SKKN Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân

SKKN Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân

Môi trường là tài sản quí báu của mỗi quốc gia, có tầm quan trọng đặc

biệt đối với đời sống của mỗi con người, của sinh vật và sự phát triển kinh tế,

văn hóa - xã hội. Tuy nhiên do sự bùng nổ dân số, sự khai thác tài nguyên, thiên

nhiên quá mức, sự biến đổi khí hậu và ý thức bảo vệ môi trường của một số

người dân và lứa tuổi học sinh còn hạn chế đã tạo ra những hiểm họa khôn

lường cho cuộc sống của chính mình và toàn xã hội. Vì vậy trong nhiều thập kỉ

trở lại đây, hoạt động bảo vệ môi trường đã và đang trở thành vấn đề quan trọng

mang tính toàn cầu, là mối quan tâm chung của toàn nhân loại, có tác động trực

tiếp đến hoạt động của mỗi quốc gia trên thế giới.

Đặc biệt trong thời đại công nghiệp song song với sự phát triển, sự tiến

bộ, văn minh lại kéo theo bao hệ lụy, đó là hiện trạng ô nhiễm môi trường.

Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây vấn đề bảo vệ môi trường là

vấn đề cấp bách được các cấp, các nghành và các tổ chức xã hội đặc biệt quan

tâm. Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về môi trường, Bộ chính trị

Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra chỉ thị số 36/CT/TƯ

ngày 25/06/1998 về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì

CNH-HĐH đất nước". Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã thành lập "Tiểu ban

GD&ĐT môi trường" với nhiều hoạt động thiết thực góp phần thực hiện giáo

dục ý thức bảo vệ môi trường nhất là đối với lứa tuổi học sinh. Do đó Bộ giáo

dục và đào tạo đã đưa ra đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ

thống giáo dục quốc dân".

