SKKN Một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở lớp 10A3 trường THPT Đông Sơn 2

SKKN Một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở lớp 10A3 trường THPT Đông Sơn 2

 Trong trường THPT việc viết các bài văn có vai trò rất quan trọng. Các bài viết văn không chỉ đánh giá học sinh về mặt điểm số mà còn rèn luyện tính kiên nhẫn, cách nói năng, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.

 Hiện nay, nhiều học sinh lơ là trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn dẫn đến chất lượng bài làm văn của học sinh ngày càng bị giảm sút. Tình trạng phổ biến là học sinh yếu kĩ năng làm văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài luận dài với rất nhiều kiểu lỗi.

 Giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT đã có cố gắng trong việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy để làm gì có thể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh? Người viết bài này xin đưa ra một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở lớp 10a3 trường THPT Đông Sơn 2.

2. Mục đích của đề tài:

 Trong tình hình hiện nay khi kĩ năng làm văn của học sinh yếu và nhiều em chưa có kĩ năng làm văn, đề tài này góp phần vào việc phát hiện ra và khắc phục những lỗi viết văn mà học sinh lớp 10a3 trường THPT Đông Sơn 2 đang mắc phải. Người viết cũng hi vọng, đồng nghiệp và học sinh sẽ có thêm tư liệu về các lỗi kĩ năng làm văn của học sinh.

 

docx 24 trang thuychi01 6080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở lớp 10A3 trường THPT Đông Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài:
	Trong trường THPT việc viết các bài văn có vai trò rất quan trọng. Các bài viết văn không chỉ đánh giá học sinh về mặt điểm số mà còn rèn luyện tính kiên nhẫn, cách nói năng, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.
	Hiện nay, nhiều học sinh lơ là trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn dẫn đến chất lượng bài làm văn của học sinh ngày càng bị giảm sút. Tình trạng phổ biến là học sinh yếu kĩ năng làm văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài luận dài với rất nhiều kiểu lỗi.
	Giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT đã có cố gắng trong việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy để làm gì có thể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh? Người viết bài này xin đưa ra một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở lớp 10a3 trường THPT Đông Sơn 2.
 Mục đích của đề tài:
	Trong tình hình hiện nay khi kĩ năng làm văn của học sinh yếu và nhiều em chưa có kĩ năng làm văn, đề tài này góp phần vào việc phát hiện ra và khắc phục những lỗi viết văn mà học sinh lớp 10a3 trường THPT Đông Sơn 2 đang mắc phải. Người viết cũng hi vọng, đồng nghiệp và học sinh sẽ có thêm tư liệu về các lỗi kĩ năng làm văn của học sinh.
 Đối tượng nghiên cứu:
	Những bài làm văn của học sinh lớp 10a3, khóa học 2014 – 2017, trường THPT Đông Sơn 2.
	Phương pháp nghiên cứu:
	- Tìm hiểu thực tế những bài làm văn của học sinh.
	- Phân tích kết quả học tập và ý kiến của học sinh.
PHẦN II: NỘI DUNG
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
Vai trò của môn Ngữ văn trong việc sửa lỗi chính tả của học sinh.
Chữ viết Tiếng Việt là một nét văn hóa của người Việt Nam, gìn giữ và viết đúng chính tả là giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Đây là trách nhiệm của mỗi người Việt yêu nước, yêu sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung nhưng việc viết đúng chính tả trong học sinh hiện nay còn nhiều khó khăn, tồn tại mà mỗi giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực để khắc phục.
Cái gọi là lỗi chính tả chẳng qua chỉ đụng chạm đến cái vỏ âm thanh ở một vài điểm cá biệt mà thôi. Còn toàn bộ các quan hệ  về mọi mặt, quan hệ ngữ âm, quan hệ láy âm, quan hệ ngữ nghĩa có thể nói là nguyên vẹn. Chính vì vậy con đường  chữa chính tả bằng mẹo là đóng góp thiết thực vào việc tiêu chuẩn hóa tiếng Việt và cải tiến giảng dạy theo phương châm khoa học, dân tộc và đại chúng. Vận dụng mẹo chính tả là tiếp thu những thành tựu do khoa học ngôn ngữ đưa đến, chứ không phải do tài năng, sáng tạo cá nhân. Điều quan trọng là giáo viên dạy Ngữ văn có quan tâm đến thành tựu này hay không và cách hướng dẫn học sinh biết, vận dụng mẹo luật này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất khi nội dung này không được đưa vào chương trình.
