SKKN Giảng dạy bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12 - Tập 1 Chương trình cơ bản) theo quan điểm tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT Quan Hóa

SKKN Giảng dạy bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12 - Tập 1 Chương trình cơ bản) theo quan điểm tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT Quan Hóa

Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học theo hướng tích hợp liên môn đã trở thành một vấn đề “nóng” được cả xã hội quan tâm. Ngành giáo dục đào tạo đã có những hành động thiết thực bổ ích như tổ chức tập huấn giáo viên, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên hàng năm để cho đội ngũ nhà giáo nói riêng và xã hội nói chung hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Bởi vậy đến nay có thể nói, vấn đề dạy học tích hợp không còn là vấn đề xa lạ đối với đội ngũ các thầy cô giáo. Tuy nhiên từ hiểu đến vận dụng và vận dụng có hiệu quả vào thực tế giảng dạy là cả một vấn đề, nhất là đối với những giáo viên dạy môn Ngữ văn.

Trong chương trình bậc THPT cấu tạo của môn Ngữ văn gồm có 3 phân môn: Văn học- Tiếng Việt và Làm văn. Mỗi phân môn có những đặc trưng riêng biệt về nội dung nên giáo viên bộ môn sẽ có những phương pháp dạy học tối ưu nhất cho từng phân môn và cho từng bài dạy, tiết dạy để nâng cao hứng thú học tập và sự chủ động, tích cực của học sinh. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy trong ba phân môn Ngữ văn thì khi giảng dạy phần Làm văn là khó hơn cả bởi vì với các tiết Làm văn thường kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi học sinh phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã tiếp thu được để vận dụng viết đoạn văn, bài văn. Do đó trong các tiết Làm văn các em thường không hứng thú học so với các tiết đọc văn và Tiếng Việt. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích và hứng thú với những tiết Làm văn? Đó là một điều mà tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và không ngừng tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Giảng dạy bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12- tập 1 Chương trình cơ bản) theo quan điểm tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT Quan Hóa” để nghiên cứu với mong muốn góp phần vào việc khắc phục những khó khăn khi dạy học các tiết Làm văn trong nhà trường; qua đó đề xuất một hướng mới trong giảng dạy để việc giảng dạy, học tập môn Ngữ văn ngày càng hiệu quả, gắn liền với đời sống hơn.

 

doc 24 trang thuychi01 7401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giảng dạy bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12 - Tập 1 Chương trình cơ bản) theo quan điểm tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT Quan Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢNG DẠY BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (NGỮ VĂN 12 – TẬP 1, CHƯƠNG TRÌNH CÓ BẢN) THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO VÀ NÂNG CAO Ý THỨC PHÒNG TRÁNH CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUAN HÓA
Người thực hiện: Phạm Thị Dịu
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề
3
2.3. Các giải pháp thực hiện
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học theo hướng tích hợp liên môn đã trở thành một vấn đề “nóng” được cả xã hội quan tâm. Ngành giáo dục đào tạo đã có những hành động thiết thực bổ ích như tổ chức tập huấn giáo viên, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên hàng năm để cho đội ngũ nhà giáo nói riêng và xã hội nói chung hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Bởi vậy đến nay có thể nói, vấn đề dạy học tích hợp không còn là vấn đề xa lạ đối với đội ngũ các thầy cô giáo. Tuy nhiên từ hiểu đến vận dụng và vận dụng có hiệu quả vào thực tế giảng dạy là cả một vấn đề, nhất là đối với những giáo viên dạy môn Ngữ văn.
