SKKN Đề xuất khai thác vấn đề thân phận người ngụ cư trong sáng tác của Kim Lân

SKKN Đề xuất khai thác vấn đề thân phận người ngụ cư trong sáng tác của Kim Lân

Những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Riêng ở phổ thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học.

 Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, kỹ năng sống tạo niềm tin, sự đam mê trong học tập.

 Ngữ văn là một bộ môn khoa học xã hôi, nhân văn rất then chốt trong quá trình giáo dục, vừa cung cấp kiến thức, công cụ để phục vụ học tập và cuộc sống; đồng thời giúp các em hình thành nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn. Trong bộ môn Ngữ văn, phần đọc- hiểu văn bản văn học là khâu rất quan trọng trong quá trình dạy - học ở trường Trung học phổ thông. Là giáo viên Ngữ văn, tôi luôn trăn trở giúp học sinh tiếp cận văn bản một cách hiệu quả nhất.

 

docx 16 trang thuychi01 12154
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đề xuất khai thác vấn đề thân phận người ngụ cư trong sáng tác của Kim Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Riêng ở phổ thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học.
	Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, kỹ năng sống tạo niềm tin, sự đam mê trong học tập.
	Ngữ văn là một bộ môn khoa học xã hôi, nhân văn rất then chốt trong quá trình giáo dục, vừa cung cấp kiến thức, công cụ để phục vụ học tập và cuộc sống; đồng thời giúp các em hình thành nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn. Trong bộ môn Ngữ văn, phần đọc- hiểu văn bản văn học là khâu rất quan trọng trong quá trình dạy - học ở trường Trung học phổ thông. Là giáo viên Ngữ văn, tôi luôn trăn trở giúp học sinh tiếp cận văn bản một cách hiệu quả nhất.
	Trong chương trình văn học ở THPT và THCS đều có mặt các tác phẩm thuộc vào loại xuất sắc và quan trọng của nhà văn Kim Lân: Vợ nhặt và Làng. Là một giáo viên dạy Ngữ văn ở THPT, mỗi lần giảng dạy trên lớp, đối với tôi tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là nguồn cảm hứng vô tận. Song có lẽ còn một lý do nữa: Vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm đã nhiều thế hệ độc giả khai thác, khám phá nhưng vẫn còn những nguồn chưa ai khơi nằm sâu khuất ở đâu đó, thách đố người đọc. Vẻ đẹp ấy đã cuốn hút và thôi thúc tôi nghiên cứu các truyện ngắn Kim Lân. Trong các sáng tác của ông, hình ảnh những người dân ngụ cư và xóm ngụ cư luôn hiện lên như một ám ảnh. Đi sâu tìm hiểu đề tài: Đề xuất khai thác vấn đề: Thân phận người ngụ cư trong sáng tác Kim Lân, chắc chắn sẽ giúp tôi vững vàng hơn trong công việc giảng dạy tác Vợ nhặt nói riêng và công việc dạy Ngữ văn nói chung.
II. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
	- Ngữ văn là một bộ môn khoa học xã hôi, nhân văn rất then chốt trong quá trình giáo dục, vừa cung cấp kiến thức, công cụ để phục vụ học tập và cuộc sống; đồng thời giúp các em hình thành nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn. Bộ môn này không chỉ giúp học sinh nhận thức mà còn giáo dục chân, thiện, mỹ.
	- Phương pháp dạy học văn bao giờ cũng có tính khoa học và thực tiễn nhằm phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học, học sinh là trung tâm; từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Phương pháp dạy học văn có hiệu quả tối ưu giúp “ chủ thể sáng tạo – học sinh” đi sâu vào bản chất văn học khám phá cái hay, cái đẹp, tính nghệ thuật  qua từng tác phẩm, vừa khơi dậy tình cảm cao quý, tính thẩm mĩ hoàn thiện nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. 
2. Cơ sở thực tiễn:
	Trong xã hội hiện đại nhịp sống nhanh, học sinh và giới thanh niên đang sống trong thời kì bùng nổ thông tin với các thiết bị nghe nhìn hiện đại vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ học sinh không mặn mà với môn Ngữ văn, kể cả những tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó , một bộ phận học sinh không chỉ chưa ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của môn Ngữ văn mà còn chạy theo “ mốt” thời thượng học lệch, học vụ lợi theo các môn thi đại học nên trong giờ học “ nông nổi giếng khơi”
	Đã có không ít các bài tiểu luận nghiên cứu đề cập đến các sáng tác của Kim Lân trên khá nhiều phương diện.
