SKKN Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 9 thông qua dạy học tích hợp văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

SKKN Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 9 thông qua dạy học tích hợp văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

Một trong những yêu cầu của việc dạy học hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học. Luật giáo dục 2005 quy định tại điều 5 “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Chính vì thế, việc học sinh phải chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập luôn được đề cao. Để thực hiện được yêu cầu này, các em không những được trang bị kiến thức mà còn cần trang bị những kĩ năng cần thiết, cần được hình thành các năng lực trong suốt quá trình học tập.

Trong những năm gần đây, dạy học tích hợp được ngành giáo dục tích cực triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Dạy học tích hợp ngoài việc giúp học sinh nắm vững kiến thức môn mình học và cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để từ đó học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó mà còn nhằm định hướng hình thành một số năng lực cho người học.

Thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn trong trường THCS hiện còn nhiều tồn tại mà đặc biệt là nội dung của nhiều bài giảng Ngữ văn chưa thực sự tạo được hứng thú đối với học sinh. Đa phần người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy, đã bị bỏ rơi. Trong phương pháp dạy học truyền thống thường chỉ chú ý đến người thầy mà ít quan tâm tới học sinh. Học sinh như cái lọ và người thầy phải nhét đầy cái lọ ấy. Như vậy, học sinh thụ động tiếp nhận tri thức, chỉ sao lại cái mẫu mà thầy cung cấp. Với cách học như vậy, học sinh hiểu bài một cách rời rạc, hời hợt về kiến thức Ngữ văn mà không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn Vì vậy học sinh không thích học văn, chưa say mê với môn Ngữ văn hoặc học đối phó.

Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường phổ thông. Ngoài việc truyền thụ tri thức về môn học còn có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học mà dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một phương pháp tích cực nhất.

Với những lí do trên tôi đã tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 9 thông qua dạy học tích hợp văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

( Tiết 67- 68, SGK Ngữ văn 9, tập 1)

 

