SKKN Gợi hứng thú cho học sinh bằng hình thức sân khấu hóa một số văn bản trong chương trình ngữ văn THPT

SKKN Gợi hứng thú cho học sinh bằng hình thức sân khấu hóa một số văn bản trong chương trình ngữ văn THPT

Có một thực tế rất đáng buồn nhưng không thể phủ nhận được, đó là hiện nay học sinh càng ngày càng thờ ơ với môn Ngữ văn. Điều này phần lớn thuộc về xã hội. Khi sống trong thời kỳ CNH-HĐH, con người như bị cuốn hút vào cơn cuồng phong của vật chất, hay xu hướng việc làm, văn chương bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng học sinh quay lưng lại với văn chương thuộc về chúng ta - những người đang trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh. Trong đội ngũ chúng ta không phải ai cũng đủ sức để truyền đến học sinh tình yêu, sự say mê đối với môn học vốn nặng về tư duy hình tượng này. Chúng ta cần nhận thức được giá trị của văn chương để đưa ra những cách thức phát huy hiệu quả việc dạy – học môn Ngữ văn, có những điều chỉnh hợp lý và những phương pháp thích hợp để kéo học sinh quay lại với môn học nghệ thuật ngôn từ vốn được yêu thích này này.

Những năm gần đây, những người làm công việc dạy học chúng ta đã rất chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy - học Văn, nhằm khơi dậy trong học sinh tình yêu đối với văn chương. Ngày trước, chúng ta cứ vô tư biến học sinh thành những kẻ “ăn theo nói leo”, cứ vô tư mà truyền thụ kiến thức theo lối đổ nước vào bình. Còn ngày nay, người giáo viên phải tìm đủ mọi cách nhằm làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp học sinh phát huy được tư duy, óc sáng tạo cũng như các kỹ năng của mình.

Để làm được như thế, đội ngũ giáo viên đã không ngừng tìm tòi những hình thức, những phương pháp dạy học mới. Trong một tiết dạy, nếu học sinh cứ nghe mãi những lời giảng của thầy mà không có gì mới mẻ để khuấy động tâm hồn các em thì sẽ rất dễ nhàm chán. Chính vì thế, tôi muốn đề xuất một hướng mới bằng con đường gợi hứng thú cho học sinh bằng hình thức sân khấu hóa một số văn bản trong chương trình ngữ văn THPT. Tôi tin rằng, với cách thức này học sinh sẽ tìm thấy hứng thú với môn học mà bấy lâu nay các em đã không còn mấy mặn mà với nó.

 

doc 18 trang thuychi01 334810
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Gợi hứng thú cho học sinh bằng hình thức sân khấu hóa một số văn bản trong chương trình ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
2
2
1. Lí do chọn đề tài
2
3
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2
4
3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
4. Phương pháp nghiên cứu
3
6
II. PHẦN NỘI DUNG
3
7
1. Cơ sở lí luận
3
8
2. Thực trạng vấn đề
3
a. Thuận lợi và khó khăn
3
b. Thành công và hạn chế
4
c. Mặt mạnh - Mặt yếu
4
9
3. Giải pháp,biện pháp thực hiện và cách thức tiến hành
4
a. Giải pháp,biện pháp thực hiện
4
b. Cách thức tiến hành công việc
15
10
4. Kết quả khảo nghiệm
16
11
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
12
1. Kết luận
17
13
2. Kiến nghị
17
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Có một thực tế rất đáng buồn nhưng không thể phủ nhận được, đó là hiện nay học sinh càng ngày càng thờ ơ với môn Ngữ văn. Điều này phần lớn thuộc về xã hội. Khi sống trong thời kỳ CNH-HĐH, con người như bị cuốn hút vào cơn cuồng phong của vật chất, hay xu hướng việc làm, văn chương bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng học sinh quay lưng lại với văn chương thuộc về chúng ta - những người đang trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh. Trong đội ngũ chúng ta không phải ai cũng đủ sức để truyền đến học sinh tình yêu, sự say mê đối với môn học vốn nặng về tư duy hình tượng này. Chúng ta cần nhận thức được giá trị của văn chương để đưa ra những cách thức phát huy hiệu quả việc dạy – học môn Ngữ văn, có những điều chỉnh hợp lý và những phương pháp thích hợp để kéo học sinh quay lại với môn học nghệ thuật ngôn từ vốn được yêu thích này này.
