SKKN Bồi dưỡng tâm hồn học sinh thông qua dạy học tác phẩm thơ trữ tình hiện đại lớp 9
Trong nhà trường, nếu nói người giáo viên là những “kĩ sư tâm hồn” thì điều đó đúng nhất với các thầy cô giáo dạy văn, vì Ngữ Văn chính là bộ môn dễ gây xúc động, vui buồn, tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người, giúp con người phát huy đầy đủ năng lực và phẩm chất để xây dựng cuộc sống.
Chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học đã xác định mục tiêu của môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS là nhằm giáo dục cho học sinh “những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, như lòng nhân ái, yêu gia đình, quê hương đất nước, sự căm ghét cái xấu, cái ác, rèn luyện tính tự lập, biết tư duy sáng tạo bước đầu có năng lực cảm thụ những giá trị chân- thiện- mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học ”. Chính vì vậy, người giáo viên phải có trách nhiệm bồi dưỡng tâm hồn học sinh để đáp ứng những phẩm chất của người lao động trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, vấn đề bồi dưỡng tâm hồn học sinh thông qua một giờ dạy học tác phẩm văn chương cũng tạo ra không ít thử thách đối với người dạy. Làm thế nào để truyền tải được những tư tưởng xuất phát từ trái tim tác giả đến tâm hồn của học sinh? Đó là câu hỏi mà không ít giáo viên tâm huyết với nghề từng trăn trở. Để tìm lời giải cho câu hỏi trên giáo viên hơn ai hết sẽ là người tìm ra những phương pháp tối ưu trên cơ sở thực tiễn quá trình dạy học của bản thân. Với mong muốn tìm cho mình giải pháp phù hợp trong quá trình dạy học, tôi đã nghiêm túc tìm hiểu bộ sách giáo khoa Ngữ Văn THCS. Đặc biệt trong hai năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy lớp 9, tôi rất quan tâm đến những tác
phẩm thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Đây là loại hình tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn với ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn xuôi. Tác phẩm trữ tình là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, nó đến với người đọc một cách tự nhiên mà nồng nàn, giản dị mà sâu sắc khó quên.
I. MỞ ĐẦU - Lí do chọn đề tài Trong nhà trường, nếu nói người giáo viên là những “kĩ sư tâm hồn” thì điều đó đúng nhất với các thầy cô giáo dạy văn, vì Ngữ Văn chính là bộ môn dễ gây xúc động, vui buồn, tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người, giúp con người phát huy đầy đủ năng lực và phẩm chất để xây dựng cuộc sống. Chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học đã xác định mục tiêu của môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS là nhằm giáo dục cho học sinh “những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, như lòng nhân ái, yêu gia đình, quê hương đất nước, sự căm ghét cái xấu, cái ác, rèn luyện tính tự lập, biết tư duy sáng tạo bước đầu có năng lực cảm thụ những giá trị chân- thiện- mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học”. Chính vì vậy, người giáo viên phải có trách nhiệm bồi dưỡng tâm hồn học sinh để đáp ứng những phẩm chất của người lao động trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, vấn đề bồi dưỡng tâm hồn học sinh thông qua một giờ dạy học tác phẩm văn chương cũng tạo ra không ít thử thách đối với người dạy. Làm thế nào để truyền tải được những tư tưởng xuất phát từ trái tim tác giả đến tâm hồn của học sinh? Đó là câu hỏi mà không ít giáo viên tâm huyết với nghề từng trăn trở. Để tìm lời giải cho câu hỏi trên giáo viên hơn ai hết sẽ là người tìm ra những phương pháp tối ưu trên cơ sở thực tiễn quá trình dạy học của bản thân. Với mong muốn tìm cho mình giải pháp phù hợp trong quá trình dạy học, tôi đã nghiêm túc tìm hiểu bộ sách giáo khoa Ngữ Văn THCS. Đặc biệt trong hai năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy lớp 9, tôi rất quan tâm đến những tác phẩm thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Đây là loại hình tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn với ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn xuôi. Tác phẩm trữ tình là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, nó đến với người đọc một cách tự nhiên mà nồng nàn, giản dị mà sâu sắc khó quên. - Mục đích nghiên cứu Do đặc trưng thẩm mĩ và giá trị của nó mà thơ trữ tình hiện đại chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 9. Qua quá trình tìm hiểu và cũng xuất phát từ niềm say mê với những tác phẩm thơ trữ tình hiện đại lớp 9, tôi xác định mục đích: thông qua các tiết dạy học thơ trữ tỡnh để bồi dưỡng tâm hồn học sinh, làm cho những vẻ đẹp tiềm ẩn trong những tác phẩm thơ trữ tình đến được với thế giới tâm hồn các em, gợi lên những rung động thẩm mĩ và sự đồng cảm nơi các em, góp phần thực hiện chức năng giáo dục của văn chương trong việc hình thành nhân cách con người. - Đối tượng nghiên cứu Năm học 2014-2015 tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề “Bồi dưỡng tâm hồn học sinh thông qua dạy học tác phẩm thơ trữ tình hiện đại lớp 9” và áp dụng với phạm vi các tiết dạy thơ trữ tình hiện đại cho đối tượng là học sinh lớp 9, trường THCS nơi tôi công tác. Tôi thử nghiệm qua tiết 122, bài thơ “Núi với con” của Y Phương (Ngữ văn 9 – tập 2). Đến nay sau 1 năm áp dụng đã thu được những kết quả khả quan. - Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết: phương pháp này tôi nghiên cứu hệ thống lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài. + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: với phương pháp này, tôi lấy được nguồn thông tin chính xác và nhanh nhất để qua đó nắm bắt được thực trạng của vấn đề. + Các phương pháp thực nghiệm dạy học Ngữ văn như: đàm thoại, phát vấn, đọc diễn cảm, giảng bình, nhận xét, đánh giá được sử dụng nhuần nhuyễn để đem lại hiệu quả cho các giờ dạy, phục vụ cho việc đánh giá thành công của đề tài. + Cuối cùng là tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho cả quá trình. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Nhà văn Nga Mac-xim Gor-ki từng nói: “Văn học là nhân học”. Thật vậy, tõ xưa đến nay, trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội. Có thể nói, văn chương chính là món ăn tinh thần, nuôi dưỡng tâm hồn con người. Đời sống tinh thần của con người rất đa dạng và phong phú, biểu hiện ở khát khao yêu thương, biết yêu thương, được ước mơ, được thưởng thức cái hay cái đẹp và được cống hiếnVà một trong những con đường dẫn con người đến niềm vui trong cuộc sống là sự thưởng thức cái hay, cái đẹp của cuộc đời qua những áng văn thơ, dù người đó đã, đang và sẽ theo ngành nghề nào đi nữa. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của sự thăng hoa về tâm hồn và trí tuệ của người nghệ sĩ, bởi vậy tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm, song tác phẩm loại trữ tình lại thể hiện tình cảm theo một cách riêng. Nếu như ở một tác phẩm tự sự, xây dựng bức tranh về cuộc sống trong đó các nhân vật có đường đi và số phận của chúng, thì ở tác phẩm thơ trữ tình có khác. Nhà văn Raxun Gamzatôp từng viết “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước đắng cay”. Thật vậy, thơ trữ tình là những tác phẩm mà ở đó thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ đựơc trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu. Hay nói cách khác, thơ trữ tình giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, tâm trạng nỗi niềm. Biết bao câu thơ đã được nâng lên thành lẽ sống như: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ” hay “Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu). Nội dung của tác phẩm thơ trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ, suy nghĩ, cảm xúc, tâm hồn trong tác phẩm. Qua những trang thơ như gặp lại tâm hồn người, tấm lòng người. Với chương trình ngữ văn lớp 9, những bài thơ trữ tình đựơc đưa vào dạy học phần lớn đề cập đến tình cảm đẹp đẽ của con người, rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn của các em. Cụ thể là : Tình đồng chí đồng đội, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên và khát vọng, lí tưởng sống đẹp. Chính vì vậy, người giáo viên phải bám sát đặc trưng “tiếng nói tình cảm” của các bài mà hướng các em vào việc đọc, tìm hiểu và tạo cho các em sự đồng cảm cùng nhà thơ để từ đó tự hình thành, vun đắp những tình cảm đẹp của mình. Chúng ta hoàn toàn nhất trí với một trong những mục tiêu của dạy văn trong nhà trường THCS là đào tạo học sinh trở thành con người tốt, làm con, làm anh, làm chị, làm em, trong gia đình. Song không thể vì mục tiêu giáo dục mà coi nhẹ những rung động thẩm mỹ trong giờ học Văn. Bởi vì nói đến văn chương, là nói đến cuộc sống và con người, hay nói đúng hơn là nói đến cuộc sống của con người, trong đó có đời sống tình cảm, tâm hồn, yêu hay ghét, vui - buồn, căm giận hay thương cảm. Có bao nhiêu sắc thái tình cảm trong đời sống con người có thì bấy nhiêu cung bậc tình cảm trong văn chương. Có thể nói tài năng của người dạy Văn, không dừng ở mức cảm, mà thực sự vươn tới nghệ thuật truyền cảm. Vì những lẽ đó việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, cho học sinh qua giờ học văn nói chung và thơ trữ tình nói riêng không chỉ để thấy ý nghĩa to lớn mà còn để thấy hết những khó khăn, thử thách của nó, từ đó người giáo viên có phương hướng rèn luyện suốt đời. 2. Thùc tr¹ng của vấn đề: Hiện nay trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, thơ trữ tình hiện đại gồm có 11 bài, trong đó có 9 bài đọc hiểu và 2 bài tự học có hướng dẫn (Bảng thống kê 1-Phụ lục). Đây là những tác phẩm của các tác giả tiêu biểu cho nền văn học cách mạng được sáng tác trong khoảng thời gian từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, có giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật cao. Từ những kiến thức được cung cấp khi tìm hiểu các bài thơ này, học sinh có thể hiểu sâu hơn về những tình cảm, tư tưởng và lí tưởng sống đẹp của con người Việt Nam trong suốt hai cuộc kháng chiến và trong cuộc sống hoà bình dựng xây đất nước, giúp các em bồi đắp những tình cảm trong sáng trong tâm hồn, đồng thời cũng tạo tiền đề cho các em có thể làm tốt kiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trong phân môn Tập làm văn lớp 9. Tuy nhiên, qua điều tra tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy việc dạy học tác phẩm thơ trữ tình hiện đại lớp 9 hiện nay đối với cả giáo viên và học sinh đang có nhiều lúng túng. - Về phía học sinh: Trong những năm trở lại đây, do sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, cuộc sống con người nói chung dần trở nên thực dụng. Khi con người ta càng đầy đủ về đời sống vật chất thì lại càng nghèo nàn về đời sống tâm hồn. Học sinh cũng không tránh khỏi xu thế ấy. Các em lười và ngại học môn Văn, cho rằng đó chỉ là môn học thuộc, thiên về lí thuyết thông thường, ít có hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó ở địa bàn xã. nơi tôi công tác, học sinh phần lớn là con em các gia đình thuần nông, sự định hướng và tạo điều kiện của cha mẹ đối với việc học của con cái còn rất hạn chế. Ngoài ra, do đặc trưng sinh lí của lứa tuổi mới lớn, các em học sinh lớp 9 cũng thiếu tập trung trong học hành. Riêng môn Văn lại càng tỏ ra vội vàng, hấp tấp, ít có chiều sâu. Tôi đã điều tra vào đầu năm học với