SKKN Bồi dưỡng năng lực đọc- Hiểu cho học sinh qua dạy- học phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9

SKKN Bồi dưỡng năng lực đọc- Hiểu cho học sinh qua dạy- học phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9

 Văn học là một môn học chứa đựng những nội dung phong phú, đa dạng về văn hoá và sự sống ; sinh động về tinh thần tư tưởng, tâm hồn của dân tộc. Nó đã giành được vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thông. Điều đặc biệt hơn là ở sức mạnh của nó. Đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng nói: Văn học nghệ thuật là một thứ “vũ khí vô song”. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội, là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Nó làm cho tâm hồn, tư tưởng, tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái chân, cái thiện, cái mỹ của cuộc đời. Văn học sẽ giúp con người hoàn thiện về nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương mọi người và sống có ích cho mọi người. Thông qua học văn và làm văn, kỹ năng làm văn sẽ được phát triển, nâng cao từ viết đúng đến viết tốt, viết hay. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của con người.

 Với vị trí và sức mạnh riêng của môn Văn học thì thơ ca cũng đóng góp một không nhỏ để tạo nên vai trò cực kỳ quan trọng của văn học nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo con người mới, con người sáng tạo. Trong chương trình THCS, số bài thơ ca sau cách mạng tháng Tám - 1945 trong chương trình Ngữ văn THCS là tương đối nhiều và được rải đều ở ba khối lớp 6,7,9. Chiếm một vị trí tương đối quan trọng trong chương trình, cho nên việc dạy thơ sau cách mạng tháng 8 ở bậc THCS là mong muốn bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ, hình thành và rèn luyện thị hiếu thẩm mỹ tinh tế, lành mạnh cho học sinh, giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế. Bồi dưỡng cho các em tình cảm nhân ái, vị tha, thái độ đoàn kết, hợp tác và ý thức năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Qua các tác phẩm thơ đó còn giúp cho học sinh hiểu và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học nghệ thuật nói riêng. Ngoài ra còn hình thành cho học sinh thái độ sống, suy nghĩ và hành động theo cái hay, cái đẹp, có ham muốn sáng tạo thơ.

 

doc 24 trang thuychi01 24193
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng năng lực đọc- Hiểu cho học sinh qua dạy- học phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu: 
Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: 
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng của vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Kết quả thực trạng
Đánh giá thực trạng
3. Các biện pháp đã sử dụng bồi dưỡng năng lực đọc- hiểu cho học sinh qua dạy- học phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
Biện pháp thứ nhất: Bồi dưỡng năng lực đọc cho học sinh
Biện pháp thứ hai: Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng
 3.3. Biện pháp thứ ba: Bồi dưỡng năng lực tìm tòi, phát hiện của học sinh
 3.4. Biện pháp thứ tư: Bồi dưỡng năng lực phân tích, nhận xét, khái quát của học sinh
 3.5. Biện pháp thứ năm: Bồi dưỡng năng lực tự bộc lộ- bình của học sinh
 3.6. Biện pháp thứ sáu: Bồi dưỡng năng lực tự nhận thức và ứng dụng của học sinh
4. Kết quả cụ thể 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
Kết luận 
Kiến nghị 
Tài liệu tham khảo, phụ lục
Trang 1
Trang 1
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 7
Trang 10
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 16
Trang 18
Trang 19
Trang 19
Trang 20
Trang 21
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
	 Văn học là một môn học chứa đựng những nội dung phong phú, đa dạng về văn hoá và sự sống ; sinh động về tinh thần tư tưởng, tâm hồn của dân tộc. Nó đã giành được vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thông. Điều đặc biệt hơn là ở sức mạnh của nó. Đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng nói: Văn học nghệ thuật là một thứ “vũ khí vô song”. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội, là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Nó làm cho tâm hồn, tư tưởng, tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái chân, cái thiện, cái mỹ của cuộc đời. Văn học sẽ giúp con người hoàn thiện về nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương mọi người và sống có ích cho mọi người. Thông qua học văn và làm văn, kỹ năng làm văn sẽ được phát triển, nâng cao từ viết đúng đến viết tốt, viết hay. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của con người.