docx 20 trang thuychi01 14323
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 9 thông qua dạy học tích hợp văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Một trong những yêu cầu của việc dạy học hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học. Luật giáo dục 2005 quy định tại điều 5 “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Chính vì thế, việc học sinh phải chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập luôn được đề cao. Để thực hiện được yêu cầu này, các em không những được trang bị kiến thức mà còn cần trang bị những kĩ năng cần thiết, cần được hình thành các năng lực trong suốt quá trình học tập.	
Trong những năm gần đây, dạy học tích hợp được ngành giáo dục tích cực triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Dạy học tích hợp ngoài việc giúp học sinh nắm vững kiến thức môn mình học và cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để từ đó học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó mà còn nhằm định hướng hình thành một số năng lực cho người học.
Thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn trong trường THCS hiện còn nhiều tồn tại mà đặc biệt là nội dung của nhiều bài giảng Ngữ văn chưa thực sự tạo được hứng thú đối với học sinh. Đa phần người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy, đã bị bỏ rơi. Trong phương pháp dạy học truyền thống thường chỉ chú ý đến người thầy mà ít quan tâm tới học sinh. Học sinh như cái lọ và người thầy phải nhét đầy cái lọ ấy. Như vậy, học sinh thụ động tiếp nhận tri thức, chỉ sao lại cái mẫu mà thầy cung cấp. Với cách học như vậy, học sinh hiểu bài một cách rời rạc, hời hợt về kiến thức Ngữ văn mà không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên mônVì vậy học sinh không thích học văn, chưa say mê với môn Ngữ văn hoặc học đối phó.
Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường phổ thông. Ngoài việc truyền thụ tri thức về môn học còn có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học mà dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một phương pháp tích cực nhất.
Với những lí do trên tôi đã tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 9 thông qua dạy học tích hợp văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long 
( Tiết 67- 68, SGK Ngữ văn 9, tập 1)
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, tôi mong muốn góp một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 9 thông qua dạy học tích hợp bài “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, để từ đó giúp học sinh biết vận dụng kiến thức các môn học khác để tìm hiểu một tác phẩm văn học cụ thể; hình thành và phát triển những năng lực cần thiết của môn Ngữ văn để đạt hiệu quả cao nhất. Những năng lực cụ thể học sinh cần hướng đến là:
Năng lực tự học.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực sáng tạo.
Năng lực hợp tác.
Năng lực tự quản bản thân.
Năng lực giao tiếp.
Năng lực cảm thụ
	 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Qua đó, góp phần thực hiện một số mục tiêu:
	 	- Học sinh: Nắm vững và vận dụng được các kiến thức, phát triển được các năng lực cần có trong bài học.
	 	- Giáo viên: 
	+ Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân;
 	 + Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài đã được nghiên cứu trong quá trình tham gia giảng dạy môn Ngữ văn cấp THCS, mà cụ thể là qua quá trình giảng dạy bài “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( Ngữ văn 9, tập 1) và tích hợp kiến thức các môn học có liên quan: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật.
- Đối tượng: Học sinh lớp 9B, năm học 2017 – 2018 của Trường THCS Hoằng Châu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến bài học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đề
- Phương pháp điều tra, khảo sát nắm bắt tình hình thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm trong các tiết dạy. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1.Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
2.1.1.1. Khái niệm năng lực: 
	Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa. Trong bối cảnh phát triển chương trình giáo dục phổ thông thì “Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu qủa một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” (Theo quan niệm trong chương trình giáo dục phổ thông của Quebec – Canada).
	 Như vậy, nếu chỉ đạt được kiến thức, kĩ năng và thái độ, học sinh đó chưa được coi là có năng lực. Cả ba yếu tố này phải trải qua hoạt động, rèn luyện, trải nghiệm cá nhân mới phát triển thành năng lực.
2.1.1.2. Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực, nay còn gọi là dạy học định hướng kết qủa đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng lực người học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh.
Dưới đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm của chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực:
Chương trình định hướng 
nội dung
Chương trình định hướng 
phát triển năng lực
Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được
Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được, thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục
Nội dung giáo dục
- Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn. 
- Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình.
- Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. 
- Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết
Phương pháp
dạy - học
- Giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học. 
- Học sinh tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn.
- Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp
- Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành
Hình thức dạy - học
Chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp học
Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Đánh giá kết quả 
học tập của học sinh
Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học.
Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.
Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức và kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực.
	 Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp, người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau. 
Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học cần phải được tiến hành hết sức khoa học, hệ thống và khéo léo, nhuần nhuyễn.
	2.1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được gì? đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được gì qua tiết học? Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. 
Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là:
- Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
- Vận dụng dạy học theo tình huống
- Vận dụng dạy học định hướng hành động
- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học
- Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
- Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
- Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
- Dạy học tích hợp 
2.1.2. Dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học (Theo Từ điển Giáo dục học).
Quá trình dạy học tích hợp là lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm và đích đến. Trong đó tích hợp là việc tổ chức nội dung dạy học của giáo viên sao cho học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới để từ đó phát triển được những năng lực cần thiết.
Tích hợp trong môn Ngữ văn không chỉ là phối hợp các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt và văn học mà còn là sự tích hợp liên ngành để hình thành một “phông” văn hoá cho học sinh trong việc đọc – hiểu tác phẩm văn học và tạo lập văn bản. Học sinh cần vận dụng tổng hợp những hiểu biết về ngôn ngữ, văn hoá, văn học, lịch sử, địa lí, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Trên cơ sở đó phát triển tối đa năng lực của từng học sinh. 
Quan điểm về dạy học tích hợp: 
Tích hợp trong nội bộ môn học: tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung, chủ đề; hình thành các chủ đề mới gắn liền với thực tiễn dựa trên các chủ đề, nội dung đã có.
Tích hợp đa môn: một chủ đề có thể xem xét trong nhiều môn học khác nhau. 
Tích hợp liên môn: phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống.
Tích hợp xuyên môn: tìm cách phát triển ở học sinh những kỹ năng xuyên môn có tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi. 
Ý nghĩa của dạy học tích hợp: hình thành và phát triển năng lực học sinh, nhất là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn; tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn; tránh trùng lặp về nội dung thuộc các 
môn học khác nhau.
 	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 	2.2.1.Vấn đề dạy Ngữ văn trong trường trung học cơ sở hiện nay
	 Thực trạng hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học (dạy học tích hợp) diễn ra chưa đồng bộ. Đa số giáo viên trực tiếp đứng lớp bộ môn Ngữ văn đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc thực hiện đôi lúc còn mang tính hình thức, hoặc một bộ phận thầy cô giáo qua một thời gian đổi mới phương pháp dạy học lại quay về phương pháp dạy học truyền thống. Lí do của vấn đề này là thời gian và công sức cho việc chuẩn bị một giờ dạy học theo phương pháp tích hợp là quá nhiều, cần phải có sự phối hợp tích cực của người học thì giờ dạy theo phương pháp tích hợp mới thành công. 
	 Bên cạnh đó, nhiều giáo viên vẫn còn dùng phương pháp dạy học theo một chiều: thầy giảng, trò lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều thầy giảng là đủ. Thầy giáo chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình đến học sinh. Chưa chú trọng đến việc hình thành năng lực cho học sinh. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết. Vì vậy giờ học tác phẩm văn chương vẫn chưa thu hút được sự chú ý và sự cộng tác của người học, gây cho một bộ phận học sinh tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn chương.
Mặt khác, giáo viên chưa được trang bị kĩ càng, đồng bộ về phương pháp dạy học tích hợp Ngữ văn. Dạy học tích hợp liên môn trong nhà trường nói chung và trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng là một trong những cách dạy tích cực giúp người học có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập, hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh nhưng phần lớn giáo viên của trường hiện nay chưa được trang bị về cơ sở lý luận của dạy học tích hợp một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn giáo viên tự mày mò, tìm hiểu nên không tránh khỏi việc chưa hiểu đúng, đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp qua một văn bản.
2.2.2. Vấn đề học Ngữ văn trong trường trung học cơ sở hiện nay
