SKKN Định hướng năng lực chuyên biệt trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12 - Ban cơ bản

SKKN Định hướng năng lực chuyên biệt trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12 - Ban cơ bản

 “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn ” là chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Định hướng phát triển năng lực tự học, tự sáng tạo phát huy tính chủ động tích cực của học sinh ngày càng được áp dụng rộng rãi. Địa lí là môn khoa học tổng hợp cả hai lĩnh vực tự nhiên và kinh tế xã hội, vậy để nhằm giảm thiểu tính bắt buộc phải học thuộc lòng theo lối truyền thống thì đòi hỏi bản thân giáo viên và học sinh phải biết tư duy và phối hợp để tạo ra một phương pháp dạy và học phù hợp, giáo viên có cách truyền thụ đơn giản nhất, học sinh có cách tiếp cận kiến thức nhẹ nhàng nhất mà không phải gò bó ép buộc.

Về phía giáo viên: Phần địa lí tự nhiên luôn là nội dung khó và trừu tượng, các thầy cô giáo đã áp dụng nhiều phương pháp và đổi mới phương pháp theo hướng tích cực. Tuy nhiên để truyền tải nội dung đến học sinh đạt hiệu quả cao nhất cũng là vấn đề trăn trở của bản thân tôi và một bộ phận thầy cô khác. Bản thân tôi là một giáo viên cũng đôi lúc còn thấy lúng túng trước một số hiện tượng tự nhiên khó giải thích hoặc phải mất nhiều thời gian tìm hiểu nghiên cứu mới có thể giải thích được.

Về phía học sinh: Kì thi THPT Quốc gia đến gần, việc kiểm tra đánh giá và ra đề thi quốc gia đã có nhiều đổi mới về cấu trúc mức độ kiến thức và phương pháp ôn tập. Trong đó việc nhấn mạnh phương pháp giảng dạy và ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh được coi trọng hàng đầu.

 Với phần lớn học sinh trường THPT Lê văn Linh có lực học khá, trung bình, một bộ phận nhỏ học sinh có lực học còn yếu kém, vì vậy vấn đề đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp để khơi dậy niềm đam mê cho các em tự chủ động trong học tập môn địa lí luôn được bản thân tôi trăn trở.

 

doc 19 trang thuychi01 11915
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Định hướng năng lực chuyên biệt trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” là chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Định hướng phát triển năng lực tự học, tự sáng tạo phát huy tính chủ động tích cực của học sinh ngày càng được áp dụng rộng rãi. Địa lí là môn khoa học tổng hợp cả hai lĩnh vực tự nhiên và kinh tế xã hội, vậy để nhằm giảm thiểu tính bắt buộc phải học thuộc lòng theo lối truyền thống thì đòi hỏi bản thân giáo viên và học sinh phải biết tư duy và phối hợp để tạo ra một phương pháp dạy và học phù hợp, giáo viên có cách truyền thụ đơn giản nhất, học sinh có cách tiếp cận kiến thức nhẹ nhàng nhất mà không phải gò bó ép buộc.
Về phía giáo viên: Phần địa lí tự nhiên luôn là nội dung khó và trừu tượng, các thầy cô giáo đã áp dụng nhiều phương pháp và đổi mới phương pháp theo hướng tích cực. Tuy nhiên để truyền tải nội dung đến học sinh đạt hiệu quả cao nhất cũng là vấn đề trăn trở của bản thân tôi và một bộ phận thầy cô khác. Bản thân tôi là một giáo viên cũng đôi lúc còn thấy lúng túng trước một số hiện tượng tự nhiên khó giải thích hoặc phải mất nhiều thời gian tìm hiểu nghiên cứu mới có thể giải thích được.
Về phía học sinh: Kì thi THPT Quốc gia đến gần, việc kiểm tra đánh giá và ra đề thi quốc gia đã có nhiều đổi mới về cấu trúc mức độ kiến thức và phương pháp ôn tập. Trong đó việc nhấn mạnh phương pháp giảng dạy và ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh được coi trọng hàng đầu.
 Với phần lớn học sinh trường THPT Lê văn Linh có lực học khá, trung bình, một bộ phận nhỏ học sinh có lực học còn yếu kém, vì vậy vấn đề đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp để khơi dậy niềm đam mê cho các em tự chủ động trong học tập môn địa lí luôn được bản thân tôi trăn trở.