	 Với vị trí và sức mạnh riêng của môn Văn học thì thơ ca cũng đóng góp một không nhỏ để tạo nên vai trò cực kỳ quan trọng của văn học nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo con người mới, con người sáng tạo. Trong chương trình THCS, số bài thơ ca sau cách mạng tháng Tám - 1945 trong chương trình Ngữ văn THCS là tương đối nhiều và được rải đều ở ba khối lớp 6,7,9. Chiếm một vị trí tương đối quan trọng trong chương trình, cho nên việc dạy thơ sau cách mạng tháng 8 ở bậc THCS là mong muốn bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ, hình thành và rèn luyện thị hiếu thẩm mỹ tinh tế, lành mạnh cho học sinh, giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế... Bồi dưỡng cho các em tình cảm nhân ái, vị tha, thái độ đoàn kết, hợp tác và ý thức năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Qua các tác phẩm thơ đó còn giúp cho học sinh hiểu và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học nghệ thuật nói riêng. Ngoài ra còn hình thành cho học sinh thái độ sống, suy nghĩ và hành động theo cái hay, cái đẹp, có ham muốn sáng tạo thơ.
 Mỗi tác phẩm thơ trữ tình rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc: ngôn ngữ rất hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại. Hiểu được các bài thơ một cách thấu đáo và giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn chương, tạo được sự rung cảm, bồi đắp được tâm hồn, trí tuệ cho học sinh là vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm và là vấn đề mà rất nhiều giáo viên đứng lớp rất trăn trở. Đặc biệt phần thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9 chiếm số lượng lớn các văn bản, bao gồm 11 văn bản, thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Nội dung các văn bản khá phong phú và đa dạng: Tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam trong suốt thời kì lịch sử từ sau cách mạng tháng Tám 1945 qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chính vì lẽ đó mà việc giảng dạy thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn THCS nói chung và dạy phần thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở lớp 9 nói riêng là một vấn đề khó đối với giáo viên Ngữ văn hiện nay. Bởi lẽ, năng lực phân tích thơ tuỳ thuộc rất lớn vào trình độ hiểu biết văn chương, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ diễn đạt các thao tác, phương pháp phân tích của người giáo viên cũng như nhiều năng lực khác nhau trong việc cảm thụ thơ trữ tình của học sinh. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả giảng dạy thơ trữ tình nói chung và dạy thơ trữ tình hiện đại nói riêng, đặc biệt là dạy phần thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở lớp 9 trong nhà trường THCS? 
 Xuất phát từ mong muốn giảng dạy thơ trữ tình nói chung và dạy thơ trữ tình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ở lớp 9 đạt hiệu quả tốt hơn, các em học sinh có thêm những năng lực đọc- hiểu phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và chọn đề tài: “ Bồi dưỡng năng lực đọc- hiểu cho học sinh qua dạy- học phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 ”. Hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu khoa học và thực tế giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu: 
 Nâng cao hiệu quả của việc dạy thơ trữ tình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ở lớp 9, đồng thời bồi dưỡng cho các em học sinh có thêm những năng lực cần thiết để đọc- hiểu phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 có kết quả tốt hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam sau cách mạng tháng 8- 1945 được dạy ở lớp 9 bậc THCS .
4. Phương pháp nghiên cứu: 
	- Tìm hiểu tác giả- tác phẩm 
	- Tìm hiểu lý luận văn học.
	- Phương pháp phân tích tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 sau cách mạng tháng 8
	- Phương pháp điều tra, khảo sát chương trình sách giáo khoa ở THCS và thực tế giảng dạy thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 ở một số trường THCS.
