SKKN Công đoàn với việc nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS đạt chuẩn quốc gia

SKKN Công đoàn với việc nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn có vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Trong đó Công đoàn Ngành giáo dục giữ vị trí quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo có tri thức, có sức khỏe, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy tâm huyết với nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo những người lao động mới trong thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu hiện nay.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đến năm 2020, Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2015 về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam khoá XI, Nghị quyết Đại hội XVIII Công đoàn tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết Đại hội VIII Công đoàn huyện Thọ Xuân, Nghị quyết Đại hội XXVI Công đoàn Giáo dục Thọ Xuân; đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành. Công đoàn trường THCS Xuân Châu đã xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp, hướng các hoạt động của Công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng, chăm lo đời sống nhà giáo, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định. Từ đó tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo với mục tiêu “Đổi mới, sáng tạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên và sự phát triển ổn định, bền vững của đơn vị”. Những chương trình hành động của công đoàn trường tập trung vào một số vấn đề trọng tâm như: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cán bộ viên chức, xây dựng phong trào công nhân viên chức lao động; giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên, đoàn viên công đoàn nhận thức đúng đắn về cơ hội, thách thức, khó khăn trong điều kiện hiện nay để tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển nhà trường; động viên khuyến khích xây dựng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí.

Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn trường, xác định rõ chức năng nhiệm vụ công đoàn, trong những năm qua bản thân tôi đã nỗ lực cố gắng tìm ra các giải pháp xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, chủ động phối hợp với nhà trường thực hiện một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường, xứng đáng với trường đạt chuẩn quốc gia. Với lí do trên tôi chọn đề tài: “Công đoàn với việc nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS đạt chuẩn quốc gia” với mong muốn khẳng định hơn nữa vị trí không thể thay thế của công đoàn các trường học.

 

doc 19 trang thuychi01 13561
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công đoàn với việc nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS đạt chuẩn quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn có vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Trong đó Công đoàn Ngành giáo dục giữ vị trí quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo có tri thức, có sức khỏe, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy tâm huyết với nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo những người lao động mới trong thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu hiện nay.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đến năm 2020, Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2015 về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam khoá XI, Nghị quyết Đại hội XVIII Công đoàn tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết Đại hội VIII Công đoàn huyện Thọ Xuân, Nghị quyết Đại hội XXVI Công đoàn Giáo dục Thọ Xuân; đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành. Công đoàn trường THCS Xuân Châu đã xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp, hướng các hoạt động của Công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng, chăm lo đời sống nhà giáo, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định. Từ đó tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo với mục tiêu “Đổi mới, sáng tạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên và sự phát triển ổn định, bền vững của đơn vị”. Những chương trình hành động của công đoàn trường tập trung vào một số vấn đề trọng tâm như: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cán bộ viên chức, xây dựng phong trào công nhân viên chức lao động; giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên, đoàn viên công đoàn nhận thức đúng đắn về cơ hội, thách thức, khó khăn trong điều kiện hiện nay để tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển nhà trường; động viên khuyến khích xây dựng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí.
Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn trường, xác định rõ chức năng nhiệm vụ công đoàn, trong những năm qua bản thân tôi đã nỗ lực cố gắng tìm ra các giải pháp xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, chủ động phối hợp với nhà trường thực hiện một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường, xứng đáng với trường đạt chuẩn quốc gia. Với lí do trên tôi chọn đề tài: “Công đoàn với việc nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS đạt chuẩn quốc gia” với mong muốn khẳng định hơn nữa vị trí không thể thay thế của công đoàn các trường học.	 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
- Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ về tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các giải pháp nhằm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Cán bộ giáo viên đoàn viên trong công đoàn trường THCS Xuân Châu.
- Chất lượng giáo dục trường THCS Xuân Châu. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc bồi dưỡng đội ngũ.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Khảo sát tình hình dạy học, khảo sát chất lượng giáo viên và học sinh. 
- Phương pháp thu tập thông tin: Thu thập các thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp thống kế, xử lý số liệu: Thống kê số liệu về đoàn viên công đoàn trong trường, phân tích sử lí số liệu.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Nhận thức tầm quan trọng đặc biệt của Giáo dục và Đào tạo trong chiến lược phát triển con người, nguồn nhân lực mới, bên cạch việc đổi mới chương trình giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng chất lượng giáo dục. Trong đó nhấn mạnh vai trò quyết định của đội ngũ cán bộ giáo viên đến chất lượng giáo dục của các nhà trường và đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp, Ngành Giáo dục tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên như: Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban chấp hành Trung Ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Trong đó có nội dung “Các cấp ủy đảng, chính quyền và các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo có nội dung “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh”. Bộ giáo dục có chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung yêu cầu: “Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.”.
