SKKN Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp tích hợp kết hợp với hoạt động trải nghiệm của học sinh vào chủ đề dạy học: Mắt khỏe - Sáng tương lai, Vật Lí 11
Có thể nói mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong dạy học sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. Từ đó xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân và cộng đồng [1].
Qua việc thực hiện chủ đề dạy học, sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm bắt kiến thức mình dạy mà còn không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách hiệu quả, đồng thời nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên [1].
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo trong học tập và vận dụng vào thực tiễn, đặc biệt là hứng thú tìm hiểu. Cụ thể thông qua bài học, học sinh không chỉ nắm được kiến thức vật lí cần thiết về “Mắt” mà còn hiểu biết sâu sắc về “ cách bảo vệ mắt”, đồng thời thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ đôi mắt và ý nghĩa cao đẹp của việc hiến tặng giác mạc. Từ đó nêu được những biện pháp tuyên truyền phòng tránh cận thị học đường và kêu gọi mọi người đăng kí hiến tặng giác mạc (nếu không may qua đời do bệnh tật hay tai nạn), bảo vệ môi trường học tập và môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Vì vậy, tôi đã đúc rút và cụ thể hóa thành sáng kiến kinh nghiệm, muốn trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp. Đề tài nghiên cứu của tôi là:
“Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp tích hợp kết hợp với hoạt động trải nghiệm của học sinh vào chủ đề dạy học:
Mắt khỏe - Sáng tương lai, Vật Lí 11”.
1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể nói mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong dạy học sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. Từ đó xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân và cộng đồng [1]. Qua việc thực hiện chủ đề dạy học, sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm bắt kiến thức mình dạy mà còn không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách hiệu quả, đồng thời nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên [1]. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo trong học tập và vận dụng vào thực tiễn, đặc biệt là hứng thú tìm hiểu. Cụ thể thông qua bài học, học sinh không chỉ nắm được kiến thức vật lí cần thiết về “Mắt” mà còn hiểu biết sâu sắc về “ cách bảo vệ mắt”, đồng thời thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ đôi mắt và ý nghĩa cao đẹp của việc hiến tặng giác mạc. Từ đó nêu được những biện pháp tuyên truyền phòng tránh cận thị học đường và kêu gọi mọi người đăng kí hiến tặng giác mạc (nếu không may qua đời do bệnh tật hay tai nạn), bảo vệ môi trường học tập và môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Vì vậy, tôi đã đúc rút và cụ thể hóa thành sáng kiến kinh nghiệm, muốn trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp. Đề tài nghiên cứu của tôi là: “Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp tích hợp kết hợp với hoạt động trải nghiệm của học sinh vào chủ đề dạy học: Mắt khỏe - Sáng tương lai, Vật Lí 11”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu vấn đề này, bản thân tôi muốn sau khi học xong, học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn thân thiện, gần gũi với thầy cô giáo, bạn bè, tự tin phát biểu trước tập thể. Từ đó, các em có thể tìm đến thầy cô, bạn bè để giải thích những điều còn vướng mắc. Các em có thể cùng nhau tham gia để tăng thêm sự đam mê môn học, giúp các em phối hợp với nhau tốt hơn, sôi nổi hơn và hiểu nhau hơn nữa [2]. Đặc biệt, phương pháp dạy học tích hợp với chủ đề “Mắt khỏe – Sáng tương lại”, có ưu điểm vượt trội là: Người học tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng và khó quên. Bởi vì trong khi tìm hiểu, tập hợp rồi chọn lọc các thông tin theo yêu cầu của chủ đề dạy học, do phải đọc đi đọc lại nhiều lần, người học sẽ nhớ lâu và làm chủ kiến thức, phát huy được tính tự chủ và độc lập trong công việc, có trách nhiệm trong việc làm giàu kiến thức của chính mình. Trong chủ đề dạy học này, giáo viên chỉ đóng vai trò người trợ giúp không phải là người chỉ đường vạch lối. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Vật lí cơ bản 11- Tiết 61-62; Bài 31: Mắt - Đối tượng học sinh lớp 11 - Số lớp kiểm chứng: 02 - Số lượng học sinh: 80 em 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Dựa trên tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn của bộ Giáo Dục và Đào Tạo, các nguồn tài liệu tham khảo trên mạng internet, SGK, SGV.... để xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. Đồng thời kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin, tích hợp với các môn: Sinh học, tin học, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Văn học để khai thác nội dung bài học. - Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thực hiện điều tra, khảo sát, xử lí thông tin thực tế tại đơn vị để tiến hành nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thực hiện điều tra, xử lí số liệu thực tế, so sánh và đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện ứng dụng đề tài. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Vận dụng kiến thức tích hợp trong dạy học là hình thức liên kết những kiến thức của nhiều môn học với môn Vật lí, không những giúp học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Mà còn giúp học sinh có những hoạt động trải nghiệm trong thực tế như HS có thể đóng vai trò như một nhà khoa học, một bác sỹ, một phóng viên, một tuyên truyền viên...phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới: “Trải nghiệm sáng tạo không thể tách rời môn học cụ thể. Vì bản chất của trải nghiệm sáng tạo là sự vận dụng nội dung môn học để thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Vì thế, trải nghiệm sáng tạo đưa về các môn học thì hợp lý ”- PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Giám đốc nghiên cứu và phát triển chương trình toán Pomah)[3]. 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, môn Vật Lí là một trong những môn học được kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Theo tôi hình thức thi trắc nghiệm chỉ đánh giá được năng lực hiểu biết kiến thức, chứ chưa đánh giá được khả năng trình bày vận dụng vào thực tiễn của học sinh. Khi dạy theo phương pháp truyền thống thì học sinh chủ yếu là vận dụng các công thức về mắt để giải bài tập và nếu có thì nhớ thêm cách khắc phục mắt cận đeo kính phân kỳ, mắt viễn đeo kính hội tụ. Trong thực tế giảng dạy của nhiều năm qua, bài “Mắt” là bài dạy tương đối phức hợp, đòi hỏi cả người dạy và người học phải biết vận dụng, phát huy kiến thức của nhiều môn học. Tuy nhiên, do thời lượng của bài học có hạn, nên đa phần giáo viên chỉ chú trọng đến việc khai thác nội dung cơ bản kiến thức môn học chính và giải bài tập về mắt, mà ít quan tâm đến các kiến thức có liên quan, hoặc chỉ mang tính chất nhắc lại, nhắc đến một cách hình thức, không tiến hành các phương pháp hỗ trợ để các em hiểu một cách sâu sắc và vận dụng một cách có hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực trạng và nhận thức trên. Để nâng cao hiệu quả dạy - học, tôi đã mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy được tính tự giác, tính tích cực chủ động của học sinh thông qua các nhiệm cụ thể được phân công 2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 2.3.1. Nội dung chính của chủ đề dạy học được thể hiện qua sơ đồ sau: 2.3.2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Xây dựng ý tưởng Mắt là bộ phận thu nhận ánh sáng giúp con người nhìn thấy mọi vật xung quanh. Vậy, mắt có cấu tạo phức tạp và tinh vi như thế nào? Chúng ta có thể quan sát được những vật từ rất xa (chẳng hạn một ngôi sao) cho đến những vật rất gần (chẳng hạn một trang sách). Làm thế nào để mắt có thể nhìn rõ các vật đó mà không phải dịch chuyển? Việc quan sát được các chi tiết nhỏ của vật, chẳng hạn đọc được chữ của một trang báo hay nhận ra người quen trong một tấm ảnh nhỏ chụp nhiều người,... phụ thuộc vào yếu tố nào? Tại sao khi chiếu phim, cứ sau 0,033s đến 0,04s, người ta lại chiếu một cảnh nhưng chúng ta có cảm giác quá trình diễn ra là liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng tật khúc xạ học đường cùng với số lượng lớn người mù đang cần được ghép giác mạc đang là vấn đề lớn của toàn xã hội. Là học sinh THPT, các em có những biện pháp gì để giữ gìn và bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, phòng tránh tật khúc xạ học đường, đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh lý giác mạc, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hiến giác mạc. Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện Bảng phân công nhiệm vụ và dự kiến các sản phẩm của chủ đề dạy học Phân vai [2] Nhiệm vụ Sản phấm Nhà khoa học - Tìm hiểu cấu tạo mắt về phương diện sinh học - Tìm hiểu cấu tạo mắt về phương diện quang học - So sánh cấu tạo của mắt với máy ảnh? Video hoặc bài thuyết trình cấu tạo của mắt .So sánh cấu tạo của mắt với máy ảnh. Nhà vật lý Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn, năng suất phân li của mắt Video hoặc bài thuyết trình sự điều tiết của mắt. Nhà làm phim 24 hình trên giây Tìm hiểu về hiện tượng lưu ảnh của mắt Video hoặc thí nghiệm về sự lưu ảnh của mắt. Bác sĩ chuyên khoa mắt - Tìm hiểu về các tật của mắt và cách khắc phục. - Tìm hiểu về tình trạng cận thị ở các trường học tại địa phương, nguyên nhân và các giải pháp bảo vệ mắt và phòng tránh cận thị học đường. - Bài thuyết trình về các tật của mắt và cách khắc phục. - Bài thuyết trình, video, hình ảnh tư vấn bảo vệ mắt Tuyên truyền viên Xây dựng các ý tưởng tuyên truyền về tầm quan trọng của đôi mắt khỏe, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ đôi mắt, biện pháp phòng tránh cận thị học đường và kêu gọi mọi người hiến giác mạc. - Poster tuyên truyền kiến thức chung về tật cận thị và các biện pháp phòng tránh tật cận thị học đường. - Hoạt động tuyên truyền cách giữ gìn và bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp dành cho học sinh một trường tiểu học trên địa bàn. - Video tuyên truyền về ý nghĩa của việc hiến tặng giác mạc - một nghĩa cử cao đẹp. Hoạt động 3: Thực hiện kế hoạch Học sinh thực hiện theo kế hoạch đã lập. Hoạt động 4: Trình bày sản phẩm và đánh giá Nội dung Mục tiêu cần đạt [4] Minh chứng đánh giá Cấu tạo mắt - Trình bày được cấu tạo mắt về phương diện sinh học. - Trình bày được sự tạo ảnh qua mắt. - Từ đó, chỉ ra được cấu tạo mắt về phương diện quang hình học. - Chỉ ra được sự tương đồng và sự khác nhau giữa máy ảnh và mắt. - Đặt ra câu hỏi: Chúng ta có thể quan sát được những vật từ rất xa (chẳng hạn một ngôi sao) cho đến những vật rât gần (chẳng hạn một trang sách). Làm thế nào để mắt có thể nhìn rõ các vật đó mà không phải dịch chuyển? - Đoạn phim và bài thuyết trình - Trả lời phản biện của các tổ khác. Sự điều tiết của mắt và năng suất phân ly của mắt - Nêu được khái niệm sự điều tiết của mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng nhìn rõ của mắt. - Chỉ ra được góc trông một vật là gì và định nghĩa năng suất phân li của mắt. - Giải thích vì sao mắt nhìn được các vật ở những khoảng cách khác nhau. -Video thí nghiệm và bài thuyết trình. - Trả lời phản biện của các tổ khác. Hiện tượng lưu ảnh của mắt - Làm thí nghiệm hoặc video thí nghiệm về sự lưu ảnh của mắt. Từ đó giải thích tại sao khi chiếu phim, cứ sau 0,033s đến 0,04s, người ta lại chiếu một cảnh nhưng chúng ta có cảm giác quá trình diễn ra là liên tục. - Video hoặc thí nghiệm. - Trả lời phản biện của các tổ khác. Các tật của mắt và cách khắc phục - Trình bày được khái niệm, đặc điểm (tiêu cự khi không điều tiết, điểm cực cận, điểm cực viễn) của mắt bình thường, mắt cận thị, mắt viễn thị, mắt lão thị. - Chỉ ra được cách khắc phục, cách sửa tật cận thị, viễn thị, lão thị. - Sản phẩm bài thuyết trình. - Trả lời phản biện của các tổ khác. Bảo vệ đôi mắt sáng khỏe - Điều tra được tình trạng học sinh bị cận thị ở một số trường trên địa bàn. - Chỉ ra các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp bảo vệ đôi mắt sáng khỏe. - Nêu được ý nghĩa cao đẹp và sự cần thiết của việc hiến tặng giác mạc, đem lại ánh sáng cho người mù do các bệnh lý giác mạc. - Sản phẩm bài thuyết trình, video, hình ảnh minh họa. - Trả lời phản biện của các tổ khác. Hoạt động 5: Hoạt động trải nghiệm Sử dụng các sản phẩm của dự án thực hiện hoạt động tuyên truyền bảo vệ mắt, phòng tránh cận thị học đường, ý nghĩa cao đẹp của việc hiến tặng giác mạc. (Thực hiện sau bài học) 2.3.3. GIÁO ÁN Tiết 60, 61- Bài 31 CHUYÊN ĐỀ: MẮT KHỎE - SÁNG TƯƠNG LAI I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: + Môn Vật lí [4]. Trình bày được cấu tạo quang học của mắt. Nêu rõ đặc điểm, chức năng của các bộ phận. Chỉ ra vị trí của điểm vàng, điểm mù. Nêu được sự tương đồng giữa mắt và máy ảnh. Trình bày được khái niệm sự điều tiết và các khái niệm: điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng nhìn rõ của mắt. Trình bày được khái niệm năng suất phân li của mắt, sự lưu ảnh trên võng mạc và nêu được ứng dụng của hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc. Nêu được các tật của mắt và cách khắc phục các tật đó. + Môn Sinh học. - Trình bày được cấu tạo mắt về phương diện sinh học và nêu được chức năng của các bộ phận. - Chỉ ra được các nguyên nhân của tật khúc xạ học đường và đưa ra các biện pháp phòng tránh tật khúc xạ học đường. - Nêu được các biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt. + Môn giáo dục công dân : Ý thức trách nhiệm của người công dân trong xã hội, giáo dục lối sống cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng trong đời sống hàng ngày. Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nhằm hạn chế các vấn đề ô nhiễm, dich bệnh về mắt nói riêng. + Môn Văn học: HS biết dàn dựng, sắp xếp và xử lý các văn bản, tình huống trong văn bản, biết viết và báo cáo các văn bản đó. Đồng thời HS biết và hiểu được các câu ca dao, tục ngữ hoặc các câu thơ nói về tầm quan trọng của mắt để từ đó có ý thức bảo vệ và giữ gìn đôi mắt khỏe đẹp. + Môn Tin học: Có kỹ năng tìm kiếm thông tin có liên quan trong bài học, biết sử dụng máy tính, các phần mềm hỗ trợ học tập. 2. Về kỹ năng: - Tính toán, xác định được độ tụ của kính cận, kính viễn và kính lão - Biết được chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập và vệ sinh mắt hàng ngày. - Biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống xung quanh để tốt cho mắt và biết cách tuyên truyền cho mọi người xung quanh nhận thức được điều này và cùng thực hiện để chúng ta có một môi trường sống tốt nhất cho mắt và cho sức khỏe con người nói chung. 3. Về thái độ - Có ý thức tích cực trong các hoạt động , độc lập tư duy và hợp tác nhóm . - Có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường. - Giáo dục ý thức bảo vệ mắt để phòng tránh các bệnh tật về mắt. - Có thái độ tích cực, tinh thần, trách nhiệm công dân cao trong việc giữ gìn và bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp, cũng như kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp. - Thường xuyên vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. 4. Các năng lực hình thành: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực tự học. - Năng lực tính toán. - Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực hợp tác. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Dạy học theo chủ đề Thời gian thực hiện 2 tiết: - Tiết 1: Xây dựng kế hoạch - Tiết 2: Trình bày sản phẩm III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Đặt vấn đề Có thể nói rằng đôi mắt là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, người ta hay nói rằng: Mắt - cửa sổ tâm hồn, “giàu hai con mắt, có hai bàn tay”. Nhờ có mắt, chúng ta có thể nhìn thấy vạn vật xung quanh. Chỉ khi nhìn mọi vật quanh ta với đôi mắt chân thực nhất, ta mới thấy nó quan trọng thế nào. Thế nhưng để có đôi mắt “khỏe - đẹp” là điều mà không phải ai cũng làm được. Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo của mắt, các tật của mắt và cách khắc phục đặc biệt là những biện pháp phòng tránh các tật về mắt trong học đường. Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện (Thực hiện trên lớp - Tiết 1) Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Xác định tên của chủ đề dạy học - Mắt là bộ phận thu nhận ánh sáng giúp người nhìn thấy mọi vật xung quanh. Vậy, mắt có cấu tạo phức tạp và tinh vi như thế nào? - Chúng ta có thể quan sát được những vật từ rất xa (chẳng hạn một ngôi sao) cho đến những vật rât gần (chẳng hạn một trang sách). Làm thế nào để mắt có thể nhìn rõ các vật đó mà không phải dịch chuyển? - Việc quan sát được các chi tiết nhỏ của vật, chẳng hạn đọc được chữ của một trang báo hay nhận ra người quen trong một tấm ảnh nhỏ chụp nhiều người,... phụ thuộc vào yếu tố nào? - Tại sao khi chiếu phim, cứ sau 0,033s đến 0,04s, người ta lại chiếu một cảnh nhưng chúng ta có cảm giác quá trình diễn ra là liên tục. - Bên cạnh đó, tình trạng tật khúc xạ học đường cùng với số lượng lớn người mù đang cần được ghép giác mạc đang là vấn đề lớn của toàn xã hội. Là học sinh THPT, các em có những biện pháp gì để giữ gìn và bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, phòng tránh tật khúc xạ học đường, đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh lý giác mạc, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hiến giác mạc. - Phân công nhóm trưởng của từng nhóm - Xác định chủ để dạy học: “MẮT KHỎE - SÁNG TƯƠNG LAI” Xây dựng các tiểu chủ đề/ ý tưởng - Tổ chức cho học sinh phát triển ý tưởng, hình thành các tiểu chủ đề. - Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề: xác định cách thức thực hiện ý tưởng: đóng vai. - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng. - Cùng giáo viên thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ. + Cấu tạo mắt: đóng vai nhà khoa học để tìm hiểu cấu tạo mắt về phương diện sinh học (mắt có cấu tạo như thế nào, đặc điểm, chức năng của mỗi bộ phận ra sao); tìm hiểu về mặt quang học thì mắt cấu tạo như thế nào; so sánh sự tương đồng và khác nhau giữa máy ảnh và mắt. + Sự điều tiết của mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn: đóng vai nhà vật lý để giải thích ảnh của các vật cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới được thực hiện bởi hoạt động nào của mắt? Mắt có thể nhìn rõ vật ở xa mắt nhất, gần mắt nhất cách mắt bao nhiêu? + Năng suất phân li của mắt: đóng vai nhà vật lý để tìm hiểu về góc trông vật và kích thước của ảnh trên màng lưới, từ đó đưa ra khái niệm năng suất phân li của mắt. + Hiện tượng lưu ảnh của mắt: đóng vai nhà làm phim 24 hình trên giây, làm một đoạn phim hoặc làm thí nghiệm về sự lưu ảnh trên võng mạc của mắt. + Các tật của mắt và cách khắc phục: đóng vai bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ ra đặc điểm, nguyên nhân, cách khắc phục các tật của mắt (cận thị,viễn thị, loạn thị). + Bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp: đóng vai Bác sỹ chuyên khoa mắt tuyên truyền về tầm quan trọng của đôi mắt khỏe đẹp, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ đôi mắt, các biện pháp phòng tránh tật cận thị học đường, ý nghĩa cao đẹp của việc hiến tặng giác mạc. Xác định sản phẩm cần thực hiện - GV gợi ý bằng các câu hỏi giúp HS xác định nhiệm vụ cần thực hiện cho mỗi tiểu chủ đề của dự án. - Từ nhiệm vụ của dự án, GV gợi ý giúp HS xác định sản phẩm phù hợp để trình bày nhiệm vụ đã thực hiện. - Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện. - Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ: Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 tiểu chủ đề: +Nhóm 1: Video giới thiệu về cấu tạo mắt, bài thuyết trình cấu tạo mắt về phương diện quang học. So sánh sự tương đồng giữa mắt và máy ảnh. + Nhóm 2: Video về sự điều tiết của mắt, bài thuyết trình về năng suất phân li của mắt. + Nhóm 3: Thí nghiệm tự làm hoặc video về hiện tượng lưu ảnh của mắt. + Nhóm 4: Hình ảnh, bài thuyết trình về các tật của mắt và cách khắc phục + Nhóm 5: Video, hình ảnh, bài thuyết trình về Giải pháp bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp; phòng tránh cận thị học đường, kêu gọi mọi người đăng kí hiến tặng giác mạc. Hoạt động 2: Thực hiện chủ đề dạy học (Thực hiện vào thời gian ngoài tiết học trên lớp) Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Thu thập thông tin. - Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm. - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. - Thảo luận nhóm để xử lý thông tin và lập dàn ý báo cáo. - Hoàn thành báo cáo của nhóm. - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm). - Các nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm. - Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm. Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm (Thực hiện trên lớp – Tiết 2) - Thời gian trình bày của mỗi nhóm không quá 4 phút - Nội dung câu hỏi và trả lời phản biện của các nhóm khác không quá 3 phút. Đối với những câu hỏi có nội dung dài thì được giải đáp ở ngoài tiết học. - Giáo viên chiếu giáo án Powerpoint tóm tắt, nhấn mạnh kiến thức của chủ đề dạy học(5 ph) Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi - Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác. - Tổng hợp nội dung từ thông tin của các nhóm. - Nhận xét chung và trình chiếu giáo án Powerpoint tóm tắt kiến thức của chủ đề dạy học - Nhóm trưởng báo cáo kết quả (trình chiếu Powerpoint, video, hình ảnh) - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. - Học sinh dựa vào các kết quả thu thập ghi kiến thức cần đạt vào vở. (Giáo án Powerpoint và các sản phẩm của HS được trình bày ở phần phụ lục) Hoạt động 5: TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ DẠY HỌC(5ph) - Tổng kết Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đánh giá quá trình thực hiện, r
Tài liệu đính kèm:
- skkn_hieu_qua_thiet_thuc_tu_viec_van_dung_phuong_phap_tich_h.doc
- BÌA-2017.doc
- DANH MỤC.doc
- MỤC LỤC.doc
- TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc