SKKN Cách tiếp cận, giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS
Tiếp cận và giáo dục học sinh cá biệt là công việc rất khó đầy gian nan và thử thách, đòi hỏi người giáo viên phải có trái tim yêu nghề và đầy lòng nhân ái. Hiện nay do xu thế hội nhập của nền kinh tế mặt trái của xã hội đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống tác động mạnh mẽ đến lứa tuổi học sinh THCS, làm cho các em dễ bị kích động và thích làm người lớn. Bởi vậy cũng như các trường THCS khác trường THCS Định Hải cũng có một bộ phận học sinh cá biệt như hỗn láo, vô lễ với giáo viên, trốn học đi chơi điện tử, bỏ nhà đi chơi gây gỗ mất đoàn kết với những lí do rất đơn giản.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và quan sát có hệ thống học sinh cá biệt ở tất cả các lớp của trường bản thân tôi gặp không ít đối tượng học sinh cá biệt, mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau đòi hỏi cách tiếp cận và giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả. Qua tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo trên phương tiện thông tin truyền hình, báo chí, đặc biệt là qua kết quả nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi cũng rút ra được vài cách tiếp cận, giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay.
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Tiếp cận và giáo dục học sinh cá biệt là công việc rất khó đầy gian nan và thử thách, đòi hỏi người giáo viên phải có trái tim yêu nghề và đầy lòng nhân ái. Hiện nay do xu thế hội nhập của nền kinh tế mặt trái của xã hội đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống tác động mạnh mẽ đến lứa tuổi học sinh THCS, làm cho các em dễ bị kích động và thích làm người lớn. Bởi vậy cũng như các trường THCS khác trường THCS Định Hải cũng có một bộ phận học sinh cá biệt như hỗn láo, vô lễ với giáo viên, trốn học đi chơi điện tử, bỏ nhà đi chơi gây gỗ mất đoàn kết với những lí do rất đơn giản. Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và quan sát có hệ thống học sinh cá biệt ở tất cả các lớp của trường bản thân tôi gặp không ít đối tượng học sinh cá biệt, mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau đòi hỏi cách tiếp cận và giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả. Qua tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo trên phương tiện thông tin truyền hình, báo chí, đặc biệt là qua kết quả nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi cũng rút ra được vài cách tiếp cận, giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay. 1.2. Mục đích nghiên cứu Học sinh cá biệt là những học sinh có cá tính khác biệt, thường có cá tính mạnh mẽ, hành động và lời nói, thái độ quá vô lễ với thầy cô hay gây gỗ với bạn bè, là những học sinh chậm tiến bộ mặc dù thầy cô quan tâm, giáo dục nhiều. Các em thường hay vi phạm đến nội quy, quy chế nhà trường, làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua nề nếp học tập của lớp, mặc dù thầy cô, tập thể góp ý nhưng vẫn chứng nào tật nấy không chịu thay đổi. Đây là những đối tượng học sinh mà bản thân tôi đã trực tiếp tiếp cận và giáo dục. Từ những suy nghĩ về vấn đề xã hội, sự xuống cấp trong nhân cách học sinh và tình hình thực trạng của Trường THCS Định Hải.Trong nhiều năm qua làm công tác chủ nhiệm đặc biệt là mấy năm gần đây bản thân tôi đã trực tiếp tiếp cận giáo dục học sinh cá biệt, có lẽ vậy mà tôi hướng tới đề tài này và cũng muốn trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư, những điều áp dụng thành công trong thực tiễn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh cá biệt về nhân cách, đạo đức của khối 6,7,8,9. Từ đó giúp các em tiến bộ, nhận thức đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức của người học sinh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh cá biệt qua nhiều