SKKN Lồng ghép các kiến thức thực tế vào dạy bài tụ điện và bài ghép các nguồn điện thành bộ sách giáo khoa Vật lí 11 THPT ban cơ bản

SKKN Lồng ghép các kiến thức thực tế vào dạy bài tụ điện và bài ghép các nguồn điện thành bộ sách giáo khoa Vật lí 11 THPT ban cơ bản

Từ ngày xưa, Ông Bà ta đã dạy “ học phải đi đôi với hành”. Cũng tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục (6-1957), Bác Hồ đã nói: "Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Và Người cũng yêu cầu phải lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Dạy và học phải gắn tri thức lý luận với thực tiễn cuộc sống. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau, gắn bó mật thiết với nhau. Người nhấn mạnh: "Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”. Người chỉ rõ: “ Học để hành, học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì không trôi chảy”. Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc dạy học của chúng ta hiện nay [1].

Không phải ngẫu nhiên trong Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu, tính chất, nguyên lý, phương pháp và nội dung giáo dục: “ Nguyên lý giáo dục là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; ” [2].

 

doc 27 trang thuychi01 8173
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép các kiến thức thực tế vào dạy bài tụ điện và bài ghép các nguồn điện thành bộ sách giáo khoa Vật lí 11 THPT ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Dạy học tích cực ..DHTC
Dạy học tích hợp ..DHTH
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp ..GDKTTH
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.......GDKTTH&HN
Giáo dục hướng nghiệp GDHN
Giáo dục môi trường GDMT
Giáo dục tư tưởng .....GDTT
Giáo viên ...GV
Học sinh HS
Nhà xuất bản .NXB
Phương pháp dạy học PPDH
Sách giáo khoa ..SGK
 I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ ngày xưa, Ông Bà ta đã dạy “ học phải đi đôi với hành”. Cũng tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục (6-1957), Bác Hồ đã nói: "Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Và Người cũng yêu cầu phải lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Dạy và học phải gắn tri thức lý luận với thực tiễn cuộc sống. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau, gắn bó mật thiết với nhau. Người nhấn mạnh: "Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”. Người chỉ rõ: “ Học để hành, học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì không trôi chảy”. Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc dạy học của chúng ta hiện nay [1]. 
Không phải ngẫu nhiên trong Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu, tính chất, nguyên lý, phương pháp và nội dung giáo dục: “ Nguyên lý giáo dục là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; ” [2].	
Các năm qua, toàn Ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng làm chuyển biến tích cực chất lượng dạy học gắn liền thực tiễn và cụ thể hoá bằng nhiều cách làm hay, mô hình tốt như: dạy học trải nghiệm tại các cơ quan hành chính, khu di tích, bảo tàng, công ty, nhà máy sản xuất, khu chế biến; lao động chăm sóc khu vườn trường; dạy học theo dự án, dạy học qua sản phẩm;  Tuy nhiên, xét về tổng thể trong quá trình giáo dục thì dạy học gắn liền thực tiễn chưa được quan tâm thiết kế một cách bài bản và thực hiện còn rời rạc ở các khâu trong quá trình giáo dục. Các chuyên gia về giáo dục nhận định nội dung chương trình dạy học trong trường phổ thông còn nặng về lý thuyết, kiến thức hàn lâm, thiếu gắn kết và cập nhật thực tế cuộc sống từ sách giáo khoa đến các hoạt động giảng dạy trên lớp, cách kiểm tra đánh giá, tổ chức dạy nghề cho học sinh. 