Phần “ Địa lí tự nhiên” trong chương trình địa lí lớp 12 và nằm trong nội dung ôn tập thi THPT Quốc gia. Phần này rất nhiều học sinh đánh giá khó và sợ học vì cho rằng đây là kiến thức phải học thuộc lòng. Thực chất, không hoàn toàn như vậy bởi lẽ các thành phần tự nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau, thành phần này quy định thành phần khác và có ảnh hưởng và tác động qua lại quy định lẫn nhau. Vì vậy, để ôn tập kiến thức phần địa lí tự nhiên hiệu quả học sinh phải có được những định hướng năng lực cơ bản.
 	Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy- học trong nhà trường, với một phần kinh nghiệm nhỏ của bản thân, đặc biệt là giúp các em học sinh đạt kết quả cao hơn trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới bản thân tôi đã quyết định lựa chọn đề tài :”Định hướng năng lực chuyên biệt trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12- ban cơ bản”
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Với tâm huyết và lòng yêu nghề, chuyên tâm với công việc giảng dạy bản thân tôi mong muốn mang đến cho học phương pháp học tập tốt nhất nội dung trong phần địa lí tự nhiên để các em có kết quả học tập cao nhất.
Giúp học sinh khối 12 giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và sự thay đổi của các hiện tượng tự nhiên theo thời gian, địa điểm nhất định, liên hệ tại địa phương Thọ Xuân- Thanh Hóa, ứng dụng các hện tượng tự nhiên trong sản xuất và đời sống hằng ngày.
Mục đích lớn nhất là giúp cho học sinh lớp 12 định hướng được năng lực cơ bản để trả lời câu hỏi và bài tập ứng dụng từ việc phân tích bản đồ tư duy tổng hợp, sử dụng bảng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, liên hệ trực tiếp qua công tác thực tế ngoài thực địa và từ các hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng ngày tại địa phương. Giúp các em học sinh đạt kết quả cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia năm 2016 để các em tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình khi được bước vào cổng trường đại học và trường chuyên nghiệp mà các em đã chọn lựa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tôi hướng tới là chỉ rõ cho học sinh biết được các khái niệm cơ bản về năng lực mà học sinh phải đạt được.
Nghiên cứu các năng lực chuyên biệt phần địa lí tự nhiên lớp 12- ban cơ bản. Các năng lực chuyên biệt trong môn địa lí được hình thành khi học xong phần địa lí tự nhiên.
Đưa ra các mức độ định hướng để giúp học sinh nhận thức được mức độ nội dung câu hỏi phần địa lí tự nhiên, khung về các mức độ nhận thức và mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của các yếu tố tự nhiên. 
Đưa ra các mẫu ví dụ để học sinh hiểu và vận dụng vào làm bài lí thuyết và thực hành liên quan đến phần địa lí tự nhiên.
Định hướng năng lực chuyên biệt địa lí được áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 12 THPT Lê Văn Linh, huyện Thọ Xuân, học sinh học ban cơ bản và ôn tập thi THPT Quốc gia.
Đưa ra các phương pháp định hướng và ôn tập để đạt hiệu quả cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp khái quát hoá các kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm và các năm thực hiện chương trình đổi mới SGK cấp THPT, thông qua công tác dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp.
Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: do bản thân tham khảo các nguồn tài liệu có cơ sở.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: đã thực hiện trực tiếp với một số nhóm học sinh lớp 12C trường THPT Lê Văn Linh.
Phương pháp thu thập thông tin: do bản thân thu thập trích dẫn từ các nguồn tài liệu có cơ sở.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp xử lí số liệu.
Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp 12C. 12E,12B,12G.
 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI .
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài. 
2.1.1. Khái niệm năng lực và các năng lực chung.
- Năng lực là:“ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” (Trích: Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên(NXB Đà Nẵng. 1998) )
“Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi”. (Trích: tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014)
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:
+Năng lực tự học;
+Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sáng tạo;
+ Năng lực quản lí bản thân.
Nhóm năng lực xã hội, bao gồm:
+ Năng lực giao tiếp;
+ Năng lực hợp tác.
Nhóm năng lực công cụ, bao gồm:
+ Năng lực tính toán;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin(ITC)
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.(Trích: Định hướng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015)
2.1.2. Năng lực chuyên biệt và năng lực chuyên biệt trong môn Địa lí.
Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở những năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. (Trích:Định hướng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015)
Các năng lực chuyên biệt trong môn Địa lí : Gồm 2 nhóm với 5 năng lực chính
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực học tập ngoài thực địa.
Nhóm năng lực công cụ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, video
2.2.Thực trạng của vấn đề.
