SKKN Cho trẻ làm quen với phương pháp dạy học Steam qua một số hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại lớp 4 tuổi A3 trường mầm non Tiên Hội

SKKN Cho trẻ làm quen với phương pháp dạy học Steam qua một số hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại lớp 4 tuổi A3 trường mầm non Tiên Hội

Năm học 2021 – 2022, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 4 tuổi A3 có tổng số trẻ gồm 30 cháu. Trong đó trẻ nam: 16 trẻ; trẻ nữ: 14 trẻ; trẻ là người dân tộc: 18 trẻ. Đa số trẻ là con em nông thôn có cùng độ tuổi, tỷ lệ trẻ ra lớp thường xuyên đạt trên 90%.

Trong năm học vừa qua phương pháp dạy học STEAM đã được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên nó mới chỉ mới ở giai đoạn cho trẻ làm quen đối với các trường học công lập, giáo viên chưa được tập huấn cụ thể. Năm học 2021 – 2022 đơn vị trường tôi cũng đã triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên và áp dụng phương pháp dạy học này trên tinh thần “làm quen” vì vậy khi xây dựng kế hoạch chương trình tôi đưa một số bài học Steam lồng ghép vào các hoạt động trong chủ đề. Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu trường mầm non nên cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ.

Hai cô giáo trong lớp có trình độ đạt trên chuẩn, đều tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Bản thân tôi được tham gia lớp tập huấn về “phương pháp dạy học Steam vào trong giáo dục” tại Sở giáo dục và đào tạo.

Được sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh hưởng ứng tham gia các phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt tình, tổ chức cho các cháu đến trường đầy đủ, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.

Trẻ có cùng độ tuổi nên nhận thức đồng đều, trẻ đến lớp đều khoẻ mạnh, đúng độ tuổi có nề nếp học tập.

* Khó khăn

Phương pháp dạy học STEAM còn quá mới mẻ với tất cả các cô giáo trong nhà trường, chỉ có cô giáo được đại diện đi tập huấn thì mới được tiếp cận với phương pháp này tuy nhiên mới chỉ ở giai đoạn làm quen với lý thuyết.

Cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước hoàn hiện hơn, tuy nhiên phòng học để đáp ứng cho việc giảng dạy phương pháp STEAM hiện nay của trường chưa thể đáp ứng mà từng bước khắc phục dần theo kế hoạch.

Tuy đã được tập huấn nhưng thời gian ngắn là một ngày nên chưa được sâu sắc, chưa được tham quan thực tế nên trong quá trình thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.

Trẻ chưa được làm quen với phương pháp dạy học STEAM từ các độ tuổi trước nên việc hình thành về các công thức, các thao tác còn lúng túng, vụng về trong quá trình thực hiện.

Trẻ từ nhỏ được bao bọc của ông bà, bố mẹ nên việc cho trẻ sử dụng các đồ dùng sắc nhọn thật như: dao, kéo, nạo, súng bắn keo, bếp sẽ tạo rất nhiều áp lực cho các cô giáo.

 

