SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy văn bản nghị luận qua tác phẩm “tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh)

SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy văn bản nghị luận qua tác phẩm “tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh)

Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo từng thể loại là một vấn đề đã được đặt ra từ lâu trong thực tiễn giảng dạy văn học ở trường PT và từ lâu vẫn thường là mối băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi của phần lớn giáo viên dạy Văn ở trường THPT chúng ta. Điều băn khoăn, suy nghĩ tìm tòi ấy bắt nguồn từ một ý nguyện rất chính đáng là làm sao cho bộ môn Văn học trong nhà trường nói riêng và trong các trường THPT nói chung càng phát huy mạnh mẽ hiệu lực giáo dục phong phú của nó, góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục đích giáo dục của các nhà trường PT trong giai đoạn hiện nay.

doc 21 trang thuychi01 7713
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy văn bản nghị luận qua tác phẩm “tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN BẢN 
NGHỊ LUẬN QUA TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” 
(HỒ CHÍ MINH)
	Người thực hiện: Đào Thị Thanh
	Chức vụ: Giáo viên
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2018
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài : 
Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo từng thể loại là một vấn đề đã được đặt ra từ lâu trong thực tiễn giảng dạy văn học ở trường PT và từ lâu vẫn thường là mối băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi của phần lớn giáo viên dạy Văn ở trường THPT chúng ta. Điều băn khoăn, suy nghĩ tìm tòi ấy bắt nguồn từ một ý nguyện rất chính đáng là làm sao cho bộ môn Văn học trong nhà trường nói riêng và trong các trường THPT nói chung càng phát huy mạnh mẽ hiệu lực giáo dục phong phú của nó, góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục đích giáo dục của các nhà trường PT trong giai đoạn hiện nay.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
Muốn đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, việc giảng dạy Văn học phải được tiến hành sao cho phù hợp với đặc trưng của môn Văn học vừa mang bản chất xã hội, vừa là hiện tượng thẩm mỹ, hiện tượng nghệ thuật. Hai mặt này gắn liền khăng khít với nhau, thâm nhập vào nhau. Không chú ý một cách toàn diện đúng mức, việc giảng dạy Văn học rất dễ thiên về nội dung tư tưởng, chính trị một cách gò bó, cứng nhắc, hoặc thiên về hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ một cách phiến diện, trống rỗng. Giữ vững thế cân bằng trong khi phân tích nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học là bản lĩnh sư phạm của người giáo viên.
 1.3.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu : 
 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu: 
 	Văn nghị luận là một đề tài đặc biệt, đòi hỏi một phương pháp, một cách thức phân tích giảng dạy phù hợp với nó. Bên những bài giảng văn theo thể loại thơ, truyện, kí, kịch ... sách giáo khoa Văn học THPT mới có trích giảng một số tác phẩm văn nghị luận. Vì vậy, việc đào sâu phương pháp giảng dạy văn nghị luận có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả việc giảng dạy văn nghị luận trong nhà trường phổ thông hiện nay.
 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu: 
 	Đối tượng trực tiếp của tôi là văn bản " Tuyên ngôn độc lập" ( Hồ Chí Minh), SGK Ngữ văn 12, tập 1( cơ bản), Nhà xuất bản Giáo dục.
 Để thử nghiệm đề tài tôi chọn học sinh lớp 12C1 ( năm học 2016-2017), lớp 12T4, 12C5 ( năm học 2017 -2018)- Trường THPT Quảng Xương 1 để thực hiện.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
 	Dạy văn là nghề sáng tạo, cá nhân giáo viên được tự do trong việc lựa chọn những phương pháp tối ưu. Để thực hiện bài dạy này, tôi đã vận dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp đọc- hiểu, phương pháp diễn dịch, phương pháp qui nạp, phương pháp phân tích - tổng hợp... để khai thác vấn đề, lí giải vận dụng và giúp học sinh tiếp cận văn bản từ nhiều phía và có thể vận dụng vào thực tế.
- Phương pháp phát vấn bằng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, trong đó có câu hỏi phát hiện, câu hỏi tư duy, câu hỏi gợi mở, câu hỏi liên hệ ... một cách hợp lí để kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, chủ động tích cực của học sinh.
