bao giờ lực lượng sáng tác lại tập hợp được nhiều thế hệ và nhiều phong cách, vừa thống nhất vừa bổ sung cho nhau như thời kì này [3]. 
Văn học Cách mạng thời kì chống Pháp phần lớn được tạo nên từ đề tài chiến tranh và người lính. Thật ít có người quan tâm đến văn học Cách mạng thời kì chống Pháp lại có thể quên được các tác phẩm có tính chất kinh điển của văn học thời kỳ này như: tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu; bài thơ Đất nước và tiểu thuyết Xung kích của Nguyễn Đình Thi, bài thơ Đèo Cả của Hữu Loan; trường ca Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm; các bài thơ Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng; tập bút ký Phiên chợ Trung du của Ngô Tất Tố; các tác phẩm Nhật ký ở rừng, Mò sâm banh, Đôi mắt của Nam Cao; truyện ký Đất nước yêu dấu và truyện vừa Đêm giải phóng của Nguyên Hồng; các vở kịch Bắc Sơn, Những người ở lại và Ký sự Cao Lạng, Nhật ký chiến tranh của Nguyễn Huy Tưởng,... Đấy thực sự là những tác phẩm bất hủ thời kì này mà trong đó ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp phản chiếu bóng hình người lính và khung cảnh chiến tranh.
Giá trị nổi bật và bền vững của Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp là ở nội dung tư tưởng - cảm xúc. Nó tập trung biểu hiện những tư tưởng, tình cảm lớn của thời đại, phát hiện và sáng tạo những hình tượng đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân về những thế hệ con người Việt Nam anh dũng trong công cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất Đất nước. Đó cũng là sự kế tục truyền thống tốt đẹp của văn học dân tộc qua nhiều thời đại.
Văn học thờ kì kháng chiến chống Pháp đã đưa nền Văn học cách mạng từng bước vươn tới đỉnh cao với nhiều thành tựu xuất sắc. Chặng đường ấy đã đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại mình, đồng thời cũng là một giai đoạn không thể bỏ qua trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại.
 2.1.3. Đặc điểm của thơ ca kháng chiến chống Pháp. 
Tuổi trẻ cả nước nói chung, học sinh trường THPT Lê Lợi nói riêng là thế hệ ra đời sau 1975 nên chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, báo chí. Họ nhận thức về chiến tranh chống kẻ thù xâm lược chủ yếu qua kí ức của cha anh, qua tác phẩm văn chương cách mạng, qua những kỉ vật kháng chiến ít ỏi Thế hệ trẻ ngày nay không ít người hiểu chưa đầy đủ, toàn diện thậm chí còn hiểu sai về văn học của một thời bão lửa. Vì thế, việc “truyền lửa” cho hậu thế thông qua các tác phẩm văn học chiến tranh nhằm khơi dậy tinh thần đấu tranh bất khuất, anh dũng của dân tộc ta trong quá khứ, trở thành nguồn năng lượng lịch sử là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn lao tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ học sinh ngày nay.
Trong dòng chảy sôi nổi của văn học kháng chiến thì thơ chống Pháp là tiếng nói tâm tình, đằm thắm, là khúc anh hùng ca hào hùng; là lời tự bộc lộ chân tình, là ý chí, nghị lực của cả một dân tộc quyết chiến và quyết thắng. Thơ ca là thể loại phát triển thành cao trào mạnh hơn cả với nhiều thành tựu nổi bật. Truyền thống yêu thơ của dân tộc và đặc điểm lịch sử cụ thể của chín năm kháng chiến đã quyết định thực tế ấy. Thơ ca tiếp tục gắn bó và phản ánh đời sống cách mạng một cách chân thực.
