SKKN Vận dụng kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử lớp 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X - XV ở trường THPT Thạch Thành 3

SKKN Vận dụng kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử lớp 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X - XV ở trường THPT Thạch Thành 3

Dennis đã từng nói "Lịch sử là linh hồn của mỗi dân tộc. Là niềm an ủi lúc truân chuyên. Là tia hy vọng trong lẽ sinh tồn của dân tộc đó"[1]. Cùng với các môn học khác môn lịch sử nhất là phần lịch sử Việt Nam góp phần hết sức quan trọng trong việc hình thành giáo dục nhân cách học sinh, đặc biệt là trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng thì việc giáo dục học sinh lòng yêu nước tinh thần tự tôn dân tộc cho học sinh lại càng có vai trò ý nghĩa to lớn.

Xong thực tế việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay đang gặp không ít khó khăn:

1. Trường lớp còn thiếu thốn các phương tiện dạy học như: Bản đồ, tranh ảnh, phòng học bộ môn và các loại phương tiện khác.

2. Do đặc trưng môn học có những chương, những bài có rất nhiều các sự kiện, các số liệu như: các chiến dịch, các cuộc chiến tranh, những thành tựu trên các lĩnh tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa có những sự kiện lại xảy ra từ rất lâu nên các em rất khó cảm nhận hình dung và tưởng tượng, nhất là học sinh trường THPT Thạch Thành 3 phần lớn học sinh là con em dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, kinh tế xã hội khó khăn nên việc tiếp cận với các phương tiện còn nhiều hạn chế.

Để chuyển tải được kiến thức đến học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt sáng tạo trong phương pháp để khơi gợi hứng thú cho các em. Nếu giáo viên lệ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa, nặng về cung cấp kiến thức sẽ gây không khí căng thẳng tẻ nhạt ngại học, thậm chí có cả tâm lý sợ học sử, không khơi gợi được cho học sinh niềm đam mê khám phá, hiệu quả tiếp thu bài không cao, nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn truyền thống sẽ dần phai nhạt.

Bên cạnh đó Văn học và Lịch sử luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các sự kiện Lịch sử nói chung và Lịch sử dân tộc nói riêng đã đem lại cho Văn học nguồn cảm hứng vô tận để Văn học tái hiện các sự kiện Lịch sử đó lên trang giấy. Ngược lại nhiều tác phẩm Văn học lại có giá trị Lịch sử to lớn như: " Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt, " Hịch tướng sỹ " của Trần Quốc Tuấn, " Cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi, " Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh.

Từ những lý do trên. Để góp phần giúp học sinh trường THPT Thạch Thành 3 học tốt hơn Lịch sử Dân tộc. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử tôi đã thực nghiệm đề tài: “ Vận dụng kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử lớp 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X - XV ở trường THPT Thạch Thành 3”.

 

