SKKN Các giải pháp quản lý nề nếp học sinh trường THCS & THPT Quan Hóa thông tổ chức Đoàn
Trường THCS & THPT Quan Hóa nằm trên địa bàn thuộc diện xã đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa. Học sinh của nhà trường chủ yếu là các xã Nam Tiến, Nam Động, Thiên Phủ, Hiền Chung, Hiền Kiệt, đa số học sinh của nhà Trường là con em dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn, đường xá xa xôi, hiểm trở dẫn đến nhiều học sinh của Nhà trường đi học phải ở trọ lại hoặc đi về trong ngày bằng xe máy dẫn đến nhiều học sinh hay vi phạm các nội quy, nề nếp của nhà trường như: nhiều học sinh hay nghỉ học vô lý do, bỏ tiết, đi chậm, vi phạm luật ATGT .
Nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, mồ côi, khuyết tật. dẫn đến thiếu dụng cụ, đồ dùng học tập, quần áo rách, bẩn, ăn uống, sinh hoạt thiếu thốn.
Ý thức chăm sóc, bảo vệ cảnh quan môi trường sư phạm, khu trọ, nhà ở của gia đình các em còn rất kém. Tuy là số ít nhưng lại có tác hại không nhỏ đến uy tín, chất lượng giáo dục của nhà trường, của thầy, cô giáo của những người làm trong ngành giáo dục. Đứng trước tình hình đó nhà trường, các ban ngành đoàn thể, các thầy cô giáo đã tìm ra nhiều biện pháp để xây dựng kỷ cương, nề nếp, chất lượng giáo dục của nhà trường trong đó: việc huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành viên, của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, của sự nhiệt tình, sáng tạo từng giáo viên trong nhà trường, trong đó tổ chức Đoàn và GVCN là vai trò nòng cốt. Trong những năm học vừa qua bản thân tôi với cương vị phó bí thư Đoàn trường cùng với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thức được vai trò nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng và duy trì sĩ số, nề nếp học sinh trường THCS&THPT Quan Hóa vô cùng quan trọng và phải là nòng cốt để góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, chất lượng giáo dục, đảm bảo sĩ số học sinh của nhà trường, đồng thời giúp các em trở thành một con người toàn diện có đủ cả đức lẫn tài trước khi bước ra ngoài xã hội.
Qua 4 năm công tác tại Trường THCS & THPT Quan Hóa tôi thấy mỗi khi xây dựng nhiều chương trình hoạt động, sân chơi mới, phong phú, hấp dẫn, thỏa mãn sự hiếu động, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong các buổi sinh hoạt như: Chào cờ đầu tuần, hoạt động GDNGLL, sinh hoạt Đoàn theo chủ điểm bằng nhiều hình thức sẽ có tác dụng rất lớn trong trong việc thu hút học sinh tới trường, giảm thiểu học sinh bỏ học, vi phạm các nội qui khác giảm, đồng thời giúp các em gắn bó với thầy cô, với mái trường và có trách nhiệm đối với tập thể lớp và nhà trường hơn.
MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 1.1. Lí do chọn đề tài. Trang 2 1.2. Mục đích nghiên cứu. Trang 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trang 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trang 3 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN. Trang 3 2.1. Cơ sở lí luận. Trang 3 2.2. Thực trạng của vấn đề. Trang 4 2.3. Tổ chức thực hiên các biên pháp. Trang 5 2.4. Hiệu quả của đề tài. Trang 9 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 11 PHỤ LỤC Trang 12 SỔ THEO DÕI NỀ NẾP Trang 14 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Trường THCS & THPT Quan Hóa nằm trên địa bàn thuộc diện xã đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa. Học sinh của nhà trường chủ yếu là các xã Nam Tiến, Nam Động, Thiên Phủ, Hiền Chung, Hiền Kiệt, đa số học sinh của nhà Trường là con em dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn, đường xá xa xôi, hiểm trở dẫn đến nhiều học sinh của Nhà trường đi học phải ở trọ lại hoặc đi về trong ngày bằng xe máy dẫn đến nhiều học sinh hay vi phạm các nội quy, nề nếp của nhà trường như: nhiều học sinh hay nghỉ học vô lý do, bỏ tiết, đi chậm, vi phạm luật ATGT. Nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, mồ côi, khuyết tật... dẫn đến