 Tri thức khoa học của nhân loại tăng gấp đôi trong khoảng 5 năm. Bối cảnh đó xuất hiện một nghịch lý là thời gian học trong nhà trường của học sinh là một số hữu hạn trong khi tri thức khoa học vừa đổi mới, vừa tăng đột biến là vô hạn. Giải quyết nghịch lý đó chỉ bằng cách mỗi người phải tự học suốt đời. Vì vậy giáo dục trong nhà trường phải thực hiện nguyên tắc biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Trong đó giáo viên có vai trò quan trọng trong việc hình thành ở học sinh năng lực tự học. Nếu như trước đây nội dung hướng vào cung cấp một khối lượng kiến thức nhất định thì ngày nay hướng vào dạy cách học, phương pháp tư duy. Kiến thức khoa học có thể sẽ lạc hậu, nhưng cách học và phương pháp tư duy thì ít bị lạc hậu. Dạy cách học là hình thành kỹ năng thu thập, xử lý thông tin để phát hiện, giải quyết vấn đề. Công việc đó không ai khác ngoài giáo viên và chỉ có giáo viên mới đảm nhận được. 
Giáo dục hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách học sinh với những phẩm chất về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Để đạt được mục tiêu đó cần có sự phối hợp hài hòa giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, nhà trường có vai trò quyết định vì ở đó quá trình giáo dục được thực hiện một cách hệ thống bởi các yếu tố xác định như: Mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục. Hệ thống đó được vận hành, phát triển bền vững nhờ động lực được tạo ra bởi tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Bản chất tương tác đó là vai trò quyết định của hoạt động dạy đối với hoạt động học, nhấn mạnh vai trò quyết định của giáo viên đối với chất lượng giáo dục. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Công đoàn trường có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với chuyên môn thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục, củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử. Làm tốt việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính nhằm xây dựng đơn vị trường học vững mạnh. Thực hiện tốt “3 công khai” và “4 kiểm tra” trong công tác quản lí đơn vị.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu
	Trường THCS Xuân Châu nơi tôi đang công tác thuộc một xã miền núi của huyện Thọ Xuân, trên địa bàn xã hiện có 12 thôn, 1645 hộ, 6120 nhân khẩu. Với truyền thống hiếu học, xã đã có nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, nhiều người giữ các chức vụ quan trọng trong quân đội và các cơ quan hành chính nhà nước. Cơ sở hạ tầng của xã so với trước đây đã có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhận thức về công tác giáo dục thế hệ trẻ trong nhân dân chuyển biến tích cực. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo dục xã nhà nói chung và giáo dục trường THCS nói riêng phát triển ổn định, vững chắc. Là xã miền núi, song xã đã có nhiều thành tích trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, có trường Tiểu học đạt trường Chuẩn Quốc gia mức độ 2 từ năm 2010, Trường Mầm non đạt trường chuẩn quốc gia năm 2013. Trường THCS đạt trường chuẩn Quốc gia năm 2015. Bên cạnh những thuận lợi, xã cũng gặp không ít khó khăn: Tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã vẫn còn cao, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập bình quân đầu người thấp, một bộ phận dân cư làm ăn và sinh sống thiếu tập trung, một số gia đình đi làm ăn ở Miền Nam. Một bộ phận nhân dân trình độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục còn hạn chế nên chưa có sự đầu tư thích đáng cho con em học tập. 
	Công đoàn nhà trường gồm 21 đoàn viên. Trong đó:
- Cán bộ quản lí: 3 đ/c
- Giáo viên: 15 đ/c (Giáo viên trong biên chế: 9 đ/c; hợp đồng huyện: 6 đ/c)
- Nhân viên: 3 đ/c
- Trình độ chuyên môn: Đại học: 15, cao đẳng: 5, trung cấp: 1
	Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục, Công đoàn ngành. Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng tiêu chí trường chuẩn Quốc gia. Đa số học sinh ngoan, chăm học.
	Khó khăn: Nhà trường thường xuyên khó khăn về đội ngũ, thiếu về cơ cấu bộ môn, trình độ chuyên môn không đồng đều, nhiều giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy hạn chế, một số giáo viên nhà ở xa, một số giáo viên hợp đồng huyện mức lương thấp, không ổn định. Nhà trường vừa phải thực hiện giảng dạy chương trình hiện hành đối với lớp 8, lớp 9, vừa phải thực hiện chương trình Việt Nam mới đối với lớp 6, lớp 7. Chất lượng giáo dục còn hạn chế; Số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, sáng kiến kinh nghiệm còn ít, chưa có thành tích mũi nhọn cấp tỉnh. Chất lượng đại trà đáp ứng theo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia nhưng tỉ lệ còn thấp so với mặt bằng chung toàn huyện. 