Văn học chống Pháp nói chung, thơ chống Pháp nói riêng phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt - hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Ngoài ra, nó còn chịu sự chi phối của quy luật Hiện đại hóa. Do đó, thơ ca lúc này thực hiện tốt nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ chính trị, yêu nước, cổ vũ cho cuộc kháng chiến vĩ đại, thần thánh của dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt ấy, thơ chống Pháp mang những đặc điểm riêng:
- Về lực lượng sáng tác: Từ sau Cách mạng tháng Tám, sự gặp gỡ giữa lý tưởng Cách mạng và lý tưởng thẩm mỹ của dân tộc là điều kiện khách quan cho sự xuất hiện hình mẫu người nghệ sĩ kiểu mới: Nhà thơ - chiến sĩ. Lúc này, thơ tập trung thể hiện niềm vui lớn của dân tộc, ca ngợi Ðảng và Bác Hồ, ca ngợi con người mới, chế độ mới. Nổi bật nhất phải kể đến tác giả Tố Hữu với Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt, Hồ Chí Minh; Xuân Diệu với hai trường ca Ngọn quốc kì và Hội nghị non sông.
- Về nội dung tư tưởng, thơ ca 1945-1954 luôn gắn bó chặt chẽ, phản ánh chân thực và sinh động hiện thực kháng chiến hoành tráng. Các nhà thơ đã đưa được không khí thời đại mới mẻ, khỏe khoắn vào thơ. Khuynh hướng sử thi ngày càng nổi rõ. Thơ tập trung thể hiện tâm tình phơi phới tin yêu, lạc quan, tự tin, tự hào của người Việt Nam được giải phóng; những ước mơ, khát vọng cháy bỏng; những sắc thái tình cảm cao cả trong cuộc chiến đấu tuy gian khó nhưng vô cùng anh dũng [2].
Cảm hứng thơ chủ yếu hướng đến cách mạng và nhân dân, chú ý nhiều đến tình cảm công dân nên ít nói tới con người trong đời sống riêng tư. Tình yêu lứa đôi cũng như mọi cung bậc tình cảm khác đều được cảm nhận thông qua tình đồng chí. Hoàn cảnh lịch sử đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết hi sinh cái riêng tư, đứng “dậy mà đi” vì vận mệnh đất nước. Thơ ca không thể đứng ngoài sự hi sinh vĩ đại ấy, các nhà thơ sẽ chẳng được ngợi ca nếu chỉ chuyên tâm sáng tác nhiều thơ mà để nước mất, dân nô lệ một lần nữa.
Nhân vật trữ tình trong thơ kháng chiến nghĩ suy và hành động chủ yếu hướng về số phận Tổ quốc. Các nhà thơ đặc biệt đề cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức làm chủ và quyết tâm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”: Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm (Lê Bá Dương).
- Trên cơ sở phát huy thành tựu của thời kì trước, nghệ thuật biểu hiện của thơ ca 1945-1954 cũng có những vận động, biến chuyển mới để tương ứng với nội dung tư tưởng, tình cảm mới. Dưới ánh sáng của quan niệm nghệ thuật cách mạng, yêu cầu về tính đại chúng, tính dân tộc được đặc biệt chú trọng. 
Năm tháng đã đi qua với nhiều biến động thời đại ảnh hưởng tới đời sống văn học nhưng cho đến nay và chắc chắn nhiều năm nữa về sau, thơ văn kháng chiến chống Pháp vẫn còn vang vọng sâu xa trong tâm hồn chúng ta. Bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động, văn học đã góp phần đắc lực vào sự nghiệp chung: giáo dục tinh thần yêu nước và động viên ý chí chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Văn học giai đoạn 1945-1954 đã đặt một nền móng vững chắc, đảm bảo sự phát triển rực rỡ của văn học cách mạng những năm về sau.
 2.1.4. Định hướng tìm hiểu một số tác phẩm thơ chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 12.
* Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
a. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Ngoài giáo án, chúng tôi sử dụng máy chiếu để trình chiếu tranh ảnh về những cung đường, địa danh mà đoàn binh Tây Tiến đã từng đi qua.
b. Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề:
- Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947, rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”.
- Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”. 
c. Trọng tâm cơ bản:
* Về tác giả
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài : làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều với tư cách là một nhà thơ. 
- Đặc điểm: Thơ Quang Dũng hồn hâụ, phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. 
* Về tác phẩm
- Đề tài: Tây Tiến đã dựng lên một bức tượng đài bất tử về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
- Chủ đề: Quang Dũng ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống Pháp. Qua đó thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị Tây Tiến, với cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gắn bó. 
