SKKN Đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2

SKKN Đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2

 Trong chương trình THCS, việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề được quan tâm thường xuyên và có tính chất liên tục. Để chất lượng học của học sinh ngày một nâng lên, đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.

 Ngữ văn là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đây là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng,

tình cảm, quan điểm thẩm mĩ cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Chính vì vậy tăng cường kĩ năng thực hành, giảm lí thuyết, học đi đôi với hành, gắn lí thuyết với thực tiễn là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với các môn học khác nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.

Văn chính luận là thể văn nghị luận viết những vấn đề thời sự nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: Chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa Văn bản chính luận trong chương trình trung học cơ sở đã không còn xa lạ đối với học sinh. Ngay từ lớp 6, các em học sinh đã được làm quen với một số văn bản bút kí chính luận như: Cây tre Việt Nam (Thép Mới), Lòng yêu nước (I. Ê- ren- bua) Ở chương trình lớp 7 các em học một số văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh), Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng), Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh). Ngay trong chương trình Ngữ văn 8 học sinh được học các tác phẩm chính luận cổ: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi), Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) Việc đưa các văn bản chính luận, nghị luận hiện đại vào trong chương trình phổ thông giảng dạy bên cạnh những văn bản nghị luận cổ là một điều cần thiết. Nó không chỉ giúp cho các em hiểu, càm nhận được cái hay, cái đẹp và những giá trị tinh thần to lớn của những tác phẩm chính luận và đồng thời qua đó bồi dưỡng kiến thức nghị luận, giúp học sinh qua việc tiếp cận với các văn bản có thể học tập và rèn luyện kĩ năng nghị luận của mình.

 

doc 20 trang thuychi01 7002
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.MỞ ĐẦU:
	1. Lí do chọn đề tài:
 Trong chương trình THCS, việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề được quan tâm thường xuyên và có tính chất liên tục. Để chất lượng học của học sinh ngày một nâng lên, đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Ngữ văn là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đây là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, 
tình cảm, quan điểm thẩm mĩ cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Chính vì vậy tăng cường kĩ năng thực hành, giảm lí thuyết, học đi đôi với hành, gắn lí thuyết với thực tiễn là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với các môn học khác nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.
Văn chính luận là thể văn nghị luận viết những vấn đề thời sự nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: Chính trị, kinh tế, triết học, văn hóaVăn bản chính luận trong chương trình trung học cơ sở đã không còn xa lạ đối với học sinh. Ngay từ lớp 6, các em học sinh đã được làm quen với một số văn bản bút kí chính luận như: Cây tre Việt Nam (Thép Mới), Lòng yêu nước (I. Ê- ren- bua) Ở chương trình lớp 7 các em học một số văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh), Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng), Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh). Ngay trong chương trình Ngữ văn 8 học sinh được học các tác phẩm chính luận cổ: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi), Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) Việc đưa các văn bản chính luận, nghị luận hiện đại vào trong chương trình phổ thông giảng dạy bên cạnh những văn bản nghị luận cổ là một điều cần thiết. Nó không chỉ giúp cho các em hiểu, càm nhận được cái hay, cái đẹp và những giá trị tinh thần to lớn của những tác phẩm chính luận và đồng thời qua đó bồi dưỡng kiến thức nghị luận, giúp học sinh qua việc tiếp cận với các văn bản có thể học tập và rèn luyện kĩ năng nghị luận của mình.