Những năm gần đây, những người làm công việc dạy học chúng ta đã rất chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy - học Văn, nhằm khơi dậy trong học sinh tình yêu đối với văn chương. Ngày trước, chúng ta cứ vô tư biến học sinh thành những kẻ “ăn theo nói leo”, cứ vô tư mà truyền thụ kiến thức theo lối đổ nước vào bình. Còn ngày nay, người giáo viên phải tìm đủ mọi cách nhằm làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp học sinh phát huy được tư duy, óc sáng tạo cũng như các kỹ năng của mình.
Để làm được như thế, đội ngũ giáo viên đã không ngừng tìm tòi những hình thức, những phương pháp dạy học mới. Trong một tiết dạy, nếu học sinh cứ nghe mãi những lời giảng của thầy mà không có gì mới mẻ để khuấy động tâm hồn các em thì sẽ rất dễ nhàm chán. Chính vì thế, tôi muốn đề xuất một hướng mới bằng con đường gợi hứng thú cho học sinh bằng hình thức sân khấu hóa một số văn bản trong chương trình ngữ văn THPT. Tôi tin rằng, với cách thức này học sinh sẽ tìm thấy hứng thú với môn học mà bấy lâu nay các em đã không còn mấy mặn mà với nó.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi xác định mục tiêu cụ thể đó là giúp học sinh đến gần hơn với bộ môn Văn một cách tự giác, tích cực, hứng thú, say mê. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác dạy - học Văn trong nhà trường THPT. 
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này được đúc rút kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy, Đặc biệt là trong năm học 2015-2016 tại các lớp 10A2.10B và lớp 11B của trường THPT Ngọc Lặc .
4. Phương pháp nghiên cứu 
	Để nghiên cứu đề tài, tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây: phương pháp miêu tả - phân tích, phương pháp khảo sát, thống kê, phương pháp so sánh.
	II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Khái niệm nghệ thuật diễn xuất sân khấu hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biễu diễn  được dùng để chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn diễn bởi con người (peromance). Trong nghiên cứu văn học nghệ thuật, cách tiếp cận peromance nghĩa là nghiên cứu một hành động, một sự kiện, một thể loại hay một hình thức từ mọi góc độ để thấy đối tượng thực thi ra sao? Bằng cách thức nào? Trong bối cảnh nào? Ai là người thực hiện? Ai là người tham gia? 
Sân khấu là nghệ thuật mang tính tổng hợp cao. Trong một tác phẩm sân khấu hội tụ giá trị văn học, diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múaNói một cách hình tượng thì sân khấu như một cái lò luyện hợp kim, nguyên liệu khác nhau song liên kết với nhau bởi một số thuộc tính cần. Phương pháp sân khấu hóa là những hoạt động đại chúng (chính trị, văn hóa, giáo dục) được tiến hành theo những đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Các nội dung sinh hoạt được chuyển tải liên tục, chặt chẽ bằng nghệ thuật dàn cảnh và biểu diễn.
Nghiên cứu đề tài này, tôi đã tham khảo kỹ lưỡng các loại tài liệu có liên quan đến vấn đề: sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nướcTrên thực tế đã có rất nhiều các tài liệu, các công trình nghiên cứu, các bài viết về việc đổi mới dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường. Tuy nhiên, với việc đưa hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học trong nhà trường THPT nhằm tăng hiệu quả dạy học Văn thì chưa thực sự có một công trình nào nghiên cứu một cách công phu, kỹ càng làm cơ sở pháp lý để các giáo viên dạy Ngữ văn tham khảo, tiếp nhận và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình dù trên thực tế cũng đã có không ít trường áp dụng hình thức này (với ý thức tự phát).
Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi dựa trên cơ sở nắm vững các yêu cầu của việc dạy - học Ngữ văn trong nhà trường THPT; các mục tiêu cần đạt của tác phẩm Văn học in trong chương trình sách giáo khoa hiện hành.
