SKKN Nâng cao hiệu quả của biện pháp bình văn trong giảng dạy một số văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 – THCS

SKKN Nâng cao hiệu quả của biện pháp bình văn trong giảng dạy một số văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 – THCS

Như chúng ta đã biết, môn Ngữ văn là môn học có vị trí, vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, bồi đắp tâm hồn để xây dựng nhân cách con người mới có trí tuệ, năng động sáng tạo, giàu tình cảm, có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Trong chương trình môn Ngữ văn THCS, phần đọc hiểu văn bản có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Trước hết là đào tạo, bồi dưỡng các em học sinh biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, thái độ căm ghét cái xấu, cái ác. Muốn vậy các em cần phải nắm rõ nội dung các văn bản trong chương trình được học, phải học tập và biết cách bình văn.

Nằm trong hoạt động thưởng thức văn học và dạy văn học, từ lâu bình văn đã trở thành một nét đẹp văn hoá, một biện pháp đã từng giữ vị trí chủ đạo trong dạy học văn ở các nhà trường sư phạm, phổ thông và cấp THCS trong nhiều năm. Bình văn vốn là một phương pháp dạy học truyền thống nhưng nó không lỗi thời so với xu thế hiện nay. Trong giờ đọc hiểu văn bản nếu thiếu đi những lời giảng giải sâu sắc, những lời bình đắt giá thì chưa thể nói là giờ dạy thành công. Nó cũng chưa thể tạo hứng thú với học sinh trong những giờ dạy như thế. Để có được những giờ dạy thành công, giáo viên cần vận dụng hiệu quả các phương pháp trong giờ đọc hiểu văn bản nhất là phương pháp giảng bình. Vậy mà, trong thực tế giảng dạy các văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 tôi nhận thấy một bộ phận học sinh còn có những hạn chế khi tiếp xúc tác phẩm, ngôn ngữ giảng bình của các em còn hạn chế khi viết văn. Lí do, khi được dự giờ của các đồng chí đồng nghiệp, một số thầy cô còn chưa chú trọng vào biện pháp bình văn trong giờ dạy các văn bản nghệ thuật dẫn đến dọc sinh chưa có hứng thú say sưa với bộ môn học. Nhưng với việc đổi mới phương pháp dạy học và thay sách giáo khoa hiện nay tôi thiết nghĩ biện pháp bình văn cần có sự thay đổi sao cho cho phù hợp. Trên thực tế giảng dạy tôi đã mạnh dạn rút ra một số kinh nghiệm về việc: “Bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật”, đặc biệt là các văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 8 - THCS để đồng nghiệp cùng trao đổi và tham khảo.

 

doc 21 trang thuychi01 8175
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả của biện pháp bình văn trong giảng dạy một số văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 – THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết, môn Ngữ văn là môn học có vị trí, vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, bồi đắp tâm hồn để xây dựng nhân cách con người mới có trí tuệ, năng động sáng tạo, giàu tình cảm, có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Trong chương trình môn Ngữ văn THCS, phần đọc hiểu văn bản có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Trước hết là đào tạo, bồi dưỡng các em học sinh biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, thái độ căm ghét cái xấu, cái ác. Muốn vậy các em cần phải nắm rõ nội dung các văn bản trong chương trình được học, phải học tập và biết cách bình văn.