	- Phương pháp thực nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận 
 Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là môn học mới được tổ chức từ các bô môn cũ theo tư tưởng tích hợp. Tích hợp đây hiểu theo nghĩa là liên kết tri thức để chúng thúc đẩy nhau tạo thành tri thức mới. Tích hợp ngôn ngữ với văn tự (chữ viết), ngôn ngữ với bài văn (văn bản), ngôn ngữ với văn học, ngôn ngữ với văn hoá, ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, ngôn ngữ với lời nói. Tích hợp các phương diện ấy mới nâng cao năng lực ngôn ngữ và văn học cho HS. Hai tính chất của Ngữ văn: tính công cụ, tính nhân văn. Tính công cụ thể hiện ở yêu cầu dạy cho HS năng lực sử dụng Ngữ văn như một công cụ giao tiếp, bao gồm các năng lực nghe, nói, đọc, viết. Nghe gồm năng lực chú ý, nghe hiểu bài giảng, lời phát biểu, lời thảo luận Nói gồm năng lực phát biểu trên lớp, thảo luận, phỏng vấn, trả lời câu hỏi, kể chuyện ,thuyết minh vấn đề Đọc bao gồm đọc văn học và đọc các loại văn khác. Viết bao gồm năng lực viết các văn bảnHiện nay đã có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những ý kiến về việc phát triển các năng lực cho học sinh trong quá trình đọc- hiểu các văn bản thơ trữ tình như năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đềTuy nhiên để làm tốt vấn đề này là một vấn đề không phải đơn giản và không thể làm trong một sáng một chiều. Đây là trăn trở của tất cả các giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn THCS. 
 Chương trình Ngữ văn THCS nói chung và chương trình Ngữ văn lớp 9 nói riêng có rất nhiều tác phẩm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam hay. Nội dung chủ đề của các văn bản thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở lớp 9 cũng rất đa dạng: Phản ánh đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ hi sinh nhưng anh hùng; phản ánh tâm hồn, tình cảm của con người : Tình yêu quê hương, đất nước; tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ; tình cảm gia đình ( tình bà cháu, tình cha con, tình mẹ con) thống nhất trong tình cảm chung rộng lớn hay đơn giản chỉ là những suy ngẫm của người lính sau chiến tranhVậy để học sinh có thể hiểu và cảm thụ hết được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm thơ hiện đại hiện đại Việt Nam thì ngoài những yêu cầu riêng đối với giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức thì giáo viên cần chú ý rất nhiều đến việc phát triển các năng lực của học sinh có nghĩa là làm cho học sinh khi tiếp nhận tác phẩm có sự tham gia của toàn bộ nhân cách con người: tri giác, cảm giác, tưởng tượng, liên tưởng, suy luận, trực giác, đòi hỏi sự bộc lộ cá tính, thị hiếu và lập trường xã hội, sự tán thành hay phản đối, đưa hình tượng từ tác phẩm vào thực tế đời sống để kiểm nghiệm đồng cảm. 
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, với mong muốn dạy thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường THCS nói chung và lớp 9 nói riêng đạt hiệu quả tốt hơn, tôi xin đưa ra các phương pháp để phát triển một số năng lực cơ bản cho học sinh trong việc đọc- hiểu thơ trữ tình hiện đại Việt Nam lớp 9, cụ thể đó là:
Phương pháp bồi dưỡng năng lực đọc và đọc sáng tạo.
Phương pháp bồi dưỡng năng lực tìm tòi, phát hiện của học sinh
Phương pháp bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng
Phương pháp bồi dưỡng năng lực phân tích, nhận xét, khái quát của học sinh.
Phương pháp bồi dưỡng năng lực tự bộc lộ- bình của học sinh.
Phương pháp bồi dưỡng năng lực tự nhận thức, ứng dụng của học sinh
 2. Thực trạng của vấn đề
 2.1. Thực trạng của vấn đề
 Vấn đề dạy học môn văn trong trường phổ thông đang là vấn đề thời sự nóng hổi, luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội... Theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây, chất lượng học văn của học sinh THCS ở nước ta ngày càng giảm sút. Môn Văn đang mất dần vị thế vốn có của nó. Tình trạng học sinh không còn hứng thú với việc học văn đã trở thành hiện tượng phổ biến trong nhà trường phổ thông hiện nay.