	2. Thực trạng
	 a. Thuận lợi – khó khăn
Đề tài này được đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn dạy - học Văn của bản thân và qua tham khảo các giáo viên khác trong nhà trường. Từ những tiết thực dạy đến những tiết dự giờ các đồng nghiệp, tôi đã trăn trở, đã suy nghĩ mong mỏi làm sao tìm ra được những con đường, những cách thức dạy học mới, hấp dẫn, thú vị, phù hợp đủ để kéo các em học sinh của chúng ta quay trở lại với bộ môn đang ngày càng bị “thất sủng” này. 
Về thuận lợi, trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, cơ sở vật chất tại trường THPT Ngọc Lặc không ngừng được nâng cao, góp phần tạo điều kiện để giáo viên có thể áp dụng nhiều biện pháp dạy học. Việc trang bị máy vi tính, máy chiếu cũng đã góp phần rất nhiều để chúng tôi thực hiện đề tài này.
Về khó khăn, trường THPT Ngọc Lặc nằm trên địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc, trong đó tỉ lệ học sinh người đồng bào luôn chiếm hơn 60%. Tâm lí của đối tượng học sinh này là rụt rè, nhút nhát ít thể hiện nơi đông người nên khó khăn trong việc động viên các em tham gia diễn xuất. 
b. Thành công – hạn chế
Tôi đã thực nghiệm đề tài trên các lớp học: 10A2; 10B, 11B, ban đầu đã có những thành công đáng ghi nhận. Đó là các biện pháp đưa ra đều đã thu hút sự quan tâm, hào hứng của các em trong các tiết Ngữ văn. Sau các hoạt động đó, đa số các em đã thấy bớt chán nản trước môn Ngữ văn. Tuy nhiên, do giáo viên không được đào tạo một cách bài bản về chuyên ngành sân khấu, lại ít có điều kiện tiếp xúc với chuyên ngành này nên kĩ năng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết sức hấp dẫn để dẫn dắt các em thâm nhập sâu hơn vào tác phẩm.
 .c. Mặt mạnh – mặt yếu
Khi triển khai đề tài này, tôi cũng đã lường trước được những mặt mạnh mặt yếu của chủ thể học sinh cũng như của giáo viên trong các hoạt động sân khấu hóa này. Đây hoàn toàn là hoạt động xuất phát từ niềm đam mê đối với môn học nên giáo viên đã tự khắc phục những hạn chế của bản thân như khả năng diễn xuất, khả năng dẫn chuyện để buổi học được sinh động và hấp dẫn nhất. 
3. Giải pháp, biện pháp thực hiện và cách thức tiến hành.
 a. Giải pháp,biện pháp thực hiện
Có thể khẳng định rằng: không phải bất cứ bộ môn nào cũng có thể sử dụng cách dạy - học như thế này. Văn học là một bộ môn nghệ thuật, nó có mối liên hệ chặt chẽ với sân khấu, điện ảnh. Từ tác phẩm văn học đến với sân khấu, điện ảnh là rất gần. Thực tế đã chứng minh: nhiều tác phẩm sân khấu, điện ảnh rất thành công vốn được chuyển thể từ tác phẩm văn học như: “ Vợ chồng A Phủ”, “Làng Vũ Đại ngày ấy” v.v Và điều này cũng giúp cho tác phẩm văn học ở lại sâu sắc hơn trong lòng công chúng. Gần đây nhất là bộ phim “Cánh đồng bất tận” của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã gây nên một sự xúc động lớn lao và những dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng.
Sau đây,tôi xin giới thiệu một số giải pháp, hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn chương trong nhà trường:
 * Giải pháp thứ nhất: Đọc phân vai
Trong một tác phẩm văn học luôn luôn tồn tại các nhân vật cùng các mối quan hệ với nhau. Đặc biệt ở thể loại kịch, nếu khâu đọc văn bản mà giáo viên tổ chức đọc phân vai cho học sinh thì sẽ gây được hứng thú ngay từ đầu cho các em bởi các em sẽ được “sống” với nhân vật ngay từ những phút đầu tiên tiếp nhận tác phẩm.