	1. Loại bài viết khái quát về truyện ngắn Kim Lân thường tập trung vào một số vấn đề, phương diện cơ bản: Quan niệm về truyền ngắn, quan niệm sáng tác của Kim Lân, đề tài, thế giới nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ 
	2. Bên cạnh những bài viết đánh giá khái quát về truyện ngắn Kim Lân còn phải kể đến những bài phân tích, bình giảng một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn này, đặc biệt là hai tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường.
	- Bài Phân tích tác phẩm Vợ nhặt trong "Để học tốt văn 12"
	- Bài viết "Sự sống đối mặt với cái chết" của nguyễn Thị Thanh Cảnh trong "Tiếng nói tri âm" tập 1.
	- Bài viết "Bóng tối và ánh sáng trong câu chuyện vợ nhặt" của Trần Đồng Minh "Tiếng nói tri âm" tập 1.
	- Bài "Tác giả Kim Lân trong hình tượng người đàn bà không tên trong Vợ nhặt" của Trịnh Trích Ba bài "Bình giảng văn 9".
	- Bài viết "Đói khát và hạnh phúc "của nhà giáo Đỗ Kim Hồi trong "Nghĩ từ công việc dạy văn" - NXB Giáo dục. H.1998.
	- Bài viết "Vợ nhặt - một bài ca sự sống" của Chu Văn Sơn, đăng trên Văn học tuổi trẻ, số 2 - 2002.
	Như vậy, các công trình nghiên cứu về Kim Lân đã rất phong phú và đa dạng. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về Thân phận những người ngụ cư trong sáng tác của nhà văn. Đây vừa là thách thứ, vừa là thuận lợi, nó thôi thúc tôi mở rộng một hướng đi mới đến với tác phẩm của Kim Lân.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
	- Đề tài tập trung vào nhận diện, phân tích và chứng minh vấn đề: Thân phận người ngụ cư trong sáng tác của Kim Lân.
	- Đối tượng khảo sát: 25 Truyện ngắn của nhà văn Kim Lân được in trong Tuyển tập Kim Lân (Lữ Huy Nguyên tuyển chọn - NXB văn học, 1966) và Kim Lân - Tác phẩm chọn lọc (NXB Văn học ,2004)
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
	Với đề tài và đối tượng nghiên cứu trên, sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương thức khảo sát, thống kê, phân loại.
	- Phương pháp phân tích tác phẩm.
	- Phương pháp so sách.
B. NỘI DUNG
	I. Khái lược một số phương pháp phát huy sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn học.
1. Phương pháp đọc diễn cảm
	Tuỳ theo dung lượng của một tác phẩm văn học để tiến hành đọc những phần then chốt hay cả văn bản nhằm gây ấn tượng và cảm hứng cho người học. Đọc diễn cảm thong qua chất giọng, ngữ điệu, âm điệucủa người đọc khơi dậy rung cảm và xúc -đông thẩm mĩ trong tâm hồn học sinh. 
Đọc diễn cảm kích thích quá trình tâm lí cảm thụ, chi giác tưởng tượng ,cảm xúc, đưa người đọc vào thế giới của tác phẩm tạo nên trạng thái tâm lí cần có khi đọc hiểu một tác phẩm văn học.
	2. Phương pháp so sánh trong quá trình đọc hiểu một tác phẩm văn học 
	Xác định nguyên tắc so sánh ,tiêu chí so sánh để thấy được điểm giống và khác nhau về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học .Từ đó giúp học sinh tìm hiểu được nét đẹp riêng trong từng văn bản nghệ thuật , mỗi tác phẩm nghệ thuật là một bông hoa có hương , sắc riêng trong làng văn học nghệ thuật. 
	Hiệu quả của phương pháp so sánh trong giờ đọc hiểu một tác phẩm văn học 
	So sánh là một trong ngững phương pháp hiệu quả khi tìm hiểu một tác hẩm văn học nhằm phát hiện vẻ đẹp độc đáo của bài thơ ,bài văn và cá tính sáng tạo phong cách nghệ thuật riêng biệt của mỗi người nghệ sĩ. Phương pháp này còn giúp người học sinh rèn luyện các thao tác nghị luận ; đặc biệt là thao tác so sánh khi học văn. So sánh là một trong những phương pháp quan trọng và hữu hiệu trong phân tích văn học được khẳng định và hoàn thiện rong thực tiễn nghiên cứu và học tập môn Ngữ văn. Giáo viên khi sử dụng phương pháp này phải tuân thủ thủ nghiêm ngặt tính khoa học và tính nghệ thuật khi giảng dạy một tác phẩm văn học.