Về thực trạng chung: định hướng năng lực chuyên biệt trong môn địa lí là vấn đề còn mới, được đề cập từ khi thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Đặc biệt từ năm 2014 khi chủ trương tập huấn công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
Về phía giáo viên: định hướng năng lực chuyên biệt dành riêng phần địa lí tự nhiên chưa được nhiều giáo viên chuyên sâu và còn ít đề cập tới. Các thầy cô giáo đồng nghiệp trong trường cũng đã có một số kinh nghiệm được bản thân tôi tham khảo tuy nhiên vẫn còn chung chung. Định hướng năng lực cho học sinh đã được áp dụng trong chương trình vào từng bài học cụ thể, từng kĩ năng địa lí cụ thể. Tuy nhiên hầu hết các bài học giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống truyền thụ kiến thức thụ động và coi nhẹ việc định hướng năng lực. Một số bài học còn chưa định hướng hết các năng lực cho học sinh vì tâm lí giáo viên sợ sẽ quá tải với sức học của các em.
Về phía học sinh: Hầu hết các em tiếp cận kiến thức còn thụ động theo lời thầy cô giảng và ghi chép. Bản thân các em học sinh còn chưa định hình được năng lực cơ bản để áp dụng trong học bài và ôn tập. Cách học của các em phụ thuộc vào sách SGK và vở ghi chưa có năng lực chung để áp dụng nhiều bài, nhiều mức độ khác nhau.
2.3. Các giải pháp thực hiện .
2.3.1.Các mức độ định hướng năng lực chuyên biệt trong địa lí tự nhiên Việt Nam.
BẢNG KHÁI QUÁT CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT VÀ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CƠ BẢN TRONGPHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN.
Mức độ và năng lực.
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Mức 5
Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần tự nhiên.
Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa nhiều thành phần tự nhiên.
Phân tích được mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên.
Xác định được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên.
Giải thích được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên.
Năng lực học tập ngoài thực địa.
Xác định được vị trí, giới hạn, các yếu tố tự nhiên.
Quan sát và ghi chép được một số đặc điểm của các yếu tố tự nhiên.
Thu thập được các thông tin về các đặc điểm tự nhiên.
Phân tích các thông tin thu thập được về các đặc điểm tự nhiên.
Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa điểm học tập và nghiên cứu.
Năng lực sử dụng bản đồ.
Xác định được phương hướng, vị trí, giới hạn của các đối tượng tự nhiên.
Mô tả được đặc điểm về sự phân bố, quy mô, tính chất, cấu trúc,  động lực của các đối tượng tự nhiên.
So sánh được sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm tự nhiên của các thành phần.
Giải thích và chứng minh được sự phân bố, đặc điểm hoặc mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên.
Sử dụng bản đồ trong học tập và trong các hoạt động thực tiễn như khảo sát, tham quan, thực hiện dự án ở ngoài thực địa có hiệu quả.
Năng lực sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ, nhận xét được quy mô, cơ cấu và xu hướng biến đổi của các đối tượng tự nhiên.
Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ. So sánh được quy mô, cơ cấu và xu hướng biến đổi của các đối tượng tự nhiên.
Phân tích được mối quan hệ giữa các đối tượng tự nhiên của một lãnh thổ được thể hiện qua bảng số liệu thống kê.
Giải thích, chứng minh được quy mô, cơ cấu, xu hướng biến đổi của các đối tượng tự nhiên thể hiện qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ.
Sử dụng số liệu thống kê để chứng minh, giải thích cho các vấn đề tự nhiên.
Năng lực sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, video.
Nhận biết được các đặc điểm của các đối tượng tự nhiên được thể hiện trên hình vẽ, tranh ảnh, mô hình
So sánh được những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng tự nhiên và được thể hiện trên hình vẽ, tranh ảnh, mô hình
Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên được thể hiện trên tranh ảnh, video clip
Giải thích được các mối quan hệ nhân quả giữa các đối tượng tự nhiên thể hiện trên tranh ảnh, video clip
Sử dụng tranh ảnh để chứng minh hay giải thích cho các hiện tượng tự nhiên của một lãnh thổ.
2.3.2. Định hướng năng lực chuyên biệt trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam (chương trình Địa lí 12- cơ bản).
2.3.2.1. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. (năng lực cơ bản và đặc trưng nhất trong môn Địa lí.)
Khái niệm: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ là tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần vật chất và năng lượng cấu tạo nên mỗi bộ phận lãnh thổ và cả những mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận lãnh thổ với nhau.