- Đặc biệt phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp bình giảng, gợi mở....để bài giảng phong phú, sinh động hơn, hệ thống lập luận lô gic, mạch lạc hơn. Vận dụng kết hợp tốt các phương pháp trên sẽ giúp tiết học diễn ra một cách tự nhiên, nhịp nhàng giữa thầy và trò.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận : 
Dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn chương nguồn tri thức vô cùng phong phú , đa dạng, hấp dẫn, và bổ ích để bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, để sống có ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn. Dạy văn là dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ, bên cạnh đó còn dạy cho học sinh nắm vững kiến thức theo cách hệ thống kiến thức theo mạch lập luận. Từ đó, các em có thể biết cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu :
2.2.1.Thực trạng: 
 	Mục đích của môn giảng văn trong nhà trường là giúp cho học sinh cảm thụ được đầy đủ nhất, lĩnh hội được sâu sắc nhất mọi giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong hình tượng tác phẩm văn học. Từ đó, giáo dục cho các em về tư tưởng, nhận thức, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, cả về tư duy và ngôn ngữ nữa. Đọc, phân tích, giảng giải tác phẩm là nhằm vào mục đích đó: Làm cho học sinh cảm và hiểu hết những điều tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Chính vì vậy, giảng dạy văn nghị luận không khó về nội dung nhưng rất nan giải về mặt phương pháp nhằm giúp các em học sinh chẳng những hiểu mà còn cảm những " lời gan ruột" của tác giả.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
a. Về phía giáo viên:
 	Phần lớn, những tác phẩm văn nghị luận được đem trích giảng ( hoặc đọc thêm) trong chương trình THPT đổi mới đều có tính tư tưởng cao và giàu tính nghệ thuật. Bản thân những tác phẩm đó chẳng những có tác dụng thuyết phục lí trí người đọc bằng những lí luận sắc bén, lập luận chặt chẽ, lời văn hùng hồn, đanh thép mà có sức rung động tình cảm người đọc bằng những yếu tố trữ tình đậm đà, những ảnh hưởng và ngôn ngữ gợi cảm.
Trong thực tế giảng dạy, chúng ta còn gặp những tiết giảng dạy khô khan, ít kích thích hứng thú học tập của học sinh. Tại sao chúng ta lại chưa thành công trong những tiết giảng dạy văn nghị luận? Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng trong đó có một nguyên nhân là chúng ta chưa nắm thật chắc những đặc điểm của văn nghị luận, chưa xuất phát từ đặc điểm của văn nghị luận mà khai thác một cách thấu đáo những đặc sắc về nội dung và hình thức của tác phẩm. Do đó, chúng ta chưa chỉ cho học sinh thấy rõ cái sắc bén của lí lẽ, sự chặt chẽ của lập luận, tính chính xác và gợi cảm của ngôn ngữ ... để giúp học sinh hiểu và cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc, làm cho tác phẩm có sức thuyết phục một cách mạnh mẽ, vừa có sức rung động thấm thía, vừa đi vào khối óc, vừa thấm vào trái tim người đọc, người nghe.
b. Về phía học sinh: Các em không thích những tác phẩm văn nghị luận.
Nguyên nhân: Vì các em không có định hướng và nếu các em có chú tâm vào đọc tác phẩm thì các em cũng chỉ đọc cái hay, cái bề nổi của những câu chữ mà thôi. Mặt khác, giáo viên không tạo được cho các em tâm thế tiếp nhận tác phẩm nên giờ học diễn ra nặng nề, tẻ nhạt, không có sự rung động, hứng thú.
Với mục đích giúp các em không những cảm nhận và hiểu những tác phẩm văn nghị luận đồng thời giáo viên tự trang bị cho mình những kiến thức về giảng dạy văn nghị luận trong chương trình môn Văn THPT, tôi đưa ra sáng kiến cải tiến nội dung, phương pháp dạy - học từ đó tôi chọn đề tài: " Đổi mới phương pháp giảng dạy văn bản nghị luận qua tác phẩm " Tuyên ngôn độc lập" ( Hồ Chí Minh).
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Các giải pháp thực hiện.
2.3.1.1. Giờ dạy phải đảm bảo phân môn Văn trong quá trình giảng dạy VBNL:
Trong thực tế dạy học, qua khảo sát, dự giờ ở một số đồng nghiệp, tôi thấy giờ dạy đọc-hiểu VBNL đôi khi được tiến hành như một giờ lí thuyết tập làm văn về văn NL. Điều này khiến cho việc đọc- hiểu VBNL vốn đã nặng nề, kém hứng thú lại càng nặng nề, khô khan hơn đối với học sinh. Vì vậy, dạy- học theo đúng đặc trưng phân môn Văn vẫn là nguyên tắc quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy VBNL.