	3.Phương pháp đọc hiểu nêu vấn đề khi giảng dạy một tác phẩm văn học 
	Để tạo hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy một tác phẩm văn học và tạo hứng thú , niềm say mê cho học sinh thì bản thân giáo viên phải tạo được không khí , môi trường giàu chất văn chương. Một trong những phương pháp là tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách chuần bị một hệ thống câu hỏi có vấn đề , tác động đến tư duy ,tâm thế , thái độ của người học. Từ đó , giúp học sinh học tập chủ động ,tích cực trở thành nhân vật trung tâm trong giờ học tác phẩm.
Đi sâu vào phương pháp này giáo viên tuân thủ theo cơ chế : giáo viên đặt vấn đề - học sinh chi giác – giáo viên tổ chức quá trình giải quyết vấn đề . Trong quá trình đó , học sinh nắm kiến thức phương pháp giải quyết vấn đề buộc học sinh phải động não , tư duy , thái độ tích cực trong quá trình trả lời các câu hỏi. Hệo tống câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên luôn có tính chất gieo mầm 
 	 Ví dụ : truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, khi hỏi về nhan đề , giáo viên nên đặt những câu hỏi sau:
 	? Tại sao tác giả Nam Cao lại không chấp nhận cái tên Đôi lứa xứng đôi do nhà xuất bản tự đặt cho truyện ngắn Chí Phèo của ông.
 	 ? Hai nhan đề truyện Chí Phèo và Đôi lứa xứng đôi phản ánh hai quan niệm khác nhau của người đặt tên truyện như thế nào.
Đúng như Mác từng nói: Vấn đề chỉ xuất hiện khi nào đã hình thành các điều kiên để giải quyết chúng.
	4. Phương pháp gợi mở
	Giờ dạy văn, học văn có được cái không khí tâm tình , trao đổi thân mật về những vấn đề cuộc sống do nhà văn nêu lên. Mối lien hệ giữa nhà văn, giáo vien, học sinh được hình thành ngay trong lớp học, điều mà các giờ dạy theo phương pháp diễn giảng khó thực hiện được.Thế giới học sinh ít xa lạ với giáo viên. Từ đó tính cách , trí tuệ tâm hồn ,tình cảm của mỗi cá nhân học sinh được bộc lộ rõ dệt trong quá trình đàm thoại .
	Phương pháp gợi mở được thực hiện chủ yếu qua hệ thống câu hỏi giúp giáo viên và học sinh cùng tương tác , bản thân người học không chỉ tiếp thu tri thức văn học mà còn hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp ,tự tin hoà đồng .hiệu quả của phương pháp này là giúp học sinh phát triển cả trí tuệ lẫn tâm hồn . 
	5. Phương pháp giảng bình
	Giảng và bình là những thao tác quen thuộc trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn . Đây là phương pháp đặc thù nhằm khắc sâu kiến thức gây ấn tượng mạnh mẽ khơi gợi các rung cảm trong tâm hồn học sinh . Tuy nhiên nguyên tắc giảng bình phải vừa phải khéo léo , người giáo viên phải để một “khoảng trống” để người học tự suy ngẫm , thẩm văn để nắm được cái hay cái đẹp trong một tác phẩm văn học 
	6. Để phát huy sự sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh cũng như kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên cần vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới vào giờ đọc văn, như phương pháp thảo luận nhóm, giao dự án, kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, mảnh ghép
	7. Phương pháp tổng hợp kết hợp các thao tác
	a. Trong giờ giảng văn, trước khi giảng giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế thoải mái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phẩm, vào bài dạy một cách hứng thú.
 b. Phải khơi gợi ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú từ những gì đã có trong văn bản ngôn từ của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi có khả năng tạo được tâm lí thoải mái trong tư duy của các em khi tiếp cận tác phẩm ở các dạng câu hỏi từ khái quát đến cụ thể, từ khẳng định đến gợi mở, định hướng.     