docx 11 trang Huỳnh Nga 07/02/2023 8723
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cho trẻ làm quen với phương pháp dạy học Steam qua một số hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại lớp 4 tuổi A3 trường mầm non Tiên Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Cho trẻ làm quen với phương pháp dạy học Steam qua một số hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại lớp 4 tuổi A3 trường mầm non Tiên Hội” xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
​
 1. Tính mới.
STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, xem giáo viên là người hỗ trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Mô hình STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh hành trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật.
Trước đây chương trình giáo dục mầm non ngành đào tạo chủ yếu tập trung vào các bài học khô khan, máy móc để theo kịp chương trình giáo dục hiện hành. Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Học sinh đào tạo theo mô hình truyền thống sẽ mất một khoảng thời gian thực tế để hiểu được làm thế nào để cơ sở lý thuyết, nguyên lý chuyển thành các ứng dụng thực tế trong khi kiến thức đã bị mài mòn. Hơn nữa tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn chế. Cốt lõi của STEAM chính là khích lệ trẻ học tập thông qua trải nghiệm thực tế và giải quyết tình huống. STEAM đôi khi chỉ là cách mà chúng ta biết đặt câu hỏi “tại sao”, dám chỉ ra vấn đề và tìm ra quy cách vận động của chúng. Chúng ta cần đánh thức những “nghệ sĩ” bên trong chính những thế hệ học sinh nhỏ tuổi để các em có thể trở thành những công dân toàn cầu thực thụ.
Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành “chơi thông minh và học vui vẻ”. Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh.
Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn đựoc áp dụng phương pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Với những kinh nghiệm bản thân được tập huấn và tự học hỏi trau dồi hàng ngày nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Cho trẻ làm quen với phương pháp dạy học Steam qua một số hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại lớp 4 tuổi A3 trường mầm non Tiên Hội” xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2. Tính khoa học.
STEAM viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (toán học) là phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện của năm lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế. Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Dạy học theo phương pháp STEAM giúp trẻ hình thành 5 nhóm kỹ năng cơ bản phục vụ thiết thực cho cuộc sống con người:
Khoa học (Science): Phương pháp này xây dựng khả năng liên kết những định luật, khái niệm, nguyên lý và cả những cơ sở lý thuyết trong công cuộc giáo dục khoa học công nghệ để thực hành và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Công nghệ (Technology): Mang đến khả năng sử dụng, quản lý, sự nhận thức về công nghệ từ những vật dụng đơn giản hàng ngày như bút chì, bút màu đến những vật dụng phức tạp hơn. Cho trẻ hiểu theo hướng tất cả các thay đổi của thế giới tự nhiên đều phục vụ các hoạt động của con người đều được coi là công nghệ.
Kỹ thuật (Engineering): Giúp trẻ hình thành các khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống, hiểu được quy trình sản xuất ra một đối tượng cụ thể.
Toán học (Mathematics): Trẻ hình thành kỹ năng toán học từ sớm sẽ có các ý tưởng chính xác, áp dụng hiệu quả các khái niệm, kỹ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày. Giáo dục STEAM giúp trẻ hình thành sớm các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp.
Nghệ thuật (Art):  Mang đến một chiến lược giáo dục cải tiến hiệu quả cao cho lĩnh vực giáo dục mầm non. Thông qua hình thức tích hợp với nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề.
3. Tính thực tiễn.
3.1. Thực trạng việc ứng dụng phương pháp dạy học Steam vào một số hoạt động tại trường mầm non Tiên Hội.
Năm học 2021 – 2022, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 4  tuổi A3 có tổng số trẻ gồm 30 cháu. Trong đó trẻ nam: 16 trẻ; trẻ nữ: 14 trẻ; trẻ là người dân tộc: 18 trẻ. Đa số trẻ là con em nông thôn có cùng độ tuổi, tỷ lệ trẻ ra lớp thường xuyên đạt trên 90%.
Trong năm học vừa qua phương pháp dạy học STEAM đã được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên nó mới chỉ mới ở giai đoạn cho trẻ làm quen đối với các trường học công lập, giáo viên chưa được tập huấn cụ thể. Năm học 2021 – 2022 đơn vị trường tôi cũng đã triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên và áp dụng phương pháp dạy học này trên tinh thần “làm quen” vì vậy khi xây dựng kế hoạch chương trình tôi đưa một số bài học Steam lồng ghép vào các hoạt động trong chủ đề. Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu trường mầm non nên cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ.
Hai cô giáo trong lớp có trình độ đạt trên chuẩn, đều tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân tôi được tham gia lớp tập huấn về “phương pháp dạy học Steam vào trong giáo dục” tại Sở giáo dục và đào tạo.
Được sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh hưởng ứng tham gia các phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt tình, tổ chức cho các cháu đến trường đầy đủ, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.
Trẻ có cùng độ tuổi nên nhận thức đồng đều, trẻ đến lớp đều khoẻ mạnh, đúng độ tuổi có nề nếp học tập.
* Khó khăn
Phương pháp dạy học STEAM còn quá mới mẻ với tất  cả các cô giáo trong nhà trường, chỉ có cô giáo được đại diện đi tập huấn thì mới được tiếp cận với phương pháp này tuy nhiên mới chỉ ở giai đoạn làm quen với lý thuyết. 
Cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước hoàn hiện hơn, tuy nhiên phòng học để đáp ứng cho việc giảng dạy phương pháp STEAM hiện nay của trường chưa thể đáp ứng mà từng bước khắc phục dần theo kế hoạch.