2.3.1.2 Giờ dạy phải đảm bảo đặc trưng thể loại NL trong quá trình dạy học:
a) Gắn với đặc trưng của từng tiểu loại NL trong quá trình đọc- hiểu.
Là văn bản dùng để đọc- hiểu, nhưng khác với các VB nghệ thuật, VBNL có những đặc trưng riêng về mục tiêu, dụng ý của người viết, cách bố cục, kết cấu...[1]. Vì vậy, khi dạy phải đảm bảo đặc trưng thể loại NL là một giải pháp có tính nguyên tắc.
Ví dụ: Đối với các VBNL giàu tính văn chương hình tượng như “ Tuyên ngôn độc lập” vừa phải phân tích, chỉ ra giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, một mặt vừa phải chú ý làm rõ bố cục, kết cấu của thể loại NL để tích hợp với làm văn.
 b) Khai thác triệt để cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật lập luận của tác giả.
Cái đẹp trong văn NL chủ yếu là cái đẹp của trí tuệ sắc sảo, của tư duy khúc chiết. Cái hay chủ yếu của VBNL về mặt nghệ thuật là ở lập luận của tác giả: Lí lẽ hùng hồn, dẫn chứng phong phú. Vì vậy, cần làm tốt khâu này để gây hứng thú cho HS trong giờ học.
2.3.1.3. Thực hiện tích hợp linh hoạt với phân môn làm văn.
a) Tích hợp phải tự nhiên, linh hoạt, đảm bảo không làm đứt mạch cảm xúc giờ văn.
 	Dạy học văn nói chung, dạy học VBNL nói riêng là một nghệ thuật. Tạo dựng cảm xúc, không khí văn học đã học, gìn giữ nó trong suốt giờ học lại càng khó hơn. Vì vậy, việc tích hợp kiến thức và kĩ năng của giờ đọc- hiểu với giờ làm văn phải được thực hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, nếu không sẽ gây phản cảm, phá vỡ mạch cảm xúc của giờ văn.
Ví dụ: Khi dạy VB “ Tuyên ngôn độc lập”- nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh có thể tích hợp rất tốt với tiết làm văn “ Lập luận trong văn NL”. Tôi sẽ tích hợp ở phần nghệ thuật lập luận của từng đoạn, qua từng câu hỏi, từ đó chỉ ra lập luận trong văn NL có vai trò quan trọng như thế nào, từ đó giúp HS nhận thức được trong văn NL, yếu tố lập luận là rất cần thiết.
b) Đảm bảo tính mức độ và thời gian cho phép của giờ học
Trong giờ đọc- hiểu VBNL, kiến thức làm văn chỉ là công cụ, việc tích hợp với làm văn chỉ nhằm giúp HS cắt nghĩa, lí giải sâu sắc hơn nội dung, nghệ thuật của các luận điểm trong tác phẩm; việc tích hợp không thể thay thế cho hoạt động đọc- hiểu, phân tích.
Ví dụ: trong đoạn mở đầu “ Tuyên ngôn độc lập”, tôi sẽ tích hợp với các bài tập làm văn về thao tác nghị luận ( Ngữ văn 12) chỉ bằng một câu hỏi: Tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận nào? Việc làm này không mất nhiều thời gian, quan trọng không ảnh hưởng đến tính liền mạch của bài giảng.
2.3.1.4 Khả năng giáo dục HS qua các giờ đọc- hiểu VBNL.
a) Bồi dưỡng cho HS ý thức, trách nhiệm đối với cuộc sống, nâng cao nhận thức, hiểu biết về những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội.
Đề tài của VBNL trong chương trình THPT khá phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề thời sự quan trọng về chính trị, văn hóa, xã hội...[2]. Các vấn đề này thường rất gần gũi, cần thiết với cuộc sống học tập, cuộc sống hàng ngày của HS. Học những văn bản này, HS có điều kiện cập nhật, mở rộng, nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết, tạo nên một nền tảng kiến thức rộng mở để hỗ trợ các môn học khác và để trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Ví dụ: VB “ Mấy ý nghĩ về thơ” ( Nguyễn Đình Thi) làm sáng tỏ ngọn nguồn và những đặc trưng nghệ thuật của thơ ca, giúp HS thêm cơ sở, gợi ý lí luận bổ ích để thưởng thức, “ giải mã” tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm thơ trữ tình.
