SKKN Giáo dục tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương (Ngữ văn 9) cho học sinh lớp 9 - Trường THCS Luận Thành – Thường Xuân

SKKN Giáo dục tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương (Ngữ văn 9) cho học sinh lớp 9 - Trường THCS Luận Thành – Thường Xuân

Con người dù sống trong thời đại nào, xã hội có hiện đại và phát triển đến đâu thì vẫn cần giữ trong tâm hồn mình vẻ đẹp với những tình cảm bền vững như: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, ý thức về cội nguồn, tinh thần tự hào dân tộc,.Trong môn Ngữ văn ở bậc THCS, tình yêu quê hương đất nước và ý thức về cội nguồn dân tộc là nội dung lớn bao trùm các nội dung khác. Là một giáo viên dạy văn, trong quá trình dạy, tôi nhận ra một thực trạng đó là: đa số các em học sinh có thể tiếp cận với nội dung này nhưng chưa cảm nhận một cách đầy đủ, sâu sắc. Ví dụ khi hỏi một số câu hỏi như: Sự khác nhau trong cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước của các tác giả? Trong thời đại ngày nay, tình yêu quê hương, đất nước và ý thức cội nguồn dân tộc được thể hiện như thế nào? Em sẽ làm gì để thể hiện mình là người yêu quê hương đất nước,. thì lại rất ít học sinh trả lời được. Điều ấy khiến tôi luôn trăn trở, day dứt làm sao để bồi đắp cho học sinh lòng yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước và ý thức tự hào dân tộc sâu sắc.

 Bài thơ “Nói với con” của Y Phương là lời tâm sự của người cha với con về cội nguồn sinh dưỡng, về vẻ đẹp truyền thống đáng quý của quê hương, là tình yêu niềm tự hào về sức sống bền bỉ của dân tộc mình, là khát vọng niềm tin về cuộc sống,.Việc đọc- hiểu bài thơ nhằm hình thành và bồi đắp trong các em tình yêu quê hương đất nước và ý thức về cội nguồn dân tộc mình một cách sâu sắc, mạnh mẽ.

 “Tác phẩm tồn tại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 khoảng 10 năm nay, một khoảng thời gian chưa phải là dài nhưng rõ ràng là không quá mới mẻ. Thế nhưng trên thực tế giảng dạy cũng như các nguồn tài liệu hướng dẫn cho giáo viên, tôi nhận thấy chưa thực sự đáp ứng được những điều đã nói trên.” [1]. Tôi đã từng được dự tiết học này trong các đợt thực tập bài khó ở một số trường, xem trên mạng cũng như đã tham khảo những tài liệu hướng dẫn của NXB Giáo dục ban hành,. Tất cả đều có một điểm chung, đó là họ chưa quan tâm sâu sắc và triệt để tới mục đích giáo dục học sinh của bài thơ là: tình yêu quê hương đất nước và ý thức về cội nguồn dân tộc, mà theo tôi đây mới là bức thông điệp xuyên thế hệ mà nhà văn muốn gửi tới thế hệ trẻ.