việc học thuộc đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích truyện Kiều–Nguyễn Du. Kết quả điều tra khiến tôi không khỏi giật mình. * Số em học thuộc chính xác đoạn trích: 8/50 em * Số em thuộc thiếu chính xác: 20/50 em. * Số em không thuộc: 12/50 em. Đó là việc học thuộc lòng bắt buộc. Còn việc soạn, chuẩn bị bài trước khi đến lớp càng đáng buồn hơn, vì “sợ” bị điểm kém, nên các em đọc bài qua loa, đại khái. Trả lời câu hỏi bằng cách chép đáp án từ sách “Để học tốt môn Văn và Tiếng Việt 9 ” sao cho đủ bài cốt để đối phó. Như vậy, với cách học thụ động của các em, cái hay, cái đẹp, của tác phẩm văn chương nói chung và thơ trữ tình nói riêng sẽ trở thành vô nghĩa. Đáng buồn, đó lại là thực trạng chung của nhiều trường, nhiều lớp, phản ánh thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với môn văn của học sinh hiện nay. - Về phía giáo viên: Trong mỗi giáo án dạy học môn Ngữ Văn của mọi giáo viên đều xác định rất rõ 3 mục tiêu cần đạt qua bài dạy đó là: Mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ. Song khi triển khai giờ dạy giáo viên chỉ chú ý đến phần kiến thức ít chú ý đến bồi dưỡng thái độ, tình cảm, tâm hồn. Bởi vậy, việc dạy thơ trữ tình hiện đại cũng sa vào “bệnh công thức”. Bên cạnh đó, khi phân tích giáo viên thường quá thiên về nội dung hoặc nghệ thuật mà ít chú ý đến cảm xúc. Cũng nói thêm rằng, nhiều giáo viên khi dạy học thơ trữ tình còn nói nhiều, thậm chí không thuộc thơ, chưa biết đọc diễn cảm, câu hỏi phát hiện nhiều hơn câu hỏi cảm thụ. Điều đó khiến cho học sinh ít hứng thú với giờ học và dần trở nên nghèo nàn cảm xúc và sự nhạy cảm trong tâm hồn. Giáo viên không tạo cho học sinh sự say mê với ngôn từ trong văn bản một cách độc lập mà đi theo sự sắp đặt sẵn hướng tìm hiểu mà thầy cô đã chỉ ra. Do vậy ít phát huy đựơc tính chủ động, tích cực của học sinh. Giờ học không tránh khỏi nhàm chán. - Kết quả khảo sát thực trạng: Từ thực trạng trên, đầu năm học 2014 – 2015 khi đựơc phân công giảng dạy chương trình Ngữ Văn lớp 9, tôi đã tiến hành điều tra cơ bản: + Tổng số học sinh khối 9: Bảng 2 – Phụ lục + Chất lượng môn Ngữ văn qua khảo sát đầu năm: Bảng 3 – Phụ lục Sau khi điều tra cơ bản, tôi thấy 2 lớp 9 tôi giảng dạy 9A và 9B, có số lượng học sinh tương tự nhau, lực học của học sinh trong lớp cũng tương đương. Các em chưa thực sự hứng thú với môn Ngữ văn, cả hai lớp không có em nào đạt điểm giỏi, số bài điểm khá chỉ đạt 14,0% trong khi có tới 20,0% bài khảo sát bị điểm yếu - kém. 3. Các biện pháp để tổ chức thực hiện: 3.1. Gây hứng thú học tập trong giờ dạy học tác phẩm thơ trữ tình : Đến với thơ trữ tình là đến với thế giới của tâm hồn, tình cảm hình tượng trong thơ trữ tình là hình tượng tâm tư. Ngoài thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc còn có cả những rung động tinh tế lan toả, thẩm thấu trong tâm hồn người đọc. Để học sinh có hứng thú đọc tác phẩm, tiếp nhận được những giá trị trong tác phẩm cũng như có sự tìm tòi phát hiện riêng về tác phẩm, các em đến với tác phẩm một cách chủ động bằng những nhu cầu tình cảm từ bên trong, giáo viên phải tác động bằng nhiều hình thức. Mục tiêu của giờ dạy học tác phẩm thơ trữ tình là làm sao để các em sống với tác phẩm bằng cả tâm hồn mình, tiếp nhận kiến thức về tác phẩm bằng những rung động sâu xa mãnh liệt của thế giới nội tâm sâu kín nhất. Để khơi gợi được hứng thú học tập cho các em khi đến với tác phẩm thơ trữ tình lớp 9, tôi đã thực hiện các biện pháp sau: 3.1.1. Lời giới thiệu vào bài cuốn hút: Trên thực tế, đây là phần giáo viên ít đầu tư hoặc nếu có thì cũng chỉ qua loa. Trong phương pháp giảng dạy mới tôi thấy vấn đề này cũng không được đề cập tới. Theo tôi nghĩ cần phải xem xét lại và có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. Giờ dạy học văn nói chung và giờ dạy học tác phẩm thơ trữ tình nói riêng sẽ giảm rất nhiều hứng thú cho người học với cách vào bài như nhiều giáo viên vẫn làm hiện nay (ngay cả những giáo viên dự thi giáo viên giỏi các cấp), ví dụ như: “Tiết trước các em đã học bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương”. Hoặc cũng có nhiều giáo viên sau khi kiểm tra bài cũ, không giới thiệu gì, ghi ngay tên bài mới lên bảng và tiến hành tiết học. Lời vào bài thực chất có ý nghĩa quan trọng trong một giờ dạy học Văn, đặc biệt là dạy học thơ trữ tình hiện đại. Một lời vào bài cuốn hút với giọng nói truyền cảm của giáo viên sẽ là khúc dạo đầu tinh tế và hấp đẫn để tạo tâm thế cho các em bước vào một giờ học tác phẩm. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải thực sự đầu tư cho bước vào bài. Cũng giống như phần mở bài cho một bài văn, phần vào bài phải giới thiệu được đôi nét về tác giả, tác phẩm, phong cách nhà thơ. Cũng có thể giới thiệu cho các em một số bài thơ, câu thơ tiêu biểu của tác giả đó hay của một tác giả khác cùng chủ để bắt sang bài học. Đồng thời phải đặt bài học trong mối liên hệ với bài học trước hoặc đặt trong hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm, làm sao gợi được sự tò mò, thích thú ban đầu của các em đối với bài thơ sẽ học. Chẳng hạn, khi tôi dạy bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy ở lớp 9A, tôi vào bài như sau: “Các em ạ, khi nhắc đến nhà thơ Nguyễn Duy hẳn các em còn nhớ một bài thơ rất nổi tiếng của ông, bài “Tre Việt Nam”. Rất giản dị, tự nhiên nhưng cũng đậm chất suy tư triết lí, thơ Nguyễn Duy thường nhẹ nhàng gieo vào lòng người đọc những ấn tượng và cảm xúc lâu dài, bền vững. Hôm nay chúng ta cùng đến với một bài thơ khác cũng rất tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Duy, bài “Ánh trăng”. Hoặc khi dạy học bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, tôi đã vào bài như sau: “Dẫu chiến tranh đã đi qua, cuộc kháng chiến chống Mĩ đã khép lại hơn 30 năm nhưng mỗi khi nhắc lại thời kì oanh liệt ấy trong kí ức của mỗi người dân Việt nam như sống lại khí thế của tuổi trẻ một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong hơn 20 năm kháng chiến trường kì, tuyến đường Trường Sơn đã trở thành huyết mạch nối hai miền Nam- Bắc, thành biểu tượng cho sức mạnh tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh. Bằng chính sự trải nghiệm của mình cùng đồng đội, Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ chân dung thế hệ trẻ Việt nam qua hình tượng người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn khói lửa. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tiêu biểu cho phong cách thơ của ông. Sau mỗi lời vào bài trong mỗi tiết dạy, tôi thấy học sinh đã thực sự chú ý hơn đến bài mới, không khí lớp học có sự lắng đọng đầy chất văn, cả thầy và trò đã có tâm thế sẵn sàng bước vào tìm hiểu tác phẩm. Như vậy, lời vào bài gây được sự tò mò, thích thú đặc biệt là kích thích được hứng thú học tập của các em sẽ làm cho chất lượng tiết dạy tăng thêm rõ rệt. Bởi vậy giáo viên cần đầu tư nhiều hơn cho lời vào bài, cần đánh giá đúng tầm quan trọng và hiệu quả mà nó mang lại. 3.1.2 Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm cũng có thể gọi là đọc rung động thẩm mĩ bởi đọc diễn cảm là diễn tả sự cảm thụ chứ không chỉ dừng ở mức thể hiện cảm xúc. Đọc diễn cảm còn thể hiện cả sự hiểu biết của người đọc, sự tri âm với tác giả. Việc làm này thường diễn ra vào đầu giờ học, đây là lần đọc quan trọng để mở đầu không khí của tiết học sao cho thật tự nhiên thoải mái. Thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó có những điểm gần với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì sẽ tạo nên bầu không khí văn chương trong giờ học. Người đọc trong một chừng mực nào đó có thể thưởng thức giọng đọc và dễ nảy sinh những ấn tượng và cảm xúc tự nhiên về văn bản. Trên thực tế, học sinh ở nhà đã tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần, việc đọc lại văn bản nếu không tạo được sự khác biệt thì dễ gây nhàm chán và mất tập trung. Do đó bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ hoặc sự hứng thú có thể khiến các em bỗng nhiên có cảm nhận mới mẻ về văn bản. Đó là chưa nói nếu như giáo viên yêu cầu học sinh trình bày thì có thể tạo cơ hội cho các em bộc lộ bản thân. Diễn cảm ở đây hoàn toàn không phải sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tâm của tâm hồn. Đọc thơ là làm cho thơ vang lên như một bản nhạc, làm cho nó ngân nga trong hồn người. Với tác phẩm trữ tình, đọc vừa là đồng cảm, vừa là diễn cảm. Chẳng hạn, một bài thơ như bài “Bếp lửa” của Bằng Việt, nếu việc đọc không tốt thì khó thu được kết quả. Cả một dòng hoài niệm tuôn chảy theo thời gian sống dậy trong tâm tưởng nhà thơ, nếu không được tái hiện qua đọc thì khó thu được cảm xúc. Chính vì vậy, khi dạy học bài thơ này tôi hướng dẫn học sinh đọc bài trước ở nhà, đọc và hình dung cảnh bếp lửa quê hương có hình ảnh người bà tần tảo nắng mưa, yêu thương chăm chút cháu, hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa. Đến lớp tôi đọc mẫu cho học sinh đoạn mở đầu, sau đó hướng dẫn các em đọc và đọc tiếp trong quá trình tìm hiểu bài. Kết hợp việc đọc của thầy, đọc của trò học sinh đã có cảm nhận bước đầu về bài thơ theo đúng hướng. Một ví dụ khác, khi dạy học bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên, việc đọc đúng giọng điệu của tác phẩm là một thử thách đối với học sinh: “Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ” Giáo viên hướng dẫn đọc đoạn thơ trên sao cho các em cảm nhận được trong thơ như có nhạc - đó là làn điệu dân ca mượt mà lay động; trong thơ như có hoạ - có chấp chới cánh cò bay trên nền trời xanh thẳm, trên ruộng đồng xứ sở quê hương. Đồng thời trong thơ như có cả vị ngọt lành của dòng sữa mẹ dưỡng nuôi, của tình mẹ yêu thương, che chở, vỗ về. Như vậy có thể thấy, giáo viên sử dụng thích đáng biện pháp đọc diễn cảm sẽ tạo cho học sinh những ấn tượng tươi mới, những xúc động mạnh mẽ về tác phẩm, đồng thời có khả năng kích thích liên tưởng, tưởng tượng tạo sự thâm nhập thuận lợi vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Cho nên đây là biện pháp có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh, gợi sự hứng thú cho cho các em tiếp nhận văn bản. 3.1.3. Sử dụng đồ dùng trực quan: Để góp phân gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại, tôi còn sử dụng một số đồ dùng trực quan gắn với đặc trưng của bài học như tranh ảnh, phim tư liệu, băng đĩa nhạc nhằm tác động trực tiếp đến tri giác của các em từ đó các em có ấn tượng rõ hơn về văn bản. Chẳng hạn, khi dạy học bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của phạm Tiến Duật, tôi dùng máy chiếu PowerPoint cho các em xem một đoạn phim tư liệu ngắn về những đoàn xe vận tải trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Điều này giúp các em hình dung rõ hơn hiện thực chiến tranh và khí thế của một thời oanh liệt, cũng là giúp các em định hình được cảm xúc khi đến với bài thơ. Còn đối với những bài thơ được phổ nhạc như: “Đồng chí” của Chính Hữu, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm, thì bên cạnh việc hướng dẫn cho học sinh cách đọc, tôi cho các em nghe ca khúc qua đài khi mở đầu hoặc kết thúc tiết học. Tôi nhận thấy việc làm này có tác dụng rõ rệt trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_boi_duong_tam_hon_hoc_sinh_thong_qua_day_hoc_tac_pham_t.doc