doc 19 trang thuychi01 8531
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử lớp 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X - XV ở trường THPT Thạch Thành 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
" VẬN DỤNG KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 BÀI 19 NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV
 Ở TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3"
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Chuyên
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
PHẦN II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4 ->14
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân và đồng nghiệp và nhà trường .
14
PHẦN III
KẾT LUẬN 
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
DANH MỤC SÁNG KIẾN ĐƯỢC XẾP LOẠI
16
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dennis đã từng nói "Lịch sử là linh hồn của mỗi dân tộc. Là niềm an ủi lúc truân chuyên. Là tia hy vọng trong lẽ sinh tồn của dân tộc đó"[1]. Cùng với các môn học khác môn lịch sử nhất là phần lịch sử Việt Nam góp phần hết sức quan trọng trong việc hình thành giáo dục nhân cách học sinh, đặc biệt là trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng thì việc giáo dục học sinh lòng yêu nước tinh thần tự tôn dân tộc cho học sinh lại càng có vai trò ý nghĩa to lớn. 
Xong thực tế việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay đang gặp không ít khó khăn:
1. Trường lớp còn thiếu thốn các phương tiện dạy học như: Bản đồ, tranh ảnh, phòng học bộ môn và các loại phương tiện khác...
2. Do đặc trưng môn học có những chương, những bài có rất nhiều các sự kiện, các số liệu như: các chiến dịch, các cuộc chiến tranh, những thành tựu trên các lĩnh tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa có những sự kiện lại xảy ra từ rất lâu nên các em rất khó cảm nhận hình dung và tưởng tượng, nhất là học sinh trường THPT Thạch Thành 3 phần lớn học sinh là con em dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, kinh tế xã hội khó khăn nên việc tiếp cận với các phương tiện còn nhiều hạn chế.
Để chuyển tải được kiến thức đến học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt sáng tạo trong phương pháp để khơi gợi hứng thú cho các em. Nếu giáo viên lệ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa, nặng về cung cấp kiến thức sẽ gây không khí căng thẳng tẻ nhạt ngại học, thậm chí có cả tâm lý sợ học sử, không khơi gợi được cho học sinh niềm đam mê khám phá, hiệu quả tiếp thu bài không cao, nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn truyền thống sẽ dần phai nhạt. 
Bên cạnh đó Văn học và Lịch sử luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các sự kiện Lịch sử nói chung và Lịch sử dân tộc nói riêng đã đem lại cho Văn học nguồn cảm hứng vô tận để Văn học tái hiện các sự kiện Lịch sử đó lên trang giấy. Ngược lại nhiều tác phẩm Văn học lại có giá trị Lịch sử to lớn như: " Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt, " Hịch tướng sỹ " của Trần Quốc Tuấn, " Cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi, " Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh....
Từ những lý do trên. Để góp phần giúp học sinh trường THPT Thạch Thành 3 học tốt hơn Lịch sử Dân tộc. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử tôi đã thực nghiệm đề tài: “ Vận dụng kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử lớp 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X - XV ở trường THPT Thạch Thành 3”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân về việc vận dụng kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử lớp 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ở trường THPT Thạch Thành 3. Để giúp HS lớp 10 nói chung và HS trường THPT Thạch Thành 3 nói riêng yêu thích hơn để hiểu về Lịch sử Dân tộc sâu sắc hơn.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	1. Tập trung nghiên cứu việc vận dụng kiến thức văn học vào dạy Lịch sử lớp 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
2. Đề tài thực nghiệm ở 2 lớp 10C1, 10C3 năm học 2017 – 2018 ở trường THPT Thạch Thành 3.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ lí luận, áp dụng vào thực tiễn, từ thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm và quá trình dạy học tích hợp, dựa vào mục tiêu giảng dạy, đổi mới và thực tiễn dạy bộ môn Lịch sử Trường THPT Thạch Thành 3, tôi đã vạch ra kế hoạch thực hiện đề tài này.
Tìm kiếm tài liệu văn học nghiên cứu, sắp xếp phù hợp với nội dung bài học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện trong Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: “Xây dựng một nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Văn bản đồng thời yêu cầu: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt về mục tiêu, yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.....”.[2]