Trong chương trình bậc THPT cấu tạo của môn Ngữ văn gồm có 3 phân môn: Văn học- Tiếng Việt và Làm văn. Mỗi phân môn có những đặc trưng riêng biệt về nội dung nên giáo viên bộ môn sẽ có những phương pháp dạy học tối ưu nhất cho từng phân môn và cho từng bài dạy, tiết dạy để nâng cao hứng thú học tập và sự chủ động, tích cực của học sinh. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy trong ba phân môn Ngữ văn thì khi giảng dạy phần Làm văn là khó hơn cả bởi vì với các tiết Làm văn thường kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi học sinh phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã tiếp thu được để vận dụng viết đoạn văn, bài văn. Do đó trong các tiết Làm văn các em thường không hứng thú học so với các tiết đọc văn và Tiếng Việt. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích và hứng thú với những tiết Làm văn? Đó là một điều mà tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và không ngừng tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Giảng dạy bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12- tập 1 Chương trình cơ bản) theo quan điểm tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT Quan Hóa” để nghiên cứu với mong muốn góp phần vào việc khắc phục những khó khăn khi dạy học các tiết Làm văn trong nhà trường; qua đó đề xuất một hướng mới trong giảng dạy để việc giảng dạy, học tập môn Ngữ văn ngày càng hiệu quả, gắn liền với đời sống hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Giảng dạy bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12- tập 1, Chương trình cơ bản) theo quan điểm tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT Quan Hóa” chúng tôi nhằm hướng đến các mục đích sau:
- Đối với giáo viên: 
+ Giúp cho giáo viên khi giảng dạy bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12- tập 1, Chương trình cơ bản) sẽ có một thêm một cách dạy mới. Đồng thời làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn dễ đi vào tâm trí và tình cảm của học sinh.
+ Qua bài dạy, giáo viên nắm bắt được năng lực tiếp nhận và khám phá, lĩnh hội kiến thức của học sinh; hiểu biết của các em về các vấn đề bức thiết của đời sống xã hội (căn bệnh AIDS, tình trạng nghiện ma túy, bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường). Từ đó, giáo viên có những điều chỉnh cần thiết trong việc lựa chọn nội dung tích hợp, phương pháp giảng dạy để đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
- Đối với học sinh: 
+ Tạo điều kiện cho học sinh được thực hành vận dụng giải quyết vấn đề nội dung mang tính tích hợp; tạo điều kiện để các em có cơ hội liên hệ, vận dụng, phối hợp những kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực vào giải quyết những vấn đề thực tế của đời sống; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Từ đó giúp các em có lòng say mê, kích thích sự tìm tòi, hứng thú trong học tập và yêu thích bộ môn Ngữ văn hơn. Thông qua bài học giúp các em nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội, chọn cho mình lối sống lành mạnh, có ý thức học tập tư dưỡng rèn luyện đạo đức.
+ Rèn cho học sinh khả năng kết hợp việc học tập với việc vận dụng, thực hành những điều đã học vào thực tế cuộc sống một cách hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vận dụng quan điểm tích hợp và giảng dạy bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội.
 Học sinh lớp 12 được phân công giảng dạy ở trường THPT Quan Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Về lý thuyết
 - Tìm hiểu về quan điểm dạy học tích hợp và dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn
- Tìm hiểu, nghiên cứu kiểu bài Nghị luận xã hội về hiện tượng, đời sống.
 - Các tài liệu nghiên cứu, các thiết kế giáo án về bài: Nghị luận xã hội về hiện tượng, đời sống của đồng nghiệp, qua mạng internet
1.4.2. Về thực tiễn
- Dự giờ các tiết dạy: Nghị luận xã hội về hiện tượng, đời sống của đồng nghiệp để có thêm kinh nghiệm, tư liệu khi giảng dạy.
- Thực nghiệm triển khai đề tài trong giờ bài: Nghị luận xã hội về hiện tượng, đời sống theo quan điểm tích hợp với học sinh lớp 12a2 trường THPT Quan Hóa.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. [1]
Trên tinh thần đó thì dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì thế trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động trong tương lai. [1]
Tùy thuộc phạm vi tri thức được vận dụng, để giải quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau mà có các dạng dạy học tích hợp sau:
- Tích hợp nội dung trong một môn học, khi đó, vừa gắn kết đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong môn học, vừa đặt ra những tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng môn học để giải quyết.