Thực tế, hiện nay đa phần học sinh không thích học môn Ngữ văn. Phần lớn các em học với tâm lí ép buộc, miễn cưỡng hoặc học cho có học, học cho xong. Phải học để thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp. Vì thế, nhiều học sinh có tâm lí coi thường bộ môn. Trong các giờ học, học sinh thường uể oải nặng nề, không hứng thú, học tập rất thụ động, thậm chí buồn ngủ khi học Ngữ văn có lẽ không còn là vấn đề lạ lẫm. Các em không tích cực chủ động cho việc tìm hiểu, chuẩn bị bài ở nhà, hoặc không thể sử dụng kiến thức của các môn liên quan như một công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn Ngữ văn. Chính vì vậy mà kết quả học tập chưa cao và từ đó khó hình thành được những kĩ năng, năng lực cần thiết 
cho học sinh.
Ở những năm học trước, khi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9, tôi thấy đa phần các em đều có kiến thức nhưng năng lực 
vận dụng thì rất ít.
Năm học 2017 – 2018, tôi lại tiếp tục được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9B. Ngay từ đầu năm học, tôi làm phiếu điều tra thì số học sinh có năng lực vận dụng, đặc biệt là năng lực tự giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là rất thấp: 38%
Từ thực trạng trên, để công việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn, tôi đã mạnh dạn suy nghĩ, nghiên cứu và chọn đề tài: Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 9 thông qua dạy học tích hợp văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( Tiết 67- 68, SGK Ngữ văn 9, tập 1) nhằm nâng cao chất lượng dạy học, gây hứng thú học tập cho học sinh và giúp học sinh có khả năng phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống hàng ngày.
2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	 2.3.1. Một số giải pháp đã sử dụng theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.
	Dạy học một tác phẩm truyện là việc làm đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các thao tác, phương pháp sao cho học sinh cảm nhận thấy hết những vẻ đẹp về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 
Dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực của người học lại cần ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tối đa việc hình thành các năng lực cho học sinh. Tức là làm thế nào để học sinh tự học, tự tìm hiểu để hình thành kỹ năng đọc hiểu tất cả các tác phẩm ngoài chương trình; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời lại phải vận dụng kiến thức xã hội, kiến thức các môn học khác để khám phá tác phẩm.
	Trong quá trình dạy học, mỗi người giáo viên cần chú ý một số giải pháp sau:
2.3.1.1. Thiết kế giáo án: 
- Muốn cho một tiết dạy học đạt hiệu quả cao thì khâu thiết kế giáo án rất quan trọng: Thầy làm gì? Trò làm gì? Hướng giải quyết các vấn đề như thế nào? đều phải có định hướng. 
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước khi dạy học 3 ngày
+ Đọc - hiểu văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” và các tài liệu tham khảo, tóm tắt văn bản, soạn bài theo yêu cầu của giáo viên và theo hướng dẫn câu hỏi trong SGK 
+ Các nội dung cần tích hợp tích hợp.
+ Tập hát bài ‘‘Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời’’ của nhạc sĩ Phùng Chiến.
+ Hoạt động theo nhóm: 4 người một nhóm ( hai bàn quay lại ghép thành một nhóm )
Nhóm 1: Hoàn cảnh đất nước ta về miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội 1954 -1975.
Nhóm 2 : Tìm kiếm tư liệu giới thiệu về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thiên nhiên, con người Sa Pa.
Nhóm 3: Tìm kiếm tư liệu về chiến thắng Hàm Rồng – Thanh Hóa.
Nhóm 4: Sưu tầm những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp mà em biết.
2.3.1.2. Xác định mục tiêu cần đạt
	Để giảng dạy có hiệu quả, trước hết giáo viên phải nắm chắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài “Lặng lẽ Sa Pa”, các tư liệu có liên quan như tranh ảnh, phim, đến kiến thức cần tích hợp của bài học ở các môn học khácTừ đó xác định mục tiêu cụ thể cho bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực cần hình thành.
2.3.1.3. Xác định các môn học và bài học cụ thể, các kĩ năng vận dụng được tích hợp
Để định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 9 thông qua dạy học tích hợp bài “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, giáo viên phải xác định được những môn học và bài học có liên quan đến chủ đề tích hợp. Từ đó định hướng phân công học sinh tìm hiểu, thực hiện, làm bài tập ở các mức độ từ thông hiểu, nhận biết, vận dụng thấp đến cao.
* Các môn học, bài học được tích hợp: 
- Môn Lịch sử 9: 
Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965).
Bài 29 : Cả nước tiếp tục chống Mĩ cứu nước (1965-1973).
- Môn Địa lý :
Địa lý 7, bài 23 : Môi trường vùng núi.
Địa lý 8, bài 42 : Miền núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Địa lý 9, bài 15 : Thương mại và du lịch.
- Môn Giáo dục công dân :
Giáo dục công dân 6, bài 8 : Sống chan hòa với mọi người.
Giáo dục công dân 8, bài 11 : Lao động tự giác và sáng tạo.
- Công nghệ 6 : Bài 10 : Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Mĩ thuật 9 : Vẽ tranh : Đề tài phong cảnh quê hương.
- Âm nhạc 9 : Âm nhạc thường thức : Bài ‘‘Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời’’ của nhạc sỹ Phùng Chiến.
- Môn Tiếng Anh : Biết vận dụng được kiến thức môn Ngoại ngữ 
(Tiếng Anh) trong những tình huống thực tiễn khi cần giới thiệu về thiên nhiên và con người Sa Pa với du khách nước ngoài.
- Biết lồng ghép giáo dục cũng như đẩy mạnh phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nói và làm.
* Những kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
	 - Kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
 - Kĩ năng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_lop_9_thong.docx