kênh, bạn bè, thầy cô bộ môn, gia đình, các mối quan hệ khác. - Phân nhóm đối tượng, tìm ra cách tiếp cận và phương pháp giáo dục tốt nhất. - Nghiên cứu qua thực tế học tập và cách xử sự của các em. - Nghiên cứu qua theo dõi các mối quan hệ của các em. - Nghiên cứu từ thực tế cư xử của các em trong từng tiết học đối với thầy cô và bạn bè. 2. NỘI DUNG SKKN 2.1. Cơ sở lí luận Giáo dục là một quá trình dạy dỗ, giúp đỡ, giáo huấn học sinh để các em trở thành những người hiểu biết sâu rộng về kiến thức, cuộc sống, có đạo đức tốt, có những suy nghĩ và hành động đúng đắn.Tuy nhiên ở lứa tuổi THCS là lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lí, các em muốn trở thành người lớn trong khi chưa có sự hiểu biết, mặt khác hoàn cảnh sống của mỗi em lại khác nhau. Có em may mắn được sống trong một gia đình hạnh phúc, được cha mẹ tư vấn kịp thời trong sự mất cân bằng ấy, có em lại sống trong gia đình không hạnh phúc, bố mẹ bỏ nhau phải sống với ông bà không được quan tâm đúng mức, lại được chiều chuộng không đúng cách....từ đó nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong học sinh và bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Những biểu hiện cá biệt của các em lại rất khác nhau về mức độ nên GVCN cũng rất khó trong việc phát hiện và xử lí cho thích hợp. Đối với một giáo viên làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp khác thường quan tâm đến những đối tượng học sinh cá biệt để từ đó tìm hiểu tính cách của các em, tìm hiểu nguyên nhân để có hướng tiếp cận và giáo dục thích hợp. Nhưng không phải ai cũng làm được việc đó, có những GVCN cho rằng có những học sinh cá biệt là do bản chất của các em, nhưng điều đó chưa hẳn đã đúng, sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “ Hiền dữ nào đâu đã tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Bản chất của con người vốn là lương thiện nhưng do nhiều yếu tố khác nhau như hoàn cảnh sống, môi trường sống, do bản lĩnh của từng em làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em dẫn đến các em có những biểu hiện khác nhau vì vậy ở lứa tuổi THCS các em cần có sự hỗ trợ tư vấn của người lớn hay nói cách khác các em cần có sự giáo dục của chúng ta. Vì vậy mỗi giáo viên chủ nhiệm muốn tiếp cận và giáo dục được học sinh cá biệt cần phải có sự nhiệt tình, tâm huyết, kiên trì, năng động, sáng tạo, có cách tiếp cận và biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng thì mới có hiệu quả. 2.2. Thực trạng của vấn đề. Sau 13 năm trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở 3 trường khác nhau: THCS Định Công, THCS Định Tân và lâu năm hơn cả là trường THCS Định Hải bản thân tôi đã tiếp cận và giáo dục nhiều học sinh cá biệt cũng đạt được những thành công đáng kể. Đặc biệt là mấy năm gần đây thực trạng của trường THCS Định Hải học sinh cá biệt ngày càng nhiều, do điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn bố mẹ đi làm ăn xa, hoặc mẹ đi làm công ty, bố đi làm ăn xa, bố mẹ bỏ nhau con cái ở với ông bà hoặc sống trong cảnh gì ghẻ con chồng, có những em bố mẹ suy đồi tha hóa về đạo đức sẳn sàng bỏ con để cặp kè với người khác thậm chí với cả anh em trong gia đìnhđặc biệt là do khoa học kĩ thuật phát triển cuộc sống hiện đại của con người đã mọc lên xung quanh địa phương nhiều quán internet đã thu hút những em học sinh chán nản về gia đình làm cho các em bỏ bê việc học đam mê điện tử nảy sinh hành động trộm cắp thậm chí những em này rủ rê các bạn khác, thậm chí cả học sinh nữ cũng bỏ đi chơi qua đêm tụ tập ở các quán hát. Bản thân tôi đã từng tiếp cận và giáo dục nhiều đối tượng như vậy và cũng thành công đáng kể. Đặc biệt là năm học 2016 - 2017 bản thân tôi được phân công dạy bộ môn Ngữ văn 6 gồm 2 lớp 6A và 6B, ngữ văn 9 chủ nhiệm 6B. Đây là 3 lớp có nhiều đối tượng học sinh cá biệt mà hàng ngày tôi phải tiếp