pdf 25 trang thuychi01 7090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
TT Nội dung Trang 
1 MỞ ĐẦU 1 
1.1 Lí do chọn đề tài 1 
1.2 Mục đích nghiên cứu 1 
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8 
2.4 
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
18 
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 
3.1 Kết luận 19 
3.2 Kiến nghị 19 
 1 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài 
 Môi trường là tài sản quí báu của mỗi quốc gia, có tầm quan trọng đặc 
biệt đối với đời sống của mỗi con người, của sinh vật và sự phát triển kinh tế, 
văn hóa - xã hội. Tuy nhiên do sự bùng nổ dân số, sự khai thác tài nguyên, thiên 
nhiên quá mức, sự biến đổi khí hậu và ý thức bảo vệ môi trường của một số 
người dân và lứa tuổi học sinh còn hạn chế đã tạo ra những hiểm họa khôn 
lường cho cuộc sống của chính mình và toàn xã hội. Vì vậy trong nhiều thập kỉ 
trở lại đây, hoạt động bảo vệ môi trường đã và đang trở thành vấn đề quan trọng 
mang tính toàn cầu, là mối quan tâm chung của toàn nhân loại, có tác động trực 
tiếp đến hoạt động của mỗi quốc gia trên thế giới. 
 Đặc biệt trong thời đại công nghiệp song song với sự phát triển, sự tiến 
bộ, văn minh lại kéo theo bao hệ lụy, đó là hiện trạng ô nhiễm môi trường. 
 Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây vấn đề bảo vệ môi trường là 
vấn đề cấp bách được các cấp, các nghành và các tổ chức xã hội đặc biệt quan 
tâm. Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về môi trường, Bộ chính trị 
Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra chỉ thị số 36/CT/TƯ 
ngày 25/06/1998 về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì 
CNH-HĐH đất nước". Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã thành lập "Tiểu ban 
GD&ĐT môi trường" với nhiều hoạt động thiết thực góp phần thực hiện giáo 
dục ý thức bảo vệ môi trường nhất là đối với lứa tuổi học sinh. Do đó Bộ giáo 
dục và đào tạo đã đưa ra đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ 
thống giáo dục quốc dân". 
 Đại thi hào văn học Nga Mac-Xim Gorki đã từng nói: "Văn học là nhân 
học". Học văn là học cách làm người. Vâng! Văn học là học về con người. Vậy 
đối với một giáo viên dạy Văn, với vai trò là người chuyển tải yêu thương, 
người định hướng tâm hồn cho các em thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm 
gì? Đó là câu hỏi luôn canh cánh trong tôi. 
 Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, trực tiếp đứng 
lớp, trực tiếp tiếp súc với các em, vì vậy tôi rất mong qua bài dạy của mình có 
thể góp một phần nhỏ vào việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tới các em 
học sinh, qua việc lồng ghép dạy học tích hợp bảo vệ môi trường vào nội dung 
bài học. Đó cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Chúng ta có thể thấy rằng trong cuộc sống hành động bảo vệ và phá hủy 
môi trường thường không song hành với nhau. Đặc biệt Việt Nam là một nước 
nhỏ nhưng lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng lại nằm trong 
khu vực nhiệt đới gió mùa, đây chính là nguồn lực thuận lợi để phát triển nền 
kinh tế xã hội. Tuy nhiên bản thân con người lại đang lạm dụng quá mức nguồn 
tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã khiến cho môi trường sống ngày càng 
suy giảm. Lượng rác thải hàng năm thải ra môi trường và các dòng sông đang 
 2 
vượt mức báo động. Lượng khí CO2 thải ra và hòa vào bầu không khí ngày càng 
nhiều gây nên hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzon...Môi trường đang kêu cứu! 
 Ngày nay nhờ có sự quan tâm sát sao của các cấp, các ngành, các cơ quan 
chức năng, vì vậy mà hiện tượng chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng 
hay xả ra sông hồ đã hạn chế rất nhiều. Tuy nhiên vẫn còn một số người dân, 
một số thói quen sinh hoạt bừa bãi của một số hộ dân cư có những hành vi lệch 
lạc như khai thác vô tội vạ các nguồn lâm sản, sử dụng quá mức thuốc bảo vệ 
thực vật, chăn nuôi chưa khoa học, xả rác bừa bãi ... vào môi trường đã và đang 
ảnh hưởng không nhỏ tới một số đối tượng học sinh đặc biệt là lứa tuổi học sinh 
THCS, tuổi các em đang tập làm "người lớn". Một số em còn chưa ý thức được 
rằng việc vứt rác không đúng nơi qui định hay chưa vứt rác vào thùng rác, ngắt 
hoa, bẻ cành là chưa đúng. Chính vì thế, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 
là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên, liên tục trong các nhà trường phổ 
thông. 
 Sinh thời Bác Hồ kính yêu từng nói "Trẻ em là tương lai đất nước, rường 
cột của nước nhà", là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất cho công tác vận 
động, tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường tới gia đình, tới khu vực dân cư ở 
khắp địa phương cả nước. Hơn nữa việc giáo dục ý thức cho học sinh đồng 
nghĩa với việc hình thành kĩ năng sống cho các em trong thời kì đổi mới. Nếu 
giáo dục có hiệu quả sẽ tạo được ở các em tình yêu thiên nhiên và ý thức giữ gìn 
cho môi trường trong sạch, bảo vệ chính môi trường sống của các em sau này. 