Từ những nhận định trên, thấm nhuần nguyên lý giáo dục, những năm qua trong quá trình xây dựng tiến trình dạy học tôi luôn cố gắng gắn kết và cập nhật các kiến thức thực tiễn vào bài giảng để các em học sinh có thể liên hệ và vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
Tại địa bàn trường tôi tuyển sinh. Theo tìm hiểu của cá nhân tôi thì phần lớn học sinh sau khi học xong là các em đi làm công nhân cho các nhà máy lắp ráp điện tử, giày da, may mặc, sửa chữa ô tô, xe máy
Trong chương trình Vật lí phổ thông, có rất nhiều bài học có thể lồng ghép các nội dung thực tiễn. Tuy nhiên khi dạy sang phần điện học ( thuộc chương trình vật lí 11 hiện hành ) tôi nhận thấy các kiến thức thực tiễn về điện trở, tụ điện, cuộn cảm, Diode (Đi - ốt), Transistor, ghép các nguồn điện khá bổ ích và có ý nghĩa thiết thực đối với các em, nhất là các em học xong đi làm trong các công ty lắp ráp điện tử, điện gia dụng, sửa chữa điện, điện tử, sửa chữa ô tô, xe máy Cho nên trong chương I – Điện tích. Điện trường và chương II – Dòng điện không đổi, tôi đã chủ động lồng ghép – tích hợp các nội dung thực tiễn vào hai bài dạy. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Lồng ghép các kiến thức thực tế vào dạy bài tụ điện và bài ghép các nguồn điện thành bộ ” sách giáo khoa Vật lí 11 THPT ban cơ bản . 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Các kiến thức thực tiễn về tụ điện và ghép các nguồn điện vào bài dạy.
- Nghiên cứu biện pháp dạy học tích hợp - lồng ghép vào dạy học Vật lí.
- Nghiên cứu tiến trình dạy học tích hợp - lồng ghép các kiến thức thực tế về tụ điện và ghép các nguồn điện vào bài dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình “ Lồng ghép các kiến thức thực tế vào dạy bài tụ điện và bài ghép các nguồn điện thành bộ ” vào các lớp 11B2, 11B4, trường THPT Thạch Thành 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung, phương pháp và biện pháp vận dụng dạy học tích hợp lồng ghép vào bài dạy.
Phương pháp điều tra, khảo sát.
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Dạy học tích hợp – lồng ghép
Dạy học tích hợp là dạy cho học sinh cách sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết và ứng dụng trong những tình huống cụ thể, và với mục đích phát triển năng lực người học. Ngoài ra dạy học tích hợp còn tạo mối liên hệ giữa các kiến thức và kỹ năng của các chuyên ngành hoặc các môn học khác nhau để đảm bảo cho học sinh phát huy có hiệu quả những kiên thức và năng lực của mình trong việc giải quyết các tình huống tích hợp cụ thể. 
Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. 
Dạy học tích hợp Là định hướng dạy học trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thuộc nhiều lĩnh vực ( môn học/ HĐGD) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành các kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thưc tiễn cuộc sống
"Tích hợp" là nói đến mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học.
Ở mức độ thấp dạy học tích hợp là lồng ghép các nội dung, kiến thức thực tế cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học. Thí dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, bảo vệ sức khỏe, giáo dục tiết kiệm, giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp  vào nội dung các môn học: địa lí, sinh học, vật lí, hóa học, toán, ngoại ngữ, giáo dục công dân, 
Mức độ tích hợp cao: xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau [3]. 
2.1.2. Những nguyên tắc vận dụng DHTH trong dạy học Vật lí
	DHTH làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa phong phú hơn bằng cách đặt quá trình học tập vào các tình huống thực tế để HS thấy được ý nghĩa của các kiến thức, kỹ năng, năng lực cần lĩnh hội. Tạo động lực học tập cho HS, đem lại niềm vui, hứng thú học tập, trong quá trình học tập như vậy các kiến thức, kỹ năng, năng lực của HS đều được huy động gắn với thực tế cuộc sống.
- Không làm cho HS học tập quá tải.
- Vận dụng hợp lý các phương pháp DHTC, phương tiện dạy học để tạo ra hiệu quả tích hợp cao.
- Tăng cường khai thác mối liên hệ liên môn và liên kết các kiến thức trong nội bộ môn học.
2.1.3. DHTH với việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức của HS trong dạy học Vật lý
Việc vận dụng DHTH trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông là rất tự nhiên. Trước hết nó được thể hiện qua việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học Vật lí, cụ thể hoá một số nội dung cơ bản qua chương trình và SGK Vật lí. Các nhiệm vụ của dạy học Vật lí bao gồm:
+ Trang bị cho HS những kiễn thức Vật lí phổ thông cơ bản, hiện đại, có hệ thống : Các khái niệm Vật lí, các định luật, thuyết Vật lí, ứng dụng của Vật lí trong đời sống và sản xuất, các phương pháp nhận thức phổ biến dùng trong Vật lí.
+ Phát triển tư duy khoa học và năng lực sáng tạo của HS.
+ Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.
+ Góp phần GDKTTH&HN, giáo dục thẩm mĩ, GDMT...
Tính phức tạp của việc thực hiện các nhiệm vụ Vật lý thể hiện ở chỗ: Phải đồng thời thực hiện 4 nhiệm vụ thành phần trong quá trình dạy học, các nhiệm vụ phát triển tư duy, GDTGQDVBC, GDKTTH&HN, GDMT không được thể hiện tường minh như việc hình thành kiến thức và kỹ năng. Vì vậy việc thực hiện các nhiệm vụ này phụ thuộc vào năng lực của GV do đó GV cần được trang bị các kiến thức liên môn, phương pháp DHTH, tài liệu tham khảo, sự chỉ đạo chuyên môn của các nhà quản lý giáo dục. Việc vận dụng dạy học tích hợp vào môn Vật lí còn thể hiện ở chỗ:
+ Các nhiệm vụ: Phát triển tư duy, GDTGQDVBC, GD KTTH&HN, GDMT là nhiệm vụ chung của các môn học trong nhà trường vì vậy có thể xem là mục tiêu tích hợp.
+ Việc thực hiện các mục tiêu tích hợp trên dẫn đến liên kết các môn học. Cụ thể khi dạy học Vật lí có thể liên kết với các môn: Toán học, sinh học, công nghệ, GDCD
+ Các phần của môn Vật lí cũng có tính độc lập tương đối, vận dụng tư tưởng tích hợp để liên kết kiến thức trọng nội bộ môn học sẽ nâng cao được chất lượng nắm vững kiến thức, phát triển hứng thú, tư duy và năng lực vận dụng kiến thức của HS.
Những phân tích trên đây dẫn đến kết luận: Cần thiết phải vận dụng DHTH trong dạy học Vật lí để phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS
2.1.4. Tích hợp - lồng ghép các kiến thức thực tế vào dạy học Vật lí
Các kiến thức Vật lí đều được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất, vào kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho cuộc sống con người. Do vậy dạy học Vật lí không thể tách rời với thực tiễn cuộc sống mà phải luôn luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất phát từ cuộc sống và diễn giải để phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS.
Trong quá trình dạy học giáo viên cần tích hợp - lồng ghép các ví dụ minh hoạ, các sự kiện Vật lí kỹ thuật, các thành tựu khoa học trong cuộc sống vào bài học cho HS hiểu và thấy được mặt thực tế của kiến thức, thấy được khả năng nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên vì cuộc sống của con người.
Các kiến thức thực tế được tích hợp- lồng ghép trong từng bài học sẽ đảm bảo cho HS có hứng thú học tập, đảm bảo cho quá trình dạy học gắn bó mật thiết với cuộc sống. Nó góp phần phát triển tối đa năng lực của mỗi HS, giúp họ định hướng nghề nghiệp, biết cảm thụ cái đẹp và khả năng thích nghi nhanh với sự phân công lao động xã hội cũng như hoạt động sáng tạo. 
2.1.5. Sử dụng các bài tập có nội dung thực tế, kỹ thuật vào dạy học Vật lí
Bài tập Vật lí có nội dung thực tế là bài tập đề cập tới những vấn đề liên quan trực tiếp tới đối tượng có trong đời sống, kỹ thuật. Trong những bài tập có nội dung thực tế, những bài tập mang nội dung kỹ thuật có tác dụng lớn về GD KTTH& HN. Đây là một trong những biện pháp cơ bản thực hiện nội dung GD KTTH & HN. 