 

doc 20 trang thuychi01 17303
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương (Ngữ văn 9) cho học sinh lớp 9 - Trường THCS Luận Thành – Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..............................................................................................	01
1.1. Lí do chọn đề tài................................................................................	01
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................	01
1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................	02
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................	02
2. NỘI DUNG..........................................................................................	02
2.1. Cơ sở lí luận......................................................................................	02
	2.2. Thực trạng........................................................................................	03
2.3. Các giải pháp..................................................................................... 04
2.3.1. 	GV sử dụng câu hỏi gợi mở, phương pháp đàm thoại để học sinh
 liên hệ thực tế:.........................................................................................	04
2.3.2. GV tích hợp liên môn trong giờ dạy học:.......................................... 	04 
2.3.3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học..................................... 06 
2.4. Hiệu quả.......... 15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.	16
3.1. Kết luận.... 	16
3.2. Kiến nghị..........	17
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Con người dù sống trong thời đại nào, xã hội có hiện đại và phát triển đến đâu thì vẫn cần giữ trong tâm hồn mình vẻ đẹp với những tình cảm bền vững như: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, ý thức về cội nguồn, tinh thần tự hào dân tộc,...Trong môn Ngữ văn ở bậc THCS, tình yêu quê hương đất nước và ý thức về cội nguồn dân tộc là nội dung lớn bao trùm các nội dung khác. Là một giáo viên dạy văn, trong quá trình dạy, tôi nhận ra một thực trạng đó là: đa số các em học sinh có thể tiếp cận với nội dung này nhưng chưa cảm nhận một cách đầy đủ, sâu sắc. Ví dụ khi hỏi một số câu hỏi như: Sự khác nhau trong cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước của các tác giả? Trong thời đại ngày nay, tình yêu quê hương, đất nước và ý thức cội nguồn dân tộc được thể hiện như thế nào? Em sẽ làm gì để thể hiện mình là người yêu quê hương đất nước,... thì lại rất ít học sinh trả lời được. Điều ấy khiến tôi luôn trăn trở, day dứt làm sao để bồi đắp cho học sinh lòng yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước và ý thức tự hào dân tộc sâu sắc.
	Bài thơ “Nói với con” của Y Phương là lời tâm sự của người cha với con về cội nguồn sinh dưỡng, về vẻ đẹp truyền thống đáng quý của quê hương, là tình yêu niềm tự hào về sức sống bền bỉ của dân tộc mình, là khát vọng niềm tin về cuộc sống,..Việc đọc- hiểu bài thơ nhằm hình thành và bồi đắp trong các em tình yêu quê hương đất nước và ý thức về cội nguồn dân tộc mình một cách sâu sắc, mạnh mẽ.
	“Tác phẩm tồn tại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 khoảng 10 năm nay, một khoảng thời gian chưa phải là dài nhưng rõ ràng là không quá mới mẻ. Thế nhưng trên thực tế giảng dạy cũng như các nguồn tài liệu hướng dẫn cho giáo viên, tôi nhận thấy chưa thực sự đáp ứng được những điều đã nói trên.” [1]. Tôi đã từng được dự tiết học này trong các đợt thực tập bài khó ở một số trường, xem trên mạng cũng như đã tham khảo những tài liệu hướng dẫn của NXB Giáo dục ban hành,... Tất cả đều có một điểm chung, đó là họ chưa quan tâm sâu sắc và triệt để tới mục đích giáo dục học sinh của bài thơ là: tình yêu quê hương đất nước và ý thức về cội nguồn dân tộc, mà theo tôi đây mới là bức thông điệp xuyên thế hệ mà nhà văn muốn gửi tới thế hệ trẻ.
	Xuất phát từ những lí do trên, tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài Giáo dục tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương (Ngữ văn 9) cho học sinh lớp 9- trường THCS Luận Thành – Thường Xuân. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Giáo dục tình yêu nước và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “Nói với con” thông qua nội dung và phương pháp dạy học tích cực.
	- Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước và ý thức cội nguồn với dân tộc Việt Nam nói chung và quê hương học sinh nói riêng, từ tình cảm ý thức đó để có những hành động cụ thể.	
	- Góp phần giáo dục ý thức sống cao đẹp cho học sinh để các em luôn tự hào về quê hương đồng thời biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung trong thời đại ngày nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Đề tài khảo sát, nghiên cứu là bài thơ “Nói với con” của Y Phương. 
 - Phương pháp giảng dạy bài thơ “Nói với con” để bồi đắp, giáo dục tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc cho học sinh lớp 9- trường THCS Luận Thành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp phân tích, bình giảng văn học: đây là phương pháp cơ bản của đề tài.
	- Phương pháp khảo sát, thống kê: khảo sát, thống kê kết quả bài làm của học sinh và những tài liệu tham khảo mà đề tài sử dụng.
 - Phương pháp sử dụng câu hỏi gợi mở và đàm thoại.
 - Phương pháp so sánh, đối chiếu: đặt bài thơ trong sự đối chiếu, so sánh với những tác phẩm cùng đề tài,...