Trong chương trình Ngữ văn 8 hiện nay, Thuế máu là văn bản chính luận hiện đại đầu tiên được đưa vào chương trình phổ thông. Tác giả Nguyễn Ái Quốc không phải là một tên tuổi xa lạ song văn bản Thuế máu lại là văn bản lần đầu tiên đưa vào giảng dạy mà nguyên văn lại được viết bằng tiếng Pháp. Việc tiếp cận văn bản phải thông qua văn bản dịch, tài liệu tham khảo về tác giả và tác phẩm không nhiều, không phổ biến rộng rãi do vậy khi dạy văn bản này giáo viên cũng gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ một văn bản nghị luận hay không chỉ là sản phẩm của tư duy logic, lí trí khách quan mà còn là sản phẩm của trái tim và lí lẽ chính là lí lẽ của trái tim. Do vậy điều quan trọng khi giảng dạy một văn bản chính luận không chỉ là làm cho học sinh nắm vững các luận điểm chính của văn bản mà cần làm cho học sinh cảm nhận bằng tâm hồn, trái tim mình bằng những cảm xúc, tình cảm,tư tưởng mà tác giả gửi gắm thông qua hệ thống các tín hiệu nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm. Cần cho học sinh cảm nhận được trái tim Nguyễn Ái Quốc đang đập những nhịp đập thổn thức khi viết nên những dòng chữ có sức mạnh như hàng vạn binh mã để vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, lên án tội ác dã man của thực dân Pháp thực hiện một thứ thuế dã man nhất trong lịch sử loài người: thuế máu.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó, trong quá trình tìm tòi, giảng dạy, đút rút kinh nghiệm tôi đã rút ra được một số điều cần thiết, cần lưu ý khi dạy văn bản Thuế máu thông qua đề tài: Đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2
2. Mục đích của đề tài:
	Trong việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay không ít giáo viên loay hoay, lúng túng trước tác phẩm nghệ thuật và tài liệu hướng dẫn. Không ít giờ dạy Ngữ văn đã diễn ra khá bài bản, giáo viên đã đi hết một qui trình (theo trình tự đề mục) mà ta chưa yên tâm chút nào do mở nhầm cửa người dạy, người học đã chưa đi đến cái đích cuối cùng. Nguyên nhân chính là chưa xác định, chưa tìm hiểu kĩ đặc trưng thể loại của tác phẩm với tính chất nội dung của nó là không chính danh và đã không chính danh thì việc phân tích có sắc sảo đến đâu cũng chỉ là võ đoán. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài này với mục đích cuối cùng là tìm hiểu về đặc trưng của văn bản chính luận để từ đó định hướng phương pháp giảng dạy nhằm cá thể hóa việc học, đưa học sinh trở thành nhân tố cá nhân tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào việc tìm hiểu tác phẩm.
	3. Đối tượng nghiên cứu: Tôi vận đề tài và áp dụng vào phương pháp giảng dạy văn bản nghị luận, cụ thể là văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập hai.
	4. Phương pháp nghiên cứu: 
Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy tác phảm văn học theo đặc trưng thể loại.
Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Ngữ văn trên lớp ở những tiết dạy văn bản nghị luận và đánh giá kết quả nhận thức của học sinh để từ đó tìm hiểu nguyên nhân rút ra hướng rèn luyện học sinh.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin 
Phương pháp tích hợp
B. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lí luận: 
	Có thể nói vấn đề dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại đến nay vẫn chưa hề cũ vì dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại là một trong những yêu cầu cần thiết và quan trọng. Nó khẳng định được cách đi đúng hướng trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp nội dung dạy - học Ngữ văn ở THCS.
	Như chúng ta đã biết SGK Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo chương trình tích hợp, lấy các kiểu văn bản làm nơi gắn bó ba phân môn: Văn- Tiếng việt - Tập làm văn. Vì thế các văn bản được lựa chọn phải vừa tiêu biểu cho các thể loại ở các thời kì lịch sử văn học vừa phải đáp ứng tốt cho việc dạy phân môn Tiếng việt và Tập làm văn. 
	Văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc là văn bản thuộc thể loại phóng sự- chính luận hiện đại đầu tiên được đưa vào học trong chương trình Ngữ văn THCS với lập luận sắc sảo, chặt chẽ, xác đáng. Ở lớp 7 các em đã học văn bản Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu nhưng đây là thể loại truyện ngắn. Cùng một tác giả nhưng cách viết trong mỗi tác phẩm mỗi thể loại mang những nét sáng tạo riêng. Để giúp các em hiểu và yêu thích Thuế máu là cả một việc làm đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách sâu sắc. Mặt khác, trong chương trình Ngữ văn THCS khi chuyển tiếp các giai đoạn văn học, không có những tiết dạy về văn học sử. Vì vậy, đối với các em học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng rất khó định hình, dễ nhầm lẫn giữa các giai đoạn văn học bởi vốn kiến thức, sự hiểu biết của các em còn non nớt, hạn hẹp. Do vậy mà việc tiếp thu một phóng sự chính luận với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật là một điều không dễ dàng.
