SKKN Cách sử dụng di sản văn hóa trong dạy – học văn bản văn học Việt Nam trung đại, Ngữ văn 10 ở trường THPT như Thanh Ii

SKKN Cách sử dụng di sản văn hóa trong dạy – học văn bản văn học Việt Nam trung đại, Ngữ văn 10 ở trường THPT như Thanh Ii

Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường thì việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở bộ môn này luôn là một đòi hỏi tất yếu. Trong việc đổi mới đó có yêu cầu là dạy học theo hướng tích hợp, tăng cường liên hệ thực hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học Ở phân môn Đọc văn, để đọc - hiểu được các văn bản văn chương thì rất cần tích hợp, vận dụng các kiến thức về chính trị - xã hội, lịch sử, văn hóa, đời sống thực tế Trong việc tích hợp những kiến thức lịch sử, văn hóa không thể không sử dụng đến những di sản văn hóa. Nên việc sử dụng di sản văn hóa vào dạy học các tác phẩm văn chương là hoàn toàn hợp lí và có cơ sở khoa học. Sử dụng di sản trong dạy học giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu hơn, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.

 Đối với học sinh ngày nay, văn học trung đại là không dễ hiểu. Ngoài sự xa xôi về thời gian sáng tạo còn là sự khác biệt và khoảng cách lớn về chế độ xã hội, văn hóa, tư tưởng thời đại, quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mỹ. Khó hiểu nên các em cũng kém hứng thú khi học những văn bản văn học trung đại.

Trong khi đó, bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài liệu về lí luận dạy học hiện nay còn ít đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản văn hóa. Nên việc sử dụng di sản trong dạy học nói chung và trong dạy văn bản Văn học trung đại nói riêng không có một định hướng, phương pháp cụ thể. Điều này cũng tạo ra những khó khăn nhất định với không ít giáo viên.

 

doc 28 trang thuychi01 12255
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách sử dụng di sản văn hóa trong dạy – học văn bản văn học Việt Nam trung đại, Ngữ văn 10 ở trường THPT như Thanh Ii", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHƯ THANH II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
CÁCH SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG
DẠY – HỌC VĂN BẢN VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI, NGỮ VĂN 10 Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II
Người thực hiện: Nguyễn Văn Lực
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
NĂM HỌC: 2018 – 2019
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHƯ THANH II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
CÁCH SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG
DẠY – HỌC VĂN BẢN VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI, NGỮ VĂN 10 Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II
Người thực hiện: Nguyễn Văn Lực
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
NĂM HỌC: 2018 – 2019
 MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài	 1
1.2. Mục đích nghiên cứu	 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu	 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.	 2
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Một số khái niệm về Di sản văn hóa Việt Nam	 2
2.1.2. Những di sản văn hóa sử dụng được trong dạy học, giáo dục ở nhà trường phổ thông.	 3
2.1.3. Khái quát văn học trung đại Việt Nam	 4
2.1.4. Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10, ban cơ bản	 5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.	 6
2.3. Các giải pháp thực hiện việc sử dụng di sản, tài liệu di sản	.. 7
2.3.1. Công tác chuẩn bị 7
 2.3.1.1. Lên kế hoạch sử dụng di sản, tài liệu di sản	.. 7
 2.3.1.2. Khai thác, sưu tầm và xử lí tài liệu về di sản để sử dụng vào bài học ở trên lớp.	 9
2.3.2. Sử dụng tri thức về di sản vào việc phục vụ giảng dạy 10
2.3.2.1. Sử dụng di sản, tài liệu di sản để khởi động, tạo hứng thú vào bài học 	 10
2.3.2.2. Sử dụng di sản, tài liệu di sản như một kênh thông tin, một nguồn kiến thức để hình thành kiến thức bài học	 13
2.3.2.3. Sử dụng di sản, tài liệu di sản để củng cố, mở rộng	 19
2.4. Kết quả thực nghiệm	 21
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:	 22
2. Khuyến nghị:	 22
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường thì việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở bộ môn này luôn là một đòi hỏi tất yếu. Trong việc đổi mới đó có yêu cầu là dạy học theo hướng tích hợp, tăng cường liên hệ thực hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học Ở phân môn Đọc văn, để đọc - hiểu được các văn bản văn chương thì rất cần tích hợp, vận dụng các kiến thức về chính trị - xã hội, lịch sử, văn hóa, đời sống thực tế Trong việc tích hợp những kiến thức lịch sử, văn hóa không thể không sử dụng đến những di sản văn hóa. Nên việc sử dụng di sản văn hóa vào dạy học các tác phẩm văn chương là hoàn toàn hợp lí và có cơ sở khoa học. Sử dụng di sản trong dạy học giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu hơn, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo...