thiếu dụng cụ, đồ dùng học tập, quần áo rách, bẩn, ăn uống, sinh hoạt thiếu thốn. Ý thức chăm sóc, bảo vệ cảnh quan môi trường sư phạm, khu trọ, nhà ở của gia đình các em còn rất kém. Tuy là số ít nhưng lại có tác hại không nhỏ đến uy tín, chất lượng giáo dục của nhà trường, của thầy, cô giáo của những người làm trong ngành giáo dục. Đứng trước tình hình đó nhà trường, các ban ngành đoàn thể, các thầy cô giáo đã tìm ra nhiều biện pháp để xây dựng kỷ cương, nề nếp, chất lượng giáo dục của nhà trường trong đó: việc huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành viên, của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, của sự nhiệt tình, sáng tạo từng giáo viên trong nhà trường, trong đó tổ chức Đoàn và GVCN là vai trò nòng cốt. Trong những năm học vừa qua bản thân tôi với cương vị phó bí thư Đoàn trường cùng với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thức được vai trò nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng và duy trì sĩ số, nề nếp học sinh trường THCS&THPT Quan Hóa vô cùng quan trọng và phải là nòng cốt để góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, chất lượng giáo dục, đảm bảo sĩ số học sinh của nhà trường, đồng thời giúp các em trở thành một con người toàn diện có đủ cả đức lẫn tài trước khi bước ra ngoài xã hội. Qua 4 năm công tác tại Trường THCS & THPT Quan Hóa tôi thấy mỗi khi xây dựng nhiều chương trình hoạt động, sân chơi mới, phong phú, hấp dẫn, thỏa mãn sự hiếu động, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong các buổi sinh hoạt như: Chào cờ đầu tuần, hoạt động GDNGLL, sinh hoạt Đoàn theo chủ điểm bằng nhiều hình thức sẽ có tác dụng rất lớn trong trong việc thu hút học sinh tới trường, giảm thiểu học sinh bỏ học, vi phạm các nội qui khác giảm, đồng thời giúp các em gắn bó với thầy cô, với mái trường và có trách nhiệm đối với tập thể lớp và nhà trường hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện nề nếp học sinh, trong năm học 2016 - 2017 này, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp quản lý nề nếp học sinh trường THCS&THPT Quan Hóa thông tổ chức Đoàn”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm giúp các em học sinh thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường, Đoàn trường như: hạn chế bỏ học, bỏ giờ, đi chậm, vi phạm luật ATGT... Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, sôi nổi trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, lao động, VHVN, TDTT, vui chơi giả tríTừ đó nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh trường THCS&THPT Quan Hóa từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2016 - 2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp quan sát nhận xét. Phương pháp kiểm tra, đánh giá, nhận xét. Phương pháp trò chuyện. Tuyên dương, khen thưởng. Điều tra, tổng hợp. Phương pháp thu thập thông tin. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề. Nề nếp là thói quen giữ gìn những cách làm việc hợp lí và sự sinh hoạt có kỉ luật, có trật tự, có tổ chức. Trong trường học ngoài việc đặt nền tảng và đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh thì việc xây dựng nề nếp học sinh là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng và phát triển học sinh toàn diện sau này. Chính vì vậy chúng ta cần coi trọng việc xây dựng nề nếp cho học sinh để các em sẽ hoàn thiện mình hơn và trở thành một con người có ích cho xã hội. Để thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần có một quá trình và dựa vào mỗi giáo viên, các đoàn thể trong nhà trường trong đó tổ chức Đoàn giữ một vai trò nòng cốt để lôi cuốn, thu hút học sinh tới trường. Như chúng ta đã biết công tác Đoàn trong trường học nói chung và trường THCS&THPT Quan Hóa nói riêng có nhiệm vụ rất quan trọng đó là giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa cho học sinh đồng thời hướng tới sự rèn luyện kĩ năng sống cũng như định hướng về tư duy, lối sống, suy nghĩ cho các em có cái nhìn đúng đắn, lối sống lành mạnh, giúp cho học sinh nhận thức sâu sắc về tinh thần nhân đạo, tương thân tương ái, thái độ công bằng, giản dị, khiêm tốn (Trích trong điều lệ Đoàn). Ngoài những nhiệm vụ trên Đoàn trường THCS&THPT Quan Hóa còn tham gia vào công tác quản lý nề nếp, tổ chức các hoạt động các hoạt động bề nổi nhằm thu hút, lôi cuốn học sinh đến trường tạo niềm tin đối với phụ huynh, bà con nhân dân trên địa bàn trường đóng. Để phát huy sức mạnh xung kích của tuổi trẻ, đáp ứng những nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, Đoàn trường phải tìm ra các giải pháp để quản lý tốt nề nếp học sinh trường THCS&THPT Quan Hóa là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết. 2.2. Thực trạng của vấn đề Trường THCS & THPT Quan Hóa nằm trên địa bàn thuộc diện xã đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Quan Hóa. Học sinh của nhà trường chủ yếu là con em dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, trong những năm học vừa qua học sinh đã được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ của nhà nước nhưng đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì vậy điều kiện học tập của học sinh không có nhiều thuận lợi. Đa số học sinh của nhà trường đều ở xa nhà trường nên các em phải trọ lại hoặc đi về trong ngày với địa hình đi lại khó khăn, hiểm trở nhất là vào mùa mưa nhiều em phải nghỉ học hoặc đi học chậm giờ. Khả năng giao tiếp của người dân cũng như học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn đặc biệt là với người lạ, ngại giao tiếp không dám trao đổi những khó khăn, vướng mắc. Kiến thức về tiếng việt của học sinh cũng như phụ huynh còn hạn chế nên khi đến trường chủ yếu giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau vẫn bằng tiếng địa phương làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của đời sống hiện nay kéo theo sự đua đòi, học hỏi cách sống mới bao gồm cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực ngày càng phát triển. Một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn nên phải lo làm kinh tế không có thời gian quan tâm đến con em mình cho nên nhiều em nghỉ học vô lý do, bỏ tiết, đi học chậm, chơi điện tử, bi a, vi phạm luật ATGT. mà phụ huynh không hề hay biết. Nhiều học sinh ở trọ lại thiếu sự giám sát của gia đình các em cũng như sự quản lý lỏng lẻo của chủ nhà trọ dẫn nhiều em tham gia vào các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, diễn ra liên tục, đặc biệt hơn có một số học sinh yêu nhau, ngủ thăm nhau quá sớm vượt qua giới hạn cho phép dẫn đến nhiều em mang thai ngoài ý muốn nên phải bỏ học giữa chừng. Một số học sinh hay chửi bậy, nói tục, đánh nhau chưa tự giác trong học tập, còn nói chuyện riêng nhiều hay quên sách vở, bỏ bài, không làm bài tập, không học bài cũvẫn còn diễn ra. Tinh thần đoàn kết, giúp bạn bè và giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn chưa có. Mặt khác, trường THCS&THPT Quan Hóa mới được thành lập vào năm 2013 về cơ sở vật chất thiếu thốn, chưa ổn định làm ảnh hưởng nhiều đến học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí cũng như tổ chức các hoạt động cho các em. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ Đoàn còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cũng như tổ chức các hoạt động để thu hút và lôi cuốn học sinh tới trường. Các chương trình hoạt động của Đoàn như: văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian... đã đáp ứng phần nào nhu cầu hưởng thụ văn hóa của học sinh nhưng còn có phần đơn điệu, nghèo nàn, thiếu tinh thần phối hợp. (Trích tài liệu Hội nghị công nhân viên chức người lao động của trường THCS&THPT Quan Hóa). Với những thực trạng trên vai trò của việc xây dựng nề nếp cho học sinh cho nhà trường là rất quan trọng, nó là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy - học và hiệu quả của nhà trường. Với cương vị là phó bí thư Đoàn trường cùng với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi xin đưa ra “Các giải pháp quản lý nề nếp học sinh trường THCS&THPT Quan Hóa thông qua tổ chức Đoàn”. 