	Vả lại, cuộc sống của các em đa phần là đầy đủ, kiến thức thực tế hạn chế, vì vậy khi đề cập đến những cảnh áp bức, bóc lột không ít học sinh ngơ ngác, khó hiểu, khó hình dung ra. Bên cạnh đó, một thực tế được thấy rõ hiện nay là học sinh ngại học môn Ngữ văn, ít đầu tư cho môn học này, vả lại đây là một văn bản với những đặc trưng thể loại mới lại làm cho các em ngại đọc, ngại học, học đối phó, qua loa. Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên càng phải đầu tư, nghiên cứu, tìm ra phương pháp dạy học hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em hiểu sâu về tác phẩm này là cả một quá trình say sưa, miệt mài với tác phẩm.
	Rõ ràng để tìm thấy được sự đam mê, hào hứng khi học tác phẩm văn chương trong trường phổ thông là điều vô cùng khó khăn, vất vả. Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi luôn có ý thức nghề nghiệp và luôn mạnh dạn tìm tòi, áp dụng những phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực để tạo sự hứng thú, say mê học Văn ở các em. Chính vì vậy, đề tài: Đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 phần nào thể hiện cách làm, hướng giải quyết phù hợp trong tiết dạy thực tế Tiết 105-106: Thuế máu
2. Thực trạng vấn đề: 
2.1. Đối với học sinh: 
	Một thực tế hiện nay là phần đông học sinh ngại học môn Ngữ văn, ít đầu tư cho môn học này, dẫn đến kết quả học tập không cao.Trong giờ học, học sinh tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm với số phận nhân vật, với tiếng nói tâm tình của nhà văn. Một thực trạng nữa là học sinh không học bài, không soạn bài, không đọc trước tác phẩm ở nhà. Trên lớp thầy cô gọi học sinh đọc thì rất nhiều học sinh khác không chú ý, nếu có chú ý thì cũng qua loa, mơ hồ. Vì vậy người giáo viên phải biết nắm bắt cái hay, cái đẹp của tác phẩm, kết hợp với phương pháp dạy học phù hợp để tạo sự hứng thú, say sưa, chủ động, tích cực cho học sinh khi học tập. Mặt khác, học sinh hiện nay chỉ hứng thú với những trò chơi điện tử, với fecebook, với những cuốn truyện tranh, với những bài hát mới Chính vì vậy mà các em chưa thực sự say mê khi tìm hiểu tác phẩm.
 	2.2. Đối với giáo viên: 
	Khi dạy tác phẩm này, bản thân giáo viên gặp phải một số khó khăn:
	- Chưa nắm được đặc trưng thể loại khi dạy văn bản.
	- Dạy hết văn bản nhưng sa vào kể lể, vòng vo, chưa làm rõ được nội dung truyện.
	- Chưa làm bật nổi được những giá trị nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.
	- Chưa chú ý đến những đoạn văn tiêu biểu của tác phẩm.
	- Sử dụng công nghệ thông tin chưa khoa học, rơi vào việc trình chiếu các slide, còn học sinh chép nên kiến thức khó hiểu, khô khan.Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu một số tài liệu như sau:
* Trong cuốn Sách giáo viên- Ngữ văn 8 các soạn giả gợi ý hướng khai thác văn bản này như sau:
- Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
- Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
- Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
* Ở cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 thì khai thác theo hướng:
- Tìm hiểu thể loại
- Hướng dẫn đọc- tìm hiểu, phân tích chi tiết
- Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
* Ở cuốn Hệ thống câu hỏi đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 8 của Trần Đình Chung lại thiết kế như sau:
- Đọc- hiểu cấu trúc văn bản
- Đọc- hiểu nội dung văn bản
- Đọc- hiểu ý nghĩa văn bản
* Trong cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS (Tập 2) của Phạm Thị Ngọc Trâm chủ biên hướng dẫn:
- Tìm hiểu chung
- Đọc- hiểu văn bản
- Hướng dẫn tự học
Như vậy một tác phẩm có rất nhiều cách khai thác khác nhau, đó là nguồn tài liệu vô cùng quí báu để giáo viên tham khảo giảng dạy. 