	c.Trong giảng văn, giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Với giọng đọc của mình, giáo viên có thể đã và đang truyền thụ được cái hồn của tác phẩm cho học sinh. Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã có thể thấy mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy nhưng gì cần lĩnh hội. Tuy nhiên không chỉ có thầy đọc mà thầy phải có trách nhiệm tập luyện cho học sinh thói quen đọc đúng, đọc diễn cảm  văn bản bởi vì đầu chính là khâu đầu tiên giúp học sinh cảm nhận tác phẩm văn chương bằng chính giọng đọc của mình để cảm thụ đúng , hay của tác phẩm. 
 d. Trong giờ giảng văn, để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo viên còn phải cố gắng tập cho học sinh rèn luyện các kỹ năng cần thiết khi chuẩn bị ở nhà và khi học giờ đọc hiểu tác phẩm ở lớp. 
	- Kỹ năng đọc tác phẩm cẩn thận, kỹ càng, đọc đúng đọc, diễn cảm để tự cảm nhận tác phẩm, đồng thời với việc đọc có suy nghĩ là thói quen gạch chân và ghi lại những đoạn hay của tác phẩm.
	- Kỹ năng đọc thuộc  tác phẩm, ghi nhớ, suy ngẫm tác phẩm, những câu đoạn mà mình tâm đắc nhất.
	- Kỹ năng liên tưởng, liên hệ với những vấn đề, những tác phẩm khác có liên quan đến những giá trị cơ bản trong tác phẩm đang học.
	- Kỹ năng khắc cốt ghi tâm các vấn đề then chốt khi cảm nhận phân tích tác phẩm.
	- Kỹ năng cảm thụ, “ mổ xẻ” tác phẩm theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh không máy móc thụ động; phải tập trung suy nghĩ, phát hiện những điều mới lạ ở tác phẩm khi cảm nhận nó qua sự dẫn dắt gợi ý của thầy cô, có nghĩa là phải có sự cảm nhận của riêng mình, biết thẩm văn theo khuynh hướng nghệ thuật.
	- Kỹ năng đọc- hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại, đặc trưng thi pháp.
	e. Để giờ đọc- hiểu tác phẩm hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh thì bản thân người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong nhiều vai trò vừa là nhà sư phạm, vừa là người nghệ sĩ, vừa là nhà kĩ thuật khó léo trong cách tổ chức, dẫn dắt và đặt câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh khá giỏi, trung bình, yếu kém.
 h. Để giúp học sinh có được sự sáng tạo trong giờ đọc hiểu tác phẩm, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh đi theo con đường thi pháp học nởi vì thi pháp học sẽ giúp học sinh hiểu đúng, nhanh chóng phát hiện ra những điểm sáng thẩm mỹ ở tác phẩm. Muốn vậy, người thầy phải nắm và vận dụng linh hoạt, vững vàng lý luận thi pháp trong quá trình giảng dạy.
	II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ XÓM NGỤ CƯ VÀ NGƯỜI NGỤ CƯ 
Không gian sống của những người ngụ cư.	
 Nhà văn Kim Lân miêu tả cuộc sống muôn màu muôn vẻ của người dân quê trong làng mạc, thôn xóm ngày xưa. Không gian làng Việt cổ truyền bao gồm những làng lâu đời và những xóm ngụ cư.
	a. Làng quê gốc gác lâu đời.
	Những làng quê gốc gác lâu đời là nơi sinh sống của dân địa phương. Đầu tiên có thể do một người, hay một nhóm người đến khai khẩn đất hoang rồi sinh cơ lập nghiệp, dần dần phát triển thành làng. Người đầu tiên ấy được dân thờ làm thành hoàng làng. Về mặt địa giới, một làng ở đồng bằng thường được đánh dấu bằng lũy tre làng bao bọc quanh làng trong sáng tác của Kim Lân, thấy có hai trường hợp khá nhất quán: Trường hợp thứ nhất, khi nói về các thú chơi của những người dân trong làng xa xưa kia, hoặc tinh thần thượng võ ở một số nhân vật, nhà văn gọi tên làng bằng hầu hết những tên chữ trang trọng làng Trang Liệt, Đại Đình, Hạ Dương (Đôi chim thành), Cẩm Giang, Từ Sơn, Đình Tràng, Phù Ninh, Đồng Kỵ ( Cầu đánh vật)
	Tất cả những cái tên đó đều được gọi bằng tên chữ, do các bậc Nho học của làng đặt tên. Những loại tên này thường có sau tên nôm mà người dân đã đặt ngày từ ngày mới lập làng. Những cái tên đó là mang màu sắc sang trọng nhất định. Còn nơi ở của những người ngụ cư thường không có tên hoặc những tên nôm phù hợp với thân phân của họ.
