SKKN Giải pháp dạy văn bản “cô bé bán diêm” (An - Đéc - Xen) - Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường TH & THCS Quang Trung - Thị xã Bỉm Sơn
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một xu hướng dạy học hiện đại được nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng. Văn kiện đại hội XII của Đảng ghi rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Giáo dục nước ta những năm gần đây đã đổi mới dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng vẫn còn quá chú trọng truyền thụ hệ thống tri thức khoa học mà chưa chú trọng đến chủ thể người học cũng như khả năng ứng dụng tri thức đã học vào những tình huống thực tiễn. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2018, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học thực sự là điều cần thiết.
Ngữ văn từ lâu được coi là môn học công cụ có vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên thực tiễn dạy học Ngữ văn của Việt Nam trong thời gian gần đây và thực trạng hiện nay cho thấy cách dạy học Ngữ văn theo lối bình giảng và cung cấp cho học sinh các kiến thức lí thuyết một cách tách biệt không đáp ứng được nhu cầu học tập của giới trẻ và không còn phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại. Bản thân chủ thể học sinh chưa được đặt vào đúng vị trí vốn có và cần có trong quá trình phân tích tác phẩm mà chỉ được coi là đối tượng tiếp thu của giáo viên. Điều đó dẫn tới hậu quả học sinh chán học văn, học mang tính chất đối phó, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP DẠY VĂN BẢN “CÔ BÉ BÁN DIÊM” (AN-ĐÉC-XEN) - NGỮ VĂN 8 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TH&THCS QUANG TRUNG - THỊ XÃ BỈM SƠN Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Quang Trung SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ văn BỈM SƠN NĂM 2018 Năm học: 2010 - 2011 Năm học: 2010 - 2011 MỤC LỤC Các đề mục Trang 1 Mở đầu 1 1.1 Lí do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 Nội dung 2 2.1 Cơ sở lí luận 2 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3 Một số giải pháp 4 2.3.1 Cải tiến phương pháp dạy học 4 2.3.2 Thực hiện dạy học tích hợp, liên môn 5 2.3.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực người học theo trình độ học sinh 6 2.3.4 Hệ thống bài tập phát huy năng lực học sinh 7 2.3.5 Thực hiện dạy học tăng cường sử dụng công nghệ thông tin 10 2.3.6 Bồi dưỡng năng lực tự học tích cực đối với học sinh 10 3 Kết luận và kiến nghị 19 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một xu hướng dạy học hiện đại được nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng. Văn kiện đại hội XII của Đảng ghi rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Giáo dục nước ta những năm gần đây đã đổi mới dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng vẫn còn quá chú trọng truyền thụ hệ thống tri thức khoa học mà chưa chú trọng đến chủ thể người học cũng như khả năng ứng dụng tri thức đã học vào những tình huống thực tiễn. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2018, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học thực sự là điều cần thiết. Ngữ văn từ lâu được coi là môn học công cụ có vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên thực tiễn dạy học Ngữ văn của Việt Nam trong thời gian gần đây và thực trạng hiện nay cho thấy cách dạy học Ngữ văn theo lối bình giảng và cung cấp cho học sinh các kiến thức lí thuyết một cách tách biệt không đáp ứng được nhu cầu học tập của giới trẻ và không còn phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại. Bản thân chủ thể học sinh chưa được đặt vào đúng vị trí vốn có và cần có trong quá trình phân tích tác phẩm mà chỉ được coi là đối tượng tiếp thu của giáo viên. Điều đó dẫn tới hậu quả học sinh chán học văn, học mang tính chất đối phó, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Trong chương trình sách giáo khoa hiện hành, các văn bản truyện nước ngoài lớp 8 chiếm một vị trí quan trọng. Những tác phẩm được lựa chọn để giảng dạy là sự kết tinh tinh hoa của văn học thế giới, đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của không gian