Nội dung của bài tập có tính kỹ thuật tổng hợp phải được rút ra từ những hiện tượng thực tế, kỹ thuật và đời sống xã hội. Những số liệu của bài tập phải phù hợp với thực tế. Khi sử dụng những bài tập này hợp lí, nó sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho giáo dục vì nó có thể được tích hợp từ các kiến thức đơn lẻ của nhiều bài, nhiều phần, từ các tình huống khác nhau trong cuộc sống, sản xuất. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Thực tế khi tôi hỏi các em học sinh lớp 12 đã học qua kiến thức liên quan đến bài tụ điện và ghép các nguồn điện 1 chiều, tôi rút ra kết luận sau:
	Các kiến thức về tụ điện: đa số các em chỉ biết nó là một linh kiện điện, điện tử nhưng mô tả rất mơ hồ về cấu tạo, rất ít em nhận dạng được tụ điện trong mạch điện, điện tử. Nhiều em không biết đọc các thông số ghi trên nhãn một tụ điện 
	Các ứng dụng hay gặp của tụ điện: Các em cho biết là hay gặp trong quạt điện, máy bơm, mạch điện tử của đầu DVD, đầu kĩ thuật số, điện thoại
	Cách đơn giản xác định tụ điện ở quạt hay máy bơm đã bị hỏng hay chưa ? đại đa số các em đều không biết cách. 
	Các kiến thức về ghép nguồn điện thành bộ: Nhiều em chỉ ra được 2 cách ghép các nguồn điện thành bộ.
	Nhận biết qua thực tế các ghép nguồn điện thành bộ ( trên điều khiển tivi, xe đạp, xe máy điện): số em nhận ra được cách ghép các nguồn điện trong thực tế không nhiều.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Vị trí bài dạy “ Tụ điện ” và bài “ ghép các nguồn điện thành bộ ”
a) Bài “ Tụ điện ” nằm trong chương I – Điện tích. Điện trường, là bài học lý thuyết của chương, được dạy trong 1 tiết. Bài gồm các kiến thức trọng tâm sau:
- Lý thuyết : 
+ Khái niệm tụ điện
+ Định nghĩa điện dung của tụ điện
- Bài tập:
+ Nhận biết tụ điện
+ Mối quan hệ giữa điện tích Q, điện dung C và hiệu điện thế U giữa hai bản tụ.
+ Bài tập thực tế liên quan đến các thông số của tụ điện.
b) Bài “ Ghép các nguồn điện thành bộ ” nằm trong chương II – Dòng điện không đổi, cũng là bài học lý thuyết và được dạy trong 1 tiết. Bài gồm các kiến thức cơ bản sau: 
	- Lý thuyết : 
+ Đoạn mạch chứa nguồn điện 
	+ Ghép các nguồn điện thành bộ
	- Bài tập: Các bài tập có liện quan đến ghép các nguồn điện
2.3.2. Vai trò của kiến thức về tụ điện và ghép các nguồn điện thành bộ 
Tụ điện là một trong những linh kiện quan trọng trong số 5 linh kiện của thiết bị điện tử. Tụ điện không thể thiếu trong các mạch lọc, mạch dao động và các loại mạch truyền dẫn tín hiệu xoay chiều. Cấu tạo và hoạt động cũng như ứng dụng của tụ điện là điều rất cần thiết.
	Ghép các nguồn điện thành bộ là một kĩ thuật hay gặp trong thực tế khi sử dụng các nguồn điện một chiều. Các kiến thức cơ bản về các cách ghép là rất cần thiết để có thể ghép an toàn và hiệu quả các nguồn điện một chiều lại với nhau.
2.3.3. Các hoạt động xây dựng tiến trình DHTH cho một bài học
Để xây dựng tiến trình DHTH cho một bài học cụ thể người GV phải tiến hành tốt các hoạt động sau đây:
1. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình sách giáo khoa nắm được mục tiêu chung, nghiêu cứu cụ thể nội dung bài học để xác định được mục tiêu bài học, cần chỉ ra được nội dung nào là quan trọng, biến đổi các nội dung này thành mục tiêu, từ đó hình thành các mức năng lực.