* Giá trị nội dung
Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: Nhớ những chặng đường hành quân với bao gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mất mát mà vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp; nhớ những đồng đội Tây Tiến anh hùng
Qua đó, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây tổ quốc.
=> Chất lãng mạn bi tráng là vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính cách mạng trong thơ Quang Dũng.
* Giá trị nghệ thuật
– Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng.
– Nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu:
+ Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú.
+ Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách; (trang trọng, cổ kính; sinh động gợi tả
 gợi cảm), có những kết hợp từ độc đáo (“nhớ chơi vơi”, “Mai Châu mùa em”), tên địa danh vừa cụ thể xác thực vừa gợi cảm giác lạ lẫm.
+ Giọng điệu: Khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng
=> Được xem là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích về nghệ thuật.
* Ý nghĩa tác phẩm: Thể hiện cách cảm nhận riêng về người lính, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
d. Hướng dẫn học sinh học bài
* Đoạn trích Việt Bắc - Tố Hữu.
a. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Thông qua việc cung cấp hình ảnh về Điện Biên Phủ và chiến khu Việt Bắc, tôi khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc đến với các em (phụ lục 2).
b. Hoàn cảnh sáng tác: 
Tháng 10 - 1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cho cách mạng trong suốt những năm trường kì chống thực dân Pháp trở về Hà Nội. Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu - một cán bộ của Đảng, một nhà thơ lớn của cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc vào tháng 10-1954.
c. Trọng tâm kiến thức
* Về tác giả:
- Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng, nên trong những vần thơ của ông là công cụ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng cao đẹp của Đảng và Bác Hồ kính yêu. 
- Đặc điểm thơ: Phong cách thơ của Tố Hữu là phong cách thơ trữ tình chính trị mang đậm tính dân tộc và khuynh hướng sử thi.
* Tác phẩm:
- Đề tài: Cách mạng.
- Chủ đề: Bài thơ là khúc hát ân tình chung thủy với Việt Bắc, với nhân dân, với cách mạng và kháng chiến.
* Về nội dung:
– Bài thơ thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn của những người cán bộ Cách Mạng về xuôi với đồng bào Việt Bắc và đó cũng là tình cảm của người dân Việt Bắc với cán bộ Cách Mạng.
– Bài thơ khẳng định tình nghĩa thủy chung gắn bó, tình cảm uống nước nhớ nguồn của những cán bộ Cách Mạng đối với thủ đô kháng chiến, quê hương Cách Mạng và người dân VN.
– Tác phẩm thể hiện cái nhìn khái quát của nhà thơ về chín năm kháng chiến hào hùng của dân tộc ta.
* Về nghệ thuật
– Bài thơ được viết dưới thể thơ lục bát
– Bài thơ được viết với nối kết cấu đối đáp thường gặp trong ca dao dân ca.
– Bài thơ sử dụng cách ví von so sánh thường gặp trong văn học dân gian.
– Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân.
– Hình ảnh chân thực, cụ thể.
* Ý nghĩa tác phẩm: Bài thơ Việt Bắc là bản hùng ca về kháng chiến đồng thời cũng là bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc là bản anh hùng ca về cuộc sống kháng chiến, nhân dân anh hùng, có tính chất sử thi hào hùng. Bài thơ là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là tác phẩm xuất sắc của văn học thời kháng chiến chống Pháp.
d. Hướng dẫn học sinh học bài
 2.2. Thực trạng.
Mặc dù Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp có vai trò, vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại nhưng hiện nay xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không hứng thú học vì nó đơn điệu, khô khan, mang nặng tư tưởng chính trị. Vị trí của các tác phẩm này ngày càng mờ nhạt trong tâm thức học sinh. Đa số học sinh THPT tỏ ra không hứng thú khi nghe lại thời đại lịch sử đã qua. Học sinh thờ ơ với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Tiếng nói tâm tình của tác giả ít gây được sự đồng cảm với chúng. Các em không cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp mà tác phẩm mang lại. Đây cũng là tình trạng chung đối với nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_cac_tac_ph.doc