và của thời gian. Thế nhưng, nó dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn là một mảnh đất thiêng với cả giáo viên và học sinh. Làm thế nào để học sinh cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm, phát huy hết năng lực của các em là điều mà đội ngũ giáo viên chúng tôi luôn trăn trở. Thực tế giảng dạy cho thấy rằng: hứng thú của học sinh thường gắn liền với cái mới lạ, gây tò mò và kích thích tư duy. Hiện trạng dạy học tác phẩm truyện nhìn từ phía người học hiện nay là một bức tranh hết sức ảm đạm đang cần gam màu tươi mới lạc quan tô điểm thêm. Cho nên dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học vừa là khơi gợi tính tích cực, chủ động của học sinh, lại còn phá vỡ đi mô hình giảng dạy khuôn mẫu – kinh nghiệm đã tồn tại trong nhà trường phổ thông lâu nay. Và đó còn là điểm mấu chốt để quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn thành công trên tinh thần đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2018. Vì những lí do đó, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp Dạy học văn bản Cô bé bán diêm - một văn bản truyện nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng một số giải pháp nhằm phát triển năng lực người học trong dạy học văn bản Cô bé bán diêm - Ngữ văn 8 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến là năng lực cần phát triển cho học sinh khi học văn bản Cô bé bán diêm - Ngữ văn 8, HS trường THCS Quang Trung, Thị xã Bỉm Sơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, đối tượng nghiên cứu, sáng kiến được tiến hành với các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2. NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận Nghị quyết 29 của ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8( Khóa XI) đã nêu rõ yêu cầu “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước”. Thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cũng đã khẳng định “Dạy học phát triển năng lực là đổi mới căn bản cốt lõi nhất của đổi mới giáo dục hiện nay” Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Dung (Học viện quản lý giáo dục) thì cho rằng: “Đổi mới giáo dục là chúng ta không quá chú trọng vào mục tiêu kiến thức, phải đặc biệt chú trọng mục tiêu hình thành năng lực cho người học”. PGS, TS Hà Thế Truyền khẳng định:“việc xác định năng lực người học là khâu tiên quyết là chìa khóa đổi mới giáo dục hiện nay” Như vậy có thể thấy dạy học theo định hướng phát triển năng lực là vô cùng cần thiết. Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm năng lực nhưng hiểu theo cách khái quát nhất: Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân... nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực Ngữ văn được xác định là khả năng của mỗi học sinh thể hiện trong việc thực hiện những mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ mà các em đã có sẵn hoặc tiếp thu được để vận dụng trong quá trình học tập, từ đó hình thành và phát triển các năng lực. Vậy đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực là thế nào? Làm thế nào để giúp học sinh phát triển được năng lực thông qua dạy học văn bản truyện? Người thầy phải đổi mới ra sao để đáp ứng được xu hướng đổi mới đó? PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống cho rằng đây là một bài toán khó của nền giáo dục Việt Nam tiếp cận năng lực học sinh cần vừa phù hợp với thực tiễn đất nước vừa hội nhập với xu thế trên thế giới. Đứng trước nhiệm vụ đó của ngành, bản thân là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn ngữ văn 8 nhiều năm tôi nhận thấy với học sinh lớp 8, việc dạy học các văn bản truyện Ngữ văn 8 theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Qua thực tế giảng dạy, đặc biệt khi dạy các văn bản truyện ở những lớp định hướng học sinh phát triển tốt các năng lực, song ở những lớp thường học sinh còn rụt rè chưa tự tin phát triển năng lực của mình, kĩ năng giao tiếp còn kém, năng lực phản biện còn hạn chế....Tôi đã nghiên cứu vấn đề này và đưa ra một số giải pháp để phát triển năng lực cho học sinh nâng cao chất lượng học tập bộ môn và bước đầu thu được kết quả khả quan. Xin được trình bày kinh nghiệm về Giải pháp dạy học văn bản Cô bé bán diêm - Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được đúc kết trong quá trình dạy học để bạn bè đồng nghiệp cùng trao đổi nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn phù hợp với xu thế đổi mới hiện nay. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm * Về chương trình sách giáo khoa - Các câu hỏi trong SGK và sách bài tập Ngữ văn 8 hiện hành, những câu hỏi thiên về khai thác nội dung chiếm tỷ lệ cao. - Những câu hỏi phát huy tính tích cực, tính sáng tạo của HS không nhiều. - Các câu hỏi khái quát thường là quá khó đối với HS. * Về phía giáo viên: - Giáo án của GV chủ yếu là các hoạt động để giải quyết các nội dung kiến thức trong bài học, ít có phần thiết kế cho các hoạt động phát triển năng lực hay lồng ghép bài tập phát triển năng lực vào trong kế hoạch giảng dạy. - Trong giờ dạy, đa số GV chỉ chú ý và cố gắng giảng hết những phần nội dung đã được trình bày trong SGK, rất ít, thậm chí không đưa thêm những câu hỏi hay bài tập nhằm mở rộng có tác dụng phát triển năng lực học sinh. - Việc rèn luyện năng lực chưa thực sự hấp dẫn, chưa gây hứng thú cho người học. Giáo viên còn truyền thụ kiến thức một chiều, không dám để HS tự do tranh luận vì sợ làm mất thời gian, không hoàn thành được bài dạy. Các hoạt động trao đổi, thảo luận được tiến hành rất nhanh, rất gấp gáp, dường như cho xong việc. Cách làm này thực sự cản trở sự phát triển năng lực trong học tập của HS. Giáo viên vô tình ''thả nổi'' HS, để HS ''bơi'' trên những đơn vị kiến thức mà các em chưa được chuẩn bị để tiếp nhận. Tất cả những cách thực hiện như nêu trên của GV trong giờ dạy dẫn đến hệ quả là không phát huy được năng lực của HS đối với môn Ngữ văn nói chung cũng như phân môn đọc hiểu văn bản truyện nói riêng. * Về phía học sinh: Đối với bộ môn Ngữ văn, bên cạnh một số em học sinh ham học và yêu thích văn chương, rất nhiều em thờ ơ với việc học Ngữ văn ở các trường phổ thông. Học sinh học văn chỉ để đối phó với các kì thi quan trọng. Chính vì vậy học sinh thường sợ học văn, ngồi học thụ động, không cảm xúc, không sáng tạo, mất dần chính mình, phụ thuộc nhiều vào các bài văn mẫu.... Đặc biệt là năng lực đọc hiểu văn bản truyện của các em còn nhiều hạn chế. Chủ yếu vẫn là thụ động tiếp nhận theo bài giảng của thầy cô và các tài liệu tham khảo. Không có khả năng tự đọc, tự khám phá văn bản, chưa biết và chưa có thói quen tìm ra nhiều ý tưởng hay cho một bài tập hay một câu hỏi gợi mở vấn đề. Đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng về các năng lực được phát huy trong giờ học ngữ văn ở lớp 8. Lớp Tổng số học sinh Phát huy tốt các năng lực Phát huy các năng lực nhưng còn hạn chế Chưa phát huy hết năng lực SL % SL % SL % 8A 40 10 25,0 17 42,5 13 32,5 Thực trạng trên cho thấy việc phát triển năng lực người học chưa được quan tâm đúng mức, đòi hỏi cần thay đổi và khắc phục. 2.3. Một số giải pháp dạy học văn bản truyện Cô bé bán diêm - Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Để phát triển năng lực người học, có rất nhiều nhóm giải pháp khác nhau về những năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Trong khuôn khổ của sáng kiến, người viết chỉ trình bày một số giải pháp cơ bản gắn liền với một tiết dạy cụ thể: 2.3.1. Cải tiến các phương pháp dạy học a. Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống: Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu từ việc cải tiến nâng cao hiệu quả và khắc phục những nhược điểm của chúng. Để làm được điều này, người giáo viên cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp: kỹ thuật mở bài, kĩ thuật trình bày giải thích trong thuyết trình, kĩ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời: Ví dụ 1: Khi vào bài Cô bé bán diêm – Ngữ Văn 8. Giáo viên mở bài bằng cách cho học sinh quan sát bản Đồ Tự nhiên Đan Mạch và đặc trưng về thiên nhiên, khí hậu. Học sinh lên bảng xác định theo yêu cầu của giáo viên. Cách vào bài này vừa rèn cho học sinh năng lực quan sát, năng lực sử dụng công nghệ thông tin ... tạo hứng thú và trải nghiệm thực tế cho học sinh tiếp cận bài mới một cách tự nhiên nhất. Ví Dụ: Minh họa giáo án 1.1 - Phụ lục. Hoặc cũng có thể vào bài bằng việc cho HS nghe lời một giai điệu bài hát Dấu chấm hỏi của nhạc sĩ Thế Hiển để tạo cảm xúc cho HS, sau đó dẫn vào bài . b. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học: Mỗi phương pháp hình thức có một ưu nhược điểm riêng vì vậy việc phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và phát triển năng lực cho học sinh. Dạy toàn lớp, dạy theo nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thúc cần kết hợp với nhau. Chẳng hạn, có thể tổ chức các góc: Viết bài luận, sáng tác thơ nhạc, vẽ tranh, xem băng hình, thảo luận... về nội dung liên quan đến bài học. Ví Dụ: Minh họa giáo án 1.2 - Phụ lục. 2.3.2 Thực hiện dạy học tích hợp, liên môn: Theo ThS Đỗ Thu Hà dạy học tích hợp là tổ chức nội dung dạy học sao cho học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng cần thiết thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành kiến thức kĩ năng, các năng lực cần thiết cho học sinh. Phương pháp dạy này có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập. Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc thông qua đó phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Ví dụ 1: Dạy văn bản: Cô bé bán diêm có thể vận dụng một số biện pháp tích hợp như sau: - Tích hợp theo đặc trưng thể loại : + Tích hợp môn Mĩ thuật: chiếu chân dung An-đéc-xen, truyện An-đéc-xen, tranh minh họa trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 được vẽ lại hoặc chiếu lên màn hình máy chiếu; vẽ sơ đồ hệ thống sự việc, sơ đồ tư duy. + Tích hợp môn Âm nhạc: Chiếu chân dung tác giả trên nền nhạc bài Dấu chấm hỏi của nhạc sĩ Thế Hiển. - Tích hợp liên môn qua hệ thống câu hỏi ? Bẳng hiểu biết từ môn Địa lí, em hãy cho biết khí hậu Bắc Âu có đặc điểm gì ? (Tích hợp môn Địa lí 7). ? Đời sống của người dân tại thành phố lớn của Đan Mạch thế kỉ XIX như thế nào? (Tích hợp lịch sử) ? Em bé bán diêm chết vì đói, rét, cô đơn trong đêm giao thừa, khi nhà nhà rực sáng ánh đèn với mùi ngỗng quay sực nức cho em hiểu điều gì về thái độ của con người? ? Em sẽ hành động thế nào nếu gặp người có hoàn cảnh như cô bé bán diêm? (Tích hợp môn Giáo dục công dân) 2.3.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực người học theo trình độ học sinh. Câu hỏi: Đọc- hiểu văn bản Cô bé bán diêm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Kể tên các tác giả, tác phẩm truyện nước ngoài? - Các tác phẩm truyện nước ngoài đề cập tới những chủ đề nào? - Quan sát bản đồ, chỉ và giới thiệu đất nước Đan Mạch? - Giới thiệu vài nét về tác giả An-đéc-xen và truyện Cô bé bán diêm? - Em bé đi bán diêm trong bối cảnh nào? - Kể tóm tắt những lần quẹt diêm, thực tế và mộng tưởng của em bé? - Nhà văn đã kể, tả những gì về thời gian, không gian, hình ảnh em bé bán diêm trong buổi sáng đầu năm? - O.Hen-ri đã kể những gì về hoàn cảnh, về ý nghĩ và lời nói của Giôn-xi? Tìm nhanh chi tiết? - Em biết thêm câu chuyện nào khác về nhà văn An-đéc-xen? ?Những câu chuyện như thế đã giúp em hiểu gì về tài năng, con người của tác giả truyện Cô bé bán diêm? - Theo em, vì sao lúc đó cô bé lại nhớ đến hình ảnh ngôi nhà xưa một cách rõ nét như thế? -Vì sao em bé quẹt diêm? - Mục đích ấy có toại nguyện không? Vì sao? - Lời kể: giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét, đánh liều thể hiện điều gì? - Khái quát nghệ thuật, nội dung của đoạn trích? - Ấn tượng, cảm xúc của em về những cảnh tượng kì diệu hiện lên trong đoạn truyện? - Từ những cảnh tượng hiện lên mỗi lần cô bé quẹt diêm, em tưởng tượng xem cô bé đang muốn những điều gì? - Đây là đoạn truyện mang đậm màu sắc cổ tích. Em thấy trong phần truyện này có chỗ nào giống và khác với những truyện cố tích mà em đã biết? - Theo em, vì sao nhà văn đã dành phần lớn câu chuyện để kể về những mộng tưởng đẹp của cô bé? - Nếu như truyện chỉ dừng lại miêu tả cảnh ngộ của cô bé thì em có hiểu được những điều cô bé mơ ước không? Thử tìm những thông điệp mà nhà văn muốn nói với bạn đọc từ những ước mơ của cô bé bán diêm? - Theo em, vì sao nhà văn đã không để một bà tiên xuất hiện trong phần