Việc hóa thân vào nhân vật bằng giọng đọc của mình là cách thức nhanh nhất để các em đến với nhân vật , hiểu nhân vật từ ngôn ngữ, từ những hành động cụ thể
Ví dụ 1: Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài”- trích “Vũ Như Tô” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng trong chương trình Ngữ Văn 11 (tập 1), ở khâu đọc văn bản, giáo viên lần lượt phân vai cho học sinh như sau:Vai Vũ Như Tô,Vai Đan Thiềm, Vai Nguyễn Vũ, Vai Lê Trung Mại, Vai nội giám, Vai Kim Phượng, Vai quân khởi loạn, Vai người dẫn chuyện...
Ví dụ 2: Phân vai cho học sinh khi đọc đoạn trích “ Tình yêu và thù hận” - trích “ Rô-mê-ô và Giu-li-ét” của U. Sếchxpia: Vai Rô-mê-ô, Vai Giu-li-ét, Vai người dẫn chuyện...
Cũng cần lưu ý rằng, ở hình thức này, khi phân vai cho học sinh giáo viên cần có sự phân chia phù hợp. Chẳng hạn, không nên gọi một học sinh nữ vào vai một nhân vật nam giới và ngược lại. Nếu giáo viên biết phân vai nhân vật phù hợp với tính cách, với hình thức, với chất giọng của từng học sinh thì màn đọc tác phẩm sẽ hấp dẫn hơn nhiều. Giáo viên cũng cần hướng dẫn cho từng học sinh từng giọng đọc phù hợp với từng nhân vật trong từng hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn: giọng thiết tha, say đắm, sôi nổi của chàng Rô-mê-ô khi đứng dưới ban công nhà Giu-li-ét. Giọng đau đớn, bi thảm của Vũ Như Tô khi Cửu Trùng đài bốc cháy
 * Giải pháp thứ hai: Hát múa
Ở hình thức này văn bản văn học được đến với học sinh và thấm vào tâm hồn các em qua các giai điệu cũng như qua nột hình thức ngôn ngữ khác: ngôn ngữ của cơ thể. 
Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng âm nhạc là thứ có thể dễ dàng đánh thức trái tim và tâm hồn con người một cách kỳ diệu nhất; rằng khi mọi thứ ngôn ngữ đã trở nên bất lực chính là lúc âm nhạc lên tiếngChính vì thế việc đưa các giai điệu âm nhạc vào giờ dạy học Văn là một việc rất nên làm để góp phần đánh thức những rung động có thể còn ngủ sâu trong tâm hồn các em.
Chẳng hạn, khi dạy về Ca dao, Dân ca giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hát một vài làn điệu dân ca:
Ví dụ: Bài Ca dao:	“Con cò bay lả bay la
 	 Bay từ Cửa Phủ bay ra cánh đồng”
Chuyển thành Dân ca: 
 	“ Con cò (là cò) bay lả (lả lả) bay la
 Bay từ (là từ) Cửa Phủ, bay ra (là ra) cánh đồng
 	Tình tính tang là tang tang tính tình”
Hay: Bài Ca dao:
 	 	 “ Trúc xinh trúc mọc đầu đình
 Em xinh em đứng một mình cũng xinh”
Chuyển thành làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh:
 	“ Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc
 	 Qua lối nhỏ bên bờ ao
 	 Chị Hai xinh, tang tình là chị Hai đứng, đứng đứng một mình mà xinh xinh càng xinh”
 Hay một vài câu hát ru quen thuộc:
 “ Ầu ơ... Trưa hè bên chiếc võng đưa. Mẹ ru con ngủ ơ ơ giữa trưa bóng ơ tròn... À a à ờiÀ a à ơi”.
Cứ như thế, những câu Ca dao sẽ dễ dàng đi sâu vào tâm hồn các em, tưới mát tâm hồn các em, đưa các em chìm đắm vào thế giới của cây đa, bến nước, con đò một cách tự nhiên nhất, ngọt ngào nhất, sâu lắng nhất. Đồng thời qua đó học sinh sẽ hiểu về Ca dao, Dân ca một cách dễ dàng hơn rất nhiều so với việc giáo viên chỉ truyền đạt những tri thức lý thuyết một cách khô khan, cứng nhắc. Chỉ bằng việc diễn xướng một vài câu ca như vậy các em sẽ dễ dàng nhận thức được rằng với phần lời là Ca dao kết hợp với giai điệu sẽ trở thành Dân ca. 