Tất cả các tài liệu trên về cơ bản đã xem xét được đặc trưng thể loại văn bản, phân tích chỉ ra được nét chính về nội dung, nghệ thuật nhưng vẫn còn lộ rõ một số nhược điểm là chưa làm nổi bật được đây là một tác phẩm phóng sự- chính luận (chính luận là chủ yếu) độc đáo và giàu chất văn. Qua thực tiễn giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy nhiều giáo viên chủ yếu khai thác hệ thống luận điểm của văn bản chưa chú trọng khai thác giá trị nghệ thuật, giá trị văn chương của văn bản cũng như chưa làm nổi bật được chủ đề thuế máu của văn bản này mà ý nghĩa tố cáo sâu sắc của nó đã thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm.
3. Các giải pháp: 
3.1. Một số vấn đề chung cần lưu ý khi dạy văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc.
* Tác giả: Ngoài những kiến thức ở sách giáo khoa, giáo viên cần lưu ý thêm:
Nguyễn Ái Quốc là bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong thời gian hoạt động cách mạng ở nước ngoài từ 1911-1945. Ngày 19/6/1919, nhân danh một nhóm người Việt nam yêu nước, ông đã viết Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm được viết bằng Tiếng Pháp kí tên Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Hòa bình Verailles. Từ đó, ông dùng tên Nguyễn Ái Quốc.
Trong thời kí hoạt động ở Pháp, trên tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) do Người cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập, Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều tác phẩm chính luận với phong cách độc đáo, hiện đại, sắc sảo, giàu chất trí tuệ, triết lí và trào phúng sâu sắc. Những kiến thức trên sẽ giúp giáo viên có ý thức làm rõ phong cách Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. 
* Hoàn cảnh ra đời và cấu trúc tác phẩm: 
Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Pari năm 1925 trên một tờ báo của Quốc tế cộng sản có tên Impreskor, xuất 
bản bằng tiếng Pháp tại Hà Nội năm 1946, bằng Tiếng Việt năm 1960 và tái bản nhiều lần.
Tác phẩm gồm 12 chương và các phụ lục. Chương I của thiên phóng sự có tên là Thuế máu gồm 4 phần.
I. Chiến tranh và người bản xứ
II. Chế độ lính tình nguyện
III. Kết quả của sự hi sinh
IV. Hành vi quân phiệt tiếp diễn.
Văn bản Thuế máu học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8 trích 3 phần đầu của chương I của Bản án chế độ Thực dân Pháp.
* Về đề tài: 
Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp là một trong những chủ đề quan trọng hàng đầu của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn hoạt động cách mạng những năm 20 của thế kỉ XX ở Pháp và một số nước Châu Âu khác. Người viết Bản án chế độ Thực dân Pháp coi đó là một nhiệm vụ cách mạng cần kíp, to lớn.
Bản án chế độ thực dân Pháp viết ra nhằm tố cáo chính sách tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Tác phẩm đã tố cáo thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn khốc liệt bắt dân bản xứ phải đóng thuế máu cho chính quốc để phơi thây trên chiến trường Châu Âu, đày đọa phụ nữ và trẻ em thuộc địa, các thống sứ, quan lại thực dân độc ác như một bầy thú dữ. Tác phẩm hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga, tiêu diệt cái vòi của con đĩa đế quốc: một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào nhân dân thuộc địa. Tác phẩm đề ra cho nhân dân Việt nam con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin. 