	b. Xóm ngụ cư:
	Trong sự phân định của người dân xưa, mọi khoảnh đất mới nằm xa làng chính hoặc ở rìa làng được gọi là xóm trại, xóm mới hoặc xóm ngụ cư. Đó là nơi sinh sống của những đôi vợ chồng trẻ được bố mẹ cho ra ở riêng, hoặc có thể là những người dân ngụ cư xin đến ở. Nếu làng chính thường có tên chữ Hán trang trọng thì xóm ngụ cư hoặc xóm làng bất kỳ nào đó gắn liền với những nhân vật "đầu thừa đuôi thẹo", thường không có địa danh, hoặc nếu có hầu hết là tên nôm. Nơi anh Tràng sinh sống là "Xóm ngụ cư", có nghĩa là lấy tên của những thân phận có tính đẳng cấp trong xã hội để có tính đẳng cấp trong xã hội để làm tên gọi cho xóm. Nói về làng của người chú dượng, của người dì nghèo khổ, bất hội được bằng cái tên Trại Han. Cái tên "Trại Han" gọi nên trong tâm thức người đọc một nơi hẻo lánh, heo hút, đặc biệt phù hợp với thận phận như người dì có thân phận bọt bèo. Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà nhà văn đã chọn cái tên địa danh như vậy. Cái khung cảnh xóm ngụ cư vốn đã ở những nơi hẻo lánh, biệt lập với các chòm xóm chính cư, trong Vợ nhặt, lại vào cơn đói kém, trông mới tiêu điều làm sao trong một buổi chiều: "Con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến:, "Cái xóm ngụ cư tồi tàn ấy", "Không khí vẩn lên mùi ấm thối của rác rưởi và mùi gây gây của xác người" "(Vợ nhặt). Đó là không gian của bóng đen, của cái chết, nặng mùi tử khí. Tất cả cái không gian ngụ cư trong mọi trường hợp miêu tả của Kim Lân cũng như mảnh đất "Đầu thừa đuôi thẹo" và đều dành cho loại những nhân vật "Đầu thừa đuôi thẹo" sống chết, làm lụng, vui buồn, hy vọng ở đó.
III. THÂN PHẬN NGƯỜI NGỤ CƯ TRONG SÁNG TÁC CỦA KIM LÂN 
1. Quan niệm về người ngụ cư:
 Trở lại lịch sử làng xã nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám/ 1945 , ta thấy cơ cấu dân cư làng quê có hai loại người: Quan lại và dân chúng, Bọn quan lại có những người trong Hội đồng kỳ mục và Hội đồng chức dịch. Dân chúng lại có hai loại: Dân chính cư và dân ngụ cư. Dân ngụ cư là dân xứ từ nơi khác đến xin ngụ tại làng. Họ bị dân chính cư cho rằng đó là loại người có hành tung không rõ ràng, hoặc đầu trộm đuôi cướp, hoặc "trai trốn chúa, gái lộn chồng" hoặc phải "thành tích bất hảo" ghê gớm lắm nên bị quê hương ruồng bỏ, hoặc không còn đất sống nên phải tha hương. Trong cái nhìn của dân chính cư, đám ngụ cư bị xem thường, chịu cái nhìn định kiến khá nặng nề. Họ buộc phải làm những công việc hèn mọn như làm thuê làm mướn, làm mõ, thậm chí ăn xin ăn mày, nơi ở của họ thường là nơi rìa làng, đầu bãi , mom sông, những nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi, đất xấu, người thưa, trộm cắp hoành hành, Họ phải thực hiện tất cả nghĩa vụ đóng góp đối với làng như lao dịch, công ích, thuế khóa. Nhưng về quyền lợi không được gì hết. Một người dân ngụ cư muốn trở thành dân chính cư phải đáp ứng mấy điều kiện sau: trải qua ba đời ở làng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với dân làng, và phải có một số lượng tài sản nhất định để sung quỹ và khao vọng. Có những cảnh như ra đường người ngụ cư gặp chào người chính cư nhưng không được đáp lại; hoặc khi đi ăn cỗ đám thứ chính cư không thèm ngồi với dân ngụ cư. Nhà dân chính cư không gả con cho dân ngụ cư. Xưa có câu "Ruộng đầu chợ, vợ giữa làng" được hiểu: Những gia đình sống giữa làng mới là dân chính cư gốc gác lâu đời, có "máu mặt" ở làng; còn những gia đình sống ở rìa làng thường là những người hèn mọn, hoặc dân ngụ cư.