Có khá nhiều tác phẩm văn học trong nhà trường (chủ yếu là thơ ca) rất giàu tính nhạc. Các nhạc sĩ đã phổ nhạc cho các tác phẩm thơ ca đó và biến chúng thành các nhạc phẩm làm xao xuyến lòng người. Chẳng hạn như bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử .
Tương tự như vậy, những học sinh có năng khiếu về múa có thể chuyển tải một tác phẩm văn học vốn được thực hiện bằng nghệ thuật ngôn từ sang một hình thức ngôn ngữ mới: ngôn ngữ của cơ thể. Trong các buổi sinh hoat ngoại khóa, chuyên đề, hay trong các cuộc thi văn nghệ nên khuyến khích học sinh đến với văn chương bằng loại hình nghệ thuật này. Các em sẽ được đến với câu chuyện của nhân vật thông qua một thứ ngôn ngữ khác: ngôn ngữ không lời, rất đặc biệt và có khả năng khơi gợi cảm xúc.
Ví dụ: Múa minh họa cảnh Chí Phèo gặp Thị Nở dưới đêm trăng; cái chết bi tráng của người nghệ sỹ lãng du Lor-ca; cô Tấm đi trẩy hội 
 * Giải pháp thứ ba: Ngâm thơ:
 Người ta thường nói: “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”, nghĩa là: trong thơ có họa, trong thơ có nhạc. Bản thân các bài thơ đã chứa đựng trong nó phần nhạc điệu: lúc trầm, lúc bổng: lúc khoan, lúc nhặt; lúc bay bổng, du dương, lúc gập ghềnh, trúc trắc
Dạy một tác phẩm thơ, bên cạnh việc đọc diễn cảm giáo viên cũng nên tạo cơ hội để học sinh được thể hiện giọng ngâm của mình. Giáo viên cũng hoàn toàn có thể tự mình ngâm thơ để học sinh thưởng thức hoặc sử dụng thiết bị máy móc, băng đĩa cho học sinh nghe giọng ngâm bài thơ đó của các nghệ sỹ. Cách làm này chắc chắn sẽ giúp các em thêm yêu những câu thơ, những bài thơ - vốn là nhừng gì tinh túy nhất mà “con tằm” nhà thơ rút ruột nhả ra.
Ví dụ: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử được thể hiện bằng một giọng ngâm “rất Huế” sẽ đưa các em đến với khu vườn Vĩ Dạ, đến với con người Vĩ Dạ dễ dàng hơn, và bài thơ cũng sẽ ở lại lâu hơn trong tâm hồn các em.
Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh với giọng ngâm lúc tha thiết, lúc dìu dặt, lúc sôi nổi, lúc nhẹ nhàng sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc cảm nhận những cung bậc khác nhau của “sóng”, cũng là của “em” - người con gái đang yêu. 
 * Giải pháp thứ tư: Diễn kịch
 Có thể khẳng định rằng, việc chuyển hóa một tác phẩm văn học thành một tiểu phẩm, một vở kịch là một sân chơi bổ ích, đầy thú vị đối với học sinh. Công việc này sẽ gây được hiệu ứng mạnh mẽ đối với các em. Vì sao?
