SKKN Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc dân tộc thông qua dạy học Lịch sử bài 24 (Sách giáo khoa Lịch sử 10 - Cơ bản)
Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, cái quan trọng nhất, cao qúy nhất là giá trị văn hóa: ”Văn hóa là những gì còn lại, khi tất cả đã mất đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”[7]. Văn hóa vốn là giá trị tinh thần cốt lõi của một dân tộc, được hun đúc từ ngàn xưa cho đến nay. Vì vậy đi sâu tìm hiểu giá trị văn hóa chính là cú lội ngược dòng vào trong tâm khảm để tìm lại những giá trị bền vững, truyền thống, tinh hoa được kết tụ ngàn năm trong mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đó là điều cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại biết bao truyền thống vô cùng quý giá. Đó là truyền thống yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, truyền thống đoàn kết cộng đồng, truyền thống nhân ái, khoan dung, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và nhiều truyền thống tốt đẹp khác. Những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc đã tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhờ có các giá trị văn hóa truyền thống mà dân tộc Việt Nam đã luôn đứng vững và trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Những giá trị văn hóa truyền thống hơn lúc nào hết cần được giáo dục, tuyên truyền và khơi sâu trong tâm thức của mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Có nhiều biện pháp để giúp mọi người nhận thức sâu sắc giá trị văn hóa dân tộc. Trong nhà trường phổ thông, biện pháp thiết thực và hữu hiệu nhất là thông qua nội dung các môn học có liên quan đến văn hóa, giáo viên cần đi sâu làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc mình cho các em học sinh. Lịch sử lại là môn học đề cập nhiều nhất các thành tựu văn hóa của dân tộc và nhân loại. Thông qua dạy học lịch sử, giáo viên cần giáo dục về những giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh là hợp lý và cần thiết.Vậy bản sắc văn hóa là gì? Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những nội dung cụ thể nào? Phải làm sao để tìm thấy bản sắc dân tộc trong các thành tựu văn hóa? Việc tìm ra bản sắc dân tộc trong văn hóa có ý nghĩa to lớn gì? Đây là những vấn đề mà không phải giáo viên nào cũng làm rõ được trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc.
Để làm sáng tỏ được những vấn đề trên và để nâng cao hơn nữa hiệu quả của giờ học lịch sử, tôi quyết định chọn đề tài: ”Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc dân tộc thông qua dạy học Lịch sử bài 24 ( Sách giáo khoa Lịch sử 10- cơ bản)” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
MỤC LỤC 1. Phần mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, cái quan trọng nhất, cao qúy nhất là giá trị văn hóa: ”Văn hóa là những gì còn lại, khi tất cả đã mất đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”[7]. Văn hóa vốn là giá trị tinh thần cốt lõi của một dân tộc, được hun đúc từ ngàn xưa cho đến nay. Vì vậy đi sâu tìm hiểu giá trị văn hóa chính là cú lội ngược dòng vào trong tâm khảm để tìm lại những giá trị bền vững, truyền thống, tinh hoa được kết tụ ngàn năm trong mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đó là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại biết bao truyền thống vô cùng quý giá. Đó là truyền thống yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, truyền thống đoàn kết cộng đồng, truyền thống nhân ái, khoan dung, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và nhiều truyền thống tốt đẹp khác. Những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc đã tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhờ có các giá trị văn hóa truyền thống mà dân tộc Việt Nam đã luôn đứng vững và trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Những giá trị văn hóa truyền thống hơn lúc nào hết cần được giáo dục, tuyên truyền và khơi sâu trong tâm thức của mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Có nhiều biện pháp để giúp mọi người nhận thức sâu sắc giá trị văn hóa dân tộc. Trong nhà trường phổ thông, biện pháp thiết thực và hữu hiệu nhất là thông qua nội dung các môn học có liên quan đến văn hóa, giáo viên cần đi sâu làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc mình cho các em học sinh. Lịch sử lại là môn học đề cập nhiều nhất các thành tựu văn hóa của dân tộc và nhân loại. Thông qua dạy học lịch sử, giáo viên cần giáo dục về những giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh là hợp lý và cần thiết.Vậy bản sắc văn hóa là gì? Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những nội dung cụ thể nào? Phải làm sao để tìm thấy bản sắc dân tộc trong các thành tựu văn hóa? Việc tìm ra bản sắc dân tộc trong văn hóa có ý nghĩa to lớn gì? Đây là những vấn đề mà không phải giáo viên nào cũng làm rõ được trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc. Để làm sáng tỏ được những vấn đề trên và để nâng cao hơn nữa hiệu quả của giờ học lịch sử, tôi quyết định chọn đề tài: ”Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc dân tộc thông qua dạy học Lịch sử bài 24 ( Sách giáo khoa Lịch sử 10- cơ bản)” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2 Mục đích nghiên cứu Thông qua dạy học lịch sử bài 24 (Sách gióa khoa Lịch sử 10- cơ bản), giáo viên phải làm nổi bật bản sắc văn hóa dân tộc để giáo dục học sinh nhận thức rõ hơn những giá trị văn hóa của cha ông, từ đó giúp học sinh nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc thông qua dạy học lịch sử bài 24 (Sách giáo khoa Lịch sử 10-cơ bản). 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên những tài liệu lý thuyết có liên quan tới văn hóa dân tộc trong các thế kỷ XVI-XVIII như sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo trình Đại học. Dựa vào tài liệu của các công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa nói chung. Tôi đã đọc, nghiên cứu, phân tích, so sánh và chọn lọc để làm nổi bật những vấn đề của bản sắc văn hóa dân tộc trong bài giảng. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua dự giờ của đồng nghiệp, trao đổi với học sinh để học hỏi, rút kinh nghiệm và thấy được tính cần thiết của đề tài. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm giảng dạy lịch sử bài 24 (Sách giáo khoa Lịch sử 10- cơ bản) theo hướng đi sâu làm rõ những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ở các lớp. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm ”bản sắc” và ”bản sắc văn hóa dân tộc” - Khái niệm “bản sắc”: Theo từ điển tiếng Việt, “Bản“ có nghĩa là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân bên trong của một sự vật. ”Sắc“ là cái thể hiện ra ngoài của sự vật mà con người có thể nhận biết được. - Khái niệm “Bản sắc văn hóa dân tộc” là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất chúng mang tính dân tộc sâu sắc tạo nên cái riêng cái đặc thù dân tộc. Chúng mang tính bền vững, trường tồn, được nhận biết nhờ những sắc thái văn hóa biểu hiện cụ thể, phong phú, đa dạng.[7] 2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm các đặc trưng cơ bản sau: - Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc. - Tình đoàn kết gắn bó keo sơn. - Tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. - Đạo lý luôn hướng về nguồn cội. - Tinh thần nhân ái, khoan dung. - Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo. - Ngoài ra, bản sắc văn hóa dân tộc còn được thể hiện trong vẻ đẹp của văn hóa dân gian. 2.1.3 Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam Bản sắc văn hóa dân tộc không phải tự nhiên mà có, nó được tạo thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của dân tộc trên những cơ sở sau đây: - Thứ nhất: Hoàn cảnh địa lý chính trị của nước ta là một dân tộc nằm sát cạnh một nước Trung Hoa khổng lồ, một dân tộc Hán đông dân nhất thế giới, tự cao tự đại về một nền văn hóa, văn minh cổ xưa, tự cho mình là nước trung tâm của trời đất, là dân tộc thượng đẳng. “Một hoàn cảnh địa lý chính trị như vậy bắt buộc nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam muốn giữ vững độc lập, muốn khỏi bị đồng hóa, phải nuôi dưỡng lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự cường dân tộc, tình yêu quê hương thắm thiết, tình thương đồng bào sâu sắc ”bầu ơi thương lấy bí lấy cùng”, phải đoàn kết gắn bó keo sơn như ”ba cây chụm lại” như ”bó đũa buộc chặt” vậy”.[8] - Thứ hai: Điều kiện địa lý tự nhiên của nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa, khí hậu có nhiều thuận lợi nhưng cũng lắm thiên tai như lũ lụt, hạn hán. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Chính những điều kiện tự nhiên và kinh tế như vậy đã tác động đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam. “Người Việt Nam luôn cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khó, linh hoạt, sáng tạo trong lao động sản xuất; đoàn gắn bó trong phòng chống thiên tai, lụt lội; hòa đồng gần gũi yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình, trong tình làng nghĩa xóm, chân thật, giản dị trong lối sống, đậm đà tình nghĩa, đạo lý trong cách đối xử giữa người với người.”