Việc khắc phục lỗi chính tả là việc làm cần thiết, và cấp bách trong tình hình hiện nay. Đây là công việc mà nhiệm vụ chủ ếu thuộc về nhà trường với sự chung tay của tất cả các giáo viên ở tất cả các môn học và bậc học. Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất cần phải kể đến là của các giáo viên bộ môn Ngữ văn.
Trong các giờ học văn, cùng với quá trình đọc hiểu văn bản, học sinh phải viết các bài làm văn theo quy định. Việc viết bài của học sinh không chỉ kiểm tra xem các em lĩnh hội kiến thức, khả năng cảm nhận văn chương mà còn rèn khả năng ngôn ngữ, cách diễn đạt. Thông qua các bài làm văn khả năng vận dụng và diễn đạt ngôn ngữ của các em được cải thiện rất nhiều. Bởi vậy, trong các giờ học Ngữ văn, giáo viên cần chú trọng việc rèn luyện, uốn nắn việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh, nhằm hạn chế đến tối thiểu các lỗi sai chính tả trong quá trình sử dụng ngôn ngữ của học sinh nói chung.
Thực trạng của vấn đề trước khi viết sáng kiến:	
2.1. Vài nét về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở Thanh Hóa 
Thanh Hóa là một vùng văn hóa của người Việt, nơi có đặc trưng riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Cách phát âm của hầu hết người dân xứ Thanh chưa chuẩn theo ngôn ngữ toàn dân dẫn đến việc viết sai chính tả. Đây là một lỗi xuất hiện tương đối phổ biến không chỉ trong phạm vi trường học.
Trong môi trường học đường hiện nay, tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, thậm chí giáo viên cũng viết sai rất nhiều. Có những từ sai âm đầu, có từ sai âm cuối, có từ sai vần, sai các thanh điệu và có cả những từ viết sai hoàn toàn so với tiếng toàn dân.
Vì thế, trong quá trình trình bày một văn bản, một bài kiểm tra, một cái đơn, hay trong một bài tập của học sinh đều có những lỗi chính tả. Thậm chí cả những bảng hiệu quảng cáo, những bài báo cũng viết sai lỗi chính tả. 
 (Tham khảo Phụ lục 1, 2, 3).
2.2.Thực trạng về lỗi chính tả của HS trường THPT Đông Sơn 2 và lớp 10a3.	
Trường THPT Đông Sơn 2 nằm trên địa bàn xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, là một xã thuần nông trên địa bàn huyện Đông Sơn. Đa số các gia đình sống bằng nghề nông hoặc đi làm ăn xa, ít có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con em. Nhiều học sinh chưa có ý thức trong học tập.
Là một trường thuộc vùng nông thôn Thanh Hóa, phần lớn học sinh sử dụng phương ngữ trong giao tiếp, trong cả các bài làm văn như một thói quen mà đôi khi các em cũng không ý thức được lỗi sai của mình trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Cũng như phần lớn giới trẻ hiện nay, học sinh trường THPT Đông Sơn 2 nói chung, lớp 10a3 nói riêng cũng sử dụng rất phổ biến các trang mạng xã hội. Ngôn ngữ mạng đã dần đi vào học đường, trong những bài làm văn, làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt.
 Các lỗi thường gặp trong viết văn của học sinh lớp 10a3 trường THPT Đông Sơn 2:
3.1. Lỗi sai do sử dụng phương ngữ.
Hiện tượng này chúng ta cũng thấy rất phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: “Con gà là con kha, đầu gối thì gọi là trốc cún, bả vai gọi là cầu ban. Máy bay gọi là tàu băn, lúa gọi là lọ, gạo gọi là cấu, dọn dẹp gọi là đọn đẹp, trời tối gọi là trời tún, về là viền...”
Đi dọc các tuyến đường ở Thanh Hóa, ở các khu vực nông thôn cũng như thành thị, chúng ta không khó khăn gì để bắt gặp các biển hiệu mang màu sắc phuong ngữ Thanh Hóa như: Sữa quần áo, Sữa xe đạp (chứ không phải sửa); Ốc sào (xào); Nem trua (chua)...