Như vậy, nếu khai thác đúng đắn và sâu sắc những giá trị nội dung tư tưởng trong VBNL sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, nhận thức và quan điểm, thái độ tích cực đối với cuộc sống cho HS.
b) Rèn luyện cho HS khả năng thích ứng nhanh nhạy trước những vấn đề phức tạp đang đặt ra trong cuộc sống, phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo.
Thông qua cách đặt và giải quyết vấn đề của các tác giả, HS có thể học được cách ứng xử nhanh nhạy, bản lĩnh, cách thể hiện quan điểm, thái độ trước những vấn đề phức tạp đang đặt ra trong cuộc sống xung quanh các em...qua đó, gợi cho HS biết quan tâm đến đời sống xã hội, biết băn khoăn đi tìm giải pháp cho những vấn đề đang đặt ra trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Ngoài ra, đọc-hiểu VBNL là thêm dịp để HS được làm quen với những mẫu mực của VBNL, học được nghệ thuật NL đặc sắc của mỗi tác giả bằng cách xác định rõ hệ thống luận điểm, trình tự triển khai mạch NL, phân tích sức thuyết phục của nghệ thuật NL. Để làm được điều này, HS buộc phải vận dụng tư duy logic, tư duy trừu tượng, từ đó HS đã phần nào học được cách tư duy logic, thường xuyên được rèn luyện và phát triển tư duy logic.
2.3.2 –Các biện pháp tổ chức thực hiện:
2.3.2.1. Tái hiện sinh động không khí lịch sử, thời đại, tình huống tạo nên tác phẩm.
 VBNL thường được ra đời trong những tình huống, hoàn cảnh khá đặc biệt. Những chi tiết xúc động về tác giả, những câu chuyện lịch sử liên quan đến tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thường rất dễ gây được sự tò mò, hứng thú cho HS. Vì vậy, để tạo tâm thế cho HS sẵn sàng đi vào tác phẩm, GV cần tái hiện sinh động không khí lịch sử, thời đại đã sản sinh ra tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy VB “ Tuyên ngôn độc lập”, tôi sẽ đưa ra những tư liệu sống về tội ác của bọn “ cá mập thực dân” Pháp ở Việt Nam để thu hút mạnh mẽ sự tập trung, chú ý của HS, xóa bớt khoảng cách quá xa về không gian, tạo sự quan tâm, chia sẻ giữa HS với tác giả và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
Biện pháp này không có gì mới, nhưng trong thực tế, có lúc chúng ta chưa coi trọng đúng mức khâu này. Khi HS chưa được chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, hứng thú tiếp nhận thì mọi sự phân tích, giảng bình của GV khó tránh khỏi áp đặt, hình thức.
2.3.2.2. Đọc, tóm tắt VBNL
a) Đọc VBNL
 	Đặc điểm cơ bản của VBNL: Các tư tưởng, quan điểm, thái độ của người viết phải được xác lập, thể hiện một cách rõ ràng, trực tiếp qua ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu....[3]. Vì vậy, mục đích chính khi đọc các VBNL như: Mấy ý nghĩ về thơ, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc để thu nhận thông tin, lí lẽ; những VBNL như: Chiếu cầu hiền, Tuyên ngôn độc lập phải đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc chủ quan và thay đổi ngữ điệu đọc nhằm bắt trúng giọng điệu của tác giả.
b) Tóm tắt VBNL
Rèn cho HS kĩ năng tóm tắt cũng chính là rèn kĩ năng khái quát. Hơn nữa, dung lượng VBNL thường dài, chủ yếu là thông tin, lập luận, lí lẽ...Vì vậy, để HS dễ ghi nhớ, dễ vận dụng khi đọc- hiểu và khi viết bài văn NL, trong quá trình dạy học cần rèn luyện cho HS thao tác tóm tắt VBNL.