Nằm trong hoạt động thưởng thức văn học và dạy văn học, từ lâu bình văn đã trở thành một nét đẹp văn hoá, một biện pháp đã từng giữ vị trí chủ đạo trong dạy học văn ở các nhà trường sư phạm, phổ thông và cấp THCS trong nhiều năm. Bình văn vốn là một phương pháp dạy học truyền thống nhưng nó không lỗi thời so với xu thế hiện nay. Trong giờ đọc hiểu văn bản nếu thiếu đi những lời giảng giải sâu sắc, những lời bình đắt giá thì chưa thể nói là giờ dạy thành công. Nó cũng chưa thể tạo hứng thú với học sinh trong những giờ dạy như thế. Để có được những giờ dạy thành công, giáo viên cần vận dụng hiệu quả các phương pháp trong giờ đọc hiểu văn bản nhất là phương pháp giảng bình. Vậy mà, trong thực tế giảng dạy các văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 tôi nhận thấy một bộ phận học sinh còn có những hạn chế khi tiếp xúc tác phẩm, ngôn ngữ giảng bình của các em còn hạn chế khi viết văn. Lí do, khi được dự giờ của các đồng chí đồng nghiệp, một số thầy cô còn chưa chú trọng vào biện pháp bình văn trong giờ dạy các văn bản nghệ thuật dẫn đến dọc sinh chưa có hứng thú say sưa với bộ môn học. Nhưng với việc đổi mới phương pháp dạy học và thay sách giáo khoa hiện nay tôi thiết nghĩ biện pháp bình văn cần có sự thay đổi sao cho cho phù hợp. Trên thực tế giảng dạy tôi đã mạnh dạn rút ra một số kinh nghiệm về việc: “Bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật”, đặc biệt là các văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 8 - THCS để đồng nghiệp cùng trao đổi và tham khảo. 
2. Mục đích nghiên cứu: 
Xuất phát nhu cầu nảy sinh trong thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương, tôi muốn đưa ra một vài ý kiến về “Nâng cao hiệu quả của biện pháp bình văn trong giảng dạy một số văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 – THCS” sao cho phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh lớp 8 trong học tập, để giờ dạy- học Ngữ văn thực sự mang lại hiệu quả cao nhất:
Hiểu thêm về đăc trưng thể loại, các biện pháp nghệ thuật trong các văn bản nghệ thuật.
Biết cách phân tích và đưa ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong mối liên hệ với nội dung tác phẩm.
Biết vận dụng các hiểu biết để phân tích các văn bản nghệ thuật.
Chuẩn bị và tích lũy kiến thức để làm tốt bài nghị luận về tác phẩm thơ (đoạn thơ), tác phẩm truyện (đoạn trích) khi kiểm tra và đặc biệt là trong quá trình thi tuyển vào trung học phổ thông.
Giáo viên có thể áp dụng vào các bài dạy, biết cách khai thác và truyền thụ tốt hơn tới học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở các đơn vị kiến thức của chương trình Ngữ văn lớp 8 - THCS (đặc biệt là các bài giảng phần văn bản nghệ thuật), chương trình Nâng cao để đề ra hướng tiếp cận, đánh giá khách quan, xác thực. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khảo sát giáo án bài dạy văn bản nghệ thuật của các đồng nghiệp;
Dự giờ các tiết dạy văn bản nghệ thuật. Đối chiếu giữa lí thuyết và thực tế giảng dạy;
Khảo sát vở soạn bài của học sinh;
Nghiên cứu các tài liệu, chuyên đề liên quan đến việc dạy – học tác phẩm (văn bản) nghệ thuật
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Nghị quyết hội nghị lần II Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) Đảng khóa VIII nêu rõ: “Đổi mới phương pháp Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT), khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”; “Phương pháp GD phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Trong một tác phẩm văn học (TPVH) có giá trị thì các hình thức nghệ thuật luôn thống nhất với nội dung. Bêlinxki - nhà phê bình lí luận văn học (VH) Nga viết rằng: “Trong tác phẩm nghệ thuật (TPNT), nội dung và các hình thức nghệ thuật phải luôn hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác. Nếu hủy diệt hình thức nghệ thuật thì cũng là hủy diệt nội dung tư tưởng của tác phẩm (TP) và ngược lại cũng vậy”.
Hê-ghen viết: “Tác phẩm văn học mà thiếu đi hình thức nghệ thuật thích đáng thì không phải là một TPVH thực sự. Và đối với người nghệ sĩ khi đó sẽ là một biểu hiện tồi nếu như người ta nói rằng về nội dung thì tác phẩm anh tốt, nhưng nó thiếu đi các hình thức nghệ thuật thích đáng. Chỉ có những TPVH mà nội dung và hình thức thống nhất với nhau mới là những TPVH đích thực”.
Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Nên để dạy và học tốt môn học này, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về đặc trưng thể loại, các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân.