Vì khi chúng ta thực hiện sân khấu hóa các tác phẩm văn học trong nhà trường nghĩa là chúng ta đang dựng lên một sân khấu biểu diễn mà người diễn viên tham gia diễn xuất chính là các em học sinh - những đối tượng tiếp nhận tác phẩm văn học đó. Các em không phải chỉ đến với tác phẩm bằng hệ thống ngôn từ chết trong sách giáo khoa nữa mà các em được trực tiếp hóa thân vào các nhân vật với những tính cách, diện mạo, những số phận khác nhau; được trực tiếp tham gia vào câu chuyện đó; được thực hiện những hành động đó v.v. Nói cách khác, các em được trải nghiệm, được “sống” thực sự với tác phẩm. Các em sẽ khóc, sẽ cười, sẽ đau khổ, sẽ hạnh phúc, sẽ thất vọng, sẽ hân hoan với chính những nhân vật của mình. Nghĩa là các em có cơ hội trải nghiệm với những cảm xúc mà có thể các em chưa từng trải qua , các em được trở thành những “con người khác”
Và, một khi thực hiện được như thế học sinh sẽ hiểu hơn, nắm vững chắc hơn về tác phẩm bởi một điều đơn giản rằng: các em đã được trải nghiệm câu chuyện với chính cảm xúc của mình. Trên hết, các em sẽ thấy môn học này là rất thú vị, đầy lôi cuốn. 
Một điều mà chúng ta có thể tin rằng: có nhiều khi hàng ngàn, hàng vạn lời giảng của thầy cô trên bục giảng chưa chắc đã đánh thức được tâm hồn các em, khuấy động được cảm xúc của các em bằng những giây phút (đôi khi là ngắn ngủi) khi các em được trải nghiệm với câu chuyện văn học đó. Muốn nhập vai thành công các em sẽ phải tìm hiểu rất kỹ về nhân vật đó. Và khi đã hóa thân vào nhân vật của mình thành công, các “diễn viên không chuyên” đó sẽ đem lại những cảm xúc và sự hưng phấn cho các “khán giả” của mình. Các em sẽ đồng cảm hơn với bi kịch của kẻ cùng đường Chí Phèo, sẽ trân trọng hơn một Thị Nở xấu xí nhưng tâm hồn đẹp tựa pha lê Sẽ thấu hiểu hơn những đau khổ, giằng xé trong tâm can nàng Kiều khi phải cậy nhờ em thay mình nối duyên cùng Kim Trọng v.v
Ví dụ: “Tình yêu và thù hận” (Trích: “Rô-mê-ô và Ju-li-et” của U.Sếch-xpia) hay “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” (trích: “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng) là những vở bi kịch.
 “Truyện Kiều” của Nguyễn Du sẽ được xây dựng thành một vở kịch thơ.
“Chí Phèo” của Nam Cao sẽ được xây dựng thành môt vở kịch nói.
“Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng sẽ xây dựng thành một vở hài kịch.
Và sau đây là một ví dụ minh họa điển hình phần kịch bản sân khấu hóa cho 2 truyện cười "Tam đại con gà" và "Nhưng nó phải bằng hai mày":
Tiểu phẩm: 	THẦY ĐỒ
Nhân vật: 1. Thầy đồ; 2. Vợ thầy đồ; 3. Học trò ; 4. Người cha học trò; 5. Thầy lý
(Nhân tiện vợ vắng nhà, thầy đồ nấu chè đậu đen ăn vụng. Thầy đồ ngồi trên chiếu, quay mặt vào vách để húp. Bất ngờ vợ về...)
Vợ:
- Này, làm gì đấy hử?
Thầy đồ:
(Giật mình, nhưng cố húp hết bát chè để “phi tang” kẻo vợ phát hiện)
- Đâu, có làm gì đâu... Tôi đang mài mực đấy chứ!
(Tay vớ vội nghiên và thỏi mực mài mài)
Vợ:
(Lại gần)- Thế cái gì đen sì trên mép kia? Không phải ông ăn mực tàu đấy chứ?
Thầy đồ:
- Không... không... không phải mực tàu, mà là tôi mài mực lâu ngày, nó nhiễm. Nóng quá, tôi ra mồ hôi mực ấy mà!
Vợ:
- Bịa đặt giỏi lắm. Cái ngữ ông viết lách gì mà đến nỗi phải mài mực lâu ngày. Thế cả buổi làm cái nỗi gì mà không đem váy bà vào nhà, để cho mưa ướt hết rồi kia kìa...
Thầy đồ:
(Giật mình sợ hãi)- Thôi chết! (bình tâm lại) Tôi mải ôn Tam thiên tự để dạy trẻ nên quên mất... Thiên trời, địa đất, cử cất, tồn còn, tử con, tôn cháu, lục sáu, tam ba...
