SKKN Tạo hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (Lịch sử 10)

SKKN Tạo hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (Lịch sử 10)

Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần thiết về lịch sử xã hội loài người, giúp cho học sinh có thể hệ thống hoá, khái quát hoá những hiểu biết căn bản nhất về lịch sử; đồng thời qua những bài học lịch sử, người giáo viên bên cạnh truyền đạt những kiến thức sử học cho học sinh thì phải giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống

Môn lịch sử có nhiều khả năng bồi dưỡng tư duy (khắc hoạ biểu tượng lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử, hệ thống hoá các sự kiện lịch sử ); rèn luyện cho học sinh những kỹ năng có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Cùng với các môn học khác, bộ môn lịch sử trong trường THPT góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức, trách nhiệm, tự giác tìm hiểu, khám phá khoa học; giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, con người, tình yêu quê hương đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay việc dạy – học bộ môn lịch sử đang gặp nhiều vấn đề nan giải. Vậy, làm thế nào để tiết học sử trở nên thật thú vị? Học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá; giáo viên hăng say, nhiệt tình truyền đạt kiến thức? Sau thời gian giảng dạy tại trường THPT Tống Duy Tân, trong suốt thời gian giảng dạy, tiếp xúc với nhiều học sinh khác nhau tôi cũng đúc kết cho mình một vài kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn lịch sử trong trường THPT theo hướng tích cực hơn. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan và qua kinh nghiệm thực tế bản thân, tôi mạnh dạn đề xuất một sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh THPT, đó là “Tạo hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (Lịch sử 10)”.

 

doc 15 trang thuychi01 5773
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (Lịch sử 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần thiết về lịch sử xã hội loài người, giúp cho học sinh có thể hệ thống hoá, khái quát hoá những hiểu biết căn bản nhất về lịch sử; đồng thời qua những bài học lịch sử, người giáo viên bên cạnh truyền đạt những kiến thức sử học cho học sinh thì phải giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống
Môn lịch sử có nhiều khả năng bồi dưỡng tư duy (khắc hoạ biểu tượng lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử, hệ thống hoá các sự kiện lịch sử); rèn luyện cho học sinh những kỹ năng có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Cùng với các môn học khác, bộ môn lịch sử trong trường THPT góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức, trách nhiệm, tự giác tìm hiểu, khám phá khoa học; giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, con người, tình yêu quê hương đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay việc dạy – học bộ môn lịch sử đang gặp nhiều vấn đề nan giải. Vậy, làm thế nào để tiết học sử trở nên thật thú vị? Học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá; giáo viên hăng say, nhiệt tình truyền đạt kiến thức? Sau thời gian giảng dạy tại trường THPT Tống Duy Tân, trong suốt thời gian giảng dạy, tiếp xúc với nhiều học sinh khác nhau tôi cũng đúc kết cho mình một vài kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn lịch sử trong trường THPT theo hướng tích cực hơn. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan và qua kinh nghiệm thực tế bản thân, tôi mạnh dạn đề xuất một sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh THPT, đó là “Tạo hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (Lịch sử 10)”. 
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Mong được bạn bè và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu nhằm những mục đích sau:
- Dạy cho học sinh “học cách học”, từ đó giúp học sinh biết sự kiện – hiểu sự kiện – nhớ sự kiện, trên cơ sở đó có được sự phân tích, tư duy logic, biết khái quát, đánh giá và rút ra bản chất của sự kiện một cách chính xác nhất.
- Từ việc nắm vững kiến thức giúp các em biết vận dụng linh hoạt vào việc giải các bài tập, câu hỏi lịch sử.