- Lồng ghép các nội dung giáo dục cần thiết nhưng không thành một môn học như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biển đảo, biên giới; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; an toàn gia thông) nội dung tích hợp tùy theo đặc trưng của từng môn.
- Tích hợp liên môn là tích hợp theo các chủ đề, ở đó chứa đựng các nội dung gần nhau của các môn học.
- Tích hợp xuyên môn là tích hợp bằng cách thiết kế các môn học tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học. 
Trên cơ sở các kiểu tích hợp trên, giáo viên trong quá trình giảng dạy phải biết tìm tòi, phân tích nội dung bài học, môn học để thiết kế các hoạt động sao cho khi thực hiện học sinh biết vận dụng kiến thức, kỹ năng ở các phạm vi khác nhau để giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh của quá trình dạy học. Qua đó phát triển năng lực và rèn kĩ năng tự học, tìm tòi, khám phá ở học sinh. [1]
2.2. Thực trạng vấn đề
Trường THPT Quan Hóa là một trường miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa. Học sinh của trường đa phần (hơn 80%) là con em đồng bào dân tộc thiểu số Mường, Thái, H’Mông, điều kiện kinh tế địa phương, gia đình còn nhiều khó khăn, nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo. Sau khi tốt nghiệp THCS vào học THPT do từ nhà đến trường đường xá đi lại xa xôi, khó khăn nên các em đều phải lựa chọn giải pháp ở trọ nhà dân. Xa gia đình, phải ở lại trọ nhà dân, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, thiếu tình cảm gia đình, không có người nhắc nhở kèm cặp, quản lý lại đang ở lứa tuổi mới lớn, tâm sinh lý chưa ổn định, suy nghĩ chưa chín chắn nên nhiều em có biểu hiện ham chơi, lơ là học tập, thiếu ý chí nghị lực nên rất dễ bị rủ rê lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Vì vậy trong những năm học qua, ngoài việc chú trọng truyền đạt kiến thức đến các em học sinh đội ngũ giáo viên nhà trường còn rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho các em bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có lồng ghép trong các tiết dạy, bài dạy.
Kiểu bài văn nghị luận xã hội là kiểu bài thường bàn đến các vấn đề như: một vấn đề chính trị; một tư tưởng đạo lí; một hiện tượng đời sống. Với học sinh phổ thông, đề tài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường lấy một hiện tượng gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh như: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành, những tấm gương người tốt việc tốtđể bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích, tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Đây là kiểu bài văn không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực và tránh xa các tệ nạn xã hội đối với học sinh, thanh niên. [2]
2.3. Các giải pháp đã thực hiện
Trên cơ sở tìm tòi, thể nghiệm, tôi đã vận dụng kiến thức tích hợp liên môn vào dạy bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12- tập 1 Chương trình cơ bản) theo quan điểm tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT Quan Hóa. Cụ thể như sau: 
Tên bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Cách thức triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu ra trong văn bản.
- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
3. Giáo dục kĩ năng sống cơ bản
- Ra quyết định: Xác định được các hiện tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, nạn bạo hành trong gia đình và tìm cách tiếp cận, phân tích, bày tỏ chính kiến của cá nhân một cách đúng đắn, phù hợp.
- Tự nhận thức về hiện tượng đời sống từ những mặt tốt, xấu, đúng, sai, tích cực, tiêu cực; có ý thức và thái độ đúng khi tiếp thu những hiện tượng đúng đắn và phê phán những hiện tượng xấu, sai lầm.
B. Phương pháp dạy học
1. Thảo luận nhóm: Tìm hiểu, phân tích đề, lập dàn ý đề văn nghị luận về một hiện tượng đời sống: nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, nạn bạo hành trong gia đình
2. Động não: Suy nghĩ và nêu những việc cá nhân cần làm về những hiện tượng đời sống trên.