Vợ:
- Ôn với luyện! Tam thiên tự cũng chả bằng cái váy ướt của bà!
(Túm đầu thầy đồ nhận xuống)
Thầy đồ:
- Phỉ phui cái mồm, sao nhà nó dám xúc phạm chữ thánh hiền...
Vợ:
- Xúc phạm này, thánh hiền này. (Mỗi lần này là một cái xách tai) – (Vợ đi vào) 
Thầy đồ:
- Được lắm, lần sau sẽ biết tay ông... (Xoa tai)
Vợ:
(Quay trở lại. Túm tai thầy đồ ) Lần sau thì sao?
Thầy đồ:
- Thì, thì... Ông sẽ mang váy vào khi trời chưa mưa. Được chưa nào?
Vợ:
- Ôi giờ ơi, chồng với chả con, Chồng con là cái nợ nần, các cụ nói cấm có sai câu nào! (Thở dài, đi vào hẳn)
Thầy đồ:
- Được, rồi sẽ có ngày... (nói với theo vợ)
- Quái lạ, sáng nay ông đã xin quẻ, thổ công báo sẽ có người đến xin học mà sao giờ này chưa thấy mò mặt tới nhỉ? (đi đi lại lại)
(Tiếng vọng: Thầy đồ có nhà không? Có phải nhà thầy đồ đây không)
Thầy đồ:
- Phải ... phải! Đấy, đã bảo rồi mà! Thầy đồ đây, mời vào!
(Người cha dẫn con vào xin học)
Thầy đồ:
- Mời vào, mời vào...
Người cha:
- Thưa thầy, hôm nay chọn được ngày lành tháng tốt, con mạn phép đưa các cháu đến cậy nhờ chữ nghĩa của thầy!
Thầy đồ:
- Vậy hả, việc này khó đây...
Người cha:
- Mong thầy thương cho cái cảnh thất học của con. Con xin cho cháu nó được lưu lại nhặt ít chữ rơi chữ vãi của thầy về làm vốn, mong có ngày mở mày mở mặt.
Thầy đồ:
- Thôi được, tôi cảm phục tấm lòng của cha con nhà anh, tôi vốn kén chọn lắm, từ trước đến nay chưa nhận ai làm học trò, nay sẽ nhận nó làm đứa học trò đầu tiên. 
Người cha:
- Xin đa tạ thầy! Vậy ra lâu nay thầy không nhận học trò. Sao mấy người xóm ngoài lại nói với con thầy đông học trò lắm ạ?
Thầy đồ:
(Bối rối)- À... à... Miệng lưỡi thiên hạ ấy mà. Người ta ghen ăn tức ở...
(Quay vào trong, gọi)- Mẹ nó đâu, xem nhà ai có hương án mượn tạm về đây để ta lễ thánh
Học trò:
- Thưa thầy, đi mượn phải trả lôi thôi. Để con xin khom lưng làm cái án thư, thầy đặt cau trầu lên đấy lễ thánh cũng được.
Thầy đồ:
(Chắp tay vái học trò)- Con khá hơn thầy nhiều rồi! Còn phải học thầy làm gì nữa!
(Trò gập lưng cho thầy để cau trầu lên làm lễ)
Thầy đồ:
(Khấn)- Kính lạy thành hoàng, thổ công, thổ địa. Con cũng xin kính lạy lia lịa bốn hướng tám phương đã chỉ đường cho bố con nhà nó đến xin học để con khỏi phải mang tiếng là thầy đồ mà không có học trò. Con xin một đài âm dương xem cái sự nghiệp của con có được hanh thông rộng mở...
Thầy đồ:
(Tung âm dương)- Ôi, tốt quá tốt quá! Thánh đồng ý cho nhận nó làm học trò rồi! (Quay sang nói với người cha)
Người cha:
- Phúc đức cho nhà con quá!
Thầy đồ:
- Anh sang bên kia ngồi nghỉ, để tôi còn phải thử trí thông minh của nó cái đã

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_goi_hung_thu_cho_hoc_sinh_bang_hinh_thuc_san_khau_hoa_m.doc