Mặt khác các thầy giáo, cô giáo cần phải đưa giáo dục môi trường trong nội 
dung bài học từ lứa tuổi nhỏ nhất với những việc nhỏ nhất vì đây là lứa tuổi các 
em bước đầu tiếp súc, bước đầu có ý thức quan tâm đến vấn đề môi trường và 
nhận biết được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. 
 Do đó khi đặt ra vấn đề làm thế nào để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 
cho học sinh bản thân tôi mong muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những 
kinh nghiệm, những giải pháp hay trong giảng dạy tích hợp, nhất là vấn đề bảo 
vệ môi trường trong tất cả các môn học ở nhà trường để cùng đồng tâm chung 
sức bảo vệ môi trường ngày càng xanh - sạch và đẹp hơn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường THCS . 
- Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ xoay quanh 
phương pháp dạy học để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông 
qua một số tiết học môn Ngữ Văn cấp THCS. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
 Đây là phương pháp làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu. Để viết được 
SKKN này bản thân tôi phải trải qua quá trình thu thập thông tin thông qua đọc 
sách báo, tìm hiểu các tài liệu trên mạng Intenert...để làm cơ sở lí luận cho đề tài. 
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: 
 3 
 Đây là phương pháp giúp tôi có kiến thức một cách có hệ thống về qui 
trình điều tra khảo sát trong thực tế. Đối với sáng kiến này bản thân đã điều tra 
về ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư và học sinh trong trường học 
bằng cách phỏng vấn trực tiếp, đàm thoại, phiếu điều tra, thăm dò trực tiếp để 
lấy thông tin. 
- Phương pháp thu thập thông tin: 
 Với SKKN này tôi thu thập thông tin bằng cách thu thập các loại tranh 
ảnh, báo chí, kênh hình, từ chương trình truyền hình, băng đĩa, tư liệu từ thực tế. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Như chúng ta đã biết môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất 
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, 
phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, luật bảo vệ môi trường năm 2005). 
 Theo định nghĩa của UNESSCO thì "Môi trường bao gồm các hệ thống tự 
nhiên và hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và bằng lao 
động của mình, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn 
những nhu cầu của con người". 
 Môi trường sống của con người được phân thành môi trường tự nhiên và 
môi trường xã hội . 
 Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu 
chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính 
vật lí, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ...ở bất kì thành 
phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã 
được xác định, làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại đến sức khỏe, 
sự an toàn và sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. 
 Trong những năm gần đây, nạn ô nhiễm và suy thoái môi trường đã và 
đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mỗi con người, chính con người phải 
gánh chịu những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra. Cũng chính vì thế mà 
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết và khẩn trương 
đặc biệt là thời kì đại công nghiệp. 
 Vậy chúng ta (những người giáo viên dạy Văn, những con người chuyên 
chở giá trị tâm hồn cho trẻ thơ) phải làm sao đây trước những học sinh đáng yêu 
đang khao khát hiểu biết? Chúng ta phải làm gì để các em trở thành những chiến 
sĩ bảo vệ môi trường trong cuộc sống? Đó chính là những câu hỏi thôi thúc tôi 
viết sáng kiến kinh nghiệm này. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
 Sau công cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay 
da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn 
đề đều có mặt trái của nó, con người đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất. 
 4 
 Thực sự trên hành tinh xanh của chúng ta, ở đâu ta cũng dễ dàng nhận 
thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: Từ biến đổi khí hậu khiến cho thời tiết 
trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến 
trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ozon khiến 
tăng cường bức xạ tia cực tím... 
 Hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng 
lên của trái đất, sự ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa. Nhiệt 
độ trung bình của trái đất hiện nay nóng hơn gần 40 độ C so với nhiệt độ trong 
kỉ băng hà gần nhất, khoảng 13.000 năm trước. Sự ấm lên toàn cầu có những tác 
động sâu sắc đến môi trường và xã hội. Tốc độ ấm lên toàn cầu ở thế kỉ XXI 
nhanh hơn so với sự thích ứng của loài sinh vật, vì vậy một số loài có khả năng 
tuyệt chủng. Biển và đại dương đang ngày đêm kêu cứu vì nạn ô nhiễm môi 
trường trầm trọng. 
Hình ảnh trái đất ngày một nóng lên 
 Ở Việt Nam vấn đề ô nhiếm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt 
báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Thông qua các phương 
tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, các bài báo 
phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban nghành, đoàn thể 
ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,...nhưng có vẻ là chưa đủ 
để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn. 
 5 
Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng. 
 Tình trạng qui hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lí chất 
thải, xử lí nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công 
nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, 
trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công 
nghiệp chưa có hệ thống xử lí nước thải tập trung. 
Rác thải làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng 
đồng dân cư 
 6 
 Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cở 
sở hạ tầng thoát nước và xử lí nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được 
các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, 
hóa chất tẩy rửa, hóa chất nhuộm,...chưa được xử lí đều đổ thẳng ra các sông, hồ 
tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm nhiều như trường hợp sông 
Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan 
suốt 14 năm liền. 
Nước thải từ công ty bột ngọt Vedan ra sông Thi Vải 
 Dẫn chứng từ số liệu của Tổng cục thống kê - Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đinh 
Đức Trường - Phó trưởng khoa môi trường và đô thị trường Đại học Kinh Tế 
Quốc Dân cho hay. Có đến 80% khu công nghiệp Việt Nam đang vi phạm qui 
định về môi trường, trong đó số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước 
ngoài(FDI) chiếm tới 60% trên tổng các doanh nghiệp xả thải vượt tiêu chuẩn. 
 WHO cảnh báo: Ô nhiễm môi trường đã trở thành mối đe dọa lớn hơn cả 
dịch Ebola và HIV. 
 Xã Cẩm Tú là một xã của huyện miền núi thế nhưng lại là một trong 
những địa phương đi đầu hoàn thành các tiêu chí của nông thôn mới và được 
đánh giá là một xã mạnh của huyện Cẩm Thủy vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường 
của xã đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên do đặc trưng canh tác của xã miền núi 
chủ yếu là nghành nông nghiệp do đó hiện tượng ô nhiễm môi trường cũng chỉ 
xảy ra dưới hình thức ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. 
 7 
Ảnh minh họa về việc xả rác bừa bãi của người dân 
 Để đảm bảo năng xuất cây trồng người dân phải xử dụng các loại thuốc 
bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ quá nồng độ cho phép. Chính điều này đã làm cho 
đất canh tác ngày càng xấu làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất cây trồng và 
ô nhiễm đến mạch nước ngầm sinh hoạt. Bên cạnh đó có nhiều hộ gia đình chăn 
nuôi gia súc như: Trâu, bò, lợn...vẫn chưa có hệ thống xử lí nước thải nên gây ra 
hiện tượng ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. 
 Trong những năm gần đây ở xã có một số công ty mọc lên như : Công ty 
may Hồ Gươm, Công ty vàng mã, ... tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế địa 
phương phát triển, đời sống của nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên song song 
với mặt lợi thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại tăng cao. Do hệ thống xử lí 
nước thải tại các nhà máy chưa đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường 
nên nước thải từ các công ty thải ra có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của 
cộng đồng dân cư khu vực xung quanh. 
 Trường THCS Cẩm Tú nơi tôi công tác trong quá trình tiếp xúc, dạy dỗ 
trực tiếp tôi thấy đa phần học sinh đã có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch 
đẹp. Khuôn viên sân trường ít rác thải, đa phần là lá cây rụng nhưng đều được 
quét dọn, vệ sinh sạch sẽ. Trong trường được đầu tư nhiều thùng rác đặt ở các vị 
trí thuận tiện trong khuôn viên nhà trường, các em học sinh đã biết tự giác vứt 
bỏ rác vào đúng nơi qui định. 
 Tuy nhiên vẫn còn một số ít học sinh còn xem nhẹ ý thức bảo vệ môi 
trường, vẫn còn trường hợp học sinh vứt rác không đúng nơi qui định ở trường, 
trên đường đi học về và khu vực mình sinh sống. Qua hành động thiếu ý thức 
của một số em học sinh bản thân tôi thấy đây cũng là điều kiện để những người 
làm nghề giáo chúng tôi rèn luyện và giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường 
cho các em qua các tiết học trên lớp. 
 8 
- Số liệu thống kê: 
 Trước khi thực hiện bài viết bản thân tôi đã điều tra thông tin về ý thức 
bảo vệ môi trường của học sinh ở một số lớp cụ thể bằng hình thức trắc nghiệm 
qua một số câu hỏi về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh hai lớp 6A và 9B. 
Từ việc điều tra thông tin ấy tôi thu được kết quả như sau: 
Lớp Sĩ số 
Số học sinh đã có 
ý thức BVMT 
Số học sinh đã có 
ý thức BVMT 
nhưng chưa 
thường xuyên 
Số học sinh chưa 
có ý thức BVMT 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
Số 
lượng 
Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 
6A 42 20 47,6 13 31 9 21,4 
9B 34 17 50 10 29,4 7 20,6 
 Từ thực trạng trên tôi nghĩ rằng cần phải có một giải pháp nào đó để thay 
đổi suy nghĩ, hành động của các em về ý thức bảo vệ môi trường. Để thực hiện 