	2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	 Tình yêu quê hương đất nước và sự ý thức về cội nguồn dân tộc đã tạo nên dáng đứng Việt Nam, nó là đề tài xuyên suốt trong thơ văn từ cổ chí kim của dân tộc. Do đó, khi dạy về nội dung này, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được: Tình yêu quê hương đất nước và sự ý thức về cội nguồn dân tộc không hề trừu tượng mà rất cụ thể. Đó là những tình cảm tốt đẹp nhất đối với quê hương xứ sở. Một dòng sông, ngọn núi, một cánh đồng, một làng quê, một mái trường, một thành phố từng gắn bó với đời ta để ta yêu ta nhớ. Tình yêu quê hương đất nước là yêu thiên nhiên, ruộng đồng, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù, ý thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm và sứ mệnh cao cả của người chiến sĩ, là sự cống hiến hi sinh thầm lặng cho quê hương Tổ quốc, là niềm tự hào về chiến công của thời đại, trước những truyền thống lịch sử tốt đẹp của quê hương mình, là lòng biết ơn và ca ngợi, tự hào trước những chiến công của cha anh, những người đã hi sinh vì đất nước,... Đồng thời, giáo viên giúp học sinh nhận thức rõ tình yêu quê hương đất nước và sự ý thức về cội nguồn dân tộc là tình cảm cao quý nhất của con người Việt Nam, được phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử, nó làm nên sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam.
	Tuy nhiên, đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những nguyên tắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những bài giảng về đạo đức, bởi văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục. Có lẽ vì thế, tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về cuộc đời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cuộc sống. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 - Về phía học sinh: 
 + Thực tế hiện nay môn Ngữ văn đang dần mất đi vị trí quan trọng của nó, là một môn học có vai trò quan trọng mà được xếp sau một số môn học được coi là thực tế hơn để định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, văn chương lại là một môn học thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ. Tâm lí các em hiện nay có sự thay đổi: các em thích kiểu “mì ăn liền”, thích nhanh chóng thuận lợi, nhẹ nhàng. Vì thế, có nhiều em ham mê đọc truyện tranh, đọc một cách “ngấu nghiến”, bỏ ăn, ngủ, học vùi đầu vào cuốn truyện tranh nhưng lại quay lưng lại với môn Ngữ văn.
	+ Cùng với sự giao lưu và hội nhập kinh tế văn hóa thế giới thì một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đang bị mai một các giá trị đạo đức, truyền thống như: cội nguồn dân tộc, yêu quê hương đất nước... Các em bắt chước nhiều văn hóa “ngoại lai” không phù hợp với thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam như: cách ăn mặc rất “mới”, ngôn ngữ nói năng nửa tây nửa ta, cách sống, cách nghĩ cũng rất “tây”,...
	+ Mỗi học sinh đều có ước mơ, hầu hết các em đều mơ sau này có cuộc sống, có công ăn việc làm ổn định ở các thành phố lớn có điều kiện kinh tế phát triển và hầu như chưa có mong muốn trở về cống hiến cho quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên.
	 - Về phía giáo viên: 
 + Qua nhiều năm giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy đa số các em học sinh còn rất mơ hồ khi cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước và ý thức cội nguồn dân tộc trong tác phẩm. Ví dụ: Khi phân tích bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt), các em phân tích được khá nhiều chi tiết về tình cảm bà cháu, hình ảnh người bà, những kỉ niệm tuổi thơ,... nhưng kết luận cuối cùng các em khái quát lại đó là tình cảm gia đình và nỗi nhớ về người bà thân yêu, tần tảo, suốt đời hi sinh cho gia đình mà không hiểu rằng thông qua đó chính là thể hiện nỗi nhớ quê hương đất nước, cội nguồn dân tộc của một người con xa xứ. Tương tự như vậy đối với bài thơ “Nói với con” (Y Phương), học sinh hiểu được cội nguồn sinh dưỡng trong cuộc đời của mỗi con người, thấy được nhiều nét đẹp truyền thống của quê hương và con người miền núi, ý thức được những điều người cha muốn nói trong bài thơ và những đặc sắc nghệ thuật mang âm hưởng vùng cao,... nhưng lại không hiểu được rằng đó là biểu hiện của tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc của nhà thơ, từ đó em sẽ suy nghĩ gì về quê hương mình và làm gì để xứng đáng với gia đình, quê hương dân tộc. Và điều quan trọng hơn là các em chưa biến những tình cảm đó thành hành động cụ thể, thiết thực trong cuộc sống.