2.3. Tổ chức thực hiện các giải pháp. Để giải quyết, khắc phục các hạn chế ở trên tôi đã vận dụng các giải pháp sau: 2.3.1: Giáo dục tư tưởng chính trị, cho cán bộ Đoàn viên thanh niên. Bản thân tôi xác định vai trò to lớn của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho ĐVTN học sinh là vô cùng quan trọng và cấp thiết chính vì vậy, trong thời gian qua Đoàn trường THCS&THPT Quan Hóa đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đoàn viên thanh niên trong nhà trường tiêu biểu như tuyên truyền thông qua các số báo vùng cao do Đoàn trường phát hành, các hoạt động ngoại khóa, vẽ tranh cổ động, các hoạt động văn hóa văn nghệ và thể dục thể thaoNhững hình thức tuyên truyền cổ động trực quan trên đã có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục chính trị tư tửng, đạo đức, lối sống và dần hoàn thiện nhân cách cho các em. 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nề nếp. Đoàn xây dựng được cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Đoàn phải gương mẫu, tích cực, sáng tạo và năng động. Đây là một trong những khâu rất quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đoàn trường trong năm học, cũng như trong quản lý nền nếp của đoàn viên thanh niên. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ là quản lý nề nếp học sinh tôi đã tham mưu cho đồng chí bí thư Đoàn trường tổ chức họp BCH Đoàn mở rộng bao gồm GVCN, bí thư, lớp trưởng các chi Đoàn để thống nhất các nội quy, quy định về nề nếp đối với học sinh đồng thời tổ tập huấn cho cán bộ các chi Đoàn, ban nề nếp, đội cờ đỏ để nắm bắt nội quy, quy định đối với học sinh từ đó phân công lịch trực cho từng thành viên, đội cờ đỏ, ban nề nếp theo từng tuần. Lịch trực phải phù hợp với từng thành viên trong Chi Đoàn (Đảm chuyên môn, sinh hoạt gia đình đối với Đoàn viên là giáo viên khi trực), Đội cờ đỏ và Ban nề nếp khi tham gia trực ngoài khu vực trong trường ra còn phải thường xuyên kiểm tra khu vực ngoài trường, đặc biệt là các hàng quán chơi bia, chơi điện tử để phát hiện và xử lý kịp thời các đoàn viên thanh niên vi phạm nền nếp, vi phạm các tệ nạ xã hội. 2.3.3 Tổ chức hiệu quả các hoạt động phong trào của nhà trường. Thứ nhất: Xây dựng nhiều chương trình hoạt động, sân chơi mới, phong phú, hấp dẫn, thỏa mãn sự hiếu động, sáng tạo của đoàn viên thanh niên. Trong các buổi sinh hoạt như: chào cờ đầu tuần, hoạt động GDNGLL, sinh hoạt Đoàn theo chủ điểm bằng nhiều hình thức sẽ có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng nền nếp của nhà trường, góp phần giáo dục đạo đức học sinh, từ đó giúp các em gắn bó với Thầy cô, với mái trường và có trách nhiệm đối với tập thể lớp và nhà trường hơn. Thứ hai: Cùng với các hoạt động trong trường, Đoàn trường cũng chủ động tổ chức những buổi giao lưu, kết nghĩa với các Đoàn trường bạn và chi Đoàn thôn, bản gần địa bàn trường đóng nhằm khoanh vùng, nhận diện và phối hợp giáo dục những học sinh, thanh niên cá biệt chậm tiến. Xuất phát từ đặc thù của các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa là đoàn viên thanh niên và nhân dân rất thích và say mê với các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Vì vậy, hàng năm, đặc biệt vào các dịp lễ lớn như: 20/11, 26/03Đoàn trường nên tổ chức các hoạt động lưu diễn văn nghệ, bóng đá, ném còn, bắn nỏnhững hoạt động này gắn liền với bản sắc văn hóa của người Thái, người Mường nên đã được đoàn viên thanh niên tích cực hưởng ứng và thu hút đông đảo nhân dân về xem. Qua đó, góp phần nâng cao hình ảnh của Đoàn trường và tạo niềm vui, sự hứng thú cho đoàn viên thanh niên đến lớp đến trường, từng bước hạn chế, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Thứ ba: Sử dụng hệ thống loa phát thanh trường học trong các giờ ra chơi để thông báo thường xuyên các trường hợp đoàn viên thanh niên vi phạm, nêu gương những Đoàn viên thanh niên ưu tú, xuất xắc, góp phần tích cực trong việc tác động đến ý thức thực hiện nề nếp của đoàn viên thanh niên. Thứ tư: Phát hành các số báo học đường vùng cao do ban chấp hành Đoàn trường viết và sưu tầm, mỗi tháng một chủ đề do các đồng chí trong ban chấp hành Đoàn phát hành để tuyên truyền sau rộng hơn các vấn đề chính trị, xã hội qua đó giúp các em ý thức được bản thân mình trong vấn đề thực hiện nề nếp của nhà trường. 