mong muốn, bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau: 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Giúp học sinh hiểu được vai trò, tầm quan trọng của môi trường 
sống và những nguy hại mà ô nhiễm môi trường mang lại. 
 Để lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào tiết học Ngữ Văn tôi nghĩ 
rằng bản thân người giáo viên trước tiên cần phải giúp học sinh hiểu được vai 
trò, tầm quan trọng của môi trường sống, tiếp theo là chỉ ra những nguy hại mà 
hiện tượng ô nhiễm môi trường mang lại. Từ đó nâng cao nhận thức bảo vệ môi 
trường cho các em như: Vứt rác đúng nơi qui định, không xả rác, vứt rác bừa bãi 
đặc biệt là có ý thức thu gom và xử lí rác thải... 
 Trong chương trình dạy học môn Ngữ Văn tôi thấy có rất nhiều bài học đề 
cập đến nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường như: 
Ở lớp 6: Tiết 125,126: Văn bản - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 
 Đây là văn bản được coi là văn kiện hay nhất từ xưa đến nay nói về mối 
quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn 
đời của họ. Ngoài ra còn thể hiện quan niệm thâm thúy của họ về môi trường 
sống của con người. 
 Trong bài học giáo viên không những giúp học sinh hiểu, nắm vững nội 
dung bài học mà còn giúp các em rút ra được vai trò của môi trường đối với con 
người và vạn vật như: đất đai, khí hậu, môi trường là anh, là chị, là em, là cha 
mẹ, tổ tiên, là mạng sống của con người. Từ đó đặt ra một vấn đề có ý nghĩa 
toàn nhân loại: "Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo 
vệ môi trường và thiên nhiên như mạng sống của chính mình". 
 9 
Cuộc sống hòa hợp của người da đỏ với thiên nhiên, môi trường. 
 Những dạng câu hởi lồng ghép, liên hệ với thực tiễn và bản thân cũng 
giúp cho các em nâng cao hơn nữa nhận thức bảo vệ môi trường là bảo vệ chính 
cuộc sống của mình và mọi người. 
Ví dụ : Ở giữa bức thư sau khi phân tích, đối chiếu 2 nền văn hóa, hai cách 
sống khác nhau của người da đỏ và người da trắng giáo viên có thể đưa ra câu 
hỏi cho học sinh : 
 - Thái độ cư xử với đất đai, thiên nhiên của người da đỏ cho em cảm xúc 
gì? Chúng ta có nên học tập không? Vì sao? 
Hoặc ở cuối bài GV đưa ra câu hỏi củng cố lại nội dung bài học và liên hệ 
đến thực trạng môi trường hiện nay trên thế giới, ở Việt Nam và địa phương em 
sinh sống: 
- Em có nhận xét gì về thực trạng môi trường, thiên nhiên thế giới và Việt 
Nam hiện nay? 
- Sau khi học xong văn bản này em thấy mình cần phải làm gì với thiên 
nhiên, môi trường xung quanh? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn. 
2.3.2. Giúp học sinh biết và tự điều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân với 
môi trường, thiên nhiên và vạn vật. 
Ở lớp 7: 
 Trong chương trình Ngữ Văn 7 có rất nhiều nội dung liên quan đến tích 
hợp giáo dục môi trường ở nhiều tiết dạy như: 
- Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài - Mức độ 
tích hợp đó là liên hệ môi trường gia đình và sự ảnh hưởng đến tâm lí, nhân cách 
trẻ em. 
- Văn bản " Ca dao- Dân Ca"- Giáo viên có thể tích hợp ở mức độ cho các 
em sưu tầm Ca dao - Dân ca về môi trường. 
 10 
- Văn bản " Bài ca Côn Sơn" - Giáo viên phân tích và cho các em thấy được vẻ 
đẹp của thiên nhiên, con người ở Côn Sơn, từ đó liên hệ đến môi trường trong 
lành, thanh tĩnh ở Côn Sơn. 
- Văn bản " Ca Huế trên sông Hương" - Giáo viên cho học sinh thấy được vẻ 
đẹp của sông Hương, núi Ngự và những cảnh đẹp của Xứ Huế mộng mơ, từ đó 
tích hợp bảo vệ môi trường trong lành và giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc... 
Toàn cảnh cố đô Huế
 Sông Hương và núi Ngự Bình
 Qua các tiết dạy học tích hợp môi trường giáo viên có thể giáo dục ý thức 
giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường. Mặt khác giúp các em biết tự điều chỉnh 
hành vi, thái độ đối với môi trường xung quanh mình. 
Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương 
cho trẻ em. 
- Ví dụ :+ Em có nhận xét gì về hai bức tranh ở trên so với hai bức tranh 
dưới? Qua đó em rút ra bài học gì? Em phải làm gì trước thực trạng đó? 
 11 
+ Ở Việt Nam có rất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp. Vậy chúng ta cần 
phải làm gì để giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa ấy? 
 Như vậy qua từng nội dung, bài học cụ thể giáo viên có thể lồng ghép, 
đưa ra các dạng câu hỏi nhất là những câu hỏi liên hệ thực tiễn với bản thân 
cũng là một biện pháp làm thay đổi nhận thức của các em về việc giữ gìn vệ sinh 
môi trường. 
2.3.3. Song song với giáo dục môi trường là giáo dục kĩ năng sống cho 
học sinh. 
 Trong dạy học thì đây là một phương pháp dạy học hữu hiệu vì song song 
với việc lĩnh hội tri thức từ bài học, học sinh còn được học về kĩ năng sống. 
Thông qua các tiết học cụ thể giáo viên có thể hình thành cho học sinh những 
thói quen tốt, những kĩ năng sống tuy rất nhỏ nhưng liên quan đến bảo vệ môi 
trường như: Tập cho các em thói quen đổ rác đúng nơi qui định, không vứt rác 
bừa bãi, không vứt giấy gói, bao bì thức ăn, ch

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_dua_cac_noi_dung_bao_ve_moi_truong_vao_he_thong_giao_du.pdf