- Việc sử dụng hình ảnh trực quan, sơ đồ dạy học sẽ tạo cho các em tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức, từ đó các em tâm lý hứng thú khi học Lịch sử. Thông qua việc dạy học Lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu CNXH, xác định động cơ, thái độ đúng đắn trong quá trình học tập, đặc biệt là trong tình hình hiện nay.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Việc sử dụng đồ dùng trực quan và sơ đồ lịch sử có thể áp dụng được với tất cả các khối lớp và trên thực tế tôi đã áp dụng với cả 3 khối lớp mà tôi được giao giảng dạy, kết quả mang lại rất khả quan. Trong khuôn khổ của đề tài tôi chỉ giới hạn nghiên cứu trong 4 lớp 10 mà tôi được phân công giảng dạy: 10B, 10C, 10D, 10E ở trường THPT Tống Duy Tân. Ngoài ra, đề tài cũng chú trọng đến đối tượng học sinh khá, giỏi giúp các em có được những kiến thức sâu sắc về Lịch sử phục vụ cho những kì thi sắp tới.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: để có thể hiểu bài, nắm bắt được các kiến thức cơ bản, hiểu rõ được bản chất sự kiện, đồng thời có thể vẽ được sơ đồ tư duy thì điều quan trọng là phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ tài liệu nhất là kiến thức sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: trên cơ sở những tiết học, tính hiệu quả của các tiết học và việc học sinh hứng thú tiếp thu bài như thế nào, làm bài đạt kết quả ra sao để đánh giá tính hiệu quả, tính thực tiễn của đề tài.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: điều tra tính hiệu quả của đề tài thông qua phiếu học tập, thông qua kết quả học tập của học sinh từng lớp, từng kỳ và cả năm học.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 “Lịch sử như một câu chuyện dài với nhiều sự kiện, nhiều chương, hồi được liên kết logic với nhau theo trật tự thời gian và luôn có mối quan hệ nhân quả. Lịch sử đem lại cho chúng ta những suy ngẫm rất quý giá về cuộc sống. Nếu hiểu được điều ấy và biết học Sử một cách có phương pháp, các em học sinh sẽ không còn thấy đây là một môn học khô khan nữa”.[5]. Vì vậy, việc học tập lịch sử cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường, nhất là ở nhà trường THPT nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức, chính trị cho học sinh. Dạy Lịch sử tốt sẽ giúp các em say mê với dân tộc, say mê và tự hào về những giá trị truyền thống của dân tộc.
Điều quan trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, phát triển trí thông minh, sáng tạo của các em. Hiện nay trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài,... nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở trên lớp nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh của học sinh nói chung được xem là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại. 
Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng có nhiều đồ dùng trực quan với các cách sử dụng khác nhau, nhưng đều có tác dụng nâng cao hiệu quả bài học. Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử là một phương pháp trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, một vấn đề lịch sử, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử giúp cho học sinh ghi nhớ và hiểu bài nhanh chóng, lâu bền hơn, góp phần làm cho bài giảng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong trường phổ thông nói chung và ở trường THPT Tống Duy Tân nói riêng – nơi tôi đang công tác hiện nay, nói đến môn Lịch sử tâm lí chung của tất cả các em học sinh là rất sợ sệt, ngại học thậm chí ngay cả đối với một bộ phận nhỏ những em theo học khối C. Hầu hết các em đều cho rằng đây là một môn học khó nhớ, khô khan, nhiều số liệu, nhiều sự kiện; môn học của "quá khứ", xa với thực tiễn mà các em đang sống nên rất dễ nhầm lẫn, khó hiểu và không có nhiều thú vị, các em hầu như không hứng thú với bộ môn lịch sử. Bởi vậy, khi hỏi đến những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử dù là cơ bản hay điển hình nhất nhiều khi các em còn lúng túng, trả lời sai kiến thức cơ bản. Đặc biệt, tư duy lôgic, mối liên hệ giữa các sự kiện trong một bài, các bài học hoặc một giai đoạn lịch sử, tiến trình lịch sử đôi khi các em không thực sự quan tâm.
Hơn nữa, đa phần học sinh đều quen với tâm lý “đọc – chép” nên ngại và lười trong tư duy. Cách học truyền thống của các em từ trước đến nay chủ yếu là ghi chép đầy vở, về nhà lấy ra “học thuộc lòng”, đến lớp “trả bài” cho thầy, cô rồi dần dần để cho các kiến thức đó trôi vào quên lãng. Bởi vậy, trong nhận thức của một bộ phận không ít các em đây là môn học khô khan, kiến thức nhiều và rất nặng nề. Hầu hết các em thấy việc học môn Sử là bắt buộc nên chất lượng bộ môn chưa cao.
Từ thực tiễn giáo dục của nhà trường, thiết nghĩ cần thiết và cấp bách phải đổi mới phương pháp và hình thức dạy học lịch sử. Ngoài việc tổ chức tích cực các hoạt động ngoại khóa, tham quan tìm hiểu lịch sử, tổ chức các trò chơi lịch sử... quan trọng là phải đổi mới và tạo không khí sôi nổi, tạo hứng thú cho các em ngay trong 45 phút lên lớp.
