SKKN Dạy học văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác theo hướng tích hợp

SKKN Dạy học văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác theo hướng tích hợp

 Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và quá trình tiếp nhận là một khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành - tác giả để tự mình có một cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông qua khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tôi có ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngôn từ từ nhiều góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.

 Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp tích hợp. Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong một tiết dạy vừa dạy kiến thức vừa dạy kỹ năng sống vừa dạy cách làm người. Không những thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thu hút hơn đối với người tiếp nhận.

 

doc 17 trang thuychi01 13305
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác theo hướng tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU	
1.1. Lý do chọn đề tài
 Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và quá trình tiếp nhận là một khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành - tác giả để tự mình có một cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông qua khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tôi có ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngôn từ từ nhiều góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.
 Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp tích hợp. Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong một tiết dạy vừa dạy kiến thức vừa dạy kỹ năng sống vừa dạy cách làm người. Không những thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thu hút hơn đối với người tiếp nhận. 
 Từ góc độ thực tiễn, tôi chọn văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” bởi thông thường văn bản này được tiếp cận ở góc độ thể loại, trong khi đó để hiểu sâu sắc nội dung của văn bản cần kết hợp rất nhiều tri thức khác nhau về địa lí, lịch sử, y học, hội họa Do đó việc tìm hiểu và thưởng thức một tác phẩm kí thời trung đại còn vấp phải những rào cản nhất định. Bởi vậy, để hiểu rõ những tầng ẩn nghĩa sâu xa của tác phẩm, giáo viên không những phải nắm bắt rõ đặc trưng thể loại mà còn phải biết tích hợp với những kiến thức liên môn học để giúp học sinh thẩm thấu sâu sắc giá trị cũng như nét độc đáo của bài thơ. Hướng đến việc thực hiện được yêu cầu đó là một động lực khiến tôi nghiên cứu đề tài “Dạy học văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác theo hướng tích hợp ”
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” theo phương pháp tích hợp để giúp các em chủ động trong học tập và tiếp nhận văn bản một cách khoa học và sâu sắc hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Học sinh lớp 11B3, 11B8 trường THPT Như Thanh năm học 2016-2017. 
- Văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” (Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD, năm 2007 )
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh....
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
1.5. Điểm mới của đề tài
Với đề tài “Dạy học văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác theo hướng tích hợp” tôi đã tiếp cận, soi rọi văn bản từ nhiều góc độ như góc độ lí luận văn học, lý thuyết thi pháp thể loại,. để đổi mới cách dạy tác phẩm. Mặt khác, qua đề tài với sự tích hợp cùng nhiều phân môn, nhiều ngành khác nhau từ lý luận văn học đến lịch sử, địa lí hay âm nhạc, hội hoạ.., tôi giúp học sinh có một cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn về tác giả và tác phẩm nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp nhận văn bản “Vào phủ chúa Trịnh”. Từ đó, tôi mong muốn mang đến cho các em một không khí lớp học sôi nổi để các em hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong cách tiếp nhận một văn bản kí sự. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
2.1.1. Đặc điểm của tiếp nhận văn học
Văn học tồn tại trong một chu trình: tác giả - tác phẩm – độc giả. Bởi vậy hoạt động tiếp nhận có vai trò quyết định đến sự tồn tại văn học. Tiếp nhận văn học là hoạt động đọc hoặc nghe để thưởng thức tác phẩm, chiếm lĩnh giá trị văn học với mục đích giải trí, tìm hiểu nghiên cứu, học tập hoặc bồi dưỡng năng lực sáng tác. Thông qua ngôn từ người đọc dùng trí tưởng tượng của mình, bồi đắp những khoảng trống để dựng lên một thế giới sinh động hoàn chỉnh, nhờ đó mà hiểu biết đối tượng được thể hiện, thưởng thức cái hay, cái đẹp và hiểu được tiếng nói của tác giả.