Như vậy, việc nắm vững chủ đề chung của tác phẩm và chủ đề của văn bản giúp cho giáo viên có ý thức hướng cho học sinh tìm hiểu và nắm rõ mục địch, các giá trị chính của văn bản. Hơn nữa văn bản này giúp cho học sinh có thể hiểu được những nét riêng của văn bản và cũng giúp cho giáo viên có thể tích hợp được một cách tự nhiên, có hiệu quả.
* Kết cấu và ý nghĩa của văn bản:
Văn bản gồm 3 phần: Phần I- Chiến tranh và người bản xứ; Phần II- Chế độ lính tình nguyện; Phần III- Kết quả của sự hi sinh. Các phần được sắp xếp theo trình tự thời gian: trước, trong và sau chiến tranh, được đặt tên nhằm gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu người dân ở xứ thuộc địa của bọn thực dân cai trị . Từ Chiến tranh và người bản xứ đến Chế độ lính tình nguyện rồi chỉ ra Kết quả của sự hi sinh, các phần nối tiếp nhau như thế giúp tác giả có điều kiện bóc trần sự bịp bợm, giả nhân, giả nghĩa của chính quyền thực dân, chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.
3.2. Các giải pháp cụ thể: 
3.2.1. Phân tích các thủ pháp nghệ thuật:
Tìm hiểu văn bản, so sánh với các văn bản khác của Nguyễn Ái Quốc như: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Ngữ văn 7, tập hai) Vi hành (Văn học 12) có thể nhận thấy văn bản dịch khá sát với phong cách ngôn ngữ của tác giả. Tuy nhiên, văn bản được viết bằng tiếng Pháp và sự tiếp xúc của chúng ta đối với văn bản chỉ là tiếp cận với văn bản dịch, vì thế, khi phân tích các thủ pháp nghệ thuật của văn bản, giáo viên cần lưu ý với học sinh không sa vào phân tích, bình giảng ngôn từ.
Khi phân tích nghệ thuật của văn bản cần chú ý làm nổi bật nghệ thuật châm biếm, đả kích thể hiện trong tác phẩm vô cùng sắc sảo, tài tình thông qua hệ thống hình ảnh sát thực, phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản thân các hình ảnh ấy đã mang sức mạnh tố cáo và tính lí lẽ không thể chối cãi. Hơn nữa, các hình ảnh ấy vừa xác thực lại vừa mang tính chất châm biếm, trào phúng, sắc sảo và xót xa. Nhiều hình ảnh, đặc biệt là phần chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai, chua chát, cay đắng cho số phận bi thương của người lính xứ thuộc địa. 
Có thể nhận thấy sợi chỉ đỏ xuyên suốt suốt nghệ thuật của tác phẩm là mâu thuẩn trào phúng được tác giả xây dựng rất thành công. Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên được tiếng cười mang ý nghĩa phê phán bằng mâu thuẩn trào phúng qua việc tập trung làm nổi bật mâu thuẩn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong của đối tượng.
Mâu thuẩn trào phúng cơ bản tạo nên luận điểm chủ yếu trong đoạn trích là mâu thuẩn giữa bản chất tàn ác, dã man với những thủ đoạn lừa bịp triệu người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh, bọn thực dân phải che dấu bộ mặt thật của mình, đã vừa phải tung ra những lời đường mật hứa hẹn, những thủ đoạn phỉnh phờ dân thuộc địa, vừa thẳng tay bắt bớ, đàn áp họ. Đó là mâu thuẩn trào phúng cơ bản nhất của toàn chương được biểu hiện cụ thể trong từng phần. Ở phần I, mâu thuẩn trào phúng thể hiện ở sự đối lập giữa thái độ của các quan cai trị với người dân xứ thuộc địa trước và khi chiến tranh nổ ra, cùng một đối tượng nhưng trước chiến tranh họ bị khinh rẻ, khi chiến tranh nổ ra họ lại được tâng bốc như những anh hùng. Hơn thế nữa, lời ca ngợi, hứa hẹn thì vô cùng to tát, hào nhoáng nhưng sự thật thì những người dân nô lệ lại phải chịu một cái giá quá đắt cho những hư vinh mà họ chẳng bao giờ được hưởng.