Để thực hiện được điều này, trong mỗi tiết dạy lịch sử, tôi luôn tạo cho các em một sự tiếp cận lịch sử mới mẻ, tìm hiểu sự thật lịch sử bằng nhiều kênh thông tin khác nhau, khai thác triệt để các sơ đồ lịch sử. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt và tổng hợp các kiến thức lịch sử, các em sẽ tự rút ra những nhận định, rút ra bản chất và quy luật lịch sử. Bởi vậy, tôi xin đề xuất một sáng kiến nhỏ tạo được hứng thú học tập lịch sử cho học sinh THPT, đó là “Tạo hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (Lịch sử 10)”. 
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Đề tài “Tạo hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (Lịch sử 10)” được tôi thể hiện như sau: 
Trước hết, để học sinh có thể biết được nội dung của tiết học, tôi dẫn nhập vào bài học thông qua một số hình ảnh. Tôi trình chiếu cho các em quan sát và gọi tên một số hình ảnh.
 [7]
	(Hình ảnh)
 [7]
Sau khi cho học sinh xem và rất nhanh gọi tên được các hình ảnh: tượng nữ thần tự do, quốc kỳ Hoa Kỳ. Sau đó tôi đặt câu hỏi nêu vấn đề “Những hình ảnh này làm các em liên tưởng đến quốc gia nào?”. Khi học sinh đã trả lời, tôi bắt đầu gợi mở vào bài học mới “Tại sao Quốc kỳ của Mĩ có hình dạng như vậy? Tại sao thủ đô của Mỹ lại có tên là Washington?”. Để trả lời được những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới – Bài 30: chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Qua tìm hiểu bài học này chúng ta cũng sẽ hiểu được tại sao lại nói “chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản?”. 
Để học sinh có thể hiểu rõ được nhiệm vụ của bài, tôi trình chiếu tiếp một sơ đồ như sau:
	(Hình ảnh)
Nhìn vào sơ đồ trên, học sinh thấy rất rõ về nội dung chính của bài học bao gồm 3 nội dung chính: về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa và tính chất của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Đi vào từng mục cụ thể:
III.1.Mục 1: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
Để học sinh biết được sự phát triển kinh tế tư bản ở những thuộc địa này và mâu thuẫn giữa nhân dân, giai cấp tư sản, chủ nô ở Mắc Mĩ với thực dân Anh, tôi lần lượt cho các em quan sát hình ảnh và đưa ra một số câu hỏi như sau:
	(Hình ảnh)
[7] 
Với hình ảnh này, tôi đặt ra câu hỏi: 13 thuộc địa của Anh được ra đời như thế nào? Học sinh quan sát, kết hợp với việc nhớ lại kiến thức cũ đã học và quan sát trong SGK dễ dàng trả lời được câu hỏi: Sau cuộc phát kiến địa lý, cuộc di cư từ Châu Âu sang Châu Mĩ diễn ra mạnh mẽ, trong đó đông nhất, mạnh mẽ nhất là thực dân Anh. Họ đã dồn đuổi những người dân In-đi-an về phía Tây, đưa nô lệ từ Châu Phi sang khai phá đồn điền Đến thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa và tiến hành chế độ cai trị, bóc lột nhân dân bản địa (người In-đi-an).
	(Hình ảnh)
Tiếp đó, tôi cho các em quan sát hình ảnh sau:
(Hình ảnh)
 [7]
Với hình ảnh này, tôi đặt ra cho các em câu hỏi: Nền kinh tế của 13 thuộc địa Anh phát triển như thế nào?
Qua việc quan sát hình ảnh, kết hợp với kiến thức trong SGK, tất cả các em đều dễ dàng trả lời được: 
- Miền Bắc: công trường thủ công phát triển với nhiều ngành nghề như : rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt
- Miền Nam: kinh tế đồn điền phát triển, sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá
Sau khi các em trả lời, tôi hướng dẫn các em biết cách lý giải vì sao có sự khác nhau về ngành nghề sản xuất ở các khu vực đó? Miền Bắc: các mỏ kim loại quý tập trung chủ yếu ở miền Bắc, ở đây có cảng Box-tơn sầm uất Miền Nam: đất đai màu mỡ, phì nhiêu, sử dụng rộng rãi và bóc lột tàn bạo nô lệ da đen.
Tôi tiếp tục đưa ra câu hỏi: Sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa đặt ra những yêu cầu gì? Các em đều nhanh chóng trả lời được: Yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây. Tuy nhiên, những mong muốn chính đáng đó bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.
Để các em tiếp tục thảo luận, tôi nêu vấn đề: Tại sao chính phủ Anh lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở thuộc địa? Chính phủ Anh đã làm gì để kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa? Hậu quả của những chính sách đó?
Dựa vào SGK, các em có phản hồi như sau: 
- Vì sự phát triển kinh tế của các thuộc địa làm cho Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh với nước Anh.
- Vì vậy, bằng mọi biện pháp, chính phủ Anh đã cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang, đồng thời ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.
- Những chính sách đó đã làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa và thực dân Anh càng trở nên sâu sắc.
Sau khi các em đã hoàn thành hệ thống kiến thức thông qua việc quan sát các hình ảnh và các câu hỏi gợi mở tôi đưa ra, tôi hệ thống lại một lần nữa kiến thức như sau:
(Hình ảnh)
Qua đó, các em sẽ một lần nữa hệ thống được kiến thức và hiểu một cách sâu sắc nguyên nhân sâu sa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
III.2.Mục 2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ
a. Nguyên nhân trực tiếp
Để học sinh tìm hiểu về nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cuộc chiến tranh, tôi cho các em quan sát một số hình ảnh sau và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết duyên cớ bùng nổ cuộc chiến tranh giữa 13 thuộc địa với thực dân Anh?
	(Hình ảnh)
Qua quan sát các hình ảnh trên kết hợp với việc tìm hiểu SGK, các em đã rút ra được:
- Tháng 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dân Anh ra lệnh đóng cửa cảng.
- Năm 1774, các đại biểu thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa Phi-la-đen-phi-a, yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí nhưng không đạt kết quả.
	=> Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh.
	(Hình ảnh)
b. Diễn biến chiến tranh
Để học sinh có thể nắm được về diễn biến của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, tôi cho học sinh quan sát lược đồ sau:
	(Hình ảnh)
Quan sát lược đồ kết hợp vói kiến thức SGK, học sinh có thể chia cuộc chiến tranh làm hai giai đoạn: 
- Giai đoạn 1: 1775 - 1777
- Giai đoạn 2: 1777 – 1783
Trong giai đoạn 1, tôi yêu cầu học sinh tập trung vào hai quyết định của Đại hội lục địa lần II: thành lập quân đội thuộc địa và bầu Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy (5-1775) và bản Tuyên ngôn độc lập (4-7-1776).
(Hình ảnh)
Với bức chân dung Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn, tôi nêu câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của học sinh: Ông là ai? Em biết gì về ông? Học sinh thảo luận và nêu một số nét cơ bản về ông:
- Sinh năm 1732, mất 1799.
- Là một điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức.
- Làm tổng chỉ huy quân đội thuộc địa từ tháng 5 năm 1775.
- Với tài cầm quân của mình, ông đã chỉnh đốn quân đội, thay đổi hình thức tác chiến khiến cho quân đội thuộc địa giành nhiều thắng lợi.
- Ông được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
Tôi cung cấp thêm một số nét về cuộc đời đặc biệt chú trọng về tài thao lược quân sự của ông. Với tài năng của ông, quân đội thuộc địa đã phát triển nhanh chóng và giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
Tiếp đó, để các em hiểu thêm về bản Tuyên ngôn độc lập, thấy được tác dụng của nó đối với việc động viên tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân thuộc địa. Tôi đưa ra yêu cầu cho các em: “Hãy đánh giá những điểm tích cực và hạn chế của bản Tuyên ngôn độc lập”.
(Hình ảnh)
Các em chăm chú quan sát và theo dõi SGK để trả lời câu hỏi:
Tích cực: Lần đầu tiên các quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại, lên án mạnh mẽ chế độ cai trị của nhà vua Anh, khẳng định quyền độc lập của các thuộc địa.
Hạn chế: không có điều khoản thủ tiêu chế độ nô lệ cùng việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Tôi giúp các em liên hệ với bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 – Bản tuyên ngôn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ năm 1776, Người đã suy từ quyền của con người ra quyền của các dân tộc trên thế giới.