Cùng một tác phẩm nhưng mỗi người đọc khác nhau lại có cách tiếp nhận khác nhau do sự chi phối của tuổi tác, trình độ, sở thích, tâm trạngDo đó mỗi bạn đọc ó một tác phẩm cá biệt trong thế giới tinh thần của mình sau khi chiếm lĩnh. Khoảng cách, sự thiếu tương đồng giữa nhà văn với bạn đọc là do sự cảm thụ thế giới và cách nhìn hiện thực. Một tác phẩm có thể có nhiều cách hiểu nhưng cách hiểu nào phổ biến nhất thì tạm thời được chấp nhận. Do trình độ thưởng thức mà nảy sinh “tầm đón nhận”. Tầm đón nhận được hiểu là vốn tri thức, hiểu biết về văn chương, vốn sống và sự từng trải. Tầm đón nhận của người đọc làm cho họ không thể hoặc có thể đánh giá được mức độ sáng tạo và sự tiến bộ trong văn học, trong đó có thái độ từ chối tác phẩm. Tầm đón nhận được nâng cao dần trong quá trình học tập và tích lũy. Bởi vậy khi tiếp cận những tác phẩm văn học trung đại, việc trang bị những kiến thức cơ bản nhất về thời đại văn học này sẽ có giá trị không nhỏ làm nền tảng cho học sinh THPT hiểu một cách sâu sắc những tác phẩm văn học cổ 
2.1.2. Dạy học tích hợp - nhu cầu tất yếu trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở nhà trường hiện nay.
Khái niệm tích hợp (integration) được hiểu là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong thực tế có khá nhiều loại tích hợp như tích hợp theo phân môn, đa môn và xuyên môn. Người giáo viên phải biết lồng ghép kiến thức nhiều phân môn, nhiều môn để tạo sự phong phú cho bài dạy.
Tích hợp là một thuật ngữ khá mới nhưng đã trở thành một nhu cầu tất yếu của thời đại và cũng là xu hướng chính của nền giáo dục hiện đại. Nó xuất phát từ yêu cầu đưa học sinh trở thành đối tượng trung tâm trong giờ học cũng như trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Mặt khác, việc dạy học tích hợp cho phép học sinh chủ động sáng tạo trong tiếp nhận, phối kết hợp nhiều yếu tố trong một bài học cũng như vận dụng những hiểu biết của mình để tìm hiểu, khai thác tác phẩm văn học. Nó góp phần xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống. Dạy học tích hợp thực sự là một phương pháp mới mẻ, mang tính hiệu quả cao trong việc giảng dạy ở trường THPT hiện nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng của giáo viên
Trong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới, nền giáo dục Việt Nam cũng đang khoác lên mình một tấm áo mới năng động hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các thầy cô giáo hưởng ứng nhiệt tình, nhiều thầy cô đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong từng tiết dạy thắp lên ở các em ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, đam mê văn chương. Song không phải ai cũng ý thức được vai trò của sự đổi mới do đó sự thay đổi trong phương pháp dạy và tính hiệu quả chưa cao, ít nhiều còn thiếu tính đồng bộ. 
Hơn nữa nguồn tài liệu hướng dẫn đổi mới và các trang thiết bị dạy học trong nhà trường còn hạn chế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa mấy mặn mà với môn ngữ văn. Không chỉ có vậy, nhiều giáo viên chưa thấy được vai trò quan trọng của phần văn học trung đại nên đôi khi còn dạy mang tính chiếu lệ, chưa thực sự đầu tư tâm huyết và thời gian. Mặt khác, có những thầy cô chỉ chú trọng phần khai thác nội dung mà xem nhẹ tính chất thể loại, chưa có cách dạy thu hút được học sinh.Thiết nghĩ mỗi thầy cô cần thay đổi cách nghĩ, cách dạy để biến mỗi giờ dạy văn học thành một giờ học hứng thú và ý nghĩa.
2.2.2 Thực trạng của học sinh 
Đa phần học sinh không có hứng thú với phần văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều lí do, như:
- Học sinh ngày nay có vốn từ Hán Việt rất hạn chế. Đến với văn học trung đại các em lập tức vấp phải hàng rào ngôn ngữ, những điển tích, điển cố, những thi liệutất cả đều xa lạ khó hiểu, điều này là một nguyên nhân làm giảm đi sự yêu thích hứng thú ở các em
- Học sinh còn học tập một cách khuôn mẫu, thụ động, chưa phát huy tính chủ động, tích cực khi tiếp cận tác phẩm. Một bộ phận giáo viên cũng xem nhẹ tầm quan trọng của phần văn học trung đại Việt Nam, những lí do này khiến văn học cổ trở thành mọt món ăn tinh thần thiếu tính hấp dẫn với cả người dạy lẫn người học.