2. Xác định các mục tiêu tích hợp – lồng ghép và năng lực cần hình thành. 
3. Xây dựng tiến trình dạy học: xây dựng logíc khoa học hình thành kiến thức, trên cơ sở đó đưa ra các mục tiêu tích hợp – lồng ghép ở vị trí thích hợp phù hợp với nội dung học tập.
4. Lựa chọn và vận dụng các PPDH phù hợp, trong đó chú trọng đến các phương pháp dạy học tích cực.
2.3.4. Xây dựng tiến trình dạy học tích hợp – lồng ghép
a. Xác định rõ nội dung của bài học
- Kiến thức cần đạt sau mỗi nội dung, mỗi bài học?
- Những kỹ năng cần hình thành ở HS, thái độ, đạo đức tác phong cần xác lập ?
- Chuẩn bị của GV và HS cho bài học cụ thể như thế nào?
b. Xác định mục tiêu tích hợp vào bài học
- Sử dụng DHTH vào bài học ở phần nào, khi nào cho hợp lý. Tích hợp – lồng ghép những vấn đề gì ? tích hợp – lồng ghép như thế nào? để giúp HS phát triển được hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức. 
- Lựa chọn PPDH, PTDH để thực hiện việc dạy học tích hợp – lồng ghép.
c. Thiết lập phương án dạy học
Xác định kiến thức, kỹ năng và thái độ cần hình thành và phát triển ở học sinh trong bài học.
- Xác định các nội dung cần tích hợp – lồng ghép, vị trí tích hợp – lồng ghép trong bài và thời gian cụ
thể.
- Dựa vào kinh nghiệm đã có của HS, nội dung kiến thức của bài để có phương án hướng dẫn HS tích hợp trong các tình huống thực tế.
- Lường trước những sai lầm và khó khăn HS thường mắc khi học bài.
d. Chuẩn bị thiết bị dạy học
Cần chuẩn bị những thiết bị dạy học nào phù hợp để phục vụ cho nội dung bài giảng. Đối với các phần bài tụ điện ngoài các tụ mẫu có sẵn GV nên sử dụng các thiết bị hiện đại đa phương tiện, Máy vi tính kết nối máy chiếu, các đoạn video clip, 
2.3.5. Xây dựng tiến trình lồng ghép kiến thức thực tế vào bài “ Tụ điện ”
Bài 1 : 	 TỤ ĐIỆN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. 
Nhận dạng được các tụ điện thường dùng. 
Phát biểu định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.
Nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.
2. Kỹ năng
- Tính được điện dung của tụ điện, đổi được các đơn vị đo điện dung của tụ điện.
- Xác định được các thông số của tụ điện ghi trên vỏ tụ.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, thận trọng trong nghiên cứu bài học.
- Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, niềm yêu thích môn học.
4. Những năng lực cốt lõi cần chú trọng: tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề, làm việc hợp tác 
 5. Trọng tâm bài học: Cấu tạo và điện dung của tụ điện
II. Chuẩn bị cho bài giảng
1. Giáo viên
	- Hình ảnh liên quan dến các loại tụ điện, laptop, máy chiếu projector
- Một số loại tụ điện lấy từ quạt bàn, máy bơm, mạch điện tử thông dụng
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
III. Các nội dung có thể lồng ghép
1. Giáo dục kĩ thuật tổng hợp
- Nhận biết tụ điện trên một mạch điện tử
- Xác định các thông số kĩ thuật của tụ điện
- Cách kiểm tra chất lượng tụ điện
- Thay thế tụ hỏng trong một số thiết bị điện dân dụng như: Quạt bàn, máy bơm
2. Giáo dục tư tưởng, thái độ
	- Chủ động trong việc khắc phục những hư hỏng thường gặp liên quan đến tụ điện ở quạt hay máy bơm nước khi sử dụng.
	- Đam mê và yêu thích khoa học, kĩ thuật điện
IV. Tiến trình dạy học cụ thể bài “Tụ điện”
Hoạt động 1. ( 5 phút ) Đề xuất vấn đề
ĐỊNH HƯỚNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tái hiện kiến thức cũ
+ Hãy kể tên các linh kiện điện, điện tử mà em biết ?