	Trước thực trạng trên, để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi nhà trường cần phải tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ trong đó công đoàn có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, lòng yêu nghề cho đoàn viên. Phối hợp với chuyên môn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ giáo viên, làm tốt công tác xây dựng đảng, công tác thi đua khen thưởng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Bồi dưỡng, giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên
	Xác định đội ngũ cán bộ giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường, hàng năm BCH công đoàn đã bám sát vào Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Công đoàn cấp trên, chủ động phối hợp với nhà trường xây dựng chương trình kế hoạch bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho cán bộ giáo viên, nhân viên bằng nhiều hình thức như tổ chức các lớp chuyên đề, hội thảo, tọa đàm. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho đoàn viên công đoàn. Trong đó coi trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ về đạo đức, về chuyên môn nghiệp vụ. 
Tổ chức quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016-2021, Nghị quyết 04, 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo VSAT thực phẩm và công tác BVMT đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 29 Hội nghị TW 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
	Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia cuộc thi tìm hiểu luật bảo vệ môi trường, thi tìm hiểu về công tác Dân vận của hệ thống chính trị, thi tìm hiểu luật phòng chống tham nhũng, thi tìm hiểu gương người tốt việc tốt, thi tìm hiểu tìm hiểu Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các cuộc thi giúp cho đoàn viên hiểu sâu hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân. Nhiều bài viết đã đầu tư tốt về hình thức và nội dung, phần liên hệ đến trách nhiệm của bản thân thể hiện rõ ràng, sâu sắc. Tổng số bài đạt giải cấp huyện của các cuộc thi 6 bài ( 3 giải B, 3 giải C). Điển hình là Cô Bùi Thị Nam, Thầy Trần Danh Hùng, Thầy Hoàng Văn Huynh.
2.3.2. Phối hợp với chuyên môn nâng cao chất lượng đội ngũ.
	Trên cơ sở thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Đổi mới công tác quản lí giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục”. Công đoàn cùng với chuyên môn làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đoàn viên. Chú trọng, phát hiện, bồi dưỡng cá nhân điển hình, tổ chức nhiều buổi thảo luận, rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; trao đổi phương pháp giảng dạy nhất là phương pháp giảng dạy mô hình trường học mới. Công đoàn Nhà trường còn chủ động phối hợp với chuyên môn bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn để nâng cao chất lượng đội ngũ – Một nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường ở cả hai phương diện giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn.	
Công đoàn phối hợp chính quyền hàng năm xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ; có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ giáo viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong ba năm học vừa qua đã có 5 ĐV đi học đại học; 2 ĐV học trung cấp lý luận chính trị; 02 ĐV học các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lí. Ban chấp hành công đoàn thường xuyên động viên cán bộ giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng, tham gia học tập các chuyên đề do Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục tổ chức, động viên 100% cán bộ giáo viên tham gia tập huấn mô hình trường học mới. Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho cán bộ cốt cán cán tham gia tập huấn chuyên đề Bồi dưỡng HSG do Sở Giáo dục tổ chức. Phối hợp với chuyên môn tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho giáo viên. Khuyến khích động viên giáo viên tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy, tăng cường thao giảng dự giờ, bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm. 
Khai mạc hội thi giáo viên giỏi cấp trường
	Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường. Hàng năm phối hợp với chuyên môn tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường từ một đến hai lần vào các đợt phát động thi đua trào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Thời điểm tổ chức năm sau không trùng với năm trước để giáo viên có điều kiện thể hiện khả năng sư phạm qua nhiều bài dạy khác nhau. Hình thức tổ chức thi bám sát qui chế thi giáo viên giỏi của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Ban giám khảo hội thi thành phần gồm BGH, các tổ trưởng chuyên môn kết hợp mời thêm một số giáo viên cốt cán trong huyện ở các môn trường không có giám khảo để dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm cho giáo viên dự thi. Qua đó giúp cho giáo viên được cọ sát, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn, phương pháp giảng dạy, biết được điểm mạnh để phát huy cũng như những hạn chế cần khắc phục. Từ đó chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên ngày một vững vàng hơn. Đồng thời qua hội thi phát hiện được những nhân tố mới, những giáo viên có năng lực để biểu dương khen thưởng và đưa vào nguồn bồi dưỡng đại diện cho trường tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh vào các năm sau. Chính việc tổ chức tốt Hội thi giáo viên giỏi cấp trường nên mấy năm gần đây số giáo viên của nhà trường tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, tỉ lệ giáo viên đạt giáo viên giỏi trên số giáo viên tham gia dự thi luôn đạt 100%.