 Đối với học sinh ngày nay, văn học trung đại là không dễ hiểu. Ngoài sự xa xôi về thời gian sáng tạo còn là sự khác biệt và khoảng cách lớn về chế độ xã hội, văn hóa, tư tưởng thời đại, quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mỹ... Khó hiểu nên các em cũng kém hứng thú khi học những văn bản văn học trung đại.
Trong khi đó, bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài liệu về lí luận dạy học hiện nay còn ít đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản văn hóa. Nên việc sử dụng di sản trong dạy học nói chung và trong dạy văn bản Văn học trung đại nói riêng không có một định hướng, phương pháp cụ thể. Điều này cũng tạo ra những khó khăn nhất định với không ít giáo viên. 
 Ngày 16 tháng 1 năm 2013, liên Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch ra công văn Số:73/HD – BGDĐT- BVHTTDL về “Hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX”. Đó là cơ sở vững chắc và động lực giúp tôi có thêm căn cứ, hiểu biết, thêm tự tin và tích cực hơn với việc sử dụng di sản trong dạy học Ngữ văn nói chung và các văn bản văn học trung đại nói riêng. Sau một thời gian dài tìm hiểu, áp dụng, sử dụng di sản, tài liệu di sản vào dạy học Ngữ văn, tôi đã rút ra được những hiểu biết, kinh nghiệm nhất định. Vì thế tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Cách sử dụng di sản văn hóa trong dạy - học văn bản văn học Việt Nam trung đại, Ngữ văn 10 ở trường THPT Như Thanh II” nhằm hệ thống lại kiến thức, kinh nghiệm về sử dụng di sản trong dạy học để trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp và các em học sinh. Hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học, làm mới những bài học...
 1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Cách sử dụng di sản văn hóa trong dạy - học văn bản văn học Việt Nam trung đại, Ngữ văn 10 ở trường THPT Như Thanh II” nhằm đúc rút, hệ thống những kinh nghiệm, cách thức sử dụng tài liệu di sản vào dạy học các văn bản Văn học trung đại, Ngữ văn 10, ban cơ bản. Từ đó có hướng tiếp tục vận dụng, phát huy những kinh nghiệm, cách thức đó vào việc dạy học trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn nói chung và các văn bản Văn học trung đại nói riêng. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng thực nghiệm
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các văn bản văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10 THPT, ban Cơ bản, được phân phối dạy – học cho những tiết Đọc văn chính thức ở trên lớp. 
Đối tượng thực nghiệm trong năm học 2018- 2019: Lớp thực nghiệm là 10C6; lớp đối chứng là 10C1, trường THPT Như Thanh II.
 Các lớp này học sinh đều có đặc điểm tâm lí và khả năng tiếp thu tương đương nhau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp trao đổi, đàm thoại;
- Phương pháp thảo luận;
- Phương pháp giảng dạy thực nghiệm;
- Phương pháp khảo sát, thống kê;
- Phương pháp tổng hợp; 
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 2.1.1. Một số khái niệm về Di sản văn hóa Việt Nam
Di sản văn hóa là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa. Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 
 Điều 1 Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) xác định rõ: “Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” 
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian (sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết); nghệ thuật trình diễn dân gian (âm nhạc, múa, hát, sân khấu, và các hình thức trình diễn dân gian khác); tập quán xã hội (luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác); lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian;...”.(Khoản 1, Điều 4 Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009))...
2.1.2. Những di sản văn hóa sử dụng được trong dạy học, giáo dục ở nhà trường phổ thông.
Tính đến nay Việt Nam được thế giới công nhận: 
- 8 di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới: Quần thể di tích Cố đô Huế; Phố cổ Hội An – tỉnh Quảng Nam; Khu di tích (Thánh địa) Mỹ Sơn – Quảng Nam; Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội; Thành nhà Hồ – Thanh Hóa; Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh; Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng – Quảng Bình; Quần thể danh thắng Tràng An.
- 9 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Nhã nhạc cung đình Huế; Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca trù của người Việt; Hội Gióng tại đền Sóc Sơn và đền Phù Đổng; Hát Xoan ở Phú Thọ; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Phú Thọ; Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
- 6 di sản thông tin tư liệu thế giới: Mộc bản triều Nguyễn; 82 bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Giang; Châu bản triều Nguyễn; Mộc bản Trường học Phúc Giang; Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.