Để phát triển được năng lực này cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát hiện và giải quyết hàng loạt các cặp phạm trù biện chứng, với nhiều mâu thuẫn phức tạp trong mỗi thành phần địa lí và giữa các thành phần với nhau trên một lãnh thổ.
Các mức độ định hướng năng lực cần đạt.
Mức độ 1 : Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần tự nhiên.
Địa hình - khí hậu: Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa được quy định bới tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Địa hình đồi núi bị cắt xẻ mạnh. Địa hình đồng bằng được bồi tụ nhanh.
Khí hậu - sinh vật: Tính chất đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quy định thảm thực vật chính là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa chủ yếu thực vật có nguồn gốc nhiệt đới, động vật cũng có nguồn gốc nhiệt đới như chim thú và các loài bò sát.
Khí hậu - đất: quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu của vùng khí hậu nhiệt đới và hình thành đất feralit.
Mức độ 2: Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên.
Địa hình- khí hậu- đất: với ¾ địa hình đồi núi chịu tác động của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt độ cao, quá trình phong hóa diễn ra mạnh, mưa tập trung theo mùa, đất ở miền núi dễ bị xói mòn rửa trôi, tầng đất mỏng đất có chứa nhiều oxit sắt, oxit nhôm và có màu đỏ vàng. Ở đồng bằng địa hình bằng phẳng, nơi hạ nguồn của các con sông, quá trình xói mòn rửa trôi ở miền núi sẽ được bồi tụ phù sa tại các đồng bằng, tầng đất dày, màu mỡ, mỗi năm được bồi tụ ra cửa sông ven biển từ vài chục đến vài trăm m2.
Mức độ 3: phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên:
Khí hậu-địa hình- sông ngòi- đất: sự thay đổi lượng nước của sông ngòi vào mùa mưa lũ là do lượng mưa tăng lên nhanh. Kết quả làm cho lưu lượng nước sông, lượng phù sa, tốc độ dòng chảy, mức độ xói lở đều bị biến đổi theo hướn tăng cường. Khi mùa mưa qua đi sông ngòi lại trở lại bình thường.
Mức độ 4: Xác định được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên
 Khí hậu biến đổi từ mùa khô sang mùa mưa ở nước ta sẽ làm chế độ dòng chảy sông ngòi thay đổi, làm tăng quá trình xói mòn, làm thực vật rừng phát triển nhanh hơn, quá trình phá hủy đá nhanh và hình thành đất cũng nhanh hơn
Sự tác động của con người đến tự nhiên, chặt phá rừng lớp phủ thực vật bị phá hủy, đất bị xói mòn mạnh, khí hậu bị biến đổi như lũ lụt, lũ quét sạt lở đất, đất trơ sỏi đá.
Mức độ 5: giải thích được mối quan hệ qua lại quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên.
Tại sao khí hậu có sự phân hóa giữa các vùng lãnh thổ: theo miền Bắc- miền Nam, theo chiều Đông- Tây, và theo độ cao địa hình.
Miền Bắc từ dãy Bạch mã trở ra Bắc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, ngoài việc được quy định bởi vị trí địa lí thì nhân tố địa hình có ý nghĩa quan trọng. Hướng địa hình theo chiều Tây- Đông, dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên và khí hậu giữu hai miền Bắc- Nam, dãy Bạch Mã có độ cao trên 1500m ngăn chặn sự di chuyển của khối khí từ cao áp Xibia xuống phía Nam làm cho khối khí bị suy yếu và biến tính vì vậy cơ bản miền Nam nước ta không có gió mùa Đông Bắc hoạt động.
Ở vùng Đông Bắc thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới trong khi đó vùng Tây Bắc thiên nhiên mang sắc thái nhiệt đới. Nguyên nhân trực tiếp là sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc. Tuy nhiên đặc điểm của hướng và độ cao địa hình đã làm sắc thái thiên nhiên hai vùng có sự khác biệt. Ở vùng Đông Bắc hướng địa hình vòng cung có tính hút gió Đông Bắc vào sâu trong vùng vì thế ở đây có mùa đông đến sớm nhất và lạnh nhất cả nước. Ở vùng Tây Bắc, dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao cao nhất cả nước, theo quy luật của sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao thì dãy Hoàng Liên Sơn có nhiệt độ thấp nhất. Ngược lại phía Nam của vùng Tây Bắc thiên nhiên lại mang sắc thái nhiệt đới gió mùa điển hình.
Hệ thống câu hỏi vận dụng theo các mức độ:
Câu 1:dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Câu 2:Em hãy so sánh sự khác nhau về tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt?