Hội thảo chương trình trường học mới
Để thực hiện có hiệu quả mô hình trường học mới, BCH công đoàn đã phối hợp với chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, tổ chức dự giờ góp ý rút kinh nghiệm, tổ chức hội thảo về chương trình THM để mọi người đều được trao đổi, thảo luận, tìm ra những giải pháp thiết thực áp dụng vào quá trình dạy học
	Làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ giáo viên. Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm hàng năm, tổ chức cho cán bộ giáo viên thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên thông qua qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, nhóm chuyên môn với các nội dung thiết thực như: Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, thực hiện chương trình trường học mới
	Động viên đoàn viên tham gia học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên. Sau mỗi đợt học tập đều tổ chức cho đoàn viên thảo luận để hiểu sâu hơn những nội dung đã học để từng người viết bài thu hoạch cập nhật vào sổ bồi dưỡng thường xuyên. Hàng tháng phối hợp với chuyên môn kiểm tra việc cập nhật sổ bồi dưỡng thường xuyên của từng người, tuyên dương những người làm tốt, nhắc nhở điều chỉnh những người làm còn thiếu xót, đồng thời làm căn cứ để đánh giá xếp loại thi đua cuối năm. Kết quả công tác bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường liên tục nhiều năm được xếp loại tốt.
2.3.3. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
Đối với một trường thuộc xã miền núi cần phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Huy động nguồn lực trước hết phải xác định rõ sức mạnh nội lực là chủ yếu bằng việc phát huy có hiệu quả các nguồn lực hiện có của nhà trường, địa phương, định rõ những nội dung nào thuộc về trách nhiệm của nhà trường, những nội dung nào thuộc trách nhiệm của địa phương, phụ huynh để từ đó có sự huy động nguồn lực đúng hướng và đem lại hiệu quả. Huy động nội lực là phát huy sức mạnh trong tập thể hội đồng sư phạm, trong học sinh, sử dụng nguồn tài chính được cấp trên cấp cho đơn vị phù hợp có hiệu quả, phát huy sáng tạo khả năng, tiềm lực có được của địa phương, phát huy hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục, phải có sự quyết đoán, năng động, sáng tạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phải có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân và phụ huynh học sinh trong địa bàn. 
Nhà trường thuộc xã miền núi, trình độ dân trí còn thấp so với các vùng thuận lợi, nhận thức của một số cán bộ địa phương, của quần chúng nhân dân, của phụ huynh về giáo dục còn nhiều hạn chế, địa bàn dân cư sống rải rác, một số thôn cách xa trung tâm, hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỉ lệ tương đối cao, hơn nữa có những vấn đề địa phương và nhà trường không thể một mình giải quyết được, vì vậy, ngoài phát huy nội lực là chủ yếu, cần có sự huy động sự hỗ trợ bên ngoài, cụ thể đó là UBND huyện, phòng giáo dục, phòng tài chính.
	Việc huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất được nhà trường xác định từng đối tượng phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể: 
 Các công trình xây dựng cơ bản như: Khu nhà hai tầng các phòng học bộ môn, khu giáo dục thể chất, nhà xe giáo viên, nhà xe học sinh, thư viện, thiết bị phòng bộ môn tin
học huy động từ ngân sách địa phương.
Các công trình phụ trợ như: Xây dựng khuôn viên sân trường, xây bồn hoa, công trình vệ sinh huy động từ cha mẹ học sinh, giáo viên học sinh các thế hệ, các nhà hảo tâm.
	Các trang thiết bị trong các phòng học bộ môn vật lý- công nghệ, hoá- sinh, âm nhạc- mỹ thuật, phòng thư viện, các phòng chức năng huy động từ kinh phí kích cầu của huyện, cán bộ, giáo viên, các thế hệ học sinh.
	Thông qua buổi họp mặt đầu xuân với các thế thệ giáo viên và học sinh đã từng công tác, học tập tại trường, nhà trường đã huy động được hơn 30 triệu đồng từ các thầy cô giáo cũ và cựu học sinh thành đạt và nhiều tư liệu quan trọng để xây dựng phòng truyề

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cong_doan_voi_viec_nang_cao_chat_luong_giao_duc_truong.doc