- 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới: Rừng ngập mặn Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh; Đảo Cát Bà – Hải Phòng; Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang; Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng; Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An; Khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau; Khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm; Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
- Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang (công viên địa chất toàn cầu).
- Ngoài ra còn có trên 3000 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia; hàng triệu mẫu vật, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia được lưu giữ trong hơn 120 bảo tàng và các sưu tập tư nhân. Đặc biệt, các hiện vật văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, các di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại trong cộng đồng rất giàu có nhưng ít được biết đến và khai thác.
Nhà trường phổ thông của chúng ta có nhiều điều kiện, cơ hội để sử dụng các di sản đa dạng, phong phú vào trong các hoạt động giáo dục, dạy học.
2.1.3 Khái quát văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam là văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, tồn tại, phát triển trong tiến trình xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ qua các triều đại phong kiến Việt Nam. 
BẢNG SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Văn học trung đại Việt Nam
Thành phần văn học
Đặc điểm nội dung
Đặc điểm nghệ thật
Giai đoạn văn học
Văn học chữ Hán
Chủ nghĩa yêu nước
Chủ nghĩa nhân đạo
Cảm hứng thế sự
Tính quy phạm
Thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
Thế kỉ XV đến hết thế kỷ VII
Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thể kí XIX
Nửa cuối thế kỉ XIX
Tính trang nhã
Văn học chữ Nôm
Tiếp thu và dân tộc hóa văn học nước ngoài
Mỗi giai đoạn phát triển của văn học trung đại lại có những đặc điểm riêng về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật với các sự kiện văn học, các tác giả, tác phẩm tiểu biểu:
Giai đoạn
Nội dung
Nghệ thuật
Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm
Thế kỉ X – hết thế kỉ XIV
Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng, ngợi ca.
- Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc
- Văn học chữ Nôm với một số bài thơ, phú
- Sự xuất hiện của văn học chữ Nôm (cuối thế kỷ XIII)
- Hịch tướng sĩ, Tỏ lòng, Phú sông Bạch Đằng,
Thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII
Từ nội dung yêu nước với âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
- Văn học chữ Hán phong phú, thành tự văn chính luận, văn xuôi tự sự.
- Văn học chữ Nôm với những thể loại: thơ Nôm đường luật, ngâm khúc, diễn ca lịch sử.
- Sự xuất hiện những thể loại văn học của dân tộc. 
- Nguyễn Trãi với các sáng tác chữ Hán, chữ Nôm
- Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Truyền kì mạn lục,...
Thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với tiếng nói đòi hỏi quyền sống, quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người...
Phát triển mạnh mẽ, toàn diện, đặc biệt là văn học chữ Nôm với những thể loại văn học dân tộc: thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, truyện thơ, hát nói.
- Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều
- Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ chữ Hán của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Hoàng Lê nhất thống chí,
Nửa cuối thế kỉ XIX
Văn học yêu nước mang âm điệu bi tráng; tư tưởng canh tân đất nước.
Văn học quốc ngữ xuất hiện nhưng văn học chữ Hán, chữ Nôm vẫn là chính, chủ yếu vẫn theo thể loại và thi pháp truyền thống.
- Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), thơ Nguyễn Khuyến, thơ Trần Tế Xương,
 2.1.4. Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10, ban cơ bản
 Các tác phẩm, đoạn trích văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10, ban cơ bản được phân phối ở những tiết Đọc văn chính thức gồm:
STT
Tên tác phẩm / Đoạn trích
Tên tác giả
Tỏ lòng
Phạm Ngũ Lão
Cảnh ngày hè
Nguyễn Trãi
Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đọc “Tiểu Thanh kí”
Nguyễn Du
Phú sông Bạch Đằng
Trương Hán Siêu
Đại cáo bình Ngô
Nguyễn Trãi
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
(Trích “Bài kí đề danh tiến... ”.)
Thân Nhân Trung
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên 
Nguyễn Dữ
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
(Trích “Chinh phụ ngâm”)
Đặng Trần Côn và 
Đoàn Thị Điểm
Trao duyên (Trích “Truyện Kiều”)
Nguyễn Du
Chí khí anh hùng (Trích “Truyện Kiều”)
Nguyễn Du
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Qua thực tiễn nhiều năm giảng dạy, cá nhân tôi nhận thấy rằng, để dạy tốt phần văn học trung đại đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư, nghiên cứu thật kĩ trước mỗi bài học. Bởi sự khác biệt về văn hóa, tư tưởng, các giá trị đạo đức xã hội...khiến cho ngay cả một giáo viên được đào tạo bài bản chuyên ngành đôi lúc vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận, đánh giá một tác phẩm văn học trung đại chứ nói gì đến những học sinh. Các tác phẩm văn học trung đại lại thường sử dụng khá nhiều những điển tích, điển cố, các từ ngữ cổ mà ngày nay hầu như rất ít người còn biết; hơn nữa lối viết ước lệ tượng trưng của các nhà văn nhà thơ xưa cùng với những quan điểm tư tưởng nhà Nho đậm chất triết lí nhiều khi thực sự trở thành lời thách đố với học sinh ngày nay trong việc đi sâu vào tìm hiểu giá trị tác phẩm. Bởi vậy, phần lớn học sinh đều có tâm lí chung là ngại học phần văn học trung đại. Việc tìm hiểu các tác phẩm, đoạn trích văn học trung đại đối với học sinh chỉ là nhiệm vụ bắt buộc mà hầu như không có hứng thú, không xuất phát từ nhu cầu hay đam mê. Do vậy các giờ học văn học trung đại thường trầm, học sinh ít khi chủ động xung phong phát biểu sau mỗi câu hỏi giáo viên đặt ra. Kết quả giờ học vì vậy thường không được như mong đợi.
Hiện nay trong thư viện nhà trường, chỉ có một số tranh ảnh về các nhà thơ nhà văn trung đại, ngoài ra các dạng tư liệu hình động để hỗ trợ trực quan bài học hầu như không có gì. Việc sử dụng những bức tranh về tác giả văn học thực ra cũng không giúp ích được gì nhiều cho các tiết học, bởi đơn thuần đó chỉ là treo một bức tranh minh họa vô hồn. Bởi vậy, việc dạy và học phần văn học cổ gặp không ít trở ngại.
Như đã nói ở trên, văn học trung đại gắn bó mật thiết với các vấn đề lịch sử xã hội, văn hóa, triết học và địa lí. Không ít các văn bản văn học trung đại được sinh thành ngay trên mảnh đất của những địa danh, thắng cảnh hay sự kiện lịch sử xã hội quan trọng của đất nước mà ngày nay đã trở thành những địa danh - di sản văn hóa cấp quốc gia hoặc nhân loại. Cũng không ít các nhà văn nhà thơ trung đại là những nhân vật văn hóa, danh nhân văn hóa thế giới. Nếu chúng ta có thể khai thác được kho tư liệu khổng lồ về những vấn đề ngoài văn bản mà có liên quan, ảnh hưởng, chi phối đến đến sự ra đời cũng như nội dung tư tưởng của các tác phẩm để phục vụ cho những tiết học văn học trung đại, tôi tin rằng sẽ tạo được hứng thú rất lớn đối với người học - chất lượng giờ học cũng sẽ tốt hơn nhiều!
Thế nhưng, hiện tại chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào sàng lọc và định hướng, hướng dẫn dành cho giáo viên trong việc khai thác, tích hợp các yếu tố di sản văn hóa trong việc hỗ trợ các bài dạy học về văn bản văn học trung đại. Đó là điều khá đáng tiếc. Tôi tin rằng, rồi đây sẽ có một công trình nghiên cứu về vấn đề này một cách đầy đủ, những giá trị di sản văn hóa sẽ được khai thác, ứng dụng thường xuyên và hiệu quả trong việc hỗ trợ dạy và học trong nhà trường. 
Từ những điều trao đổi trên, sau nhiều năm giảng dạy và sử dụng tư liệu hỗ trợ dạy học, tôi đã dần rút ra được những cách thức, kinh nghiệm cho bản thân trong việc vận dụng, khai thác các yếu tố di sản văn hóa phục vụ dạy và học. Hi vọng rằng đó sẽ là một kênh hữu ích trong dạy và học theo tinh thần đổi mới.
2.3. Các giải pháp thực hiện việc sử dụng Di sản, tài liệu di sản trong dạy học Ngữ văn 10 ở trường THPT Như Thanh II.
2.3.1. Công tác chuẩn bị
2.3.1.1. Lên kế hoạch sử dụng di sản
Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải lên kế hoạch sử dụng di sản trong dạy học. Trước khi lên kế hoạch, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa cũng như các tài liệu có liên quan; cần trao đổi, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp. Khi lập kế hoạch cần xác định cụ thể các yếu tố như: đơn vị kiến thức của bài học có thể sử dụng di sản, tài liệu di sản; loại di sản, tài liêụ di sản cần sử dụng; mức độ sử dụng; mục đích sử dụng di sản phải phù hợp với mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học và được cụ thể qua mục tiêu của bài học.