+ Vậy tụ điện là gì ? Nó có cấu tạo như thế nào ? dùng để làm gì ?
+ Cá nhân trả lời, câu trả lời có thể là: điện trở, tụ điện, đi-ốt, IC, cuộn dây,
+ Cá nhân nhận thức được vấn đề cần
nghiên cứu.
Hoạt động 2. ( 10 phút) Tìm hiểu về cấu tạo tụ điện
+ Tổ chức cho HS quan sát để mô tả cấu tạo, kí hiệu của tụ điện
- kí hiệu tụ điện
Câu hỏi thảo luận: 
- Ta tích điện cho tụ như thế nào ?
- Sau khi tích điện, nếu nối hai bản tụ bằng một dây dẫn thì xảy ra hiện tượng gì?
- Làm thí nghiệm biểu diễn kiểm chứng sự phóng điện khi nối hai bản tụ đã tích điện với nhau cho HS quan sát.
+ HS quan sát và mô tả cấu tạo tụ điện.
Trả lời: Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Hai vật dẫn đó gọi là hai bản của tụ điện.
HS thảo luận chung
Trả lời: - Ta nối mỗi bản của tụ điện với mỗi cực của nguồn điện; bản tụ nối với cực (+) sẽ tích điện dương, bản tụ nối với cực (-) sẽ tích điện âm.
- Sau khi tích điện, nếu nối hai bản tụ bằng một dây dẫn sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện
Hoạt động 3. ( 10 phút) Tìm hiểu về điện dung của tụ điện
Đặt vấn đề cho mục II 
- Quan sát vỏ tụ điện ta thấy có ghi 1000mF – 50V. Những số liệu trên có ý nghĩa gì ?
Gợi ý: hãy tìm hiểu về khả năng tích điện của tụ điện qua mục II- Điện dung của tụ điện
- Hỏi: Điện dung là gì ? Biểu thức định nghĩa ? đơn vị của điện dung
- Yêu cầu trả lời câu hỏi đặt vấn đề ở trên
Lồng ghép nội dung thực tế:
+ Ngoài ra trong thực tế thường thấy trên nhãn tụ thường ghi kiểu như sau;
+ 882K – 100V 
+ 102 – 25V 
+ 4n7 – 50V
+ 272J 
Giới thiệu cách xác định: 
Mã số thường được dùng cho các loại tụ có giá trị nhỏ trong đó các giá trị được định nghĩa lần lượt như sau:
– Giá trị thứ 1 là số hàng chục
– Giá trị thứ 2 là số hàng đơn vị
– Giá trị thứ 3 là số số không nối tiếp theo giá trị của số đã tạo từ giá trị 1 và 2. Giá trị của tụ được đọc theo chuẩn là giá trị picro Fara (pF)
– Chữ số đi kèm sau cùng đó là chỉ giá trị sai số của tụ. 5%( J), 10%( k), 20%( m)
* ghi theo số thập phân và lấy đơn vị là MicroFara 
+ .47K – 200V Þ 0,47µF
Hỏi: Trong thực tế ta thường gặp những loại tụ nào ?
- Cho HS xem hoặc sử dụng CNTT để trình chiếu hình ảnh về các loại tụ điện để học sinh nhận diện.
HS thảo luận chung
- Tìm hiểu nội dung theo gợi ý của giáo viên
- Trả lời: 
+ Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện : .
Trong đó, C là điện dung của tụ điện, Q là điện tích của tụ điện, U là hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện. 
+ Đơn vị của điện dung là fara (F). 
Ta thường dùng các ước số của fara :
1 mF = 1.10-6 F ; 1 nF = 1.10-9 F ; 
1 pF = 1.10-12 F
- Trả lời: 
+ 1000mF là điện dung của tụ 
+ 50V là điện áp tối đa tụ có thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_cac_kien_thuc_thuc_te_vao_day_bai_tu_dien_va.doc
  • pptGhép nguồn điện.ppt
  • docmục lục SKKN.doc
  • pptTụ điện.ppt