Tuy đã được tập huấn nhưng thời gian ngắn là một ngày nên chưa được sâu sắc, chưa được tham quan thực tế nên trong quá trình thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.
Trẻ chưa được làm quen với phương pháp dạy học STEAM từ các độ tuổi trước nên việc hình thành về các công thức, các thao tác còn lúng túng, vụng về trong quá trình thực hiện.
Trẻ từ nhỏ được bao bọc của ông bà, bố mẹ nên việc cho trẻ sử dụng các đồ dùng sắc nhọn thật như: dao, kéo, nạo, súng bắn keo, bếpsẽ tạo rất nhiều áp lực cho các cô giáo.
Sau khi nhận được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường về việc làm quen với phương pháp dạy học STEAM, bản thân tôi rất lo lắng và băn khoăn rất nhiều vì bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như việc đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của trẻ chưa đáp ứng được nhu cầu. Tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để đưa ra những biện pháp khắc phục tình trạng còn thiếu sót. Sau đây là bảng số liệu tôi đã thực hiện khảo sát trên trẻ.
- Đối tượng khảo sát: Trẻ lớp 4 Tuổi A3.
- Số lượng trẻ khảo sát: 30 trẻ ( Nữ: 16, Nam: 14, Dân tộc: 18)
- Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm 2021.
BẢNG KHẢO SÁT VỀ VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC STEAM
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ
Biết
Chưa biết
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Kỹ năng quan sát, điều tra, khám phá 
30
10
33,3%
20
66,7%
Khả năng sáng tạo
8
22,6%
22
77,4%
Kỹ năng giải quyết vấn đề
8
22,6%
22
77,4%
Toán học
17
56,6%
13
43,4%
Nghệ thuật
14
46,6%
16
53,4%
Sau khi tiến hành khảo sát tôi nhận thấy rằng kỹ năng quan sát, điều tra và khám phá của trẻ còn rất thấp chỉ chiếm 33,3%. Kỹ năng sáng tạo chiếm 22,6%, do trẻ chưa được làm quen nhiều với công nghệ và khoa học từ nhỏ nên khả năng sáng tạo của trẻ chỉ đạt được ở một số bạn được đi học từ độ tuổi 24-36 tháng và thường xuyên được bố mẹ tạo điều kiện cho chơi các hoạt động tự do. Kỹ năng giải quyết vấn đề còn rất hạn chế, trẻ chưa biết cách giải quyết vấn đề chiếm tỷ lệ cao 77,4%. Do trẻ luôn được bố mẹ định hình sẵn cho mọi tình huống và được bao bọc nhiều nên khi có vấn đề xảy ra trẻ chưa biết cách giải quyết cho phù hợp và đạt kết quả tốt nhất. Về toán học và nghệ thuật trẻ đã được làm quen hàng ngày thông qua các bài học nhưng cách đo đạc hay làm công thức thì trẻ vẫn chưa có kiến thức hay kỹ năng. 
Từ bảng khảo sát trên tôi đã đưa ra một số biện pháp phù hợp để giúp trẻ sớm được thích hợp với phương pháp dạy học Steam cho trẻ lớp mình như sau:
* Biện pháp 1: Nghiên cứu, tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet về phương pháp dạy học Steam.
* Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cho trẻ làm quen ứng dụng phương pháp dạy học Steam qua các hoạt động hàng ngày của trẻ.
        * Biện pháp 3: Soạn bài, tổ chức một số hoạt động cho trẻ làm quen phương pháp dạy học Steam qua các chủ đề.
* Biện pháp 4: Động viên, khích lệ, khen trẻ kịp thời trong các tình huống\
* Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ cùng thực hiện.
4. Tính hiệu quả và kết quả mang lại.
Sau khi thực hiện các biện pháp, tôi thăm dò ý kiến của đồng nghiệp cùng bằng cách đưa ra một số câu hỏi:
Biện pháp đưa ra đã phù hợp với đặc điểm của trẻ chưa?
Hiệu quả khi thực hiện các biện pháp như thế nào? 
Hầu hết các câu hỏi thăm dò đều được sự nhất trí của đồng nghiệp và các biện pháp tôi đưa ra trong đề tài đã được sử dụng và mang lại hiệu quả hết sức bất ngờ tại các lớp mẫu giáo 4 Tuổi A3, trường Mầm non Tiên Hội cụ thể như sau: 
* Đối với cô giáo:
- Bản thân tôi cũng rút ra được những kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ.
- Đưa kiến thức khoa học đến gần trẻ một cách tự nhiên.
- Tích cực hơn trong việc nghiên cứu tài liệu mới để mang lại nhiều hoạt động ngoài trời thú vị hơn, phù hợp nội dung chương trình, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của trẻ.
* Đối với học sinh:
- Trẻ yêu thích hoạt động, trí tưởng tượng phong phú hơn.
- Trẻ tích cực và say mê trong việc thử nghiệm để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ có kĩ năng hoạt động nhóm tốt hơn.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh gần gũi, tương tác với cô giáo nhiều hơn trong giờ đón, trả trẻ và trên nhóm zalo của lớp.
- Phụ huynh rất vui khi con được tiếp cận với chương trình giáo dục mới hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Bảng so sánh đối chiếu với kết quả sau khi thực hiện các biện pháp cho trẻ làm quen với phương pháp dạy học Steam cho trẻ tại lớp 4 tuổi A3.
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Biết
Chưa biết
Biết
Chưa biết
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Kỹ năng quan sát, điều tra, khám phá 
30
10
33,3%
20
66,7%
25
83,3%
5
16,7%
Khả năng sáng tạo
8
22,6%
22
77,4%
24
80%
6
20%
Kỹ năng giải quyết vấn đề
8
22,6%
22
77,4%
26
86,7%
4
13,3%
Toán học
17
56,6%
13
43,4%
30
100%
0
0%
Nghệ thuật
14
46,6%
16
53,4%
27
90%
3
10%
* Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy những thay đổi rõ rệt ở trẻ như sau:
- Kỹ năng quan sát, điều tra, khám phá: Biết từ 33,3% lên 83,3%
- Khả năng sáng tạo: Tỷ lệ trẻ biết tăng: 22,6% lên 80%
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Tỷ lệ trẻ biết tăng: 22,6% lên 86,7%.
- Toán học: Tỷ lệ trẻ biết tăng: 56,6% lên 100%
- Nghệ thuật: Tỷ lệ trẻ biết tăng: 46,6% lên 90%.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy ở lớp tôi tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng bước đầu thu được nhiều phản hồi tích cực.
Trang trí góc Steam
Trẻ thực hành pha nước giải khát
Trẻ thực hành pha nước giải khát
Trẻ khám phá quả trứng

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cho_tre_lam_quen_voi_phuong_phap_day_hoc_steam_qua_mot.docx