Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử 10 phần Lịch sử thế giới cận đại ở trường Trung học Phổ thông số 2 Văn Bàn

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử 10 phần Lịch sử thế giới cận đại ở trường Trung học Phổ thông số 2 Văn Bàn

Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

- Mục đích của giải pháp: Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử 10 ở trường THPT, hướng dẫn học sinh có thể hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy, giúp học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức cơ bản và nhớ lâu.

- Những điểm khác biệt: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Cách học này phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức, khả năng hội họa. Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học.

- Tính mới của giải pháp:

+ Giải pháp này có thể áp dụng linh hoạt ở nhiều lớp, nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường.

+ Học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực của mình trong quá trình học tập nói chung và môn Lịch sử nói riêng từ việc chuẩn bị bài, học bài trên lớp và ở nhà của học sinh.

+ Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn, thực hiện được chủ trương của ngành là không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

 

doc 6 trang cuonglanz2a 11862
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử 10 phần Lịch sử thế giới cận đại ở trường Trung học Phổ thông số 2 Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến“Vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử 10 phần Lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT số 2 Văn Bàn”.
Mã số: ..(tác giả không ghi vào phần này).
I. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Mô tả ngắn gọn giải pháp đã biết: Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong việc thực hiện giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh trung học phổ thông. Với vai trò quan trọng như vậy nhưng thực tế vẫn còn những nhận thức không đúng về vị trí, vai trò của môn lịch sử. Trong nhận thức của phụ huynh, học sinh ngay cả giáo viên lịch sử vẫn bị coi là môn phụ. Học sinh không thích học lịch sử, và kết quả học tập với môn lịch sử rất thấp. Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học. Vậy làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức trọng tâm và ngày càng yêu thích và say mê môn học? Chính vì lí do đó tôi đã tiến hành nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này.
- Ưu điểm của giải pháp đã, đang thực hiện tại nhà trường: giúp học sinh nắm vững hơn những kiến thức bài học, hiểu sâu hơn các sự kiện lịch sử gây hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học.
- Khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại nhà trường: học sinh thụ động nhận kiến thức từ thầy mà ít có khả năng bộc lộ hết khả năng tư duy của bản thân, học sinh học thuộc lòng máy móc nên thường hay quên và nhầm lẫn sự kiện lịch sử. 
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
- Mục đích của giải pháp: Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử 10 ở trường THPT, hướng dẫn học sinh có thể hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy, giúp học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức cơ bản và nhớ lâu.
- Những điểm khác biệt: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Cách học này phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức, khả năng hội họa. Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. 
- Tính mới của giải pháp: 
+ Giải pháp này có thể áp dụng linh hoạt ở nhiều lớp, nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường. 
+ Học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực của mình trong quá trình học tập nói chung và môn Lịch sử nói riêng từ việc chuẩn bị bài, học bài trên lớp và ở nhà của học sinh.
+ Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn, thực hiện được chủ trương của ngành là không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. 
- Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: 
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong việc thực hiện giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh trung học phổ thông. Học lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu được quy luật phát triển của xã hội loài người cũng như tính tất yếu lịch sử của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Học lịch sử góp phần giáo dục lòng yêu nước, giáo dục thái độ đối với các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học.
Việc hệ thống hóa kiến thức lịch sử bằng sơ đồ tư duy là một biện pháp rất quan trọng, giúp học sinh nắm vững hơn những kiến thức bài học, hiểu sâu hơn các sự kiện lịch sử gây hứng thú học tập cho học sinh. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu 
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sơ lí luận:
1. Khái niệm sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy còn được gọi là bản đồ tư duy, hay lược đồ tư duy (Mind Map), là một hình thức “ghi chép” đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức của một chủ đề, các cách giải một dạng bài tập, Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của người dạy và người học. 
2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử
Đối với học sinh: 
 	+ Sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong dạy học học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển được tư duy.
 + Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của học mình, từ đó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu.
 + Phát huy tối đa tính sáng tạo, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh
 	- Đối với giáo viên: 
 + Góp phần đổi mới và làm phong phú các phương pháp giáo dục tích cực.
 + Dạy học bằng sơ đồ tư duy dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc, giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung bài học, giúp các em luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. 
 + Dạy học bằng sơ đồ tư duy sẽ nâng cao hiệu quả trong việc củng cố kiến thức, rèn các kỹ năng và phát triển tư duy lôgíc cho học sinh
II. Thực trạng của vấn đề
Ngay từ đầu năm học 2013 - 2014, sau khi đăng kí đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã tìm hiểu, áp dụng dạy học lịch sử bằng sơ đồ tư duy đối với toàn bộ khối 10. Đặc biệt là phần Lịch sử thế giới cận đại, vì đây là giai đoạn nhiều sự kiện, khái niệm lịch sử thế giới, khiến học sinh khó nhớ, khó nắm bắt. Tôi thường sử dụng phần mềm IMindMap để vẽ sơ đồ tư duy hoặc có thể linh động sử dụng hình vẽ tay với những màu sắc, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt khác nhau nhằm giúp học sinh có thể nắm bắt và nhớ được phần cốt lõi của bài giảng ngay tại lớp học. Thay vì phải học thuộc lòng các khái niệm, định nghĩa hay cả bài giảng đọc chép như lúc trước, giờ đây học sinh có thể hiểu và nắm được khái niệm qua hình vẽ. 
III. Giải quyết vấn đề
1. Quá trình hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống hóa kiến thức lịch sử.
1.1. Quy trình tổ chức hoạt động vẽ Sơ đồ tư duy trên lớp 
	Bước 1: Trước hết giáo viên phải cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy. 
	Bước 2: Giao bài tập cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy ngay tại lớp.
	Bước 3. Học sinh lên bảng trình bày sơ đồ tư duy. Học sinh khác trong lớp thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. 
	Bước 4: Giáo viên nhận xét và bổ sung và củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh . 
1.2. Những lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy
2. Một số biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Lịch sử 10 Phần Lịch sử thế giới cận đại.
2.1. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ
 Sử dụng sơ đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các sơ đồ thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm. Ví dụ sơ đồ tư duy về cuộc chiến tranh giành thuộc địa của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
2.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc giảng bài mới.
Sử dụng bản đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày. Giáo viên thay vì gạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng sơ đồ tư duy để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan. Ví dụ: sơ đồ tư duy những phát minh về máy móc.
2.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học
 Để củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp là cho học sinh tự thiết kế cho mình một bản đồ theo ý muốn sáng tạo của mình với màu sắc tùy ý, có thể sơ đồ thiếu nội dung kiến thức cụ thể hoặc đầy đủ lượng kiến thức của bài học như vừa tiếp thu trong bài học, hoạt động cá nhân hoặc nhóm. Ví dụ: sơ đồ tư duy tình hình nước Pháp trước cách mạng.
2.4. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc ôn tập sau mỗi chương.
	Trong ôn tập chương hoặc ôn một giai đoạn lịch sử thì việc sử dụng sơ đồ là rất cần thiết, vì chỉ có dùng sơ đồ thì học sinh mới có thể củng cố được kiến thức cơ bản, giúp học sinh hiểu một cách sâu sắc và có hệ thống. Nó sẽ giúp học sinh nắm được khái quát nội dung từng chương, tránh quên và nhầm lẫn kiến thức. Ví dụ: Sơ đồ tư duy các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến TK XVIII)
III. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Trong khi giảng dạy có thể áp dụng linh hoạt ở tất cả các lớp, các đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường. Giải pháp được áp dụng cụ thể cho các lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4 trong giờ học bài mới và giờ ôn tập, củng cố. Ngoài ra, sơ đồ tư duy có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học bộ môn Lịch sử ở tất cả các khối lớp, và với tất cả các môn học khác. Đặc biệt, phương pháp học tập sử dụng sơ đồ tư duy nếu áp dụng cho học sinh lớp 12 sẽ rất có hiệu quả trong việc ôn tập, ôn thi. 
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
Qua một năm thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống. Kết quả khảo sát đối với học sinh cũng có chuyển biến rõ rệt. Tỉ lệ học sinh giỏi và khá tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ học sinh trung bình và yếu giảm xuống.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ dạy lịch sử sẽ bắt buộc tất cả 100% học sinh đều phải động não, sáng tạo và chỉ trong một tờ giấy các em có thể trình bày nội dung của bài học. Học sinh sẽ tự khám phá và khi tạo được một tác phẩm đẹp, ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn ngợi khen sẽ phấn khởi rất nhiều.
Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình và mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày sơ đồ tư duy của mình nhưng điều quan trọng là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà có thể trinh bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học.
Văn Bàn,ngày 27 tháng 5 năm 2014
 Người báo cáo 
	 Nguyễn Ngọc Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_su_dung_so_do_tu.doc