+ Các đồng chí giáo viên đã được tiếp thu các chuyên đề tích hợp giáo dục trong môn Ngữ văn, một số đồng chí đã tích hợp được các nội dung tập huấn trong quá trình giảng dạy song vẫn còn các giờ dạy mới đảm bảo kiến thức theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng mà chưa giáo dục được nhiều nội dung có liên quan cần thiết vào bài, giờ dạy vẫn thiếu đi điều mà ta vẫn thường gọi là cái
 “hồn”, cái “thần thái” của bài thơ, cách chuyên chở rất riêng của bài thơ thì vẫn chưa lột tả được một cách thỏa đáng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. 	GV sử dụng câu hỏi gợi mở, phương pháp đàm thoại để học sinh liên hệ thực tế:
Câu hỏi giáo dục tình cảm gia đình: Em thấy gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc đời mỗi con người, và em phải làm gì để xứng đáng với gia đình của mình?
Cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên trong cuộc đời của mỗi con người đó chính là gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột). Chính vì lẽ đó, mỗi chúng ta hãy nặng lòng thiết tha với những người thân yêu ruột thịt, hãy vun đắp, xây dựng và giữ gìn mái ấm gia đình. Đó cũng chính là triết lí sống, lẽ sống muôn đời của con người, bởi “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
Câu hỏi giáo dục tình yêu quê hương và ý thức về cội nguồn dân tộc: Quê hương dân tộc Tày đẹp là vậy, còn quê hương em có những vẻ đẹp gì? Từ đó em thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với em?
Mỗi vùng quê trên đất nước cong cong hình chữ S này đều có những đặc trưng, dấu ấn riêng không thể phai mờ. Nó là hoài niệm, là nỗi nhớ da diết đối với những người xa quê. Em rất tự hào vì mình được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất xứ Thanh yêu dấu, mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”, ôm trọn trong lòng cả hai nền văn minh nhân loại, nơi “ Núi Đọ gặp xương cốt tổ, ruộng Đông Sơn nghe hùng khí trống đồng”, Thanh Hóa có núi Ngọc Hàm Rồng đã đi vào huyền thoại, có sông Mã kiêu hùng, có đá vọng phu thủy chung son sắt, có di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ sừng sững hiên ngang, chùa Cửa Đạt thanh tịnh, bình yên 
Câu hỏi giáo dục tình yêu quê hương: Quê hương em vẫn đang còn rất nghèo khó, vậy em có thái độ như thế nào?
Câu hỏi giáo dục tình yêu quê hương: Nếu được giới thiệu về vẻ đẹp và truyền thống quê hương mình, em sẽ giới thiệu như thế nào? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương mình giàu đẹp hơn?
2.3.2.GV tích hợp liên môn trong giờ dạy:
Tích hợp liên môn Lịch sử- Địa lí- Ngữ văn: Qua môn học lịch sử và địa lí, em hãy giới thiệu một vài nét về tỉnh Cao Bằng- quê hương của tác giả?
- Cao Bằng là tỉnh thuộc đông bắc Việt Nam, phía bắc và đông bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Tuyên Quang, Hà Giang, phía nam giáp Bắc Cạn và Lạng Sơn. Với suối Lê Nin, hang Pác Bó, Bản Dốc, tượng đài kỉ niệm Kim Đồng,... thì Cao Bằng chính là địa danh lịch sử nổi tiếng của cả nước, nơi Bác Hồ đã sống, làm việc nhiều năm.
Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp theo tinh thần đổi mới, ở phần giải thích từ ngữ khó, tôi cho học sinh giải thích từ ngữ theo hướng dẫn SGK, sau đó tôi trình chiếu những hình ảnh minh họa để khắc sâu nghĩa của từ. Đây cũng là một cách để học sinh hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc Tày.
