SKKN Dạy - Học văn bản “Làng” (Ngữ văn 9, tập 1) theo hướng phát triển năng lực của học sinh

SKKN Dạy - Học văn bản “Làng” (Ngữ văn 9, tập 1) theo hướng phát triển năng lực của học sinh

 Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từng viết: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những người nghệ sĩ lớn đem tới cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”. Lời văn của Nguyễn Đình Thi đã khái quát được chức năng, giá trị của tác phẩm văn học và vai trò, sứ mệnh của nhà văn, nhà thơ khi sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. “Mỗi tác phẩm lớn” bao giờ cũng mang dấu ấn của từng giai đoạn,từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội, con người, hướng con người đến những giá trị chân-thiện-mĩ trong cuộc sống. “Ánh sáng đẹp” của mỗi tác phẩm chân chính có khả năng kì diệu tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người đọc; chiếu tỏa soi rọi vào sâu thẳm tâm trí người thưởng thức và có sức lay động mãnh liệt. Những tác phẩm giàu giá trị nhân văn sẽ mang đến cho con người cách sống đẹp, sống có ý nghĩa với chính mình, gia đình và xã hội. Để một tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông thấm sâu vào trái tim, suy nghĩ của mỗi học sinh, ngoài tài năng sáng tác của nhà văn, nhà thơ còn phải kể đến vai trò người thầy . Người thầy có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi giờ học văn để các em có được nhận thức đúng đắn về môn học, về thế giới khách quan, biết rung động trước cái đẹp, biết yêu thương, căm giận. biết sống có trách nhiệm với cuộc đời.

 Lâu nay trong nhà trường THCS việc dạy-học Văn theo tinh thần đổi mới, theo hướng tích cực vẫn còn những hạn chế cơ bản. Đó là hạn chế về kết quả đạt được trong hoạt động dạy-học. Nhiều giáo viên vẫn coi trọng cách truyền thụ tri thức theo phương pháp dạy- học một chiều. Số giáo viên thường xuyên, chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy-học cũng như sử dụng các phương pháp dạy- học phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh chưa nhiều. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức kết quả còn chưa cao. Nhiều giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ học Văn chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả dạy-học trong các giờ học, đặc biệt trong các giờ “Đọc-Hiểu văn bản” chưa có hiệu quả. Trong giờ dạy-học chưa chú ý đến tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực thẩm thấu tác phẩm của học sinh nên kết quả học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Theo phản ánh của nhiều đồng nghiệp có nhiều học sinh trong các giờ kiểm tra không trung thực, nhiều học sinh trong các giờ học trên lớp sử dụng tài liệu để đối phó với thầy cô trong các câu hỏi tìm hiểu bài hoặc làm bài kiểm tra. Chính điều đó dẫn đến kỹ năng sống và sống đẹp ở học sinh còn hạn chế, thậm chí còn yếu.

 

doc 19 trang thuychi01 31191
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy - Học văn bản “Làng” (Ngữ văn 9, tập 1) theo hướng phát triển năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài: 
 Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từng viết: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những người nghệ sĩ lớn đem tới cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”. Lời văn của Nguyễn Đình Thi đã khái quát được chức năng, giá trị của tác phẩm văn học và vai trò, sứ mệnh của nhà văn, nhà thơ khi sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. “Mỗi tác phẩm lớn” bao giờ cũng mang dấu ấn của từng giai đoạn,từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội, con người, hướng con người đến những giá trị chân-thiện-mĩ trong cuộc sống. “Ánh sáng đẹp” của mỗi tác phẩm chân chính có khả năng kì diệu tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người đọc; chiếu tỏa soi rọi vào sâu thẳm tâm trí người thưởng thức và có sức lay động mãnh liệt. Những tác phẩm giàu giá trị nhân văn sẽ mang đến cho con người cách sống đẹp, sống có ý nghĩa với chính mình, gia đình và xã hội. Để một tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông thấm sâu vào trái tim, suy nghĩ của mỗi học sinh, ngoài tài năng sáng tác của nhà văn, nhà thơ còn phải kể đến vai trò người thầy . Người thầy có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi giờ học văn để các em có được nhận thức đúng đắn về môn học, về thế giới khách quan, biết rung động trước cái đẹp, biết yêu thương, căm giận... biết sống có trách nhiệm với cuộc đời.