Dạy – học môn Ngữ văn chỉ chú trọng vào việc tìm hiểu về nội dung mà quên đi những hình thức nghệ thuật của TP thì lúc đó việc dạy và học chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao, nó trở nên khô khan, cứng nhắc, sống sượng. Học sinh sẽ không hiểu sâu, hiểu hết được những điều mà tác giả muốn truyền đạt đến, đôi khi còn dẫn tới cách hiểu sai, lệch lạc giá trị của tác phẩm. Đặc biệt là học sinh lớp 8 đang bước đầu hình thành nhân các “tập làm người lớn”. Do đó mỗi một tác phẩm văn học, một câu văn, một y thơ đều có những tác động đối với các em.
Các hình thức nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học. Người học phải nắm bắt được toàn diện  tác phẩm, có một cái nhìn bao quát về cả nội dung và nghệ thuật.     
Việc cần thiết là phải cho học sinh (HS) nắm được các biện pháp nghệ thuật trong một văn bản, xâu chuỗi, và thực hiện tích hợp trong 3 phân môn.
Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm, nhưng tác phẩm loại trữ tình (tức bộc lộ tình cảm) thể hiện theo cách riêng. Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong đó các nhân vật có đường đi và số phận của chúng. Bằng những đối thoại và độc thoại, tác giả kịch thể hiện tính cách và hành động con người qua những mâu thuẫn, xung đột. Ở tác phẩm trữ tình có khác, thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và là nội dung chủ yếu.
Văn bản nghệ thuật chiếm vị trí khá quan trọng trong chương trình và SGK Ngữ văn THCS. Các tác phẩm tự sự, các tác phẩm trữ tình chiếm đến hơn hai phần 3 khối lượng và thời gian trong chương trình SGK chưa kể những bài ký, nghị luận mà yếu tố nghệ thuật cũng khá đậm. Đó là những tác phẩm truyện, đoạn trích, bài thơ, bài ca dao trữ tình và trào phúng, những bài thơ Đường luật, những bài thơ lục bát, thơ năm chữ, những bài thơ tự do  rất phù hợp với sự hiểu, cảm của học sinh. Đó là những sáng tác của những tác giả lớn của dân tộc từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nam Cao,  cho đến Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật, Thanh Hải, Viễn Phương, Hữu Thỉnh, Nguyễn Thành Long, Kim Lân  là tiếng nói cao đẹp về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người, là tiếng đập khẽ khàng của con tim trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình người mà bất kì học sinh nào đặt chân đến trường cũng cần học tập, bồi dưỡng để mở rộng tâm hồn, nâng cao mơ ước và bồi dưỡng tình cảm và mĩ cảm.
Nếu tự sự là loại hình tác phẩm dùng lời kể để tái hiện thực tại khách quan nhằm dựng lại một dòng đời qua những biến cố, những con người, qua đó thể hiện một cách hiểu, một thái độ nhất định thì trữ tình là loại tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn xuôi để bộc lộ ý thức, tình cảm con người một cách trực tiếp. Thì, đặc điểm quan trọng của tác phẩm trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp ý thức của con người. Là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những rung động đột xuất, độc đáo. Trong tác phẩm trữ tình, con người trực tiếp bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thực trạng:
Quá trình dạy – học Văn là quá trình có chương trình, kế hoạch hướng vào những mục tiêu, yêu cầu thống nhất, một quá trình gắn liền với hoạt động trí tuệ và cảm xúc của giáo viên và học sinh. Quá trình đó còn có quan hệ chặt chẽ với những quan điểm về chính trị và triết học, về đạo đức và thẩm mỹ về khoa học, kĩ thuật, về lịch sử xã hội, văn hoá ở từng giai đoạn, từng thời kì của đất nước, thậm chí của từng khu vực, từng địa bàn nhất định. Đó còn là một quá trình lao động sáng tạo nặng nhọc, mang tính đặc thù của người giáo viên. Người giáo viên phải nghiên cứu, tính toán, nghiền ngẫm một cách công phu qua từng công đoạn, trong mỗi khâu, mỗi biện pháp, cách thức thủ thuật để tổ chức học sinh, khơi dậy niềm say mê trí tuệ, tâm hồn, dẫn dắt tư duy học sinh giúp các em chủ động, đối diện trực tiếp với tác phẩm, tiếp xúc với tác giả qua tác phẩm, thưởng thức và khám phá cái hay, cái đẹp, những giá trị về nhiều mặt của tác phẩm văn chương. Đó là một quá trình hoạt động hết sức phức tạp và đa dạng, mang tính khoa học và nghệ thuật sâu sắc. 
Song để có được một tiết dạy - học tác phẩm văn chương đích thực, đúng bản chất, đúng nghĩa của nó trong giai đoạn hiện nay là rất khó. Bởi lẽ vì nhu cầu và khả năng tiếp cận văn học của học sinh có nhiều hạn chế, do điều kiện  và môi trường sống đã làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá, cũng như thị hiếu văn học của các em. Các chương trình truyền hình, các thông tin trên mạng và các trò chơi điện tử như đã cuốn hút, chiếm hết thời gian và làm cho các em trở nên lười nhác với việc đọc sách, đọc truyện hay đọc thơ, mặc dù Văn học luôn có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của các em nói riêng và của tất cả mọi người nói chung. Từ thực tế đó dẫn đến tình trạng trong quá trình học Ngữ văn, học sinh thường có thái độ thờ ơ, chán nản, không hứng thú, đồng thời kéo theo là sự tiếp thu, cảm nhận một tác phẩm văn học cũng khó khăn, khô khan và thiếu chất văn, đặc biệt là các tác phẩm trữ tình. Việc đọc tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm trữ tình thiếu trôi chảy, còn lúng túng, chưa đúng ngữ điệu, giọng điệu, nhịp điệu của một bài thơ thậm chí còn sai từ, sai ngữ. Quá trình vận dụng kiến thức văn học vào việc nói và viết thì quá vụng về, lời văn khô khan, cộc cằn, chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn, khả năng dùng từ đặt câu còn sai.
Bên cạnh đối tượng học sinh chưa thật sự tích cực với việc học Ngữ văn thì còn một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đúng mức vai trò và chức năng của Văn học cũng như đặc trưng của Văn học. Việc giảng dạy tác phẩm văn học của một số giáo viên còn mang tính chiếu lệ, đối phó, chưa quan tâm đến việc học sinh có cảm thụ được hay không, hoặc trong quá trình chuẩn bị cho tiết dạy thiếu chu đáo, không nghiên cứu kĩ dẫn đến nhầm lẫn kiến thức cơ bản, chứ chưa nói đến việc sử dụng phương pháp dạy học không phù hợp.
Để có những tiết dạy – học Ngữ văn sinh động giàu cảm xúc, gây được hứng thú học tập ở học sinh, đòi hỏi giáo viên dạy Ngữ văn cần có một tâm thế vững vàng về kiến thức lẫn cảm xúc văn học mới khơi dậy được ở học sinh niềm say mê hứng thú học tập. Chính vì vậy là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS tôi xin đóng góp tiếng nói kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung và việc dạy, biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật, chương trình Ngữ văn THCS nói riêng.
Từ việc nhìn nhận thấy tầm quan trọng của việc bình văn trong dạy học văn bản nghệ thuật và xét thấy điều kiện của một số giáo viên và học sinh hiện nay tôi nhận thấy chúng ta vẫn còn có những hạn chế trong việc vận dụng thao tác này vào bài giảng, cụ thể là :
* Về phía giáo viên: 
Một số giáo viên chúng ta còn chưa coi trọng việc bình văn vì cho rằng bình văn sẽ mắc vào việc sai phương pháp nên lớp, thầy còn làm việc nhiều.
Còn hạn chế trong việc xác định nội dung cần bình (điểm bình), trong việc xây dựng lời bình, chọn thời điểm bình 
Một số đồng chí lại còn hạn chế trong việc diễn đạt lời bình
Ngoài ra còn có rất nhiều những thực trạng chủ quan khác như: ngại tìm hiểu, ngại đọc sách tham khảo, liên hệ và tìm ra những giải pháp trong lời bình 
Có những giờ đã sử dụng phương pháp bình nhưng cách thức bình lại chưa được hợp lí: chẳng hạn như còn bình lan man, chưa trọng tâm...
* Về phía học sinh:
Hầu hết là các em ngại phát biểu trước đám đông. Vì thế có những học sinh có thể có khả năng bình nhưng vẫn không dám phát biểu để bình.
Do ngại suy nghĩ, ngại tìm tòi tham khảo vì thế còn thiếu nhiều kiến thức liên môn và tích hợp khi sử dụng lời bình. 