Có thể hướng dẫn HS 2 hình thức tóm tắt VBNL như sau: Tóm tắt thành dàn ý và tóm tắt thành VB hoàn chỉnh qua các bước:
- Bước 1: Đọc và xác định vấn đề NL
- Bước 2: Xác định bố cục VB bao gồm các phần, các đoạn, các ý, các luận điểm chính và trình tự triển khai các ý, các luận điểm.
- Bước 3: Thâu tóm ý, luận điểm trong những từ ngữ cô đọng, khái quát để hình thành bài tóm tắt.
- Bước 4: Kiểm tra lại kết quả tóm tắt
Khi thực hiện xong khâu tóm tắt, trong đầu HS đã có những hình dung hết sức quan trọng và cụ thể về bố cục, kết cấu của một VBNL. Đây là tiền đề thuận lợi cho các bước đọc- hiểu tiếp theo, đồng thời là cơ sở rất tốt để tích hợp với giờ tập làm văn “ Lập dàn ý cho bài văn NL”.
2.3.2.3. Phát hiện, khái quát luận đề, luận điểm và phân tích luận đề, luận điểm.
a) Phát hiện, phân tích luận đề
Xác định luận đề trước khi đọc- hiểu chi tiết là việc để phân tích luận điểm, luận cứ, lập luận không tản mạn, vụn vặt. Đề tài, luận đề, chủ đề của VB thường thể hiện tập trung ở nhan đề tác phẩm, tên văn bản, đoạn trích. Vì vậy, để khái quát luận đề, ngoài việc phải đọc toàn bộ VB, GV nên hướng HS chú ý vào tiêu đề của VB, đoạn trích.
Ví dụ: Khi dạy “ Tuyên ngôn độc lập”, tiêu đề Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện khá rõ vấn đề được đề cập tới của văn bản. Tôi hỏi HS trước khi tiến hành đọc- hiểu VB:
- VB này luận về vấn đề gì?
- Tác giả bàn về vấn đề này nhằm mục đích gì?
- Để làm sáng tỏ luận đề đó, tác giả đã triển khai thành những luận điểm, luận cứ gì?
b) Phát hiện, phân tích, khái quát luận điểm.
 	Luận điểm là linh hồn của VBNL. Luận điểm ẩn sâu sau lí lẽ, dẫn chứng và lập luận. Luận điểm chi phối cách sử dụng luận cứ, luận chứng và lập luận để thống nhất VB thành một khối. Vì vậy, phát hiện, khái quát và phân tích luận điểm là mục tiêu quan trọng của đọc- hiểu VBNL.
 Ví dụ: Tôi sẽ giúp HS phát hiện, khái quát và phân tích luận điểm bằng cách trả lời câu hỏi: Quan điểm, chủ trương của tác giả về vấn đề này như thế nào? Hay: Qua đoạn này, tác giả nhằm khẳng định vấn đề gì?...
 	Tuy nhiên, trong thực tế, việc làm này đôi khi khó đối với tư duy của các em, GV phải có những cách thức, đặc biệt là giúp HS hai dấu hiệu nhận biết luận điểm. Thứ nhất, dấu hiệu nội dung: Các luận điểm phải thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng, chủ trương, lập trường, thái độ của tác giả về một vấn đề nào đó. Thứ hai, dấu hiệu về hình thức: Câu luận điểm thường là câu khẳng định- câu có chứa các từ: là, có, đã...
2.3.2.4 Đọc- hiểu VBNL theo trình tự mạch nghị luận của VB.
 Để trực tiếp thuyết phục người nghe, người đọc, nội dung trong VBNL thường phải được triển khai một cách có hệ thống. Vì vậy, để tôn trọng đặc trưng văn bản, trong quá trình dạy- học trên lớp, GV nên tổ chức, hướng dẫn HS phân tích theo trình tự các ý, luận điểm, luận cứ, mạch nghị luận của VB.
Ví dụ: Trước đây, chúng ta dạy VB “ Tuyên ngôn độc lập” thường hướng dẫn HS phân tích theo dàn ý:
- Về thể loại văn bản.
- Đối tượng và mục đích của VB tuyên ngôn.
- Về việc trích dẫn 2 VB tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp.
- Văn phong HCM qua bản tuyên ngôn.
Tuy nhiên, hướng phân tích trên chưa chú ý đúng mức đến trình tự lập luận của tác giả, khó có thể làm cho HS nhận rõ đặc trưng kết cấu của văn bản tuyên ngôn.