2.3.4. Công tác phối kết hợp. Thứ nhất: Phối hợp chặt chẽ với hội phụ huynh và chính quyền địa phương, đặc biệt là các tổ an ninh trật tự các thôn, xóm nơi trường đóng để nắm vững đối tượng, kịp thời xử lý các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của đoàn viên thanh niên để có kế hoạch giáo dục phù hợp. Thứ hai: Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm. Ngay từ đầu năm học, khi được Chi bộ và Ban giám hiệu giao nhiệm vụ xây dựng tiêu trí đánh giá, xếp loại nề nếp học sinh, thì Đoàn trường phải xây dựng dự thảo về tiêu trí đánh giá, xếp loại thi đua nề nếp học sinh và thông qua hội đồng sư phạm nhà trường. Sau khi đã được Hội đồng sư phạm, đặc biệt là tổ chủ nhiệm thống nhất. Đoàn trường phải triển khai tiêu trí này đến toàn bộ đoàn viên thanh niên. Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào tiêu trí đánh giá xếp loại nền nếp của Đoàn trường để xây dựng nội qui của lớp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm có những cách thức và phương pháp chủ nhiệm khác nhau nhưng phải đảm bảo các tiêu trí đánh giá, xếp loại nền nếp chung của Đoàn trường (có phụ lục đính kèm). Để giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt cụ thể tình hình thực hiện nền nếp của lớp, thì Đội cờ đỏ cần trao đổi với giáo viên chủnhiệm những đoàn viên thanh niên thường xuyên vi phạm nền nếp của đoàn trường. Trên cơ sở đó tiết sinh hoạt cuối tuần giáo viên có thể căn cứ vào mức độ vi phạm của học sinh để có những hình thức xử lý phù hợp: phạt lao động, thông báo đến phụ huynh học sinh, xếp loại hạnh kiểm theo tuần, tháng những trường hợp vi phạm đã xử lý nhiều lần ở lớp mà vẫn tái phạm thì đề nghị lên Đoàn trường để xử lý. Cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh các học sinh vi phạm thì mới chấm dứt được tình trạng vi phạm nề nếp đoàn viên thanh niên. Để công tác quản lý, giáo dục nề nếp học sinh của giáo viên chủ nhiệm đạt hiệu quả cao, mỗi năm Đoàn trường mở từ 1 đến 2 lớp đối tượng Đoàn. Việc lựa chọn những thanh niên ưu tú đi học, Đoàn trường uỷ quyền cho giáo viên chủ nhiệm trong việc xem xét cử thanh niên đi học cảm tình Đoàn, sau đó đề xuất lên Ban chấp hành đoàn trường để Đoàn trường xem xét và kết nạp.Tôi cho rằng, đây là một biện pháp khá hiệu quả để giáo viên có thể căn cứ vào đó mà quản lý và giáo dục đạo đức học sinh được dễ ràng hơn. Vì thực tế cho thấy, một học sinh có thể rất ngại học, ngại rèn luyện, nhưng các em rất mong muốn được kết nạp vào Đoàn, vì có thể là liên quan đến hồ sơ xin việc sau này của các em. Một thực tế cho thấy, nếu giáo viên chủ nhiệm thường xuyên lên sinh hoạt 15 phút đầu buổi học và thực hiện sinh hoạt cuối tuần một cách có kế hoạch thì nền nếp của lớp đó sẽ rất ổn định. Từ thực tế đó, Đoàn trường đưa tiêu trí qui định mỗi giáo viên chủ nhiệm phải lên sinh hoạt 15 phút đầu buổi với lớp ít nhất 3 buổi/tuần (trừ tiết chào cờ và tiết sinh hoạt cuối tuần). Qua đó việc phối hợp giữa Đoàn trường với giáo viên chủ nhiệm diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều. Thứ ba: Phối kết hợp với giáo viên bộ môn: Bởi vì, không phải lúc nào Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm cũng có mặt bên cạnh để quản lý nề nếp học sinh được. Do vậy, việc quản lý nề nếp học sinh cần có sự phối kết hợp của giáo viên bộ môn. Đối với nề nếp trong giờ học, chúng tôi mong muốn nhận được sự giúp đỡ của giáo viên bộ môn bằng cách đầu mỗi giờ học, giáo viên bộ môn kiểm tra và đề nghị học sinh thực hiện việc đeo thẻ học sinh, mặc đồng phục đúng quy định, hay sử dụng điện thoại hay không. Những trường hợp học sinh vi phạm trong giờ lên lớp của giáo viên bộ môn nếu ngoài khả năng xử lý thì có thể trao đổi trực tiếp với các đồng chí trong đội cờ đỏ và Ban thường vụ Đoàn trường để xử lý. Giáo viên bộ môn nên lồng ghép trong các kiến thức môn dạy của mình việc tuyên truyền ý thức, trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của học sinh. Tôi tin rằng nếu Đoàn trường – Giáo viên chủ nhiệm – Giáo viên bộ môn phối hợp tốt cùng tham gia quản lý thì nề nếp học sinh ở các nhà trường sẽ nhanh chóng đi vào nội qui và đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. 2.3.5. Công tác giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. Đoàn phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, GVCN, các lực lượng xã hội, chính quyền địa phương để nắm bắt số lượng, hoàn cảnh gia đình, nơi cư trú của các em từ đó lên kế hoạch giúp đỡ các em thông qua các hoạt thiết thực như quyên góp quần áo, tặng quàđồng thời kiến nghị với BGH nhà trường hỗ trợ hoặc miễn các khoản đóng góp cho các em. Bên cạnh đó phải thường xuyên trao đổi, động viên, khích lệ tinh thần cho phụ huynh các em. Ngoài ra Ban chấp hành Đoàn trường phải tham mưu cho Ban giám hiệu xếp thời khóa biểu sao cho Đoàn viên giáo viên trong tuần có một ngày trống tiết để Đoàn viên nghỉ dạy và tham gia trực. Trong phiên trực Đoàn viên giáo viên có thể tự xử lý mọi tình huống cần thiết phát huy quyền chủ động và năng lực của bản thân. Bên cạnh đó Ban chấp hành Đoàn trường cần hỗ trợ các thành viên là học sinh tham gia Đội cờ đỏ: không phải đóng góp các khoản liên quan đến Đoàn, tham mưu cho nhà trường trong việc miễn giảm lao động, tặng sổ lưu niệm và tặng quà cho các đồng chí trong các dịp lễ (tết nguyên Đán, 20/11, 26/03). Qua đó, phần nào khích lệ và động viên họ tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc được giao. 2.4. Hiệu quả của đề tài. Khắc phục được tình trạng Đoàn viên thanh niên vắng học, bỏ giờ, bỏ tiết, thường xuyên đi học chậm, thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của nhà trường, Đoàn trường, nhiều Đoàn viên có ý thức giữ gìn vệ sinh tập thể, bảo quản tài sản chung của nhà trường. Hiện tượng đoàn viên thanh niên vi phạm pháp luật, an toàn giao thông đã giảm đi rất nhiều. Chất lượng dạy học có chuyển biến tích cực, giáo viên quan tâm nhiều hơn đến công tác chủ nhiệm và công tác Đoàn. Phát huy được tất cả các thế mạnh của nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh có xu hướng tiến bộ rõ nét: học lực giỏi, khá tang lên, học lực yếu kém giảm dần theo từng năm. Kết quả nề nếp, đạo đức tác phong và chất lượng giáo dục học sinh ngày càng có nhiều tiến bộ cụ thể là: Năm học Tổng số học sinh Hạnh kiểm Học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2013- 2014 416 286 101 28 1 3 46 281 86 0 Tỉ lệ % 68.8 24.3 6.7 0.2 0.7 11.1 67.5 20.7 0 2014 - 2015 470 307 123 40 0 3 55 388 23 1 Tỉ lệ % 62.32 26.17 8.51 0 0.64 11.70 82.55 4.89 0.21 2015-2016 541 431 2 27 1 5 61 353 18 1 Tỉ lệ % 79.67 5.16 4.99 0.18 0.92 29.76 65.25 3.33 0.18 (Trích tài liệu Hội nghị công nhân viên chức người lao động của trường THCS&THPT Quan Hóa). Qua số liệu thống kê trên cho thấy, kết quả đạt được như trên, đó là sản phẩm của cả tập thể sư phạm nhà trường, trong đó vai trò quản lý nề nếp của Đoàn trường là hết sức quan trọng. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ cần phải xây dựng một Đoàn trường vững mạnh, nhiều ưu điểm, làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo và là đội ngũ cán bộ dự nguồn đáng tin cậy của Đảng. Để đạt được điều đó, Đoàn trường THCS&THPT Quan Hóa mong muốn nhận được sự ủng hộ cao cùng những lời góp ý chân thành của cán bộ giáo viên nói riêng và toàn trường nói
Tài liệu đính kèm:
- skkn_cac_giai_phap_quan_ly_ne_nep_hoc_sinh_truong_thcs_thpt.doc