Đặc biệt là các em còn có rất nhiều hạn chế trong cách bình, sử dụng và diễn đạt lời bình,
Từ thực trạng trên tôi thiết nghĩ chúng ta (những người giáo viên Văn) cần phải làm như thế nào để giờ dạy ngữ văn đạt hiệu quả cao hơn. Đó là đòi hỏi cấp thiết cho việc giảng dạy Ngữ văn ở THCS hiện nay. Đặc biệt là dạy các các văn bản nghệ thuật. Vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp “Nâng cao hiệu quả của biện pháp bình văn trong giảng dạy một số văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 – THCS”. Tôi rất mong nhận được sự đồng cảm chia sẻ của các đồng nghiệp.
2.2. Kết quả điều tra ban đầu.
Lớp
 Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
8C/ 39
4 HS
10,2 %
15 HS
38,4%
18 HS
46,1%
2 HS
5,3 %
8D/ 34
2 HS
 5,9 %
8 HS
23,5%
22 HS
64,7%
2 HS
5,9 %
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1. Các giải pháp dẫn chứng thực hiện: 
3.1.1. Xét về nội dung: 
Bình sẽ giúp học sinh hiểu rõ, hiểu sâu sắc hơn những lớp ý nghĩa và những đặc điểm hình thức của văn bản theo từng thể loại. Bình còn giúp học sinh nâng cao nhận thức, rung động trước những vẻ đẹp văn chương, bồi dưỡng thái độ và tình cảm theo yêu cầu về kiến thức, tư tưởng. Cũng qua lời bình học sinh có thể tích luỹ thêm vốn từ, rút kinh nghiệm thêm về viết câu, về hành văn, có điều kiện chuẩn bị tích cực cho các bài viết văn bản nghị luận văn học.
Vì vậy, chúng ta phải nhận thức cho thật đúng về việc bình văn đối với cả thầy và trò. Phải coi việc bình văn là hoạt động của cả hai phía: Thầy và trò. Thầy có thể bình khi cần thiết, nhưng phải luôn chú trọng, hướng dẫn trò bình. Thầy bình là sự tổng hợp và nâng cao cảm thụ thẩm mĩ của trò về văn bản. Trò bình lại là quá trình tự rèn luyện năng lực cảm thụ và kĩ năng diễn đạt văn chương của các em. Sự tương tác giữa thầy và trò trong cùng hoạt động sẽ hạn chế đến mức tối đa mặt trái của phương pháp bình trong khi dạy các văn bản nghệ thuật và lại đem lại hiệu quả cao trong quá trình tiếp nhận kiến thức của các em. Để làm tốt được điều này thì phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung của bài giảng (đối với giáo viên) và chuẩn bị chu đáo về nội dung của bài học (đối với học sinh). 
Đối với giáo viên cần chọn các điểm bình thích hợp để khai thác đồng thời dự tính các phương pháp tương ứng cho việc thực hiện ý đồ của mình.
Đối với học sinh phải đọc kĩ văn bản, suy nghĩ trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản và thực thi yêu cầu của giáo viên về bài học mà ở đó đã chứa những vấn đề liên quan tới điểm bình 
Khâu chuẩn bị bài học sẽ là cơ sở để thầy thực thi một cách có hiệu quả vai trò tổ chức hướng dẫn bài học, đồng thời khởi động vai trò tích cực của người học.
Bình văn là một biện pháp khó có thể vắng mặt trong mỗi bài học về văn bản nghệ thuật vì bản chất của bình là sự cảm thụ và sự diễn đạt vẻ đẹp về tác phẩm . Nó không chỉ là giúp cho người học hiểu biết sâu sắc về tác phẩm mà còn đem đến cho người đọc, người học những tình cảm, những rung động, những tiếng lòng đồng điệu của người bình với tác giả qua tác phẩm. Do vậy sử dụng tốt bình văn sẽ tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn đáng kể của một bài học về văn bản nghệ thuật . Bình không những tác động đến trí tuệ mà còn tác động sâu sắc tới đời sống tình cảm của học sinh, đồng thời còn rèn các kĩ năng cảm nhận, nghe, nói, viết của các em. 
Bình văn còn đem lại hiệu quả tích hợp cao. 