Trong một số ngữ cảnh, trên sách báo cũng xuất hiện các từ thuộc phương ngữ Thanh Hóa nói riêng và phương ngữ nói chung. Một thống kê thực hiện trong những năm 1980 cho biết trên sách vở và báo chí xuất bản ở Thanh Hóa, cứ 6,4 trang (mỗi trang gồm 350 tiếng) thì có một từ địa phương xuất hiện, so với 4,4 trang ở Nghệ Tĩnh và 8,3 trang ở Vĩnh Phú.
Trước tình hình đó, việc sử dụng phương ngữ vào bài làm văn của học sinh cũng là một hiện tượng rất phổ biến. Chúng ta dễ dàng bắt gặp khi chấm bài cho học sinh từ các kì thi cấp trường đến kì thi cấp sở, kì thi Quốc gia.
3.2.Lỗi sai do việc sử dụng ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ nói vào bài viết. 
Có một thực tế là ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay, nhất là của thế hệ 9X, 10X đang có nhiều thay đổi. Một trong những biểu hiện của sự thay đổi ấy là việc sử dụng tiếng lóng đã trở nên rất phổ biến trong giới trẻ.
Sự phát triển với tốc độ nhanh của internet, các trang mạng xã hội và việc hấp thu các yếu tố của ngôn ngữ nước ngoài, nhu cầu muốn thể hiện cái tôi riêng có thể xem là những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới hiện tượng nêu trên. 
Một trong những phương thức sử dụng tiếng lóng hiện nay là dùng các từ loại như: danh từ, động từ, tính từ để nhấn mạnh hoặc gây sự chú ý đối với sự việc được nói tới, như: “giờ cao su”, “chim cú”, “a cay”, “xà lách”
Trong sự phát triển của nhịp sống hiện đại, với lối sống nhanh, năng động, không ít người đã mặc nhiên sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với mục đích tạo ra cảm giác mới mẻ, gần gũi. Tuy nhiên, tiếng lóng được sử dụng tùy hứng, bừa bãi, không phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp lại thành ra phản cảm. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, tiếng lóng bị lạm dụng trở nên thô tục, chẳng hạn: hỏi thăm sức khỏe người lớn tuổi thì “Sức khỏe của bác có ngon không?”, hay muốn hỏi bạn đã ăn cơm chưa thì "Mày đã đớp chưa?" Chính cách nói chướng tai này khiến cho đối tượng giao tiếp và cả những người xung quanh lắm lúc cảm thấy khó chịu, phật lòng.
 Một hiện tượng lệch lạc khác trong việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ là sự lai căng, pha tạp giữa tiếng “Tây” với tiếng “Ta”. Thói quen “pha” tiếng Anh vào lời nói như là cách để thể hiện “đẳng cấp” và khả năng ngoại ngữ khiến một số người đã không ngần ngại đệm tiếng “Tây” vào trong lời nói của mình ngay cả khi đang giao tiếp với người lớn tuổi, như:“sory chị”, “Thanh kiu bác”, “ô kê thầy”...
Việc “phối hợp” ngôn ngữ bừa bãi, tùy tiện như vậy đã làm mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt. Và nó đặc biệt nguy hiểm khi các HS không chỉ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, mà theo thói quen, nhiều người đã sử dụng trong cả bài làm văn. Sử dụng sai, nhưng khi giáo viên phê, cũng không biết mình sai chỗ nào. Nó là biểu hiện cho việc sử dụng ngôn ngữ sai đã trở thành thói quen.
Bên cạnh việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ “chat” cũng đang xuất hiện và lây lan với tốc độ nhanh trong giới trẻ. Đáng nói là, ngôn ngữ “chat” đã thâm nhập cả vào đời sống học đường. Không chỉ được sử dụng trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ “@” còn xuất hiện cả trong khi diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của học sinh.