	Lâu nay trong nhà trường THCS việc dạy-học Văn theo tinh thần đổi mới, theo hướng tích cực vẫn còn những hạn chế cơ bản. Đó là hạn chế về kết quả đạt được trong hoạt động dạy-học. Nhiều giáo viên vẫn coi trọng cách truyền thụ tri thức theo phương pháp dạy- học một chiều. Số giáo viên thường xuyên, chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy-học cũng như sử dụng các phương pháp dạy- học phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh chưa nhiều. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức kết quả còn chưa cao. Nhiều giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ học Văn chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả dạy-học trong các giờ học, đặc biệt trong các giờ “Đọc-Hiểu văn bản” chưa có hiệu quả. Trong giờ dạy-học chưa chú ý đến tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực thẩm thấu tác phẩm của học sinh nên kết quả học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Theo phản ánh của nhiều đồng nghiệp có nhiều học sinh trong các giờ kiểm tra không trung thực, nhiều học sinh trong các giờ học trên lớp sử dụng tài liệu để đối phó với thầy cô trong các câu hỏi tìm hiểu bài hoặc làm bài kiểm tra. Chính điều đó dẫn đến kỹ năng sống và sống đẹp ở học sinh còn hạn chế, thậm chí còn yếu.
Thấm thía được những trở ngại trên của việc dạy -học Văn trong nhà trường phổ thông, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này cảm thấy rất trăn trở và quyết tâm tìm ra phương pháp dạy- học phù hợp, hiệu quả, tạo sự hứng thú, lòng say mê học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, tôi mạnh dạn áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào bài học để phát huy tối đa hoạt động tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở từng khối lớp do mình đảm nhận. Hơn thế, trong giờ dạy, tôi đã cố gắng truyền được niềm say mê, yêu văn đến cho học sinh và giúp các em có cái nhìn thân thiện, đúng đắn hơn về bộ môn đầy tính nhân văn này. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài : “Dạy-học văn bản “Làng” (Ngữ văn 9, tập 1) theo hướng phát triển năng lực của học sinh” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao trình độ lí luận cho bản thân và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong thực tiễn giảng dạy. Đây là một trong những trải nghiệm của bản thân tôi trong việc khai thác đặc trưng thể loại của văn bản và áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm khơi dậy niềm yêu văn của học sinh THCS. Trình bày sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến thực sự mang tính khả thi. Tôi hy vọng sẽ góp phần cải tiến được phương pháp dạy-học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, giúp học sinh có được kỹ năng học Văn, kỹ năng vận dụng vốn tri thức có được trong cuộc sống, kỹ năng thẩm thấu cái đẹp, để từ đó biết rõ hơn thế nào là sống đẹp trong cuộc đời! Từ đó, bồi dưỡng nhân cách, giá trị sống: chân-thiện-mĩ cho các em.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra một số biện pháp thiết thực, khả thi để phát triển năng lực học sinh. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc hướng dẫn học sinh tiếp cận, thấm thấu nội dung và đặc sắc nghệ thuật tác phẩm văn học (thể loại truyện ngắn). Từ đó, bồi dưỡng các em ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập; nâng cao năng lực thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 
 Để giúp học sinh có phương pháp học tập tốt những tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, đặc biệt trong việc tiếp cận, thấm thấu giá trị của truyện ngắn, tôi tiến hành nghiên cứu:
 - Phương pháp dạy - học thể loại truyện ngắn. 
 - Phương pháp dạy - học phát triển năng lực.
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát năng lực học sinh qua bài viết.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành qua thực tiễn dạy học. 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, phương pháp kiểm tra, đối chiếu, so sánh: So sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi vận dụng đề tài. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận: 
2.1.1. Phương pháp dạy học phát triển năng lực:
 Đổi mới giáo dục là một nhu cầu tất yếu trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Khi xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi giáo dục cũng phải có những bước chuyển biến tích cực để đáp ứng phù hợp. Đặc biệt trong thời kì kinh tế hội nhập hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh về trình độ khoa học kĩ thuật thì vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục nước nhà nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. 
 Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học(sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
 Như vậy, phương pháp dạy học phát triển năng lực là một phương pháp mới nhằm phát huy tối đa khả năng chiếm lĩnh kiến thức bài học, đồng thời rèn luyện những kĩ năng sống và thái độ sống tích cực ở người học. Sử dụng thành công phương pháp dạy học này trong bộ môn Ngữ văn, người dạy sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi lần lên lớp, giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo khi khai thác nội dung tư tưởng của các tác phẩm văn học nghệ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, biết sống đẹp hơn.
2.1.2. Một số vấn đề về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”:
 Kim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài (1920-2007), tại thôn Phù Lưu (còn có tên gọi làng chợ Dầu), xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bắt đầu viết văn và có tác phẩm đăng báo từ những năm 1941-1944, ông được coi là nhà văn thành công về đề tài nông thôn với những con người bé nhỏ và cam phận, những vẻ đẹp chân quê bình dị và những phong tục tập quán độc đáo của làng quê Bắc bộ. Từng trang viết của nhà văn sinh ra từ đồng ruộng này đều cay xè khói bếp, thơm thơm mùi lúa mới, ngai ngái mùi rơm rạ, bảng lảng những cánh cò chao nhịp....Đặc biệt, cũng với chất liệu của đề tài làng quê Việt Nam, nơi những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao đã khai thác tưởng chừng ở mức thấu triệt, song cũng trên mảnh đất xưa cũ ấy nhà văn Kim Lân cũng đã xây cho mình ngôi nhà rất riêng, rất vững giữa lòng người và thách thức với thời gian.
 Nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám đến các tác phẩm sau này, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng của ông là một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn, luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm trạng của từng con người, từng số phận riêng để từ đó góp một tiếng nói riêng vào trang sử chung về tâm tư, tình cảm con người Việt Nam của văn học hiện đại. Không chỉ là nhà văn sâu sắc và đa tài, mà nhà văn Kim Lân còn để lại trong lòng khán giả những vai diễn ấn tượng trong làng điện ảnh. Một văn sĩ - nghệ sĩ được nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp nhớ tới. Kim Lân có vị trí và chiếm được nỗi nhớ khán giả nhiều đến mức các diễn viên chuyên nghiệp, có tiếng cũng khát khao. Cũng như viết văn, ông đóng phim rất ít, nhưng vai nào cũng gây được cảm hứng nghệ thuật tốt cho người xem. Sự “ít” mà “tinh” trong sáng tạo đa dạng của Kim Lân khiến ông thành “của hiếm”.
 Truyện ngắn “Làng”,  là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Kim Lân viết về làng quê và những người dân quê Việt Nam sau cách mạng tháng Tám -1945. Truyện ngắn này được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Đọc tác phẩm, ta nhận thấy bản lĩnh văn chương của Kim Lân viết về những điều gần gũi, mang tính truyền thống: người nông dân với tình yêu làng quê tha thiết nhưng lại có khả năng khơi dậy nhiều hứng thú cho người đọc và điều đặc biệt là làm sống dậy trong lòng người đọc “một cách sống của tâm hồn”. Nhà văn Kim Lân đã khai thác một trong những nét đẹp đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, tâm hồn của người nông dân Việt Nam tự bao đời: tình yêu làng quê. Nhưng cái cách mà nhà văn dẫn người đọc khám phá vẻ đẹp của họ qua từng thời điểm thì thật bất ngờ, hồi hộp và hấp dẫn; đặc biệt, nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn nét mới trong nhận thức của người nông dân sau cách mạng tháng Tám: tình yêu làng gắn với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Ông Hai - nhân vật chính của truyện là người nông dân có tình yêu làng quê tha thiết, yêu đến mức tôn thờ. Ông có thói quen khoe làng. Trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Để làm nổi bật được tình yêu làng quê hòa quyện thống nhất với tinh yêu đất nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào trong tình thế tâm trạng. Đó là “biệt tài” trong nghệ thuật viết truyện ngắn của một nhà văn chân chính, tạo nên tác phẩm có giá trị lay động tâm hồn người đọc, hướng con người đến những tình cảm cao đẹp của cuộc sống . 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Một thực trạng rất trăn trở cho người dạy văn ở nhà trường phổ thông hiện nay là học sinh ngại học bộ môn Ngữ văn , đặc biệt ngại học những văn bản thơ, truyện dài, khó nhớ, khó thuộc. Bản thân tôi nhận thấy một điều: học sinh chỉ thích học những văn bản ngắn, vần, dễ thuộc, dễ hiểu và khi giáo viên giảng bài thì các em ghi ít. Vì vậy, khi tiếp xúc với những văn bản dài về dung lượng thì các em ít hứng thú. Trước thái độ học tập ấy của học sinh, giáo viên cần tìm ra được những phương pháp dạy học tối ưu nhất để khơi gợi niềm đam mê học văn ở các em, bồi dưỡng cho các em những giá trị làm người cao đẹp mà mỗi tác phẩm nghệ thuật đem lại.
	Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy - học ở trường trung học nói chung, THCS nói riêng, thì đổi mới phương pháp dạy - học nhằm chú trọng phát triển năng lực của người học. Phương pháp dạy-học không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Trong dạy-học phải phát huy tính tích cực, tự giác của người học; hình thành, phát triển năng lực sử dụng sách giáo khoa, năng lực nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin... Trên cơ sở đó mà trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Để có thể đạt được hiệu quả đó, hoạt động day-học phải được áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy- học, đó là sự phối hợp giữa các phương pháp dạy-học truyền thống và phương pháp dạy-học theo hướng phát triển năng lực cùng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể. Coi trọng những giờ dạy học thực hành để trau dồi kiến thức trong thực tiễn, coi trọng việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy-học tích cực có hiệu quả.
Trong quá trình dạy- học văn một trong những năng lực cần được rèn luyện và cần phải có ở người học là năng lực thưởng thức văn học - năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Đây là năng lực thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra các giá trị thẩm mỹ của sự vật, hiện tượng, con người, cuộc sống thông qua những cảm nhận rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó hướng những suy nghĩ, hành vi của các em theo cái đẹp, cái thiện. 
 Xuất phát từ cơ sở lý luận, từ thực trạng của vấn đề và từ yêu cầu đổi mới dạy-học trong bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS nói chung trường THCS Lê Hữu Lập nói riêng mà trong sinh hoạt chuyên môn của nhóm dạy Ngữ Văn trong nhà trường, tôi và đồng nghiệp đã lấy cách thức dạy - học hướng đến năng lực của các em học sinh làm đề tài sinh hoạt, chúng tôi cũng đã soạn giáo án và lên lớp để thực nghiệm đề tài của mình và đã thu được kết quả tích cực từ các em học sinh. Thực hiện đề tài: Dạy-học văn bản “Làng” (Ngữ văn 9, tập 1) theo hướng phát triển năng lực của học sinh, tôi hy vọng sẽ cải tiến được nội dung, phương pháp học tập bộ môn Ngữ văn của các em, giúp các em có những cách thức khai thác tác phẩm tích cực, chủ động, sáng tạo. Từ đó, các em sẽ có cái nhìn thân thiện hơn với bộ môn giàu giá trị nhân văn này; đồng thời yêu thích học văn, tìm được những vẻ đẹp trân quý của văn chương. Bởi “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng tới chân lí” ( Mác xim Go rơ ki).
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
 Để phát triển năng lực của người học, có rất nhiều nhóm giải pháp khác nhau về những năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Trong khuôn khổ của sáng kiến, bản thân tôi chỉ trình bày một số giải pháp cơ bản gắn liền với một bài học cụ thể.
 2.3.1 Tìm hiểu về đặc trưng thể loại truyện ngắn từ đó xác định cách dạy-học: Đọc- hiểu văn bản - một phương pháp dạy học tích cực trong môn học Ngữ văn.
 Là một thể loại văn học chuyển tải thông tin bằng phương thức tự sự, truyện ngắn được xây dựng trên những tình huống truyện, trên các sự việc, chi tiết, nhân vật vì vậy đã là truyện phải có cốt truyện, chủ đề tư tưởng. Hệ thống nhân vật trong truyện cũng có nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật chính trong truyện có chức năng giúp nhà văn thể hiện chủ đề tư tưởng còn nhân vật phụ lại giúp cho nhân vật chính hoạt động. Khi tiến hành hướng dẫn học sinh khai thác tác phẩm giáo viên phải năm vững đặc điểm thể loại để hướng dẫn các em tìm hiểu truyện. Dạy truyện ngắn là dạy cách khai thác cốt truyện, dạy cách chi tiết đắt giá để tìm hiểu giá trị của tác phẩm.
 Để giải mã được tác phẩm văn học, học sinh cần phải tiếp cận với tác phẩm. Khâu tiếp cận đầu tiên là đọc tác phẩm. Khi đọc tác phẩm là khi học sinh tự thẩm thấu tác phẩm. Có nhiều cách đọc, đọc thầm, đọc to, theo dõi người khác đọc, đọc phân vai, đọc diễn cảm; chọn cách nào là tùy thuộc vào chức năng mỗi phần, mỗi mục, mỗi tác phẩm.
 Ví dụ: Học sinh có thể đọc thầm, đọc nhanh phần * trong chú thích sách giáo khoa để tự tìm thông tin về tác giả, tác phẩm một cách sơ lược nhất.
 Để cảm nhận được những đặc sắc của truyện cả về nội dung và nghệ thuật, việc đọc diễn cảm đóng vai trò quan trọng bởi vì tâm trạng, tình cảm của nhân vật trong truyện được biểu hiện qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Ví như lời của ông Hai khi thì reo vui, sung sướng (khi nghe những tin tức chiến thắng của quân và dân ta ở phòng thông tin- nơi tản cư), lúc lại đau đớn, xót xa, dằn vặt (khi nghe làng chợ Dầu theo Tây),.. Lời của mụ chủ nhà lúc thì trì chiết, nói mát (khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, có ý định đuổi khéo gia đình ông Hai); khi lại vui vẻ, suồng sã (khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc). Lời của cu Húc (con trai ông Hai) thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ đúng tâm lí của con trẻ.... Khi đọc được như vậy có nghĩa là học sinh đã thâm nhập được vào tác phẩm ở một mức độ nào đó. 
 2.3.2 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin`để bài dạy đạt kết quả cao.
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin thể hiện những hiểu biết về tác phẩm thông qua các phương pháp dạy học tích cực. 
 Trong giờ dạy học, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề và xây dựng tình huống giao tiếp để học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức bài học. Cụ thể: Khi tìm hiểu thông tin về tác giả: Giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững các thông tin sau:
+Kim L©n tªn thËt lµ Nguyễn V¨n Tµi (1920-2007), quª ë huyÖn Tõ S¬n- tØnh B¾c Ninh Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn ( làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. 
+¤ng lµ nhµ v¨n chuyªn viÕt truyÖn ng¾n. Vèn g¾n bã, am hiÓu s©u s¾c cuéc sèng ë n«ng th«n nªn Kim L©n hÇu nh­ chØ viÕt vÒ sinh ho¹t lµng quª vµ c¶nh ngé cña ng­êi n«ng d©n.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở. Những câu hỏi gợi mở là những câu hỏi hướng các em phát hiện ra những đơn vị kiến thức có trong văn bản.
Ví dụ: Ở nơi tản cư, ông Hai bộc lộ tình yêu làng qua những biểu hiện nào?Qua những biểu hiện đó, em thấy ông Hai có biểu hiện gì đáng quý của người ông dân Việt Nam?
 Những câu hỏi nêu vấn đề là những câu hỏi có tính chất định tính, định lượng có mục đích phát huy tính sáng tạo chủ động của học sinh trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Những câu hỏi này vừa có khả năng đánh giá năng lực thẩm thấu tác phẩm của học sinh vừa giúp học sinh làm giàu cảm xúc, tâm hồn các em, từ đó các em có kỹ năng sống tích cực.
 Ví dụ: Để làm nổi bật được tính cách, phẩm chất của nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh nào?Nếu đặt mình vào nhân vật ông Hai ở trong tình thế gay cấn đó, em sẽ có những trạng thái cảm xúc như thế nào?Từ đó, em thấy được tài năng gì của nhà văn Kim Lân có“biệt tài” gì trong việc xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai để bộ lộ được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?Truyện ngắn đã bồi dưỡng cho em tình cảm gì?.
 Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng phương pháp hoạt động nhóm (chia lớp thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, nội dung của vấn đề đặt ra trong tác phẩm giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm); hoặc sử dụng phương pháp đóng vai (giáo viên cho học sinh sắm vai nhân vật để tạo hứng thú cho bài học, học sinh sẽ nhập vai nhân vật ông Hai trong từng thời điểm khác

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_van_ban_lang_ngu_van_9_tap_1_theo_huong_phat_tr.doc