+ Với phương pháp tích hợp dọc: Khi ta chọn bình về cái chết của Cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An- đéc- xen để từ đó so sánh với cái chết của cụ Bơ Men, hay Lão Hạc để học sinh thấy được cuộc sống của những con người trong xã hội đương thời và như vậy là ta đã giúp học sinh tích hợp theo trục dọc một cách hiệu quả. 
+ Với phương pháp tích hợp ngang: Khi dạy văn bản Lão Hạc giáo viên có thể bình tích hợp với từ tượng thanh, từ tượng hình để học sinh thấy rõ hơn về việc miêu tả tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu vàng; hay khi dạy văn bản Trong lòng mẹ ta cũng có thể bình về các động từ cắn, nhai, nghiến.. trong đoạn thể hiện sự căn tức của bé Hồng với những hủ tục đã đầy đọa mẹ với tâm trạng uất ức căm giận; Hay khi giảng đoạn chú bé Hồng được ôm ấp “đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, ...hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuân miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường... „. Chỉ một đoạn văn ngắn mà nhà văn đã sử dụng dồn dập bao nhiêu động từ, tính từ, nhất là những danh từ cùng trường nghĩa: gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, đùi, đầu, cánh ta, da thịt, khuôn miệng.. miêu tat vô cùng sinh động niềm hạnh phúc lớn lao tưởng như tới đỉnh điểm của tình mẫu tử. Đây thực sự là những cảm giác mơn man ngây ngất, đắm say mà vô cùng êm dịu của quan hệ máu mủ, ruột thịt mà những đứa trẻ bất hạnh không dễ gì có được. 
+ Với phương pháp tích hợp liên môn: Đây là một phần khá quan trong trong việc giảng dạy các môn học nói chung và đặc biệt môn Ngữ văn 8 nói riêng, trong quá trình bình tích hợp liên môn giáo viên có thể kết hợp sử dụng những hình ảnh trên máy chiếu để học sinh dễ dành dàng tiếp nhận kiến thức một cách trực quan sinh động.
Ví dụ 1: Khi giảng bài Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn giáo viên có thể tích hợp với các môn học khác như: Môn Địa lí (vị trí địa lí, địa hình của kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) và thành Đại La (Thăng Long- Hà Nội); Môn Lịch sử (lịch sử thời nhà Đinh, nhà Lê và nhà Lí (1010); Môn Giáo dục công dân (thế nào là tự chủ, tự lực tự cường, năng động sáng tạo). 
Với môn Địa lí giáo viên kết hợp giới thiệu những hình ảnh:
? Hãy xác định trên bản đồ vị trí kinh đô Hoa Lư? Trình bày những hiểu biết của em về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu của vùng này?
(HS dựa vào kiến thức địa lí, trả lời. GV sử dụng tranh ảnh minh hoạ.)
? Hãy chỉ trên bản đồ vị trí thành Đại La (Hà Nội nay)? Cho biết đặc điểm địa hình, kinh tế, chính trị của khu vực ngày nay? Nhận định của nhà vua có xác đáng không?
(GV đưa tranh ảnh minh hoạ giới thiệu.)
Bình: Đó là vùng nằm giữa châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, có sông Hồng, bao quanh có Hồ Tây, hồ Lục Thủy, có núi Ba Vì, Tam Đảo trấn giữ mặt bắc, mặt tây; thông thương rộng rãi với các tỉnh ven biển và các tỉnh phía nam. Thật không có nơi nào tốt hơn thế.
Ví dụ 2: Khi giảng bài Ôn dịch thuốc lá giáo viên có thể tích hợp với các môn học khác như: Hóa Học – “chất"; Sinh học 8 – Bài 65 (Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người); Giáo dục công dân 8 (Phòng chống tệ nạn xã hội); Âm nhạc 8 Bài 7 (Ngôi nhà chung của chúng ta)...
? Có phải chỉ người hút mới bị hại không hay những người xung quanh ngửi khói thuốc cũng bị hại.
(GV đưa tranh ảnh minh hoạ giới thiệu.)
 Bình: Khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường, vẩn đục bầu không khí trong lành, làm ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_cua_bien_phap_binh_van_trong_giang_da.doc
  • docMUC LUC.doc