Từ thói quen sử dụng thứ ngôn ngữ chat để nhắn tin hay trao đổi thông tin trên internet, ngôn ngữ “chat” còn được nhiều học sinh sử dụng khi chép bài học,thậm chí, nó còn được sử dụng trong các bài kiểm tra. Không chỉ trong các bài kiểm tra thông thường trên lớp, ngay cả trong những kỳ thi quan trọng, vẫn có những học sinh sử dụng  ngôn ngữ “chat” trong bài làm của mình. Những từ được sử dụng nhiều như: “ah” (à), “ko” (không), “bit” (biết), “of” (của), “thik” (thích), “wa” (quá), “bih” (bây giờ) 
Nặng nề hơn là cách dùng hệ thống ký hiệu - mã hóa. Bên cạnh dùng các icon (biểu tượng cảm xúc như J L K), giới trẻ còn thêm vào trong những chữ cái để tạo ra âm mới rất khó hiểu: Làm sao - làm seo, bó tay - pó tay, thích - thik Chính sự “sáng tạo” có một không hai này đã làm cho tiếng Việt bị khuyết tật về mặt hình dáng. Để tạo ra biến thể hệ thống từ chủ nhân chat đã giảm các âm vị trong một âm tiết (chữ) nào đó nhất là những nguyên âm đôi theo xu hướng gần âm cùng nghĩa; biết - bít, viết - vít hoặc “đánh rơi” âm đệm “u” như quá - ká, buồn - bùn.
Một số học sinh cho rằng, sử dụng ngôn ngữ “chat” thường xuyên sẽ góp phần tiết kiệm thời gian do rút ngắn bớt các từ. Bên cạnh đó, còn là cách để thể hiện cá tính riêng của mình, nếu học sinh nào không sử dụng thì bị coi là lỗi thời, lạc hậu, không “sành điệu”. 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều giáo viên, nhất là giáo viên dạy môn Ngữ văn cho biết: nhiều khi đọc bài kiểm tra của học sinh mà không hiểu các em đang viết gì vì bài thi sử dụng quá nhiều ngôn ngữ ký tự, ký hiệu. Các em đang làm mất dần đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Như vậy, việc lạm dụng ngôn ngữ “chat” trong học tập trong một thời gian dài có thể gây ra những hệ quả tiêu cực, khiến cho học sinh quên đi cách sử dụng từ ngữ theo đúng chuẩn mực, gây trở ngại trong quá trình giao tiếp với những người “không cùng thế hệ”. Xa hơn, khi thường xuyên sử dụng thứ ngôn ngữ này một cách bừa bãi có thể ít nhiều ảnh hưởng tới tính cách như: tùy tiện, hời hợt, cẩu thả
3.3.Lỗi sai do không nắm được những quy tắc trong việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
3.3.1.Lỗi chính tả:
	Cũng giống như rất nhiều học sinh trên cả nước, học sinh lớp 10A3 trường THPT Đông Sơn 2 cũng viết sai chính tả rất nhiều. Cụ thể các em mắc những lỗi sau:
3.3.2.Lỗi viết hoa. 
 Lỗi viết hoa là một trong những loại lỗi chính tả xuất hiện rất nhiều trong bài viết của học sinh. Lỗi viết hoa bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết hoa sai quy định chính tả và viết hoa tùy tiện. 
 - Viết hoa sai quy định chính tả:
 Viết hoa sai quy định chính tả là viết hoa hay không viết hoa theo đúng quy định chính tả về viết hoa. Chẳng hạn như học sinh không viết hoa chữ cái mở đầu bài viết, đoạn văn, không viết hoa sau dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu chấm lửng hết câu (...), hay vi phạm các quy định về cách viết hoa các loại tên riêng.
 Ví dụ :
 Vũ trọng Phụng, Phan bội Châu, Nam cao, Vũ đại, Tố như, chị út Tịch, chí Phèo, tác phẩm người mẹ cầm súng, cách mạng tháng 8, cách mạng tháng 10....
 Lẽ ra, theo quy định chính tả, học sinh phải viết: Vũ Trọng Phụng, Phan Bội Châu, Nam Cao, Vũ Ðại, Tố Như, chị Út Tịch, tác phẩm Chí Phèo, Người mẹ cầm súng, Cách mạng tháng Tám, Cách mạng tháng Mười... 
 - Viết hoa tùy tiện:
 Viết hoa tùy tiện là viết hoa những đơn vị từ vựng bình thường, không nằm trong quy định chính tả về viết hoa.
 Ví dụ: 
 Nguyễn Đình Chiểu là Nhà thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam, Chế độ Phong kiến tàn ác, giai cấp Tư sản, cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa, giai cấp Vô sản.... 
