SKKN Chỉ đạo và thực hiện Chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non
Sức khỏe và trí tuệ là vốn quí nhất trên đời của mỗi con người và toàn xã hội chúng ta.Có sức khỏe con người có cả hàng trăm ước mơ, nhưng không có sức khỏe thì con người chỉ có một ước mơ duy nhất đó là “sức khỏe”.
Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể lực, trí lực của nhân dân, Bác nói: “ Mỗi người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh”. Luyện tập và bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Sức khỏe không phải là tài sản của cá nhân mà còn là tài sản chung của nhân loại, tạo nên nguồn sức khỏe không phải là của cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng. Đảng, nhà nước đã xem việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng, nhà nước. Trong cuộc sống hiện tại ngày nay hơn lúc nào hết, chúng ta phải nhìn nhận thấy rằng sức khỏe của chúng ta đang đứng trước nguy cơ như: Môi trường sống đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi dịch bệnh và thiên tai ngày càng xuất hiện nhiều, vệ sinh an toàn thực phẩm không được kiểm soát chặt chẽ. Những điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của toàn xã hội đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ đang trên đà phát triển cả về tâm lý, sinh lý, mọi tác động xấu của môi trường tự nhiên và xã hội đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Sức khỏe thể chất có liên quan đến sự phát triển não bộ của trẻ. Việc trải nghiệm di chuyển cơ thể bằng nhiều cách khác nhau đóng góp vào sự phát triển toàn diện của trẻ, bằng cách thúc đẩy sự tỉnh táo về tinh thần, tư duy sáng tạo, sức khỏe thể chất, lòng tự trọng, tự tin và khả năng học tập. Trẻ em tự tin hơn khi tích cực vận động và có cảm giác độc lập khi có thể kiểm soát cơ thể của mình trong các hoạt động vận động. Chính vì vậy, Từ năm học 2013- 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn ngành học mầm non cả nước thực hành và áp dụng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, chuyên đề Giáo dục phát triển vận động cho trẻ góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ hình thành các kỹ năng vận động, các tố chất vận động. Giáo dục phát triển vận động giúp trẻ phát triển các giác quan, ngôn ngữ giao tiếp, hoàn thiện các tố chất tâm lý, mạnh dạn, tự tin, can đảm, độc lập, tự chủ, biết kiềm chế, có tính kỷ luật, biết lắng nghe, chú ý quan sát góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Năm học 2016-2017 là năm học thứ tư thực hiện chuyên đề, các trường mầm non tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. Là cán bộ Quản lý trường mầm non, nhận thức được vị trí vai trò, tầm quan trọng của chuyên đề phát triển vận động đối với trẻ mầm non trong những năm qua các nhà trường thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, một số giáo viên trong trường thực hiện dạy trẻ vận động chưa đầy đủ các nội dung và chưa rèn luyện trẻ mọi lúc, mọi nơi trong mọi tình huống mà giáo viên chỉ chú trọng đến tiết dạy vận động trên lớp, chưa quan tâm đến trẻ nhận được gì trong quá trình vận động. Để tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, tôi đã chọn đề tài “Chỉ đạo và thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” năm học 2016-2017 làm đề tài nghiên cứu để góp phần vào việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
1. MỞ ĐẦU . Lý do chọn đề tài: Sức khỏe và trí tuệ là vốn quí nhất trên đời của mỗi con người và toàn xã hội chúng ta.Có sức khỏe con người có cả hàng trăm ước mơ, nhưng không có sức khỏe thì con người chỉ có một ước mơ duy nhất đó là “sức khỏe”. Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể lực, trí lực của nhân dân, Bác nói: “ Mỗi người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh”. Luyện tập và bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Sức khỏe không phải là tài sản của cá nhân mà còn là tài sản chung của nhân loại, tạo nên nguồn sức khỏe không phải là của cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng. Đảng, nhà nước đã xem việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng, nhà nước. Trong cuộc sống hiện tại ngày nay hơn lúc nào hết, chúng ta phải nhìn nhận thấy rằng sức khỏe của chúng ta đang đứng trước nguy cơ như: Môi trường sống đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi dịch bệnh và thiên tai ngày càng xuất hiện nhiều, vệ sinh an toàn thực phẩm không được kiểm soát chặt chẽ. Những điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của toàn xã hội đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ đang trên đà phát triển cả về tâm lý, sinh lý, mọi tác động xấu của môi trường tự nhiên và xã hội đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Sức khỏe thể chất có liên quan đến sự phát triển não bộ của trẻ. Việc trải nghiệm di chuyển cơ thể bằng nhiều cách khác nhau đóng góp vào sự phát triển toàn diện của trẻ, bằng cách thúc đẩy sự tỉnh táo về tinh thần, tư duy sáng tạo, sức khỏe thể chất, lòng tự trọng, tự tin và khả năng học tập. Trẻ em tự tin hơn khi tích cực vận động và có cảm giác độc lập khi có thể kiểm soát cơ thể của mình trong các hoạt động vận động. Chính vì vậy, Từ năm học 2013- 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn ngành học mầm non cả nước thực hành và áp dụng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, chuyên đề Giáo dục phát triển vận động cho trẻ góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ hình thành các kỹ năng vận động, các tố chất vận động. Giáo dục phát triển vận động giúp trẻ phát triển các giác quan, ngôn ngữ giao tiếp, hoàn thiện các tố chất tâm lý, mạnh dạn, tự tin, can đảm, độc lập, tự chủ, biết kiềm chế, có tính kỷ luật, biết lắng nghe, chú ý quan sát góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Năm học 2016-2017 là năm học thứ tư thực hiện chuyên đề, các trường mầm non tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. Là cán bộ Quản lý trường mầm non, nhận thức được vị trí vai trò, tầm quan trọng của chuyên đề phát triển vận động đối với trẻ mầm non trong những năm qua các nhà trường thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, một số giáo viên trong trường thực hiện dạy trẻ vận động chưa đầy đủ các nội dung và chưa rèn luyện trẻ mọi lúc, mọi nơi trong mọi tình huống mà giáo viên chỉ chú trọng đến tiết dạy vận động trên lớp, chưa quan tâm đến trẻ nhận được gì trong quá trình vận động. Để tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, tôi đã chọn đề tài “Chỉ đạo và thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” năm học 2016-2017 làm đề tài nghiên cứu để góp phần vào việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở thực trạng để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Từng bước củng cố các hoạt động vận động cho trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo, tăng tính độc lập, tự chủ, góp phần giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ ngay từ bậc học mầm non, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Các cháu trong trường mầm non Xi Măng và các hoạt động vận động của trẻ trong nhà trường năm học 2016 - 2017. Các hoạt động chuyên đề phát triển vận động của nhà trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên đề phát triển vận động. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp nghiên cứu đọc các tài liệu, sách báo, có liên quan đến tâm sinh lý của trẻ mầm non trong các hoạt động để làm rõ vấn đề nghiên cứu. b. Phương pháp khảo sát thực tế các cháu tại trường mầm non Xi Măng, các giáo viên và các bậc phụ huynh. c. Phương pháp thống kê số liệu, tổng hợp d. Phương pháp so sánh. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến: Phát triển thể chất là sự thay đổi hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người, là tổng hợp các đặc tính về hình thái của cơ thể đặc trưng cho quá trình trưởng thành của cơ thể ở mỗi giai đoạn phát triển. Sự phát triển thể chất ở trẻ em khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên trong cùng một độ tuổi, sự phát triển thể chất diễn ra ở những qui định nhất định. Sự phát triển thể chất có liên quan chặt chẽ với các yếu tố di truyền và môi trường sống của trẻ em. Nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các lĩnh vực phát triển vận động và tinh thần của trẻ. Trong sáu năm đầu đời trẻ có đặc điểm phát triển mạnh mẽ tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Trẻ sinh ra được thừa hưởng những đặc điểm từ tâm, sinh lý con người. Những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thể chất và tâm lý ở giai đoạn sau. Những yếu tố quyết định từ những tháng đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ đó là môi trường xung quanh và sự giáo dục. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đều cho rằng vận động có thể giúp con người loại bỏ được trạng thái tâm lý căng thẳng, làm cho con người quên đi âu phiền, tâm hồn sẽ vui vẻ hơn. Trẻ em cũng vậy, các cháu vốn có đặc điểm hiếu động, thích vận động. Trẻ được vận động thích đáng sẽ kích thích được trung khu tình cảm của trẻ em, làm cho trẻ em vui vẻ, tình cảm hưng phấn, vận động có thể chuyển dịch tâm lý của trẻ em, giảm thiểu sự tạo ra các tình cảm không lành mạnh ở chúng hoặc làm cho các tình cảm không lành mạnh được giảm bỏ một cách thỏa đáng. Trẻ em tham gia vận động cơ thể với khối lượng hợp lý còn có thể làm cho năng lượng quá nhiều trong cơ thể được tiêu hao, làm cho trẻ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng. Trong quá trình vận động khi trẻ em đạt được sự thành công, cảm thụ tình cảm tốt đẹp sẽ làm cho các em hoạt bát, cởi mở, tích cực và tràn đầy niềm tin. Tuy nhiên giáo viên mầm non phải nhận thức được một cách đầy đủ đồng thời nên khai thác hết giá trị của vận động cơ thể đối với sự phát triển tâm lý của trẻ, sao cho vận động cơ thể các em vừa có thể được rèn luyện cơ thể, tăng cường thể chất, lại vừa phát triển tâm lý của các em một cách có ích, từ đó giúp trẻ em sẽ phát triển toàn diện về mọi mặt. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 2.2.1. Thực trạng: Trường mầm non Xi Măng được thành lập năm 1980 với tên gọi ban đầu là nhà trẻ Hữu Nghị, năm 1992 trường chính thức có tên gọi trường mầm non Xi Măng. Nằm trên địa bàn khu phố 5 Phường Đông Sơn Thị xã Bỉm Sơn, đó là địa bàn đông dân cư, giao thông đi lại thuận tiện, đời sống nhân dân ổn định, số trẻ trong trường đại đa số là con em cán bộ công nhân công ty CP xi măng Bỉm Sơn, Công ty CP bao bì Bỉm Sơn nên công tác chăm sóc, giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi. Trải qua 37 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng với sự đổi mới của đất nước, địa phương, các thế hệ cô và trò nhà trường đã nỗ lực vượt khó vươn lên lập nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp một phần công sức không nhỏ vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của Thị Xã và tỉnh nhà. - Về thành tích đạt được: 37 năm phấn đấu, xây dựng, và trưởng thành của trường mầm non Xi măng là một thời gian không dài nhưng vô cùng vẻ vang. Nhà trường đã đóng góp những thành tích đáng kể vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần nhỏ bé của mình xây dựng nên truyền thống thi đua của ngành giáo dục và đào tạo Thị xã Bỉm sơn nói riêng, Sở giáo dục và Đào tạo Tỉnh Thanh Hóa nói chung ngày càng khởi sắc. Với những đóng góp của nhà trường cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo những năm qua, nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, Thủ tướng chính Phủ, Bộ giáo dục Đào tạo, UBND Tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều phần thưởng cao quí; Huân chương lao động hạng Ba năm 1999; Huân chương lao động hạng nhì năm 2005; Huân chương lao động hạng Nhất năm 2014; Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ năm 2007; 14 bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 6 bằng khen của UBND Tỉnh Thanh Hóa; Bằng công nhận trường