(Hình ảnh)
Trong giai đoạn 2: 1777 – 1783: tôi quay lại lược đồ sau:
(Hình ảnh)
Bên cạnh đó, tôi yêu cầu các em quan sát các hình ảnh:
	(Hình ảnh)
Tôi đưa ra yêu cầu: Các em quan sát lược đồ và trình bày diễn biến của cuộc chiến tranh trong giai đoạn 2 (1777 – 1783)?
Nhìn trên lược đồ và kết hợp với SGK, các em đề nhanh chóng rút ra được:
- Ngày 17/10/1777, chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
- Năm 1781, nghĩa quân giành thắng lợi quyết định tại I-oóc-tao.
- Năm 1783, thực dân Anh phải kí hòa ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
Trong quá trình các em trình bày, tôi nhấn mạnh về chiến thắng có tính chất bước ngoặt của cuộc chiến tranh – chiến thắng Xa-ra-tô-ga và cho các em nhận xét về vai trò của Oa-sinh-tơn đối với chiến thắng của nghĩa quân thuộc địa.
Khi các em đã hoàn thành việc tìm hiểu kiến thức, tôi giúp các em hệ thống thông qua bảng biểu sau:
	(Hình ảnh)
III.3.Mục 3: Kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập
Ở mục này tôi đưa ra nhiệm vụ cho các em: Trình bày được kết quả và ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
Dựa vào kiến thức ở phần trên và kết hợp SGK, các em đã nêu lên được:
- Kết quả:
+ Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.
+ Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang.
Để các em hiểu thêm về thể chế của nước Mĩ theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” – một trong những nguyên tắc tiến bộ, đề cao tinh thần dân chủ, hạn chế sự chuyên quyền độc đoán, tôi cho các em quan sát sơ đồ:
	(Hình ảnh)
- Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở Châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh.
	Tôi hướng dẫn học sinh hiểu rõ hơn về tính chất và lí giải chính xác vì sao đây là cuộc CMTS (đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc: lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển).
	Phần củng cố, bài tập, tôi yêu cầu học sinh từ nội dung bài học lập bảng so sánh giữa cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cuộc cách mạng tư sản Anh theo những nội dung sau: 
(Hình ảnh)
Nếu hết thời gian, học sinh về nhà hoàn thành tiếp bài tập trên.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Đối với hoạt động giáo dục
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài với học sinh các lớp từ 10B đến 10E tại trường THPT Tống Duy Tân, cách thức cụ thể sau:
Đối với các lớp: 10B, 10C, 10D, áp dụng đề nghiên cứu vào giảng dạy.
Với lớp 10E, không áp dụng.
Qua các hình thức kiểm tra kiến thức của bài học, thu được kết quả so sánh như sau:
Các mức độ học tập
Các lớp thực hiện
10B, 10AC, 10D
Lớp không thực hiện
10E
Hứng thú học tập bộ môn
 Tăng
Không tăng
Khả năng ghi nhớ sự kiện, nhân vật.
-Nhanh
- Nhiều, hiểu rõ sự kiện
- Mức độ chậm.
Khả năng làm bài phân tích sự kiên
- Đa dạng, phân tích có chiều sâu.
- Chủ yếu thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện.
Mục tiêu giáo dục tình cảm
Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn đối với sự kiện, nhân vật lịch sử
Học sinh có thái độ đúng đắn đối với sự kiện, nhân vật lịch sử.
Cũng qua quá trình thực hiện, kết quả đáng mừng là số học sinh có hứng thú học tập bộ môn tăng, chất lượng môn học cũng thay đổi rõ rệt. Nhiều em say mê và tích cực học tập bộ môn.
Đối với bản thân.
Với việc áp dụng đề tài vào giảng dạy, giờ học ở các lớp thực nghiệm bản thân tôi thấy rất nhẹ nhàng và phấn khởi. Còn ở lớp không thực nghiệm thì giờ dạy khô khan và có phần nặng nề đối với cô và trò.
Đối với đồng nghiệp.
Khi đồng nghiệp dự giờ ở các lớp thực nghiệm đã đánh giá rất cao hiệu quả của tiết học và áp dụng cho các lớp mình giảng dạy.
Đối với nhà trường.
Các sơ đồ hệ thống kiến thức đã được nhà trường đầu tư kinh phí, thiết kế cẩn thận để bổ sung vào danh mục thiết bị dạy học bộ môn lịch sử của nhà trường.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_va_ren_luyen_ki_nang_tu_duy_cho_ho.doc