[8] 2.1.4 Tính bức thiết phải giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ Một là: Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập giao lưu với thế giới, văn hóa bên ngoài theo đó tràn vào, những thứ văn hóa mới bao giờ cũng hiện đại và đầy quyến rũ. Trong bối cảnh như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế. Hai là: Thế hệ trẻ với tính cách nhanh nhạy, năng động, và luôn muốn thử nghiệm cái mới. Điều này rất dễ dẫn đến việc chạy theo những hình thức văn hóa lai căng phù phiếm và quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. Ba là: Thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Bốn là: Là sự sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận học sinh đó là tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, với thầy cô giáo, nói tục, không trung thực, ham chơi, xa rời những giá trị truyền thống, thích hướng ngoại, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường như hiện nay đang gây nên sự bức xúc lớn trong dư luận xã hội. Năm là: Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, việc giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết hơn bao giờ hết. 2.2. Thực trạng vấn đề 2.2.1. Thuận lợi + Bàn về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc cũng như giáo dục ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề bức xúc được toàn xã hội quan tâm, xoay quanh chủ đề này có nhiều tài liệu đề cập tới. Do vậy, tôi có thể tìm hiểu, tham khảo để làm sáng tỏ nội dung cơ sở lý luận của đề tài. + Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, với việc kết nối mạng Internet giúp tôi tìm kiếm thông tin tài liệu, tranh ảnh phục vụ đề tài một cách dễ dàng hơn. + Là một giáo viên lịch sử bên cạnh trau dồi kiến thức chuyên môn vững vàng tôi luôn ý thức trang bị kỹ năng lập luận, trình bày, phân tích, chứng minh vấn đề một cách lô gic và khoa học. Cũng nhờ những kỹ năng này tôi đã làm sáng tỏ nội dung đề tài và thực nghiệm một cách hiệu quả. + Các em học sinh trong trường hầu hết đều rất chăm ngoan, với tuổi trẻ năng động, nhạy bén thích tư duy, ham tìm tòi, học hỏi, ưa những khám phá mới. Chính các em là nguồn động lực lớn để tôi luôn tìm tòi đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. 2.2.2 Khó khăn: + Nội dung lịch sử bài 24, kết cấu bài viết trong sách giáo khoa thiên về trình bày những thành tựu, đặc điểm văn hóa dân tộc về tư tưởng tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật. Với cách trình bày khá dàn trải, nặng về ghi nhớ sự kiện. Theo cách giảng dạy thông thường, giáo viên có thể giúp học sinh có thể nhận tính toàn diện, phong phú, đa dạng của văn hóa nhưng rất khó nhận biết bản sắc dân tộc (tính dân tộc) của văn hóa biểu hiện ra sao. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, để làm nổi bật bản sắc dân tộc trong các thành tựu văn hóa yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học, có kiến thức chuyên môn sâu, có năng lực tư duy cùng với khả năng phân tích và lập luận vấn đê sắc bén, thuyết phục thì mục đích đặt ra mới được thực hiện. Yêu cầu này là một khó khăn vì không phải người giáo viên nào cũng có khả năng làm được. + Thực tế, trong quá trình dạy học lịch sử ở trường Hoàng Lệ Kha, tôi thấy rất ít khi các thầy cô chọn bài dạy có nội dung về văn hóa để thao giảng. Có thể nội dung liên quan đến văn hóa bao giờ cũng dài hơn, và thường khó để giảng thành công hơn so với những nội dung về chính trị, kinh tế, quân sự. Bài 24 ( Sách giáo khoa Lịch sử 10- cơ bản) là một ví dụ. + Hầu hết các em học sinh trong nhà trường học theo ban tự nhiên nên không có kiến thức chuyên sâu về các môn khoa học xã hội, những hiểu biết về nội dung lịch sử nói chung và lịch sử văn hóa dân tộc nói riêng chưa sâu. Đấy là chưa kể đến tình trạng lịch sử luôn bị coi là môn học phụ, học sinh không có hứng thú, lười học lịch sử là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Mơ hồ về lịch sử dân tộc đồng nghĩa với việc mơ hồ về những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. Vì vậy việc đi sâu làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc đến các em là cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. + Bài học với dung lượng kiến thức khá dài, trong một giờ nội khóa, phải làm sao để giải quyết tốt một bên là lượng kiến thức cơ bản cần truyền đạt với một bên là vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc cũng cần được làm rõ. Đây là một khó khăn rất lớn đối với giáo viên. 2.3 Giải pháp giải quyết vấn đề 2.3.1 Những đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc trong nội dung bài 24 (Sách giáo khoa Lịch sử 10 - cơ bản) Các mục Nội dung bản sắc văn hóa được phát hiện Biện pháp chung để phát hiện. Tư tưởng - tôn giáo - Ý thức tự cường dân tộc - Đạo