Theo tôi, nên tiếp cận VB theo trình tự bố cục- hệ thống các luận điểm hoặc theo bố cục 3 phần:
- Mở đầu- Nguyên lí chung: Tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Chứng minh nguyên lí: Thực dân Pháp là người làm trái nguyên lí; nhân dân ta là người làm đúng nguyên lí
- Tuyên ngôn: Việt Nam từ nay đã là một dân tộc hoàn toàn tự do và độc lập.
- Nghệ thuật nghị luận mẫu mực của bản tuyên ngôn.
2.3.2.5 Giảng bình trong giờ đọc- hiểu VBNL
Trong giờ đọc- hiểu, giảng bình của GV có tác dụng khơi gợi cảm xúc, sự rung động mạnh mẽ trong tâm hồn, khắc sâu ấn tượng, khắc sâu kiến thức cho HS. Đọc- hiểu VBNL cũng cần thiết phải có giảng bình, song theo tôi, tùy vào giá trị nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của văn bản mà sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp. Với những VB thiên về thông tin khách quan, ít giá trị văn chương nghệ thuật thì vấn đề giảng bình mang đậm cá nhân chủ quan là không phù hợp. Những VBNL giàu tính hình tượng và cảm xúc, phương pháp giảng bình phải được sử dụng thường xuyên hơn. 
Ví dụ: Nếu GV không dừng lại bình giảng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong “ Tuyên ngôn độc lập”, HS sẽ không cảm nhận sâu sắc được số phận bi thảm của người dân thuộc địa, tội ác dã man của thực dân Pháp, thái độ căm phẫn, xót thương của Hồ Chí Minh.
2.3.2.6 Liên hệ với thực tế
Để giờ học thực sự sinh động và có ý nghĩa giáo dục, GV cần hướng mối quan tâm của HS vào những vấn đề có ý nghĩa thiết thực với đời sống hôm nay, tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận về những vấn đề phức tạp bởi những VBNL tuy cách xa thời đại chúng ta song những vấn đề mà tác giả đặt ra vẫn có ý nghĩa thời sự đối với thời đại chúng ta. 
Ví dụ: Khi dạy “ Tuyên ngôn độc lập”, tôi sẽ giúp các em liên hệ thực tế bằng câu hỏi: Tuyên ngôn độc lập gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì về vấn đề nhân quyền trên thế giới hiện nay?
Liên hệ như vậy vừa giúp HS hiểu tác phẩm hơn, vừa gắn với thực tế, vừa tạo điều kiện cho HS bộc lộ quan điểm, tư tưởng, chính kiến riêng, qua đó, góp phần hình thành “ kĩ năng sống”, bản lĩnh đối mặt với những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống.
2.3.2.7 Kiểm tra, đánh giá trong dạy đọc- hiểu VBNL.
Theo tinh thần đổi mới, việc kiểm tra, đánh giá trong giờ dạy học văn nói chung, dạy học VBNL nói riêng cần phải được đa dạng hóa về hình thức, cách thức ra đề theo hướng vừa kiểm tra được kiến thức cơ bản, vừa tạo điều kiện cho HS bày tỏ được cảm xúc, suy nghĩ, ý kiến, quan điểm riêng của mình trước vấn đề đặt ra. Để đạt được yêu cầu đó, phải coi trọng cả NLVH và NLXH, sử dụng chủ yếu hình thức kiểm tra tự luận. Tuy nhiên, cách ra đề cũng phải theo hướng mở để cho phép HS bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm riêng của mình.
Ví dụ: Dạy VB “ Tuyên ngôn độc lập”, tôi sẽ kiểm tra HS bằng cách ra vấn đề tự luận:
- Nghệ thuật lập luận của HCM trong “ Tuyên ngôn độc lập”
- Từ bản “ Tuyên ngôn độc lập”, suy nghĩ về ý nghĩa của các từ “ độc lập, tự do” trong thời đại ngày nay.
- Thế đứng của dân tộc Việt Nam qua bản “ Tuyên ngôn độc lập”
- Từ bản “ Tuyên ngôn độc lập”, suy nghĩ về những con người đã không tiếc máu xương để “ giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
2.3.3 . Đề xuất giáo án dạy " Tuyên ngôn độc lập"( Hồ Chí Minh) 
theo tinh thần đổi mới phương pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_giang_day_van_ban_nghi_luan_qua_tac.doc