truyện này? Em có đồng ý với ý kiến khi cho rằng : chính vì không có những nhân vật mang phép là xuất hiện, cảnh tượng những lần quẹt diêm mới trở nên kì diệu, gây xúc động lòng người đến thế? - Tạo ra phép màu từ que diêm khiến em nghĩ tới việc làm nào của chúng ta? Bày tỏ suy nghĩ về những việc làm đó? - Phần kết thúc là một đoạn truyện gợi nhiều ám ảnh, suy nghĩ cho người đọc. Nhận xét về kết truyện, có một số ý kiến cho rằng: Đó là cảnh tượng thật thương tâm. Đó là một cáo trạng lên án thói vô cảm của con người Một số ý kiến lại cho rằng: Đó là cảnh một cái chết hạnh phúc. Một kết thúc mang màu sắc cổ tích. Nêu cảm nhận riêng của em? - Nếu được tưởng tượng một kết thúc khác cho truyện, em sẽ định kể như thế nào? - Viết 1 bài thơ 4 chữ, 5 chữ, hoặc thơ lục diễn tả cảm xúc về nhân vật, câu chuyện? 2.3.4 Hệ thống bài tập phát huy năng lực người học Trong nhà trường, học sinh là những người bạn đọc. Mỗi cá nhân có một tầm đón riêng của mình, cho nên, giáo viên phải tôn trọng tầm đón nhận của các em và phải biết phân loại tầm đón của học sinh để có chiến lược dạy học cụ thể và hợp lý. Tầm đón đợi gắn liền với hứng thú, nên nó là động lực để hình thành năng lực. Trong việc rèn luyện cần có các bài tập thể hiện đúng tầm đón nhận một cách đa dạng (dựa vào vùng phát triển gần nhất- Vyzgotxki) không quá khó, nhưng cũng không quá dễ đối với HS. Người dạy phải sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu nhằm san bằng khoảng cách này ở một cự ly dễ dàng chấp nhận nhất để học sinh chủ động khám phá và lấp đầy khoảng trắng ý nghĩa văn bản. Thực tế hiện nay, các bài tập chủ yếu là các bài luyện tập và bài thi, kiểm tra. Bài tập khi học, lĩnh hội tri thức mới ít được quan tâm. Vì vậy, để phát triển năng lực người học cần có sự đa dạng các loại bài tập: * Bài tập đóng: Là các bài tập thường câu trả lời chỉ đơn nhất, nhiều trường hợp người học không cần tự trình bày mà chỉ suy nghĩa để lựa chọn từ những câu trả lời cho trước. Như vậy trong loại bài tập này, giáo viên đã biết câu trả lời, học sinh được cho trước các phương án có thể lựa chọn. Ví dụ: ? Trong truyện ngắn Cô bé bán diêm, nhân vật cô bé đã quẹt diêm mấy lần? Điểm giống sau mỗi lần quẹt diêm và khi diêm tắt là gì? (5 lần quẹt diêm ,mỗi lần diêm cháy thì ảo ảnh hiện ra và khi diêm tắt, ảo ảnh biến mất) ?Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa ra sao? Đây có phải là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác văn chương của tác giả không? * Bài tập mở: Là những bài tập mà không có lời giải cố định đối với cả giáo viên và học sinh; có nghĩa là kết quả bài tập là “mở”. Chẳng hạn GV đưa ra một chủ đề, một vấn đề hoặc một tài liệu, HS cần tự bình luận, thảo luận về đề tài đó. Tính độc lập và sáng tạo của học sinh được chú trọng trong việc làm dạng bài tập này. Ví dụ: - Câu hỏi gợi mở những hướng xem xét mới ? So sánh với những tác phẩm cùng chủ đề? Tác phẩm có ảnh hưởng như thế nào trong thời đại tác giả đang sống và đối với các thời đại sau này? Tại sao tác phẩm được mọi người yêu thích? - Câu hỏi phát huy năng lực tưởng tượng ? Viết thêm phần kết cho truyện ngắn ?Ước mơ về một thế giới trong tương lai * Bài tập nhóm Khi được hỏi “Học truyện nước ngoài, em thích loại bài tập nào nhất?”, có đến 65,4% các em lựa chọn phương án “bài tập nhóm”. Điều này chứng tỏ sự thích thú của các em khi giải quyết bài tập theo hình thức nhóm học gồm nhiều HS bởi các em có thể tích cực phát huy được nhiều năng lực khác nhau, có thể là năng lực độc lập tự chủ, năng lực giải quyết và chọn lọc vấn đề, năng lực sáng tạo Nhóm 1: Hình ảnh cô bé bán diêm hiện lên trong đoạn truyện mở đầu gợi cho em liên tưởng đến những cảnh ngộ nào đã gặp trong cuộc sống? Em nhớ đã từng nhìn thấy, đọc truyện, xem phim có những cảnh tượng, nhân vật nào như thế? Nhóm 2: Theo em, vì sao nhà văn đã không để một bà tiên xuất hiện trong phần truyện này? (Chẳng hạn, trước lúc em bé quẹt diêm có bà tiên lấy cây đũa thần chạm vào một bao diêm của em). Em có đồng ý
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giai_phap_day_van_ban_co_be_ban_diem_an_dec_xen_ngu_van.doc