Trong đó phải kể đến nguyên nhân khoảng cách văn hóa –lịch sử quá lớn, khiến không chỉ học sinh mà cả giáo viên cũng khó hình dung được bối cảnh thời đại, khó nắm bắt được những quan niệm cũng như suy nghĩ của cha ông, từ đó hạn chế trong tiếp nhận và cảm thụ những giá trị quý báu của các tác phẩm văn học cổ.
Từ những thực trạng trên, tôi vô cùng trăn trở và mạnh dạn đề ra một số giải pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” để biến tiết học trở thành một giờ khám phá thú vị cũng như giúp học sinh hiểu hơn về tài năng độc đáo của Lê Hữu Trác.
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp 1: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 
 Để có một bài giảng hoàn chỉnh và hấp dẫn lôi cuốn, học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động sáng tạo thì khâu chuẩn bị được xem như một phần quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, trước khi dạy văn bản Vào phủ Chúa Trịnh tôi đưa ra một số cách để học sinh chuẩn bị bài trong một tuần như sau:
* Biện pháp thứ nhất: Giao cho học sinh trả lời một hệ thống câu hỏi bám sát sách giáo khoa, câu hỏi mở, mang tính cảm thụ. 
- Trình bày hiểu biết về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”. Thử lí giải ý nghĩa của biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông
-  Tác giả có suy nghĩ như thế nào khi lần đầu tiên thấy được những quang cảnh nơi phủ Chúa?
- "Vào phủ chúa Trịnh" tác giả không chỉ miêu tả cuộc sống cao sang nhà chúa mà còn ám chỉ một cách hài hước mỉa mai về sự xa hoa cũng như thái độ lộng quyền của chúa Trịnh. Bằng cảm nhận của mình em hãy chỉ ra những chi tiết chứng minh biểu hiện lộng quyền của nhà Chúa?
-  Hình ảnh thế tử Trịnh Cán được bao bọc trong no ấm, nhung lụa gợi cho em suy nghĩ gì về cách sống của một số lớp người trẻ thời hiện đại?
- Từ cách khám chữa bệnh của thần y Lê Hữu Trác cho em hiểu biết thêm gì v Tâm tư của Lê Hữu Trác khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?
- Danh y Lê Hữu Trác là một tấm gương sáng người về y đức, xứng đáng với sự tôn vinh "lương y như từ mẫu". Từ tấm gương của người xưa em có suy nghĩ gì về y đức ngày nay? 
* Biện pháp thứ hai: Tích hợp với công nghệ thông tin khi hướng dẫn các em tìm tài liệu tham khảo để bổ trợ kiến thức.
Thời đại công nghệ thông tin là thời đại cho phép học sinh không chỉ chuẩn bị bài bằng sách vở mà còn có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình bằng cách tìm hiểu thông tin trên mạng. Tuy nhiên, nhiều thầy cô ít chú trọng đến vấn đề này. Riêng với tôi, khi tiến hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài học tôi thường hướng dẫn học sinh tham khảo trước các cuốn sách, các bài viết về tác giả, tác phẩm trên mạng internet. Học sinh chỉ cần gõ Google rồi gõ Lê Hữu Trác hoặc Vào phủ Chúa Trịnh và tìm đọc các bài viết về tác giả, tác phẩm.