 Lỗi viết hoa là loại lỗi chính tả thông thường, dễ tránh, dễ khắc phục, nhưng học sinh THPT vẫn mắc phải trong đó có HS lớp 10A3 trường THPT Đông Sơn 2.
3.3.4. Lỗi viết tắt: 
 Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh thấp hơn nhiều so với lỗi viết hoa. Tuy nhiên, trong việc rèn luyện chính tả cho học sinh, lỗi viết tắt cũng cần được lưu ý đến. 
 Thông thường, lỗi viết tắt bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ: viết tắt sai quy định chính tả và viết tắt tùy tiện.
 - Viết tắt sai quy định chính tả:
 Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt không theo đúng quy định chính tả về viết tắt. Chẳng hạn như các em dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm hay dấu gạch chéo giữa các chữ cái viết tắt...
 Ví dụ: P/V, đ/c, T.P, H.Ð.N.D v.v...
 Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết : PV, ÐC, TP, HÐND (phóng viên, đồng chí, thành phố, hội đồng nhân dân). 
 Ví dụ : Trường T.H.P.T Đông Sơn 2 .
 - Viết tắt tùy tiện:
 Viết tắt tùy tiện là dùng các kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào bài viết chính thức. Ðây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hay chữ viết nước ngoài, được chế biến lại, lẽ ra chỉ được dùng khi ghi chép, nhưng học sinh lại đưa vào bài kiểm tra, bài thi, do đó trở thành lỗi chính tả.
 Ví dụ : ( ta (người ta), ( vật (nhân vật), ( (nhấn), ( (nhận), ( (sau), ((trước), ( (trên), ( (dưới), ( (trong), of (của), on (trên), ...... (những), ...... (nhưng), fê fán (phê phán), ffáp (phương pháp), tình thg (tình thương), fg tiện (phương tiện), ndung (nội dung), t2 (tư tưởng), hthức (hình thức), chnghĩa (chủ nghĩa), chthắng (chiến thắng), xlc (xâm lược) v.v... 
 Hiện tượng viết tắt tùy tiện rất dễ khắc phục nếu như học sinh có ý thức tránh loại lỗi chính tả này khi làm bài thi, kiểm tra. 
3.3.5.Lỗi dùng số và chữ biểu thị số: 
 Kiểu lỗi chính tả này có hai biểu hiện chính: lẫn lộn giữa hai loại số và lẫn lộn giữa số với chữ biểu thị số.
 - Lẫn lộn hai loại số:
 Trong bài viết, có những trường hợp học sinh phải biểu đạt bằng số, chẳng hạn như khi đề cập đến ngày, tháng, năm, thế kỉ... Theo quy định chính tả, tùy trường hợp mà dùng số Á Rập, còn gọi là số thường (1,2,3...), hay số La Mã (I, II, III...). Do không nắm được quy định chính tả, nên học sinh thường sử dụng lẫn lộn hai loại số.
 Ví dụ : Thế kỉ 20, Ðại hội Ðảng lần thứ 6.
 Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết bằng số La Mã những trường hợp này mới đúng.
 - Lẫn lộn số và chữ biểu thị số:
 Bên cạnh một số trường hợp phải viết số, theo quy định chính tả, có khá nhiều trường hợp phải viết bằng chữ, khi biểu thị số chỉ số lượng, số chỉ thứ tự, số chỉ số lượng phỏng chừng v.v... Do không nắm rõ quy định chính tả và do viết theo thói quen, học sinh dễ lẫn lộn giữa số và chữ biểu thị số trong rất nhiều trường hợp. 
 Ví dụ: Ngày ba, tháng hai, năm một ngàn chín trăm ba mươi; 1 đám tang; 3 đứa con thơ dại; 1 cuộc sống; đẹp 1, lần gặp gỡ thứ 2; vài 3 người bạn... 
 Theo quy định chính tả, phải viết: Ngày 3, tháng 2, năm 1930; một đám tang; ba đứa con thơ dại ; một cuộc sống; đẹp nhất; lần gặp gỡ thứ hai, vài ba người bạn...
 So với hiện tượng lẫn lộn hai loại số, hiện tượng lẫn lộn số và chữ biểu thị số xuất hiện trong bài viết của học sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, cả hai loại lỗi sai này cũng dễ tránh, nếu như học sinh nắm được quy định chính tả về việc dùng số và chữ biểu thị số. 