lý hướng về nguồn cội - Trình bày miệng - Dạy học nêu vấn đề - Sử dụng đồ dùng trực quan tranh ảnh, sơ đồ, niên biểu - Sử dụng kiến thức liên môn - Liên hệ thục tế Giáo dục - Ý thức tự cường dân tộc - Tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo Văn học - Ý thức tự cường dân tộc - Niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc Nghệ thuật - Ý thức tự cường dân tộc - Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo - Coi trọng giá trị văn hóa dân gian Khoa học kỹ thuật - Ý thức tự cường dân tộc - Tinh thần yêu nước sâu sắc 2.3.2. Giải pháp thực hiện trong nội dung giáo án bài 24 (Sách giáo khoa Lịch sử 10 - cơ bản). Giáo án này được soạn theo phương pháp mới định hướng năng lực học sinh, thông qua đó làm rõ và giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà cha ông để lại. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM BÀI 24: TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Trong các thế kỷ XVI - XVIII, nhân dân ta đã xây dựng một nền văn hóa toàn diện, phong phú, đa dạng trên tất cả các lĩnh vực: Tư tưởng - Tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học - kỹ thuật. - Ở các thế kỷ XVI - XVIII, mặc dù xã hội có những biến chuyển và văn hóa có những chuyển biến phản ánh thực trạng xã hội đương thời. Tuy nhiên, nổi bật lên vẫn là một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, phản ánh ý thức tụ cường, tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và niềm tin yêu cuộc sống, khát vọng hạnh phúc của nhân dân ta. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc và niềm tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động. - Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa. 3. Kỹ năng - Rèn luyện các kỹ năng phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử. - Kỹ năng khai thác tranh ảnh về những thành tựu văn hóa. - Kỹ năng phân tích, so sánh, lập bảng thống kê, làm việc nhóm, liên hệ thực tế. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Tự học, hợp tác giao tiếp, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, thực hành khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học; liên hệ so sánh đối chiếu, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử. II. Thiết bị tài liệu dạy học - Giáo án, máy tính, giấy A4. - Một số tranh ảnh nghệ thuật. - Một số ca dao tục ngữ, mẩu chuyện dân gian. III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Hoạt động tạo tình huống học tập * Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình; giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nội dung bài học. * Phương pháp: Giáo viên trình chiếu hình ảnh về các thành tựu văn hóa từ thế kỷ X - XV và đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về những thành tựu văn hóa mà ông cha ta đã đạt được ở thế kỷ X - XV?. * Dự kiến sản phẩm: - Học sinh trả lời: Ở các thế kỷ X - XV, ông cha ta đã đạt được những thành tựu văn hóa rực rỡ, đã xác lập nên một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú, riêng biệt. - Giáo viên chốt ý và dẫn dắt: Ngay sau khi dành được độc lập, nhân dân ta đã ý thức xây dựng một nền văn hóa Đại Việt riêng biệt, vừa có nguồn gốc từ thời Văn Lang - Âu Lạc, vừa phản ánh sâu sắc những nét đẹp của thời đại mình. Bước sang thế kỷ XVI - XVIII, mặc dù xảy ra tình trạng tranh chấp xung đột giữa các thế lực phong kiến, sự phát triển của kinh tế hàng hóa và giao lưu với thế giới bên ngoài dẫn đến những biến chuyển về chính trị, kinh tế, xã hội. Tuy vậy, nền văn hóa dân tộc không hề bị suy thoát mà ngược lại còn phát triển thêm một bước mới, đa dạng, phong phú hơn. Điều đó đã thể hiện được sức mạnh của bản sắc văn hóa dân tộc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 24: “Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII”. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Mục tiêu, phương thức Gợi ý sản phẩm Hoạt động 1: Tìm hiểu về tư tưởng - tôn giáo * Mục tiêu: - Học sinh nắm được những tư tưởng, tôn giáo tồn tại ở nước ta thời kỳ này. - Làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện qua việc hướng về cội nguồn của tư tưởng, tôn giáo. *Phương thức: Cả lớp - cá nhân -Giáo viên phát vấn: Tình hình văn hóa thế kỷ XVI - XVIII phát triển thế nào? - Học sinh theo dõi sách giáo khoa trả lời. - Giáo viên kết luận, ghi bảng. - Giáo viên phát vấn: Tại sao thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo suy thoát không còn được tôn sùng như trước. - Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời: + Trật tự phong kiến, trật tự trong xã hội bị đảo lộn. Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi. Quan hệ mới tiến bộ dần thay thế cho trật tự quan hệ phong kiến đã lỗi thời. + Nhà nước phong kiến khủng hoảng, chính quyền trung ương tập quyền sụp. - Giáo viên trình bày: Trong khi Nho giáo suy thoát thì Phật giáo có điều kiện khôi phục lại. - Giáo viên chứng minh bằng một số công trình kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế); Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La hán chùa Tây Phương (Hà Nội). - Học sinh nghe, ghi nhớ. - Giáo viên phát vấn: Tại sao trong các thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo bị suy thoát, Phật giáo được khôi phục? - Học sinh suy nghĩ trả lời. - Giáo viên chú ý: Nho giáo mang tính áp đặt, quy củ, khắt khe, xa rời hoạt động sản xuất, đời sống nhân dân. Ngược lại Phật giáo mang tính tự nguyện, gần gũi với nhân dân và đặc biệt phù hợp với đạo lý cổ truyền của dân tộc. - Giáo viên mở rộng liên hệ về Phật giáo: Ngày nay Phật giáo vẫn đứng vững trong tâm linh đông đảo của người dân Việt Nam (khoảng 10 triệu tín đồ). Với nhân dân không cánh cửa nào rộng mở như cửa chùa và mái chùa muôn đời vẫn là nơi “che chở hồn dân tộc”, nơi gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. “Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông” Huyền Không (Thích Mãn Giác) - Học sinh lắng nghe ghi nhớ. - Giáo viên mở rộng kiến thức về đạo giáo: Đạo giáo cúng có nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng dân gian như thần chú, bùa phép để trừ tà ma, chữa bệnh, thờ cúng các vị thần tiên nên được phát triển hòa lẫn với tín ngưỡng dân tộc. - Học sinh lắng nghe ghi nhớ. - Giáo viên trình bày bên cạnh tôn giáo cũ, nước ta còn du nhập tôn giáo mới là Thiên chúa giáo (Ki tô giáo). - Giáo viên phát vấn: Thiên chúa giáo xuất hiện ở đâu và được tuyên truyền vào nước ta theo con đường nào? - Học sinh theo dõi sách giáo khoa trả lời - Giáo viên nhận xét và kết luận: Ki tô giáo xuất hiện ở khu vực Trung đông và rất phổ biến ở Châu Âu. Các giáo sỹ Thiên chúa giáo theo thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo, nhà thờ Thiên chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi, giáo dân ngày càng đông ở hai đàng. Tuy nhiên, về sau do nhiều điểm khác biệt, hoạt động truyền giáo bị nhà nước phong kiến cấm đoán. - Thế kỷ XVII cùng với sự truyền bá của Thiên chúa giáo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh được sáng tạo nhưng mới được dừng lại trong phạm vi hoạt động truyền giáo. - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ. - Giáo viên phát vấn: Qua sự phát triển của các tôn giáo, em có suy nghĩ gì? - Học sinh suy nghĩ trả lời: - Giáo viên nhấn mạnh: Đối với nhân dân ta, những yếu tố nào của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo gần gũi với phong tục tập quán, đạo lý cổ truyền dân tộc mới có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ (điển hình là Phật giáo). Mặc dù chúng ta có tiếp nhận các tôn giáo từ bên ngoài, nhưng với sức mạnh văn hóa dân tộc, chúng ta đã cải biến cho phù hợp với truyền thống làm nên bản sắc văn hóa riêng biệt. - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ. - Giáo viên chiếu hình ảnh minh họa về tín ngưỡng tổ tiên, thờ cúng Vua Hùng, thờ cúng các vị anh hùng dân tộc và thuyết giảng: Nhân dân ta luôn bảo tồn và phát huy những tín ngưỡng cổ truyền như thờ cúng tổ tiên, những anh hùng có công với nước với làng. - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ. - Giáo viên kết luận chung: Tư tưởng tôn giáo nước ta thời kỳ này phong phú đa dạng, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bên ngoài, song vẫn mang đậm ý thức dân tộc. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành tựu giáo dục và văn học trong các thế kỷ XVI - XVIII * Mục tiêu: - Học sinh nắm được tình hình phát triển, đặc điểm của giáo dục và văn học thế kỷ XVI_XVIII - Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua ý thức tự cường dân tộc, niềm tự hào dân tộc, tình yêu nước sắc. * Phương thưc :Thảo luận nhóm - Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm, thời gian thảo luận 3 phút. + Nhóm 1: Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục trong các thế kỷ XVI - XVIII + Nhóm 2: Rút ra nhận xét về tình hình phát triển giáo dục thế kỷ XVI - XVIII + Nhóm 3: Tình hình văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII như thế nào? + Nhóm 4: Nhận xét những điểm mới của văn học thế kỷ XVI - XVIII? - Học sinh thảo luận đúng thời gian. - Hết giờ giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét. - Giáo viên chốt ý,
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_ban_sac_van_hoa_dan_toc_dan_toc_thong_qua_day.doc