3. Thực hành: Nhận ra và phân tích cách tiếp cận các hiện tượng đời sống hàng ngày, triển khai các đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
C. Phương tiện dạy học
1. Các tư liệu (bài viết, tranh ảnh,.) về hiện tượng xã hội như: nạn bạo hành trong gia đình, tệ nạn ma túy, HIV/AIDS.
2. Các tranh ảnh, video về các hiện tượng xã hội như: nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, nạn bạo hành
3. Máy chiếu, giấy A0, bút lông,
D. Thiết kế bài dạy:
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ
(hình thức: vấn đáp)
Hoạt động 2
HƯỚNG DẦN TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Hiện tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS hiện nay
1. Hiện tượng nghiện ma túy
Thao tác 1:
 + Giáo viên nêu hiện tượng thông qua tư liệu, tranh ảnh về tình trạng nghiện ma túy, HIV/AIDS trong xã hội hiện nay. Học sinh nhận diện được các hiện tượng đó.
+ Giáo viên hỏi: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tình hình nghiện ma túy, nhiễm HIV/AISD hiện nay ở nước ta?
+ Học sinh suy nghĩ, trả lời.
+ Giáo viên nhận xét, khái quát.
+ Định hướng:
HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, luôn là mối hiểm họa đối với con người. Tệ nạn này có những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự, sự phát triển kinh tế - xã hội Nó còn ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, sức khỏe và sự tồn vong của giống nòi. 
Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay cả nước có 180.000 đối tượng nghiện ma túy, tăng 8.260 người so với năm 2012; có 206.000 người nhiễm HIV, trong đó có 59.000 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS, 6.000 người tử vong. Tình hình hoạt động mại dâm cũng có những diễn biến phức tạp. Toàn quốc hiện có khoảng 31.000 gái mại dâm tập trung ở các thành phố lớn, các thị xã, thị trấn, trung tâm du lịch. Quan Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa cũng là “điểm nóng” vế các tệ nạn ma tuý, HIV/AIDS.
Thao tác 2:
+ Giáo viên hỏi: Em hiểu như thế nào về ma túy?. Các loại ma túy thường gặp hiện nay?
+ Học sinh vận dụng hiểu biết của bản thân về ma túy trả lời. 
+ Giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về ma túy, HIV/AIDS.
+ Định hướng: 
* Khái niệm ma túy: Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về ma tuý. Nhưng nhìn chung khi nói tới ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể (bằng cách tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt...) nó sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Ma túy dùng để chỉ các chất gây nghiện thuộc loại nguy hiểm nhất. Đó là: thuốc phiện (là nhựa lấy từ quả cây thuốc phiện), morphine (là chất được trích ra từ thuốc phiện), heroin (còn gọi là bạch phiến, là chất được chế biến tổng hợp từ morphine), cocain (là chất được trích từ lá coca, ở nước ta người nghiện ít dùng nhất), là một số thuốc tổng hợp có tác dụng tương tự morphine được sử dụng trong điều trị y tế nhưng nếu người nghiện lạm dụng thì cũng được xem là ma túy, đó là pethidine (tên biệt dược: Dolosal, Dolargan) v.v..
* Một số loại ma túy thường gặp hiện nay
a. Thuốc phiện (anh túc)
Cây thuốc phiện (cây anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1-1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.
 Nơi trồng cây anh túc Cây anh túc 
Quả chuẩn bị khai thác
 Nhựa thuốn phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử dụng ma tuý hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
b. Mooc phin (morphin)
Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... . Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tâm gây ho) và một số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim...
Người sử dụng Morphin có mắt bị phù, móng tay và môi thâm tím; bị rối loạn tâm lý, nói không thật, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể, thường hay ngáp vặt, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, nôn, vã mồ hôi, chảy nước mắt, đau thắt ngực, trầm cảm, thần kinh bị kích thích. Sau khi tiêm vào cơ thể khoảng 24 giờ thì 85 - 90% lượng Mor phin được thải ra từ cơ thể theo nước tiểu.
c. Heroin
Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi là "Heroin 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là "Heroin 3" dùng để hút, hít.