Mâu thuẩn trào phúng lại tiếp tục được khắc họa ở phần II xoay quanh cái vạ mộ lính. Tác giả tiếp tục lật tẩy bộ mặt giả dối, sự mâu thuẩn gay gắt giữa lời nói và việc làm, giữa luận điệu rêu rao vô cùng hoa mĩ và thực tế hành động thô bỉ, trắng trợn, đê tiện của thực dân Pháp. Nguyễn Aí Quốc bằng việc chỉ ra rất rõ sự tương phản giữa những lời lẽ tâng bốc, phỉnh nịnh hết lời mà hoàn toàn giả dối trong bản bố cáo của toàn quyền Đông Dương: nào là ban phẩm hàm, nào là truy tặng những người đã hi sinh cho tổ quốc, tấp nập đầu quân, không ngần ngại hi sinh, hiến dâng xương máu, hiến dâng xương máu, hiến dâng cánh tay lao động....Với những câu hỏi bắt nguồn từ sự thật cứ xoáy vào những người bị xích, bị giam nhốt nghiêm ngặt, những cuộc biểu tình, những vụ bạo động liên tiếp ở nhiều nơi...Tác giả đã sử dụng những bút pháp trào phúng độc đáo, linh hoạt và đa dạng như cách nói ngược: Cùng cách chơi chữ thâm thúy, những câu hỏi giả định, chua chát nhằm tạo nên tiếng cười châm biếm, đả kích sâu cay để lột trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, xảo trá, đê tiện của chủ nghĩa thực dân. Bộ mặt gian trá, tàn ác ấy thể hiện càng đầy đủ, rõ ràng hơn ở mâu thuẩn trào phúng trong phần III, ở sự đối lập giữa những lời hứa đường mật, mĩ miều và những hành động trơ trẽn, lố bịch, thâm hiểm. Khi những người lính thuộc địa hết giá trị với họ như xưa. Thật thô bỉ! Thật mỉa mai thay!
Tất cả các thủ pháp nghệ thuật như trên được sử dụng trong văn bản đều nhằm làm tăng sức mạnh, tính thuyết phục cho lập luận của văn bản. Có thể nhận thấy đây là một văn bản chính luận với hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, xác đáng, đanh thép, luận tội rõ ràng, càng lúc càng thắt chặt. Từng chứng cứ rõ ràng, đầy đủ, sinh động với số liệu cụ thể chính xác, lí lẽ sắc bén, linh hoạt đã đập tan luận điệu mị dân giả trá của thực dân Pháp, từng bước bóc trần chân tướng giả nhân, giả nghĩa, tàn ác, đê tiện, lừa bịp trắng trợn và thủ đoạn bóc lột thuế máu dã man của chế độ thực dân. 
3.2.2. Phân tích yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:
Để nêu ra những câu chuyện, những bằng chứng xác thực, rõ ràng, tác giả đã sử dụng yếu tố tự sự môt cách rất hiệu quả. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế sôi động nên không thể chối cãi. Để mang tính xác thực, khi cần tác giả còn dẫn ra ý kiến của người khác hay lời lẽ của chính đối tượng đả kích, lên án. Yếu tố tự sự được sử dụng một cách nhuần nhuyễn làm tăng sức mạnh của lập luân, làm nên bản án đanh thép,sắc sảo, thuyết phục, hùng hồn. Bên cạnh đó, các hình ảnh còn được xây dựng mang tính biểu cảm cao.Mỗi một hình ảnh của người dân nô lệ được nêu lên đều ẩn chứa trong đó nỗi xót xa thương cảm, sự căm phẫn, uất ức của tác giả trước tội ác dã man của chủ nghĩa thực dân.
Đọc văn bản không ai không thể quên được hình ảnh những con người phải vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường Châu Âu, xuống tận đáy biển để bảo vệ vương quốc của các loài thủy quái,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_dieu_suy_nghi_khi_day_van_ban_thue_mau_trong_chuong.doc