3.3.6.Lỗi chính tả âm vị: 
 Lỗi chính tả âm vị là hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ viết. Nói đơn giản hơn, đó là hiện tượng chữ viết ghi sai từ.
 - Sai phụ âm đầu: 
 Hiện tượng ghi sai phụ âm đầu trong bài viết của học sinh thường thể hiện ở sự lẫn lộn các chữ cái hay các tổ hợp chữ cái ghi phụ âm đầu sau đây :
 + ch / tr : chung thành, trà đạp, chống chả, từng chải, chăng chối, chủ chương, chông đợi, chầy chật, xáo chộn... 
 + s / x : sương máu, xum họp, sâu sa, đi xứ, đổi sử... xúc vật, xúc tích, xi mê, sống xót, xỉ nhục, bổ xung...
 + gi / d : thúc dục, dan dối, dành lại, giả man, để giành, dèm pha, che dấu, dòn dã, gia chạm, vấn thân, bởi gì.
 + g (gh) / r : ranh tị, hàn rắn , gàn buộc, đói ghét, gắn gỏi... 
 + h /q : huênh quang, quang vắng , quyển quặc, quyền bí, quà quyện, quyên náo...
 - Sai âm đệm:
 Trong âm tiết tiếng Việt, âm đệm /-u-/ phân bố sau phụ âm đầu, được ghi bằng hai chữ cái u và o, tùy trường hợp. Trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm đệm thường có biểu hiện thiếu chữ cái ghi âm đệm.
 Ví dụ : lẩn quẩn, lạn đả, lanh quanh, lay hoay, lằng ngoằng, lắt chắt, ngó ngáy, ngọ ngậy v.v...
 - Sai âm chính:
 Trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm chính thường có biểu hiện chính : lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn với các chữ cái ghi nguyên âm đôi, nhất là giữa : 
+ ê / i / iê: bít, điu đứng, điểu cáng, kiềm kẹp, chiệu đựng, hiêu quạnh, nâng niêu, tìm ẩn, thất thiểu v.v...
 + u / uô : tuổi thân, muổi lòng, đen đuổi, theo đui, hất huổi, xuôi khiến, xui tay v.v... 
 + ư / ươ : chưởi mắng, cữi cổ, tức tửi, rác rửi, sửi ấm v.v... 
Sai âm cuối / bán âm cuối:
 + c /t : buộc miệng, chất phát, lẩn lúc, mất mác, man mát, v.v... 
 + n / ng : lãng mạng, phản phất, rung sợ, rung rẩy, sản khoái, tang hoang, vung trồng, vụn về ... 
 Giữa bốn kiểu lỗi chính tả âm vị đoạn tính, trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm cuối xuất hiện ít hơn. Kế đến là ghi sai âm chính và ghi sai phụ âm đầu. 
3.3.7. Lỗi dùng từ, diễn đạt:
 * Lỗi dùng từ:
	- Lỗi dùng từ sai phong cách: Thông thường hoàn cảnh giao tiếp được chia làm hai loại chính: hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức và hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức. Hoàn cảnh giao tíêp theo nghi thức đòi hỏi ngôn ngữ được gọt giũa. Nhưng nhiều khi học sinh trong bài viết của mình thường sử dụng khẩu ngữ:
	VD: Hàn Mặc Tử bị hủi về thể xác nhưng tâm hồn nhất quyết không bị hủi cho.
	Đúng ra học sinh phải viết là: Hàn Mặc Tử bị đau đớn về thể xác nhưng tâm hồn ông vẫn tràn ngập cảm hứng sáng tạo.
Lỗi về nghĩa của từ: Mỗi từ được dùng phải đúng nghĩa. Nhiều học sinh dùng từ sai nghĩa:
	Trong bài văn tả về mẹ, một học sinh viết: 	Mẹ em vất vả lang thang, lảng vảng ở chợ để bán hàng nuôi hai chị em ăn học.
Trong trường hợp này, học sinh đã sai khi dùng từ “ lang thang’, “ lảng vảng”.
	Khi phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân một học sinh viết: 	Huấn Cao đã đồng hóa viên quản ngục.
Lỗi lặp từ: Trong một câu văn học sinh có thể dùng một từ đến hai ba lần:
	Khi phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, một học sinh viết:
	Nhà thơ Xuân Diệu l

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_minh_da_tich_luy_duoc_qua_qua_trinh.docx