chuẩn Quốc Gia mức độ II 2013; Bằng công nhận cơ quan văn hóa cấp Tỉnh 5 năm 2008-2013; Bằng khen đơn vị điển hình tiên tiến cấp Tỉnh 5 năm 2010-2015; 4 cờ thi đua của UBND Tỉnh Thanh Hóa năm 2008, 2009, 2013, 2014; Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2011. - Về cơ sở vật chất: Ngôi trường kiên cố với thiết kế của chuyên gia Nga, gồm 2 khu nhà trẻ và mẫu giáo. Ngăn cách giữa 2 khu là một sân chơi rộng lớn với nhiều đồ chơi và thiết bị hiện đại phù hợp với trẻ mầm non. Hiện tại nhà trường có 12 lớp học và 08 phòng chức năng kiên cố. Có sân khấu ngoài trời. Có vườn cổ tích, khuôn viên nhà trường sạch đẹp, thoáng mát đầy đủ tiện nghi cho trẻ hoạt động và vui chơi. - Tổng số trẻ toàn trường: 430; Nhà trẻ: 120 cháu; Mẫu giáo: 310 cháu. + Chất lượng nuôi dưỡng: Số Trẻ đạt kênh A: 95% Số Trẻ kênh B: 5% + Chất lượng giáo dục: Số Trẻ đạt yêu cầu: 100% Số Trẻ đạt khá, giỏi: 93% Số Trẻ đạt trung bình: 7% Nhìn vào số lượng trẻ toàn trường thì ta thấy trẻ mẫu giáo nhiều gấp 2 lần trẻ nhà trẻ. Trẻ đạt tiêu chuẩn kênh A hầu hết trường, trẻ đạt khá giỏi tỷ lệ tương đối cao. Có thể nói rằng, với tỷ lệ trẻ như trên thì hầu hết trẻ đều khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn có khả năng vận động trong các hoạt động hàng ngày rất tốt. * Thuận lợi: Trường mầm non Xi Măng được được UBND thị xã Bỉm Sơn, phòng giáo dục và đào tạo, UBND phường Đông Sơn, Công ty CP XM Bỉm Sơn, Công ty CP Bao Bì Bỉm sơn, luôn quan tâm giúp đỡ về mọi mặt. Có hội cha mẹ học sinh tâm huyết luôn phối hợp chặt chẽ với nhà trường cùng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngày càng phát triển. Cơ sở vật chất nhà trường sạch, đẹp, thoáng mát, có 2 sân chơi có đầy đủ đồ chơi ngoài trời cho trẻ vui chơi, vận động. Môi trường lớp học đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho học tập, vui chơi. Các đồ dùng đồ chơi được sắp đặt khoa học, gọn gàng thuận tiện cho trẻ hoạt động. Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có nhiều khả năng trong việc dạy trẻ vận động, vui chơi. Đa số trẻ khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, có tố chất vận động. * Khó khăn: Tuy trẻ khỏe mạnh, thông minh nhưng ở các độ tuổi đều có một số cháu nhút nhát, chưa tự tin trong các hoạt động. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho phát triển vận động từng lứa tuổi chưa đồng bộ. Kinh phí để tổ chức các hội thi thể chất, hội khỏe, văn nghệ cho các cháu còn hạn chế. Một số phụ huynh chưa hiểu rõ về hiệu quả rèn luyện vận động của giáo viên, còn có ý bao bọc con, chưa tin tưởng các hoạt động do cô tổ chức, còn sợ con bị ốm. 2.2.2. Kết quả khảo sát ban đầu: Thực trạng khảo sát số cháu trong trường tuy khỏe mạnh nhưng nhu cầu vận động của trẻ chưa đồng đều, còn có nhiều trẻ nhút nhát, có một số trẻ thì lại quá hiếu động. Khảo sát từ phía gia đình trẻ thì tới 1/4 gia đình trẻ còn bao bọc con chưa đồng tình với sự giáo dục vận động cho trẻ ở trường mà có ý kiến phản hồi. Bảng 1: Kết quả khảo sát giáo dục phát triển vận động cho trẻ đầu năm học 2016- 2017 TT Tên vận động Số trẻ Đạt Tỷ lệ Không đạt Tỷ lệ Ghi chú 1 Tiết dạy vận động 430 370 86% 60 14% 2 Trò chơi vận động, dân gian 430 360 83% 70 17% 3 Hoạt động ngoài trời. 430 375 87% 55 13% 4 Hoạt động góc. 430 365 84% 65 16% 5 Tham gia hội thi 84 75 89% 0 0 6 Tham gia văn nghệ 430 350 81% 80 19% Từ thực trạng kết quả giáo dục phát triển vận động cho trẻ như trên, tôi luôn suy nghĩ để tìm ra các giải pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ để tỷ lệ trẻ tham gia vận động ngày càng cao, đạt hiệu quả, giúp nhà trường thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động và bản thân trẻ phát triển thể lực, nhanh nhẹn, tự tin khéo léo hơn trong cuộc sống. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1 Công tác Quản lý, chỉ đạo thực hiện chuyên đề: * Đối với nhà trường: + Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch chuyên đề ngay từ đầu năm học phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của từng nhóm lớp. + Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường thực hiện kế hoạch chuyên đề. + Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về chuyên đề cho giáo viên bằng cách phân công giáo viên giỏi dạy mẫu các tiết học và các vận động để giáo viên toàn trường được dự giờ. + Sửa sang lại khu sân chơi cho trẻ, khu vườn cổ tích bằng phẳng, sạch đẹp, an toàn trồng nhiều cây, hoa và thuê người quét dọn hàng ngày để khuôn viên luôn sạch sẽ. + Có kế hoạch kiểm tra đánh giá chuyên đề thông qua các tiết dạy, các trò chơi vận động, trò chơi dân gian và các hội thi của trẻ. + Tổ chức hội thi “Hội khỏe bé mầm non”, “Vui hội trăng rằm” nhằm tuyên truyền với các bậc phụ huynh, các cơ quan tổ chức và các đoàn thể cùng tham gia vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ và hỗ trợ kinh phí cho các hội thi. + Đánh giá kết quả sau mỗi giai đoạn và rút kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo. + Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mua sắm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề. * Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên. + Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp với lớp mình đang dạy. + Sắp xếp các góc chơi hợp lý, phù hợp với độ tuổi. Tạo khoảng không gian rộng rãi, thoải mái, an toàn cho trẻ tự do hoạt động. Đầu tư đủ đồ dùng dụng cụ cần thiết cho phát triển vận động của trẻ ở các góc chơi. Bổ sung các loại đồ chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu đạt chất lượng, hỗ trợ phát triển các nhóm cơ của trẻ. + Đưa các nội dung giáo dục thể chất vào tiết dạy, các trò chơi và các hoạt động hàng ngày. + Đổi mới phương pháp dạy học, luôn hướng tới dạy học lấy trẻ làm trung tâm. + Sáng tạo trong mọi hoạt động vận động cho trẻ, tích cực làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề. + Kết hợp việc học tập, vui chơi, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày để tổ chức một cách linh hoạt cho trẻ nhằm đạt kết quả tốt nhất trong giáo dục phát triển vận động. + Lựa chọn các bài tập thể dục sáng, thể dục phát triển chung, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động cơ bản phù hợp với nội dung chương trình, thiết kế tổ chức các hoạt động phù hợp với từng chủ đề. + Tích cực đổi mới phương pháp và hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, hình thành các phẩm chất tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo và bền bỉ của trẻ. + Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên. 2.3.2 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề. Trong điều kiện hiện nay của Giáo dục, kinh phí đầu tư cho giáo dục mầm non còn khó khăn, nhà trường đã phối hợp với các bậc phụ huynh và làm tốt công tác xa hội hóa giáo dục để đầu tư bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho chuyên đề phát triển vận động giúp trẻ có môi trường hoạt động thuận lợi. Trong những năm thực hiện chuyên đề và năm học vừa qua, nhà trường đã mua sắm được các loại đồ dùng đồ chơi như sau: Bục bật sâu: 4 cái Ghế thẻ dục: 4 cái Cổng chui: 30 cái Gậy thể dục: 200 cái Vòng thể dục: 200 cái Bóng: 500 quả Túi cát: 100 túi Bước qua vật cản: 4 bộ Ném vòng cổ chai: 4 bộ Vòng để ném cổ chai 100 cái Ném bóng vào rổ: 4 bộ Ném bóng trúng đích: 2 bộ Xích đu con Rồng: 1 cái Cầu trượt liên hoàn: 1 cái Nhà bóng: 1 cái + Năm 2015-2016, nhà trường phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề. Giáo viên tham gia tích cực và trường dự thi cấp Thị đạt giải Đặc biệt, cấp Tỉnh đạt giải Nhì.Một số hình ảnh đồ chơi đạt giải cấp Thị, cấp Tỉnh. Đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị trong lớp, nhà trường mua bổ sung ngay từ đầu năm học cho các nhóm lớp tương đối đầy đủ theo thông tư 02/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Cơ sở vật chất nhà trường tuy khang trang nhưng thực tế nhà trường còn thiếu phòng học, hơn nữa số trẻ các lớp mẫu giáo đông so với qui định dẫn đến trẻ hoạt động các trò chơi trong lớp kết quả chưa cao. Chính vì vậy, đầu năm học 2016-2017, Ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo, với UBND Thị xã Bỉm Sơn xây dựng cho nhà trường 2 phòng học để giảm tải học số sinh/lớp giúp trẻ có không gian học tập vui chơi đạt kết quả tốt nhất. Được sự quan tâm của UBND Thị xã, hiện tại nhà trường đang được xây 2 phòng học trên khu mẫu giáo. 2.3.3. Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong nhà trường. Để tiếp tục thực hiện chuyên đề có hiệu quả, nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn của chuyên đề cho đội ngũ giáo viên với các hình thức sau: - Tạo điều kiện cho 100% cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn chuyên đề do Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục Đào tạo tổ chức. - Trong sinh hoạt chuyên môn các tổ, thường rút kinh nghiệm các tiết dạy, các hoạt động vận động cho trẻ của các giáo viên. - Thi và chấm trang trí lơp, sắp đặt môi trường giáo dục cho trẻ ngay từ đầu năm. Các nhóm lớp say sưa tìm hiểu và sắp đặt môi trường lớp gọn gàng, khoa học giúp trẻ thuận tiện trong việc học tập và trải nghiệm. - Kết quả: Nhất: Lớp: C2; Nhóm: 25-36 tháng B; 25-26 tháng C; Nhì: Lớp C1; C3; B3; A1; 25-36 A Ba: Lớp A2; B2; B1. - Ban giám hiệu phân công các lớp chịu trách nhiệm dạy mẫu các vận động của trẻ để giáo viên toàn trường học tập; 1. Cô: Mai Thị Thanh Xuân: Tổ chức dạy tiết thể dục mẫu giáo 2. Cô: trần Thị Kim Tuyến: Tổ chức dạy trò chơi vận động 3. Cô: Nguyễn Thị Anh: Tổ chức dạy trò chơi dân gian 4. Cô: Mai thị Thu Phương: Tổ chức dạy tiết vận động của nhà trường Tất cả các giáo viên được phân công tiết dạy đều chuẩn bị chu đáo để giáo viên toàn trường dự, rút kinh nghiệm và học tập theo khuôn mẫu tổ chức. Giáo viên trong trường rất phấn khởi và tự tin vào những kiến thức đã học được và được ban giám hiệu góp ý bổ sung. Tổng số giờ được dạy mẫu: 12 tiết được 100% giáo viên tham gia dự giờ góp ý rút kinh nghiệm. Qua các tiết dạy mẫu giáo viên trong trường đã học tập kinh nghiệm của nhau được rất nhiều, và hiện tại các tiết dạy vận động, các trò chơi và các hoạt động vận động của trẻ, giáo viên tổ chức đúng phương pháp và có nhiều sáng tạo. 2.3.4 Kinh nghiệm tổ chức các hội thi của chuyên đề: + Đối với Hội thi “Hội khỏe bé mầm non” Để hội thi đi đến thành công tôi đã có những biện pháp thực hiện sau đây: Thứ nhất: Tập huấn và lựa chọn: Cuộc thi nào cũng vậy, có thành công hay không điều quan trọng đầu tiên vẫn là các thành viên tham gia hội thi. Hội thi này chọn trẻ rất khó bởi lý do: Nếu là hội thi Bé khỏe - Bé ngoan thì chọn cháu khỏe đẹp, có năng khiếu. Nếu là hội thi Bé với tạo hình thì chọn Bé có năng khiếu tạo hình Nếu cuộc thi Bé thông minh nhanh trí thì chỉ cần chọn bé thông minhvv Nhưng với hội thi này: Hội khỏe bé mầm non thì vấn đề chọn cháu là rất khó: Vì yêu cầu cháu đó phải vừa có năng khiếu Âm nhạc vừa có năng khiếu vận đông, mà cháu có năng khiếu vận động thì rất hiếm, cháu có năng khiếu âm nhạc thì rất nhiều. Mặc dù vậy tôi cũng đã xác định rõ ràng và đúng mục tiêu. Hội thi này có 3 phần thì trong đó 2 phần thi là vận động nên tôi đã trực tiếp lên khảo sát tất cả các cháu 5- 6 tuổi và đi đến quyết định: Mặc dù cháu nữ rất nhiều cháu đẹp và có năng khiếu âm nhạc, nhưng chậm trong vận động nên tôi không chọn, phương châm của tôi là chọn cháu nam, các cháu vận động sẽ nhanh hơn, cháu nữ thì chọn cháu vận động nhanh chứ không chọn cháu đẹp có năng khiếu âm nhạc. Tôi phân tích với giáo viên rằng: Các cháu nữ có hạn chế về hình thức, có một chút năng khiếu âm nhạc mà vận động nhanh sẽ chọn. Đối với cháu nam cũng vậy, chỉ cần những cháu vận động nhanh, còn năng khiếu âm nhạc chỉ cần biết là được bởi vì 3 phần thi có 2 phần là vận động rồi. Giáo viên dạy trẻ 5-6 tuổi cũng thống nhất với ý kiến của tôi và đi đến quyết định chọn 6 cháu nhanh về vận
Tài liệu đính kèm:
- skkn_chi_dao_va_thuc_hien_chuyen_de_phat_trien_van_dong_cho.doc