Dùng Heroin lần đầu sẽ có cảm giác mơ màng, khoan khoái, quên mọi khổ đau, sầu não, bi thương... Nhưng khi cơn nghiện đến mà không có Heroin người sẽ bị đau co thắt. Nếu dùng quá liều Heroin thì người sẽ bị tê liệt thần kinh, hôn mê và có thể chết sau vài phút. Nghiện Heroin làm cho con người thay đổi về tính cách, trở nên cô độc, thù ghét đồng loại, mất khả năng sinh dục; dễ gây ra các hành vi vi phạm pháp luật.
d. Cần sa
Còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo, cây Đai ma, Bồ đà... Trong y hoc, Cần sa còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Người ta sau khi hút cần sa thường có những thay đổi tâm lý đột ngột như: cười to lên hoặc khóc than vãn, hoặc có nhiều hành vi vô nghĩa khác. Cần sa còn làm cho con người ta có những ảo giác khác thường và cả những cơn ác mộng. Sau những ảo giác, ác mộng đó là sự mệt mỏi, buồn ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn và cũng đầy ác mộng. Do vậy nếu sử dụng lâu, người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ dột, có thể loạn thần kinh...
Cây cần sa (ảnh minh họa)
e. Ma tuý tổng hợp (ATS)
Là chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là amphetamine. Nhìn chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy chúng còn gọi là "các chất loạn thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo lực". Hiện nay các chất ma tuý này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất.
Thao tác 3:
+ Giáo viên kiểm tra hiểu biết của học sinh về dấu hiệu của người nghiện ma túy.
+ Các nhóm thảo luận, trả lời.
+ Giáo viên nhận xét, khái quát.
Các dấu hiệu đặc trưng của nghiện ma túy:
Loại ma túy
Khi đói thuốc (cơn ghiền)
Khi no thuốc (cơn "phê")
 Heroin
- Nóng nảy, bồn chồn, hay bẻ tay, nói lý lẽ hay làm bất cứ chuyện gì để có thuốc.
- Ngáp vặt, đau quặn bụng, chảy nước mắt sống, vã mồ hôi, tiêu chảy, đồng tử nở lớn.
- Thích êm dịu, trầm tư.
- Thích quan hệ tình dục tập thể.
- Mắt long lanh, mặt hớn hồng, vẻ ngây dại, uống nhiều nước, đồng tử teo nhỏ.
 Thuốc phiện
- Hoang mang, sợ hãi, nói dối như thật để xin tiền.
- Ra khỏi nhà khi đến cữ. Đau bụng, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt, đồng tử nở lớn
- Thích ở một mình, sợ tiếng ồn, tỏ ra siêng làm việt vặt, kể chuyện huyên thuyên, lộn xộn.
- Ngứa như có kim châm nhẹ trên da, nóng trong cơ thể
 Cần sa
- Buồn chán, kém tập trung tư tưởng, bồn chồn tìm mọi cách ra khỏi nhà, ngang bướng, phản ứng với người trong nhà.
- Nhức đầu, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt, tim đập mạnh.
- Thích nghe nhạc mạnh, nói năng, ca hát huyên thuyên, cười khóc tự nhiên, tự hủy hoại thân thể.
- Mặt đỏ, mắt đỏ, mùi khét đặc biệt ở gáy và miệng.
Thuốc an thần, gây ngủ, ma túy tổng hợp, LSD...
Methaphetamine, MAMD,  Amphetamine ...
- Nóng nảy, bồn chồn, bứt rứt, dễ gây gỗ với mọi người.
- Ngáp vặt, chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hồi, tiêu chảy, đồng tử nở lớn.
- Hưng phấn, kích động mất tự chủ, dễ sinh sự đánh nhau, tự hoại thân thể.
- Mặt đỏ, mắt đỏ, người nóng, uống nhiều nước.
Thao tác 4:
+ Giáo viên hỏi: Hãy trình bày những tác hại của nghiện ma túy?
+ HS suy nghĩ, trả lời
+ Định hướng:
Tác hại của nghiện ma túy:
 a. Tác hại đối với cơ thể
* Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.
Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giang_day_bai_nghi_luan_ve_mot_hien_tuong_doi_song_ngu.doc