Ví dụ:
Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác
	Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác, một nho gia và danh y Việt Nam vào cuối đời Hậu Lê. Ông sinh năm 1721, người xã Liêu xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương (nay thuộc phủ Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông thuộc dòng dõi một gia đình có nhiều đời đại đăng khoa. Cha và chú đều đỗ tiến sĩ và làm quan đến đại thần. Lúc còn trẻ, ông đã nổi tiếng hay chữ. Đến năm 20 tuổi, gặp buổi nhiễu nhương, chúa Trịnh Giang độc đoán, giặc giã nổi lên khắp nơi, ông quyết định xếp bút nghiên theo việc đao cung. Đang ở trong quân ngũ, ông phải về quê ngoại là huyện Hương Sơn (thuộc tỉnh Hà Tĩnh bây giờ) để thay người anh thứ năm phụng dưỡng mẹ già. Tại Hương Sơn, ông mắc phải một chứng bệnh dai dẳng, may nhờ một y sĩ họ Trần cứu chữa. Từ đó, ông quyết định rời bỏ quan lộ, dốc lòng nghiên cứu y học, trở thành một y sĩ có tiếng. Ông mở trường dạy y học và trước tác một bộ sách y khoa đồ sộ: Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh. Năm 1782, ông được quan Chính Đường (Huy Quận Công Hoàng Đình Bảo) tiến cử lên kinh đô chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán (con chúa Trịnh Sâm và Tuyên Phi Đặng Thị Huệ). Tuy việc chữa bệnh không thành, ông đã phải ở kinh đô trong khoảng một năm. Cũng may là ông về nhà kịp trước khi xảy ra loạn Kiêu Binh, mở đầu một thời kỳ đại loạn trong lịch sử Việt Nam, kéo dài đến năm 1802 mới chấm dứt. Sau khi về, ông ghi lại những điều mắt thấy tai nghe tại kinh đô trong cuốn tùy bút “Thượng kinh ký sự”. Sách này thường được in trong phần phụ lục của Y Tông Tâm Lĩnh. Ông mất năm 1791
Thượng kinh kí sự - một tác phẩm đặc sắc thời trung đại 
“Thượng kinh kí sự" là tập 65, tập cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”. Tác giả viết bằng chữ Hán có điểm xuyết vào một số bài thơ, ghi lại một chuyến đi từ Hương Sơn, Hà Tĩnh ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán. 
Nhận được chỉ triệu của Trịnh Sâm, ông tâm sự: “Cây kia có hoa nên bị hái, người ta có cái hư danh nên phải lụy về chữ danh”. Cuốn kí sự ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả đến Thăng Long, vào phủ chúa chữa bệnh cho Thế tử, kể lại những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ nơi đế đô kinh kì. Ý muốn trở về núi của ông cuối cùng được chấp nhận, ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng không bị danh lợi mê hoặc. Ra đi thung dung, trở vẻ ngất ngưởng” Đoạn cuối tập kí sự ông kể việc ông từ Thăng Long về thăm làng Liêu Xá, nơi quê cha đất tổ sau mấy chục năm xa cách, trước khi về lại Hương Sơn. “Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến. trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ. “Thượng kinh kí sự” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán rất đặc sắc và độc đáo của văn học trung đại Việt Nam.
Trong văn học lịch triều, đây là một thiên kí sự hiếm có. Các nhà nho xưa ít khi nói về mình. Nhưng trong cuốn này, tác giả đã không ngại để cái “Tôi” đóng một vai trò quan trọng. Ngoài ra, ông còn ghi lại những bài ngâm vịnh cùng nhiều danh sĩ tại kinh đô. Vào năm 1924, bản dịch của Nguyễn Trọng Thuật đã được đăng trong Nam Phong Tạp Chí. 
2.3.2. Giải pháp 2: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Để giúp học sinh có một hành trình khám phá văn bản đầy thú vị, tôi đã ứng dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
*Biện pháp thứ nhất: Tích hợp với phân môn Lý luận văn học để cung cấp cho học sinh những kiến thức lý luận cơ bản về thể loại kí 
 Hành trình tiếp nhận “đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn là một hành trình khám phá thú vị nhưng cũng đòi hỏi người đọc có những định hướng tiếp nhận phù hợp dựa vào đặc trưng thể loại của tác phẩm. Để giúp học sinh dễ hiểu hơn và hứng thú hơn trong quá trình khám phá văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh”, tôi sẽ vận dụng các kiến thức từ phân môn lý luận văn học để cung cấp cho các em những kiến thức lý luận chung nhất về thể loại nhằm tạo “bước đệm” trước khi tìm hiểu tác phẩm. 
Ký sự là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại ký này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn. Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Ký sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét.
* Biện pháp thứ hai: Tích hợp Tích hợp bộ môn địa lí để giới thiệu cho học sinh về vị trí phủ chúa Trịnh
Phủ chúa Trịnh - vốn có danh xưng chính thức là Chính phủ hoặc Soái phủ  hoặc Nội phủ đã từng là một công trình kiến trúc đồ sộ vào bậc nhất thời Lê trung hưng. Được xây dựng trong thời gian một thế kỷ rưỡi (1592 - 1749), công trình này là một tòa thành, được xây bằng gạch, bao bọc nhiều cung điện, lầu các mà các đời chúa Trịnh đã lần lượt cho xây dựng. Ngoài ra, các chúa còn cho xây nhiều cung điện ngoài phủ.