Văn kiện Đại hội XI (2011) của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó tập chung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trong giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội ’’. [3]
Cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới sách giáo khoa phổ thông phù hợp với mục tiêu giáo dục quy định trong luật giáo dục. Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 đã rất quan tâm đến phần lịch sử Việt Nam, quan tâm đến việc giáo dục để các em có lòng yêu nước tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. 
Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đã đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học, được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005) điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.[4]
Quán triệt thực hiện nghị quyết 37/2004/ QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội về giáo dục “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực”. Ngành giáo dục và đào tạo chủ trương: Nâng cao chất lượng thi cử, kiểm tra đánh giá để đảm bảo đây là khâu quan trọng tác động tích cực mạnh mẽ trong quá trình dạy và học, phải đồng thời vừa đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì ở các lớp học,.... Trong các bài kiểm tra 1 tiết, kỳ thi Học kỳ, kỳ thi học sinh giỏi, thi Đại học phần lịch sử Việt Nam chiếm 7/10 điểm. Bởi vậy kiến thức lịch sử Việt Nam là vô cùng quan trọng, để kiến thức này đến được với học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp phù hơp mà một trong những phương pháp đó là vận dụng phương pháp liên môn trong đó có kiến thức văn học vào dạy phần lịch sử Việt Nam ở lớp 10 THPT.
 2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 Xuất phát từ thực trạng dạy và học Lịch sử của trường THPT Thạch Thành 3.
 Hiện nay việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và trường THPT Thạch Thành 3 nói riêng hiện nay đang gặp không ít khó khăn:
Trường lớp còn thiếu thốn các phương tiện dạy học như: Bản đồ, tranh ảnh, phòng học bộ môn và các loại phương tiện khác...
 Do đặc trưng môn học: Lịch sử là quá trình phát triển không ngừng của xã hội loài người từ khi con người và xã hội hình thành đến nay. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra một lần duy nhất, gắn với một khoảng thời gian, không gian và nhân vật cụ thể. Trong học tập lịch sử, học sinh không thể “trực tiếp quan sát” được các sự kiện, hiện tượng, các em chỉ có thể “nhận thức được một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại”. Giáo viên cũng không thể tiến hành thí nghiệm lịch sử để dựng lại quá khứ đúng như nó từng tồn tại để cho học sinh quan sát, nhất là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra cách ngày nay hàng triệu năm, thậm chí những sự kiện, nhân vật chỉ cách đây vài chục năm, giáo viên cũng không thể “dựng” nhân vật ấy “sống lại” để diễn lại hành động của nhân vật lịch sử cho học sinh quan sát. Khó khăn của việc dạy – học lịch sử ở trường phổ thông là như vậy, nhưng nhiệm vụ tiên quyết của bộ môn là phải làm thế nào để giúp học sinh đi từ “biết” đến “hiểu” sâu sắc những chuyện “đã xảy ra” trong xã hội loài người, mà nay không còn nữa. Vì kiến thức lịch sử mang “tính quá khứ”, “tính không lặp lại”, nên sự nhận thức của các em không thể bắt đầu từ “trực quan sinh động” sự kiện, hiện tượng giống như các môn khoa học tự nhiên. Nói khác đi, học sinh không thể bắt đầu việc học bằng “cảm giác” thông qua các giác quan theo kiểu sờ mó, ngửi, nhìn, nếm, quá khứ, mà phải “nắm vững các sự kiện lịch sử cụ thể để tạo nên những biểu tượng lịch sử chân thực”. Vì vậy, nếu giáo viên không được trang bị tốt về phương pháp dạy học, chỉ “dạy chay, học chay”, lại kém về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thì rất khó khăn trong việc giúp học sinh nhận thức đúng quá khứ, các em dễ rơi vào tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử. Với đặc trưng trên của bộ môn, việc dạy học lịch sử với việc vận dụng kiến thức văn học là cần thiết để tạo biểu tượng lịch sử .
 Đặc điểm học trong quá trình nhận thức của học sinh trường THPT Thạch Thành 3 đa phần học sinh là con em dân tộc, có nhiều học sinh ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, việc ghi nhớ vận dụng kiến thức lịch sử còn yếu, đặc biệt việc tiếp cận với các phương tiện thông tin còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, việc vận dụng kiến thức văn học vào đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là cần thiết. 
Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên tôi đã vạch kế hoạch thực hiện đề tài.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
 1. Các bước thực hiện:
1.1. Xác định rõ mục tiêu của bài học. 
 Nghiên cứu kỹ chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10 để xác định những mục những bài những chương có thể vận dụng Văn học và xác định được mức độ vận dụng tránh tình trạng sa đà ôm đồm
 Cần bám sát tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình giảm tải, sách giáo khoa và trình độ nhận thức của học sinh để thiết kế bài giảng đáp ứng mục tiêu đào đạo và sát hợp với đối tượng học sinh. Xác định được mức độ, cách thức sử dụng kiến thức văn học sao cho hợp lý, tránh tình trạng lạm dụng văn học
 1.2. Thiết kế nội dung bài học: 
 Sau khi xác định được mục tiêu bài dạy, tiến hành thiết kế bài giảng. Đây là khâu quan trọng nhất để truyền tải kiến thức đến học sinh vì vậy phải xác định 
được những bài, mục, đơn vị kiến thức nào cần sử dụng kiến thức văn học.
 1.3. Sưu tầm, chọn lọc các tác phẩm văn học:
 Nguồn tư liệu văn học trong dạy học lịch sử hết sức phong phú: văn, thơ, truyện.. có liên quan đến những kiến thức cơ bản đã được xác định. Để có được nguồn tư liệu phục vụ bài giảng của mình giáo viên khai thác tư liệu phù hơp. Biết được nguồn gốc xuất sứ của tư liệu sưu tầm.
 1.4. Thiết kế bài giảng phù hợp: 
 Lựa chọn kiến thức, đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài giảng. 
 Xác định sử dụng bài giảng có sử dụng văn học phương tiện, đồ dùng dạy học, không biến bài giảng có sử dụng văn học thành bài giảng văn.
 Giáo viên sử dụng hợp lí các nội dung, với việc minh họa văn học và khai thác học sinh kiến thức trọng tâm để ghi bảng. 
 Quan tâm đến nhiều đối tượng học sinh nhất là nhưng học sinh trung bình, yếu, yêu cầu học sinh phải khai thác được kiến thức từ tư liệu văn học minh họa.
	- Tiến hành phân loại sắp xếp nguồn tư liệu theo thứ tự phân phối chương trình và vận dụng các kiến thức đó vào từng mục từng bài đã xác định lựa chọn 
Ví dụ: 
	1. " Chiếu dời đô" sử dụng trong bài "Quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước Phong kiến từ thế kỷ X đến thế kỷ XV ".
	2. "Tống phạt lộ đồ văn" + "Nam quốc sơn hà" + "Hịch tướng sỹ" + "Tụng giá hoàng kinh sư" + " Bình Ngô đại cáo" sử dụng trong bài " Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X - XV".
	- Giáo viên phải hiểu, tâm đắc với tư liệu đã chọn, đảm bảo không quá sức đối với học sinh.
	- Cùng trao đổi với đồng nghiệp dưới các hình thức khác nhau để rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng giờ dạy.
 2. Sử dụng một số kiến thức văn thơ vào giảng dạy bài 19 : Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong thế kỉ X - XV ở trường THPT Thạch Thành 3.
 * Bài 19 - Tiết 25: " Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỉ XV".
	- Trong phần b mục 1 " Hai lần kháng chiến chống Tống". Khi Lý Thường Kiệt quyết định sử dụng kế sách " Tiên phát chế nhân " năm 1075 khi quân đội của triều đình kết hợp với dân binh các tù trưởng dân tộc ít người tập kích sang đất Tống. Giáo viên có thể nói thêm trên đường tiến quân sang đất Tống Lý Thường Kiệt đã cho phát ra bản " Phạt Tống lộ bố văn" gửi nhân dân các vùng Châu Ung - Châu Khâm và Châu Liêm rồi trích dẫn nội dung bản "Lộ bố": " Đạo làm chủ cốt ở nuôi dân. Nay nghe Vua Tống ngu hèn  lại nghe kế tham tài của Vương An Thạch bày pháp " thanh miêu ", " trợ dịch", khiến trăm họ mệt nhọc lầm than Ta nay ra quân cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới mọi người cùng nghe. Ai nấy đắn đo chớ có mang lòng sợ hãi"[5]. Đoạn trích dẫn trên sẽ giúp học sinh hiểu được nguyên nhân cuộc tập kích sang đất Tống, mục đích của cuộc chinh phạt là tiến công để phòng thủ là để bảo vệ lãnh thổ Đại Việt và hiểu rằng đó không phải là hành động xâm lược. Từ đó học sinh sẽ rút ra được tính chất chính nghĩa của cuộc tiến quân, đồng thời học sinh cũng thấy được tình yêu thương dân chúng rộng rãi không chỉ đối với nhân dân Đại Việt mà còn cả với nhân dân Trung Quốc của Nhà nước phong kiến Đại Việt.
	- Khi dạy đến phần b của mục 1 cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 có thể trích dẫn bài "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt:
	Sông núi nước Nam vua Nam ở.
	 Rành rành định phận ở sách trời.
	 Cớ sao lũ bay sang xâm phạm.
	 Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.[6]
 Học sinh sẽ cảm nhận thêm về tinh thần quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược, ý thức độc lập khí phách tự cường trong thời kỳ dân tộc phục hưng để hiểu sâu sắc hơn vì sao bài thơ được xem là bản "Tuyên ngôn độc lập" lần thứ nhất của dân tộc. Học sinh hiểu sâu sắc hơn về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống.