Ví dụ: Kế hoạch sử dụng di sản, tài liệu di sản trong dạy học các văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 10, ban cơ bản, được phân phối ở những tiết Đọc văn chính thức (Chỉ lựa chọn những bài phù hợp để áp dụng):
Tác phẩm, đoạn trích
Nội dung, kiến thức có thể sử dụng tài liệu di sản
Di sản, tài liệu di sản cần khai thác, sử dụng
1. Tỏ lòng
- Tác giả Phạm Ngũ Lão 
- Vẻ đẹp con người thời Trần và vẻ đẹp thời đại nhà Trần
- Giai thoại về Phạm Ngũ Lão, những bức hình về Phạm Ngũ Lão.
- Những bức hình mô tả tinh thần yêu nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân nhà Trần. 
- Những bức hình về con người và quân đội nhà Trần (bức hình về hội nghị Diên Hồng...).
2. Cảnh ngày hè
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi (dẫn dắt vào bài học)
- Tìm hiểu xuất xứ, vị trí bài thơ
- Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên ngày hè
- Hình ảnh, vi deo về khu di tích danh thắng Côn Sơn, tượng Nguyễn Trãi.
- Hình ảnh cuốn “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.
- Hình ảnh cảnh đẹp, làng nghề của địa phương: ao sen, làng chài,(để minh họa).
3. Nhàn
- Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Lối sống hòa hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên
- Ảnh tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm, tranh ảnh về khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm (Lí Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
- Sử dụng hình ảnh di sản địa phương: hình ảnh ao, hồ sen (để minh họa).
4. Đọc Tiểu Thanh kí
- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du (để dẫn dắt vào bài học)
- Tâm sự Nguyễn Du: tiếng nói khát khao tri âm của nhà thơ
- Ảnh tượng đài, khu mộ Nguyễn Du.
- Bài thơ: “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu.
5. Phú sông Bạch Đằng
- Giới thiệu vài nét về sông Bạch Đằng.
- Nội dung: tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm; tư tưởng nhân văn: đề cao vai trò vị trí của con người, truyền thống nhân nghĩa...
- Hình ảnh về sông Bạch Đằng, khu di tích lịch sử sông Bạch Đằng, bãi cọc Bạch Đằng,
- Lễ hội truyền thống Bạch Đằng.
6. Đại cáo bình Ngô
- Tác giả Nguyễn Trãi
- Nội dung của tác phẩm
- Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, tượng Nguyễn Trãi.
- Tư tưởng nhân nghĩa.
- Hình ảnh liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi...
7. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Xuất xứ bài kí
- Vị trí đoạn trích
- Khu di tích lịch sử - văn hóa Văn Miếu, Quốc Tử Giám, nhà bia Tiến sĩ, các bài kí khắc trên bia đá,
8. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- (Dẫn dắt vào bài học)
- Vài nét về “Truyền kì mạn lục”
- Nội dung, ý nghĩa văn bản 
- Hình ảnh cuốn “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ 
- Hình ảnh đền Tản Viên ở Ba Vì (để minh họa).
- Tín ngường thờ cúng; quan niệm về cõi âm, về sự hóa kiếp của con người  
9. Trao duyên
- Bi kịch tình yêu; tâm trạng đau khổ; phẩm chất , nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều
- Chuẩn mực đạo đức truyền thống. 
- Trích đoạn ngâm thơ “Trao duyên”...
 2.3.1.2. Khai thác, sưu tầm và xử lí tài liệu về di sản để sử dụng vào bài học trên lớp.
Sau khi đã cân nhắc và lên kế hoạch sử dụng di sản cho từng bài học, giáo viên tiến hành khai thác các tài liệu di sản cần thiết để sử dụng.
Việc khai thác các tài liệu về di sản phục vụ cho bài học nội khóa phải tuân thủ những yêu cầu sau:
- Phải định hướng rõ ràng: quan sát tìm hiểu di sản đó ở đâu, di sản đó phản ánh nội dung văn hóa, lịch sử, khoa học gì, hiện trạng của di sản đó? 
- Phải chọn lọc kĩ và xác minh tính chân thực của các 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_su_dung_di_san_van_hoa_trong_day_hoc_van_ban_van_h.doc