xúc trong giờ dạy. Bởi vậy không chỉ với lớp chủ nhiệm tôi mới giáo dục học sinh cá biệt mà ngay cả lớp trực tiếp giảng dạy bởi những em học sinh cá biệt thường biểu hiện nhiều trong các giờ học không phải của giáo viên chủ nhiệm. Bộ môn tôi trực tiếp giảng dạy số tiết nhiều nhất trong tuần trên một lớp, nếu như không tiếp cận giáo dục các em thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giờ học, gây ức chế về tinh thần cho bản thân khi đứng lớp, ảnh hưởng đến chất lượng giờ học . Điều đó làm tôi day dứt và thôi thúc tôi tìm cách tiếp cận và giáo dục học sinh cá biệt. 2.3. Các cách tiếp cận và giáo dục học sinh cá biệt trong những năm học vừa qua. Đối với học sinh cá biệt lời nói của các em thường cộc lốc thiếu dạ, thưa, ngôn ngữ của các em thường tỏ ra vô lễ với các thầy cô và người lớn. Trình bầy vấn đề gì thường ấp úng, hay nói dối tìm cách trốn tránh. Do học lực yếu nên lời nói, ngôn ngữ viết không rõ ràng. Đối với bạn bè thường có những lời tỏ vẻ người bề trên, ra vẻ đại ca, lời nói có tính chất đe dọa, bắt nạt hù dọa học sinh khác, thậm chí lừa dối bạn bè, thầy cô và gia đìnhCác em thường có những hành động thái quá, vô lễ. Trước mặt thầy cô thường tỏ ra ngang bướng, lì lợm, không biết vâng lời, thậm chí tỏ vẻ thách thức với thầy cô, có khi tỏ ra nghe lời nhưng dả dối. Chỉ cần mâu thuẫn rất đơn giản là gây gỗ mất đoàn kết, các em thường giải quyết mâu thuẩn bằng vũ lực và hay bắt nạt học sinh khác một cách vô cớ. Thậm chí bỏ học la cà chơi bời ở những quán nét, không có tiền thì lừa dối bố mẹ là xin tiền nộp học hoặc ăn trộm. Chính vì thế mà trong mối quan hệ bạn bè của các em thường hết sức phức tạp, đối với bạn bè tốt thì thường ngại tiếp xúc vì sợ các em tố cáo, phản ánh và hay lôi kéo học sinh khác vào cuộc để chia bè phái. Chính vì vậy để tiếp cận và tìm ra cách giáo dục các em thì ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt 15phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, hoạt động ngoại khóa để giáo dục đạo đức cho học sinh, đối với học sinh cá biệt cần phải có thêm những biện pháp giáo dục đặc thù. Việc tiếp cận và giáo dục học sinh cá biệt không đơn thuần là nhìn nhận những biểu hiện bên ngoài của các em mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hành động và lời nói thiếu chuẩn xác từ đó mới tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp . Cách tiếp cận và giáo dục học sinh cá biệt. Đối với học sinh cá biệt, việc tiếp cận các em nếu chỉ dựa vào những buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và tiết sinh hoạt cuối tuần thì sẽ không có hiệu quả. Bởi trước tập thể sẽ khó khăn trò chuyện với các em. Bản thân tôi thường tiếp cận các em sau khi tôi tìm hiểu kĩ hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân và tính cách dẫn đến biểu hiện cá biệt của em đó, phân loại từng đối tượng cá biệt và tôi thường tiếp cận bằng cách gặp gỡ riêng cho phù hợp và có hiệu quả. giải pháp: Tìm hiểu cách tiếp cận và giáo dục học sinh cá biệt tôi nhận thấy cần phải phân loại học sinh cá biệt: Do gia đình chiều chuộng , do gia đình bỏ rơi thiếu quan tâm, do hoàn cảnh đặc biệt và tôi áp dụng các biện phấp giáo dục như: Giáo dục bằng tâm lí , giáo dục bằng tập thể, kết hợp với phụ huynh, kết hợp giáo dục qua giáo viên bộ môn, kết hợp với tổ chức đoàn đội Tuy nhiên mỗi đối tượng cần có cách tiếp cận và giáo dục phù hợp không áp đặt máy móc. Có như vậy mới thu được hiệu quả và cảm thấy công sức và mong muốn của mình được đền đáp. c. Các cách tiếp cận và giáo dục học sinh cá biệt mà tôi đã áp dụng trong những năm qua. * Đối với học sinh cá biệt do gia đình quá chiều chuộng. Trên thực tế có một số gia đình khá giả quá chiều chuộng con cái cả về vật chất lẫn tinh thần. Những trường hợp này thì gia đình thường cho các em tiêu tiền, sử dụng đồng tiền theo ý thích