Câu 4: Hiện trạng sử dụng đất ở đồng bằng và miền núi nước ta, em hãy đưa ra các giải pháp để sử dụng hợp lí tài nguyên đất? bản thân em thích định cư ở miền núi hay đồng bằng? Vì sao?
Câu 5:Vì sao nước ta không có khí hậu khô nóng và hoang mạc như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á và Bắc Phi?
2.3.2.2. Năng lực học tập ngoài thực địa. 
(Năng lực khảo sát địa lí địa phương,hoặc còn gọi là năng lực nghiên cứu thực địa).
Khái niệm: Khảo sát thực địa là việc nghiên cứu các đối tượng địa lí trên một phạm vi,địa bàn đất đai thực tế trên một bộ phận lãnh thổ nhất định. Tìm hiểu thực tế địa phương phương cần định hướng được các năng lực cơ bản và đặc thù như: điều tra, thảo luận nhóm tập trungvà quan sát.
 	Các mức độ định hướng năng lực cần đạt được:
Mức độ1: Xác định được vị trí, giới hạn, các yếu tố tự nhiên.
Địa hình: giới hạn các khu vực địa hình miền núi chính gồm bốn vùng: Vùng núi Đông Bắc từ tả ngạn sông Hồng về phía Đông. Vùng núi Tây Bắc từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Vùng núi Trường Sơn Bắc từ nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. Vùng núi Trường Sơn Nam từ dãy Bạch Mã đến hết cực Nam Trung Bộ. Các khu vực còn lại được xếp vào dạng địa hình đồng bằng. Tuy nhiên khu vực chuyển tiếp giữ miền núi và đồng bằng gọi là địa hình bán bình nguyên và đồi trung du.
Khí hậu: ranh giới của khí hậu chỉ mang tính tương đối. Miền Bắc từ dãy bạch Mã trở ra Bắc là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. miền Nam từ dãy Bạch Mã vào Nam khí hậu cận xích đạo gió mùa với hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 
Sinh vật: thực vật lấy cây Lim làm ranh giới sinh học, miền Bắc có cây lim, miền Nam từ dãy Bạch Mã trở vào rất ít hoặc không có ây Lim. Động vật miền Bắc chủ yếu là các loaì thú có lông dày như gấu, cáo, miền Nam là các loài ưa nhiệt như voi, bò sát, loài da trơn
Mức độ 2: Quan sát và ghi chép một số đặc điểm cơ bản của các thành phần tự nhiên ở địa phương được thực địa. Trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam học sinh cần được đi thực tế về tự nhiên địa phương, tìm hiểu đặc điểm địa hình, quan sát các hiện tượng tự nhiên. 
Tổ chức hoạt động : Chuyến thực địa ngắn của một nhóm học sinh lớp 12C
Mục đích là: khảo sát và thăm quan một số đặc điểm tự nhiên huyện Thọ Xuân, sau đó thông qua thảo luận trong nhóm học sinh thu được kết quả là:
Khảo sát địa hình huyện Thọ Xuân : địa hình chủ yếu là đồng bằng bồi tụ song một bộ phận địa hình là trung du và một bộ phận địa hình là đồi núi thấp. 
Khảo sát Chế độ sông ngòi – sông Chu thay đổi theo mùa, các em quan sát thực tế vào thời điểm tháng 9 năm 2015 dương lịch chế độ nước sông đầy, dòng chảy mạnh và lượng phù sa lớn với màu đục và đỏ vàng đó là đặc trưng cho chế độ nước sông vào mùa lũ tức là mùa mưa của khí hậu. Thời điểm thứ hai học sinh khảo sát vào tháng 2-2016 dương lịch chế độ nước sông cạn, trơ nhô những dạng địa hình như bãi cát giữa lòng sông, cồn cát hình con bơn, chế độ dòng chảy chậm, sông khô hạn, là đặc trưng của sông ngòi mùa cạn tức mùa đông lạnh và khô của khí hậu. 
Mức độ 3. Thu thập được các thông tin về các đặc điểm tự nhiên.
Chủ yếu dự vào nguồn tài liệu, sách vở, kết quả các công trình nghiên cứu khoa học đã được xác định như luận văn, luận án, hoặc số liệu của nhà xuất bản thống kê Việt Nam cho các thành phần như: tổng số giờ nắng tại địa phương, lượng mưa trung

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dinh_huong_nang_luc_chuyen_biet_trong_phan_dia_li_tu_nh.doc
  • docBÌA SKKN.doc