Tra cứu các bản đồ cổ, so sánh các địa danh của Thăng Long thế kỷ 17-18 với bản đồ Hồng Đức (có từ trước khi có phủ chúa Trịnh-năm 1490 thời Lê sơ) và thư tịch cổ thì phủ Chúa Trịnh nằm ở phía Tây Nam hồ Gươm. Nhưng về vị trí cụ thể của phủ thì hiện nay đang có những giả thuyết khác nhau. Giả thuyết được nhiều người tán thành nhất: phủ Chúa là một hình chữ nhật tương ứng với các phố ngày nay: hai bề dọc là hai đoạn đầu phố Bà Triệu và phố Quang Trung, hai bề ngang là hai đoạn giữa phố Hai Bà Trưng và Trần Hưng Đạo, ngõ-xóm Hạ Hồi (Hà Hồi), trên phần đất khoảng các làng Vũ Thạch Tiểu, Vũ Thạch Hạ, Hồi Thuần tổng Tả Nghiêm, Phụ Khánh tổng Tiền Nghiêm huyện Thọ Xương phủ Phụng Thiên Thăng Long. Nằm ở phía nam hồ Tả Vọng, có ba cửa: Chính môn ở phía Nam, Tuyên Vũ môn ở phía Đông, Diệu Công môn ở phía Tây. Xung quanh phủ có tường thành xây bằng gạch bao bọc. Bên trong có nhiều cung điện, lầu gác lộng lẫy, xa hoa.
Di tích phủ Trịnh (thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) thời xưa được coi là hành dinh của nhà Trịnh mỗi lần về quê bái yết tôn lăng, đồng thời là công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Lê - Trịnh 
Di tích phủ Trịnh gắn với lễ hội thờ Minh khang thái vương Trịnh Kiểm - vị chúa đầu tiên của dòng họ Trịnh. Ông sinh năm 1503, mất ngày 18/2 âm lịch năm 1570. Ông vốn quê ở làng Sóc Sơn, Biện Thượng (hay Sóc Sơn, Bồng Thượng), là người có công sáng lập ra vương nghiệp nhà Trịnh. Các con cháu nối nhau làm chúa tới 12 đời, đã hình thành một gia đình phong kiến lớn từng được lịch sử nhắc đến với cụm từ “quyền khuynh thiên hạ”.
Tượng Minh Khang thái vương Trịnh Kiểm
*Biện pháp thứ ba: Tích hợp bộ môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được bối cảnh lịch sử thời vua Lê – chúa Trịnh
Sau khi vua Lê Túc Tông mất năm 1504, các vua kế vị đều là những hôn quân hoặc yếu ớt. Đến năm 1527, quyền thần Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê Cung Hoàng rồi sáng lập nhà Mạc. Năm 1533, ở Thanh Hóa, một võ tướng nhà Lê là Nguyễn Kim nổi dậy chống lại nhà Mạc, lập lại nhà Lê, ông tìm được hậu duệ của nhà Lê là Lê Duy Ninh bèn lập làm vua tức là Lê Trang Tông lấy danh nghĩa “ Phù Lê diệt Mạc”.
Người mở đầu sự nghiệp của họ Trịnh là Trịnh Kiểm, người huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Mẹ mất, nghe tin Nguyễn Kim nổi dậy dựng lại nhà Lê, Trịnh Kiểm bèn đến xin gia nhập. Nhờ tài năng, ông được Nguyễn Kim tin cậy và gả con gái là Ngọc Bảo cho. Nǎm 1539 ông được phong làm Đại tướng quân, tước Dực quận công. Năm 1545, Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền, được phong làm thái sư nắm toàn thể quân đội.
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay nắm toàn bộ binh quyền, con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.
Đầu thế kỷ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh Nguyễn bùng nổ. Sau gần nửa thế kỷ chiến tranh, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới. Ngoài Bắc, Trịnh Tùng xưng Vương, xây vương phủ cạnh cung điện vua Lê, nắm toàn bộ quyền thống trị nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là “ vua Lê- chúa Trịnh”.
Trong lịch sử chế độ chuyên chế trung ương tập quyền (mọi quyền hành tập trung vào tay người đứng đầu nhà nư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_van_ban_vao_phu_chua_trinh_cua_le_huu_trac_theo.doc