	 - Trong mục 2 "Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên ". Khi nói về thái độ của nhà Trần trước hành động xâm lược của kẻ thù nên trích " Hịch tướng sỹ " của Trần Quốc Tuấn: " Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận chưa thể lột da ăn gan uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm ". Đến đây học sinh sẽ cảm nhận rõ hơn ý chí căm thù giặc, nhiệt tình yêu nước, quyết tâm của nhà Trần đặc biệt là Trần Quốc Tuấn trong việc lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên đánh giặc và đó cũng là ý chí quyết tâm của toàn dân tộc. Đồng thời thấy được nhân cách đạo đức của một nhà quân sự tài ba lỗi lạc sẵn sàng xả thân vì nước khi tổ quốc lâm nguy đã lãnh đạo và đoàn kết nhân dân Đại Việt đứng lên đánh giặc bài bản quy mô. Tinh thần ý chí ấy đã được phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 
	- Khi nói về các chiến thắng tiêu biểu trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên có thể trích dẫn bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư" của Trần Quang Khải 1 trong những vị tướng lỗi lạc của nhà Trần:
	 "Chương Dương cướp giáo giặc.
	 Hàm Tử giết quân thù.
	 Hòa bình nên gắng sức.
	 Non nước ấy ngàn thu".[7]
	Học sinh sẽ khái quát lại được những chiến công oanh liệt của Vua tôi nhà Trần trong 3 cuộc kháng chiến, vừa thấy được không khí phấn khởi ngày chiến thắng, tinh thần tự hào dân tộc và niềm tin vững chắc vào tương lai đất nước.
 - Trong mục 3 "Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam sơn":
 + Khi nói về quan điểm của cuộc khởi nghĩa Lam sơn có thể trích dẫn 2 câu trong Bình Ngô đại cáo : 
 "Lấy đại nghĩa thắng hung tàn.
 Lấy chí nhân thay cường bạo".[8]
	 Học sinh sẽ thấy được quan điểm của cuộc khởi nghĩa là sự tiếp nối của truyền thống đấu tranh của dân tộc vì chính nghĩa vì đất nước độc lập nhân dân hạnh phúc.
 + Khi nói về các chiến thắng trong cuộc khởi nghĩa có thể trích dẫn: 
 " Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật.
 Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
 Sĩ khí đã hăng. Quân thanh càng mạnh". [8]
	Học sinh sẽ cảm nhận được tinh thần lẫm liệt, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc với khí thế không gì có thế ngăn cản nổi của cuộc khởi nghĩa. 
	- Khi nói về nguyên nhân thắng lợi trong các cuộc đấu tranh để giành lại và bảo vệ nền độc lập dân tộc có thể trích câu nói của Trần Quốc Tuấn " Vua hiền tướng giỏi, anh em hòa mục, cả nước góp sức làm nên thắng lợi" [1]. Học sinh cảm nhận sâu sắc hơn vai trò to lớn của tinh thần đoàn kết dân tộc và có thể nói thêm sau này Hồ Chí Minh đã dạy:
	 "Đoàn kết. Đoàn kết. Đại đoàn kết.
 Thành công. Thành công. Đại thành công"
 Và đó là một trong những nguyên nhân quan trọng để quân dân ta đánh bại 2 kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
 3. Giáo án thực nghiệm:
	Tiết 25 - Bài 19: 
NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM
Ở CÁC THẾ KỶ X - THẾ KỶ XV
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được gần 6 thế kỷ đầu thời kỳ độc lập, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Hiểu được với tinh thần dũng cảm, tuyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động sáng tạo, vượt qua mọi thử thách khó khăn đánh bại các cuộc xâm lược.
- Trình bày được trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện một loạt các nhà chỉ huy quân sự tài năng.
2. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.
- Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kỹ năng phân tích, tổng hợp.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện; thực hành khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học; liên hệ, so sánh, đối chiếu, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử...
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Bản đồ Việt Nam có ghi các địa danh liên quan.
- Một số tranh ảnh về các anh hùng dân tộc. 
- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu: 
 Sử dụng các lược đồ các cuộc kháng chiến : Chống quân Nam Tống của quân dân Đại Cồ Việt do Lê Hoàn lãnh đạo ;Lược đường tiến công thành Châu Ung của Lí Thường Kiệt năm 1075( mũi tên màu đỏ) và của quân Tống năm 1077 (Mũi tên màu xanh ) ; Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ; Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 ; Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) và các tranh ảnh lịch sử để huy động kiến thức HS đã biết nhằm tạo cầu nối và gợi hứng thú, sự tò mò tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa trong thời kì lị

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_van_hoc_trong_day_hoc_lich_su_lop_10.doc