và dễ dàng tha thứ khi các em mắc khuyết điểm. Nên ngay từ nhỏ các em đã có cá tính ương ngạnh, muốn được mọi người chiều theo ý mình. Những em học sinh cá biệt này thường bỏ bê học hành, nên học kém bị thành phần khác lợi dụng, thường bảo kê, rủ rê các bạn học sinh khác bỏ học vào quán internet, ít nge lời thầy cô, tỏ ra cứng đầu, khó bảo, chậm tiến bộ. Đó là trường hợp của em Nguyễn V- H khóa học 2009-2013 mà tôi chủ nhiệm. Trong năm học lớp 6, lớp 7 em có những biểu hiện chưa đến mức cá biệt, thường hay bị cô thầy nhắc nhở nhưng vẫn nghe lời, đến năm học lớp 8 em bắt đầu nổi trội với những biểu hiện như: trong các giờ học tỏ ra ương ngạnh, cải lại và vô lễ với thầy cô giáo. Ban đầu em còn nghe lời GVCN sau đó chống đối lại, em nhiều lần vi phạm nhưng không chịu phạt khiến những em học sinh khác ghen tị, ban đầu tôi luôn cảm thấy thất vọng và ức chế trong những giờ sinh hoạt mặc dù tôi đã giáo dục bằng nhiều cách nhưng vẫn không hiệu quả. Càng ngày em càng tỏ ra đặc biệt là bỏ học la cà các quán internet, bắt đầu yêu thích một bạn nữ khác trường, hàng ngày em cắp sách đến trường sau khi tôi sinh hoạt 15 phút xong là em lại đi rủ bạn gái đi chơi, lấy tiền của bố mẹ bao ban ăn uống chơi bời. Tôi gặp gỡ gia đình để kết hợp và tìm gia cách giáo dục có hiệu quả thì nhận được câu trả lời từ phía gia đình là gia đình đã hết cách phó mặc em không quan tâm. Lúc này tôi cảm thấy bế tắc và rất ray rứt, băn khoăn, ngày nào, tuần nào em cũng bị nhắc nhở. Cho đến một hôm vì một mâu thuẫn rất đơn giản giữa em với 1 em học sinh lớp dưới, em đã đánh, xô em ấy ngã và kết quả em học sinh kia bị gãy tay. Lúc này nhà trường quyết định thành lập hội đồng kỉ luật và đình chỉ học. Hơn bao giờ hết lúc này tôi cảm thấy buồn chán và gần như tuyệt vọng, nếu để nhà trường đình chỉ học em thi đối với công tác chủ nhệm tôi sẽ rất nhẹ nhàng nhưng lương tâm trách nhiệm của một người làm nghề trồng người lại thôi thúc tôi quyết tâm áp dụng một cách nữa để giáo dục em. Điều này dẫn đến quyết định của tôi là trước hội đồng nhà trường tôi đứng ra bảo lãnh và chịu trách nhiệm sẽ giáo dục em, giúp em nhận ra lỗi lầm của mình để sữa chữa. Sau quyết định đó tôi cảm thấy hơi sợ không biết lời hứa của mình có thực hiện được không nếu không thì hậu quả sẽ ra sao trước học sinh và đồng nghiệp. Sau tất cả những điều này tôi đã quyết định áp dụng cách giáo dục sau: - Giáo dục bằng tâm lí Ngày xưa mối quan hệ thầy trò là mối quan hệ tách biệt. Nhưng trong nền giáo dục hiện tại quan hệ đó đã được thay đổi, có như vậy chúng ta mới thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Bởi có gần gũi các em mới biết được tâm tư nguyện vọng của các em, từ đó mới có biện pháp giáo dục thích hợp. Đối với học sinh cá biệt việc tiếp xúc và gần gũi các em quả là một vấn đề không đơn giản, nếu GVCN thiếu tế nhị một chút thì khó có thể gần gũi với các em như thường xuyên phê bình dùng nhiều lời xúc phạm đến các em càng làm cho các em lẫn tránh.Vì vậy bản thân tôi thấy rằng sau khi hiểu được cá tính, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá biệt của em Nguyễn V- H thì tôi cần tạo được mối quan hệ gần gũi với em, thật sự là chỗ dựa tin cậy nhất sau cha mẹ của em, nhất là lúc này cha mẹ em cũng bất lực và không quan tâm, nghĩ vậy tôi quyết định ngay sau đó tôi trực tiếp gặp gỡ em, nhưng không phải trên lớp cũng không phải cuối buổi học vì như vậy em sẽ không tỏ ra hợp tác trước sự chú ý của bạn bè mà trong giờ thể dục tôi hẹn gặp ở phòng đoàn đội, lúc đó xuống gặp tôi ban đầu em cảm thấy e ngại, thấy vậy tôi phải tỏ ra niềm nở, ân cần và lời đầu tiên tôi hỏi em là: Em có biết vì sao cô gọi em xuống đây không? lúc đầu em ngồi lì không trả lời. Sau đó tôi tiếp tục nói: Hơn ai hết cô luôn muốn những học sinh dưới sự dìu rắt của cô không những có được tri thức mà sẽ trở thành những người tốt, đặc biệt là em. Có khi nào em suy nghĩ về những lời nói và việc làm của em với tất cả mọi người đặc biệt là những người thân của em, bạn bè thầy cô, mọi người xung quanh, em cảm nhận như thế nào khi cô bắt em đi nhận lỗi với gia đình em học sinh bị gãy tay, em thử đặt suy nghĩ của mình cho bố mẹ em lúc ấy xem thế nào. Lúc này em vẫn ngồi im lặng không trả lời, tôi biết rằng sẽ rất khó thốt ra lời nói đối với em lúc này, nên tôi tiếp tục: Nếu hôm nay em chưa muốn tâm sự với cô thì em về suy nghĩ lại về bản thân em, cô chờ câu trả lời của em. Sau hôm đấy em tỏ ra ít nói hơn và ngoan hơn. Tôi vẫn chờ đợi một sự giải bày, nhưng thời gian trôi qua 1 tuần, 2 tuần em vẫn tỏ ra im lặng, rồi bỗng một hôm cũng vào giờ thể dục khi tôi đang trống giờ ngồi làm việc trong phòng đội bỗng mhiên em thốt ra lời: Thưa cô em sai rồi. Lúc ấy tôi rất vui mừng và có chút hy vọng vào sự tin tưởng của mình. Tôi tiếp tục tâm sự trao đổi để em nhận thấy rằng ông bà cha mẹ nào cũng giàu lòng yêu thương con nhưng tình thương ấy bị các em lạm dụng trở thành người có tội và phụ lại tấm lòng của cha mẹ. Cha mẹ vất vả, lăn lộn trong cuộc sống mới có được đồng tiền để cho các em đi học vậy mà em đền đáp lại như vậy, bản thân cô cũng rất buồn. Buổi tiếp xúc đầu tiên tôi chỉ tâm sự như vậy . Những buổi học hôm sau tôi thấy em có chiều hướng tiến bộ.Tôi động viên em bằng cách tuyên dương trước tập thể.Tuần sau cũng vào tiết học ấy tôi lại gọi em xuống, lần này lời đầu tiên là tôi khen những tiến bộ của em, và tôi tiếp tục với tư cách GVCN, một người bạn, một người lớn tuổi tâm sự chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của em, thậm chí cả các mối quan hệ, sở thích của em. Với sự cởi mở và tin cậy đó, em đã tâm sự với tôi tất cả mọi chuyện, từ đó tôi mới phân tích để em thấy rằng là con người không ai hoàn hảo cả, ai cũng có những lỗi lầm, con đường đời của mỗi con người không phải là con đường thẳng tắp, điều quan trọng là phải biết nhận ra sai trái của mình để sửa chữa, để vượt qua những chặng đường vòng vèo đó. Những việc làm của em ngày hôm nay chỉ là sự nông nổi, chưa thực hiện đúng nghĩa vụ của một người con, nhiệm vụ của người học sinh, bị bạn bè lôi kéo, chưa chín chắn, cô mong rằng em sẽ nhận ra và sửa chữa những lỗi lầm của mình để trở thành con ngoan, học sinh tiến bộ, sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Kết thúc cuộc gặp gỡ hôm ấy em đã hứa với tôi. Lời hứa lần này đã tạo cho tôi một niềm tin và trong tâm trạng của tôi cũng thấy thoải mái hơn. Những ngày sau đó em tiến bộ rõ rệt, gần như tôi không phải nhắc mà thường xuyên động viên, khen ngợi em trước lớp. Cũng lúc này tôi nhận được điện thoại của gia đình cảm ơn tôi vì đã giúp em hiểu ra, nhận thức đúng đắn, biết nghe lời ông bà cha mẹ. Sau này đến ngày kết thúc khóa học em chủ động gặp gỡ tôi và vẫn còn nhắc lại lời hứa với tôi. Từ đó đến nay năm nào cũng vậy cứ đến ngày lễ, tết em lại tụ tập bạn bè lên thăm tôi, đặc biệt là vẫn thường xuyên liên lạc qua điện thoại hỏi thăm về cuộc sống và công việc của tôi. Sau tốt nghiệp THPT em học nghề và cũng kiếm cho mình một công việc để tự nuôi sống bản thân bằng sức lao động của mình. Có lẽ đối với tôi trong cuộc đời của một người làm nghề trồng người đây sẽ là kỷ niệm và bài học kinh nghiệm sâu sắc trong cách tiếp cận và giáo dục học sinh cá biệt. * Đối với học sinh cá biệt do gia đình thiếu quan tâm Trong cuộc sống có nhiều gia đình chỉ biết lo làm ăn kinh tế thiếu quan tâm kiểm tra, đôn đốc việc học hành của con cái. Bận công việc làm ăn thườn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_cach_tiep_can_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_o_truong_thcs.docx
- bìa SKKN (1).docx
- Danh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
- Trich ngang đề tài SKKN.doc