	 Hình ảnh người Tày đan lờ và sinh hoạt văn hóa bên nhà sàn
GV: Trình chiếu những hình ảnh minh họa cho những nét văn hóa và vẻ đep thiên nhiên dân tộc Tày:
Tích hợp liên môn Mĩ thuật- Ngữ văn: Vẽ tranh về đề tài quê hương em
Ở tiết học trước, cô đã phát động vẽ tranh về đề tài quê hương em, bây giờ xin mời đại diện của các tổ lên trình bày tác phẩm của mình.
2.3.3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
 Tôi đã sử dụng câu hỏi gợi mở, phương pháp đàm thoại để học sinh liên hệ thực tế và tích hợp liên môn trong giờ dạy học cụ thể như sau:
 Tiết 122: NÓI VỚI CON	
 	 ( Y Phương)
 *Kiểm tra bài cũ (Mục đích gợi cho học sinh nhớ lại những tác phẩm văn học có cùng chủ đề với bài thơ “nói với con” của Y Phương)
GV: Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em đã được học rất nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu làng, yêu quê hương đất nước, yêu cội nguồn và niềm tự hào dân tộc, em hãy kể tên một số tác phẩm?
HS: “Làng” (Kim Lân), “Đồng chí” (Chính Hữu), “Bếp lửa” (Bằng Việt),...
 *Giới thiệu bài mới : phần giới thiệu bài có tác dụng thu hút sự chú ý, hứng thú, tích cực chủ động của học sinh.
	Như vậy với mỗi nhà văn, ở từng vùng miền trong những thời điểm lịch sử khác nhau lại có những cách thể hiện khác nhau về tình yêu quê hương và cội nguồn dân tộc mình. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương – người dân tộc Tày (ở vùng núi phía Bắc, tỉnh Cao Bằng) là một trong những thi phẩm thể hiện đề tài ấy. Với cách nói xúc động, chân thành mang một bản sắc riêng của người dân tộc, tác phẩm “Nói với con” đến với người đọc thật chân thành, trìu mến và đáng tin cậy.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm .
GV cung cấp một số thông tin ngoài văn bản như: Tác giả (Quê hương, đặc điểm phong cách thơ); hoàn cảnh ra đời của bài thơ, đặc biệt nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của yếu tố quê hương đến hồn thơ Y Phương; đồng thời cho học sinh nhận thấy bài thơ được viết trong một bối cảnh khá đặc biệt. 
GV: Trình chiếu chân dung Y Phương
Thơ Y Phương được ví như “một bức tranh thổ cẩm được đan dệt nhiều màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo”( Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam). Thời thơ ấu ông đã từng theo cha đi cúng ma giải hạn cho dân bản và đã từng mơ ước trở thành thày Tào của người Tày. Sau đó, ông đi bộ đội và đến với thơ ca như một nhu cầu rất tự nhiên của tình cảm và để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Ông sinh hoạt như một người Tày giữa lòng thủ đô Hà Nội, ông tự hào vì mình là người dân tộc Tày. 
Chính những nét trên về tác giả đã chứng tỏ Y Phương là nhà văn có tình yêu quê hương và ý thức về cội nguồn dân tộc Tày của mình rất sâu sắc, mãnh liệt vì ông quan niệm “Văn chương là một việc làm để trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình”.
? Nêu đặc điểm thơ của Y Phương ? 
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ? 
GV: Nhà thơ tâm sự: “Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn Bài thơ là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con, còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lí do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa”. 
- Giáo viên hướng dẫn đọc ( nhẹ nhàng, thiết tha như lời tâm tình thủ thỉ ) .
- Học sinh đọc .
- Gv cho học sinh nghe một đoạn clip giọng ngâm của nghệ sĩ về bài thơ này.
- Giáo viên kiểm tra việc nhớ chú thích của học sinh .
- GV chiếu những hình ảnh minh họa để khắc sâu nghĩa của từ. Đây cũng là một cách để học sinh hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc Tày.
? Nêu bố cục của bài thơ ?
? Em có nhận xét gì từ bố cục này ? 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích .
Học sinh đọc 4 câu đầu .
 ? 4 câu thơ đầu cho em cảm nhận được điều gì ?
Câu hỏi giáo dục tình cảm gia đình: Em thấy gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc đời mỗi con người, và em phải làm gì để xứng đáng với gia đình của mình?
Cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên trong cuộc đời của mỗi con người đó chính là gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột). Chính vì lẽ đó, mỗi chúng ta hãy nặng lòng thiết tha với những người thân yêu ruột thịt, hãy vun đắp, xây dựng và giữ gìn mái ấm gia đình. Đó cũng chính là triết lí sống, lẽ sống muôn đời của con người, bởi “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
GV: Tấm lòng của cha mẹ, tình yêu thương của gia đình là vậy, rất cần cho con nhưng chưa đủ. Sự lớn lên của con còn cần đến nguồn mạch tinh thần thứ hai, một bầu sữa tinh thần thứ hai, đó là nghĩa tình của quê hương làng bản.
Học sinh đọc đoạn thơ còn lại .
? Em hiểu “người đồng mình” là người như thế nào?
GV: Nếu ở bốn câu trên là cách nói mộc mạc ít trau chuốt, thì đây lại là cách nói rất sáng tạo, mới mẻ của con người “nơi nước non Cao Bằng”, “nơi gạo trắng nước trong”. Cách bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp mang đặc trưng của người dân tộc “yêu lắm con ơi”.
? Vậy “người đồng mình” có những nét đáng “yêu” nào?
GV: Y Phương chia sẻ: “Đan lờ là hình ảnh miêu tả trực quan, từ động tác mềm mại của tay những chàng trai cô gái Tày mà nan tre trở thành những bông hoa đẹp đẽ. Vách nhà không chỉ ken lại bằng những thanh nứa, thanh gỗ mà còn bởi cả những câu hát ấm áp tình người. Họ yêu ca hát, yêu lao động sinh hoạt bằng những làn điệu dân ca, bằng những điệu hát sim, hát lượn, Người con trai ngồi ngoài vách nhà, người con gái ở bên trong vách, họ hát cho nhau nghe hết đêm đến sáng mai. Bởi vậy bức vách ở đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất đá nữa mà nó đã trở thành một chủ thể văn hóa”.
GV: Trình chiếu những hình ảnh minh họa cho những nét văn hóa và vẻ đep thiên nhiên dân tộc Tày.
? “Người đồng mình” đáng yêu là vậy, còn thiên nhiên đồng mình đẹp như thế nào?
? Người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình ?
? Trong cách nói ấy người cha muốn truyền cho đứa con tình cảm gì với quê hương ?
? Giải thích các câu thơ :" Sống trên .. phong tục ". Cho biết trong các câu thơ ấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của NT ấy?
HS: Trao đổi nhóm bàn, độc lập trình bày
? Từ hình ảnh con đường mà tác giả nhớ về kỉ niệm nào của cha mẹ?
GV: Bằng những hình ảnh thơ đẹp, gần gũi, bằng cách nói cụ thể, độc đáo, giản dị, người cha gợi nhắc con về cội nguồn sinh dưỡng, đó là tình yêu thương chăm bẵm của cha mẹ, gia đình, là nghĩa tình, sự che chở của quê hương làng xóm, tất cả cùng nuôi dưỡng con cả về tâm hồn và lối sống. Viết về quê hương mỗi nhà thơ có một cách thể hiện khác nhau, nếu như với Đỗ Trung Quân là “chiếc cầu tre nhỏ”, với Tế Hanh là “cái mùi nồng mặn quá”, với Giang Nam thì “yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”, thì Y Phương lại biểu lộ tình yêu và niềm tự hào về quê hương qua vẻ đẹp của rừng và tình cảm trên những con đường.
Câu hỏi giáo dục tình yêu quê hương và ý thức về cội nguồn dân tộc: Quê hương dân tộc Tày đẹp là vậy, còn quê hương em có những vẻ đẹp gì? Từ đó, em thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với em?
? Câu thơ mở đầu phần 2 gần như lặp lại câu thơ trước đó nhưng có một sự thay đổi. Từ “yêu”được thay 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_tinh_yeu_que_huong_va_y_thuc_coi_nguon_dan_toc.doc