	Nói chung, dân ngụ cư là một loại người không những bị bọn cường hào lý dịch ở nông thôn bóc lột, đầy đọa, mà còn bị ngay khi đại đa số dân chính cư khinh miệt, áp chế. Từ tình cảnh như vậy, nên không ít những ngụ dân cư đã bị dồn ép, bị đẩy vào con đường thoái hóa thậm chí đổ đốn nhân cách. Trong tập phóng sự việc làng của Ngô Tất Tố, cái án ông cụ, tác giả miêu tả vụ án mạng chỉ vì người chính cư khinh người ngụ cư, người ngụ cư tìm cách trả thù bằng quyền lực, mưu mẹo; cuối cùng người ngụ cư là Quản Thi đã bị đâm chết. Cái định kiến truyền kiếp của người dân chính cư đối với dân ngụ cư là một hiện tượng tâm lý có tính tiêu cực của làng quê Việt Nam xưa kia. Và nó còn kéo dài sang đời sống hiện đại và nhiều chuyển biến phức tạp.
	2. Bóng dáng con người tác giả - một thân phận ngụ cư
	- Như trên kia đã đề cập, vấn đề làng ngụ cư và thân phận ngụ cư đã trở thành nổi ám ảnh của nhà văn Kim Lân. Chẳng thế mà còn không ít truyện, ông đã đề cấp trực tiếp hoặc gián tiếp câu chuyện ngụ cư liên quan đến mỗi phận người.
	Kim Lân là người làng Phù Lưu (tên nôm là Chợ Giầy) thuộc huyện Từ Sơn - Bắc Ninh. Đây là vùng quê có cơ cấu hành chính và địa vị điển hình của làng quê Bắc Bộ. Qua sáng tác của Kim Lân ta thấy được vẻ đẹp của miền quê văn hóa Kinh Bắc. Nhưng đồng thời, nhà văn cũng cho ta thấy những thống khổ của người nông dân nơi đây. Viết về Kim Lân, Nguyên Hồng đã nhận xét ông là "Con đẻ của đồng ruộng" mẹ ông quê Kiến An - Hải Phòng theo chồng về Phù Lưu- Kinh Bắc. Nhà văn Kim Lân cũng lại trần tình thêm về ngụ cư và các nhân vật ngụ cư trong tác phẩm của mình. Ông kể: “Bà cụ Tứ chính là hình ảnh của mẹ tôi. Mẹ tôi là vợ ba của bố tôi, lại là dân ngụ cư quê gốc ở Kiến An, Hải Phòng làm thợ cấy phiêu bạt khắp nơi. Cho nên mẹ bị gia đình chồng hết sức coi thường. Mẹ phải hầu hạ như một vú em trong nhà. Không ai xem mẹ là vợ của bố cả! Những người con hai bà lớn của bố tôi đều gọi mẹ tôi là "chị Tam". Hồi nhỏ cứ đinh ninh Tam là tên thật của mẹ, chứ không hề biết do mẹ tôi là bà Ba. 	Sau cách mạng tháng Tám, tôi mới biết mẹ tôi là Náng (ông ngoại tôi tên là Nếnh) còn dì tôi tên Mủng. Dì Mủng củng chính là nhân vật dì Han trong truyện Người cha Dượng của tôi . Nếnh. Náng. Mủng - chỉ thấy cái tên thôi là biết thân phận thấp hèn. trôi nổi của dân ngụ cư lúc đó (văn chương như một thứ tôn giáo - Kim Lân). Thân phận ngụ cư trở thành một ám ảnh buồn bả trong thế giới tin

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_de_xuat_khai_thac_van_de_than_phan_nguoi_ngu_cu_trong_s.docx
  • docbia sang kien kinh nghiem 2016.DOC