 Trước thực trạng đó, đã có nhiều cuộc hội thảo, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học văn được tổ chức dưới nhiều cấp độ khác nhau trong phạm vi cả nước. Hàng loạt các phương pháp được đề xuất, thử nghiệm, như: phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học tích hợp, phương pháp dạy học theo nhóm  Giáo viên chưa kịp học hết các biện pháp để đổi mới về phương pháp dạy học đã phải đối mặt với những “ma trận đề” Vậy mà “căn bệnh” ngại học văn của học sinh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
 Thông qua thực tế giảng dạy lớp 9 nhiều năm và qua quá trình giảng dạy cũng như qua các bài kiểm tra của học sinh về thơ hiện đại Việt Nam ( Tiết 75-76 và tiết 129- Ngữ văn 9) tôi nhận thấy một thực trạng như sau:
 Kỹ năng đọc sáng tạo của học sinh yếu.
	Học sinh hạn chế khả năng liên tưởng, tưởng tượng khi phân tích tác phẩm.
	Khả năng tìm tòi, phát hiện những từ ngữ quan trọng thể hiện nội dung hoặc những tín hiệu nghệ thuật của học sinh còn chậm( đặc biệt là những học sinh yếu, kém).
 Khi phân tích học sinh khó khái quát vấn đề.
	Năng lực tự bộc lộ( bình ) của đa số học sinh yếu.
	Lúng túng trong đánh giá , nhận định nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
	Khả năng nhận thức ứng dụng của học sinh sau khi tìm hiểu tác phẩm còn hạn chế.
	Việc vận dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chương vào phát triển ngôn ngữ tiếng Việt và nâng cao khả năng nói, viết yếu.
 2.2. Kết quả của thực trạng: 
 N¨m häc 2014- 2015 t«i ®­îc nhµ tr­êng ph©n c«ng d¹y m«n Ng÷ v¨n líp 9B, víi tæng sè lµ 33 em. Qua thùc tÕ gi¶ng d¹y, qua dù giê cña gi¸o viªn trong tr­êng, qua viÖc kiÓm tra ®¸nh gi¸ b»ng nhiÒu h×nh thøc, qua kÕt qu¶ cña viÖc lµm bµi cảm thụ về các văn bản thơ hiện đại Việt Nam của học sinh, t«i thu ®­îc kÕt qu¶ nh­ sau:
 N¨m häc
Líp / sÜ sè
§iÓm Kh¸- giái
§iÓm
Trung b×nh
§iÓm
YÕu- KÐm
2014- 2015
 9B / 33
8 em
 17 em
 8 em
 Nh­ vËy, thùc tr¹ng häc sinh lµm bµi ®¹t kÕt qu¶ Kh¸- Giái ch­a cao, kÜ n¨ng lµm bµi cảm thụ về các văn bản thơ hiện đại Việt Nam cßn h¹n chÕ. §a sè häc sinh khi lµm kiÓu bµi nµy th­êng sa vµo diễn xuôi l¹i néi dung bài thơ hoÆc ®o¹n thơ. Khả năng tìm tòi phát hiện các hình ảnh thơ, hoặc bình thơ còn yếu. Học sinh chưa phát huy hết được các năng lực cảm thụ văn bản thơ trữ tình hiện đại Việt Nam. 
 2.3. Đánh giá thực trạng:
 Thực trạng trên là do những nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan:
	- Các tác phẩm trữ tình được sáng tác trong những hoàn cảnh lịch sử khác xa cuộc sống hiện tại do đó học sinh khó cảm nhận được thực tế cuộc sống mà tác phẩm phản ánh.
	- Vốn sống của học sinh hạn chế do đó các em khó hình dung ra những cảnh tác giả đề cập đến không gần với cuộc sống của các em.
	- Thời lượng của một số bài ít so với nội dung cần khái thác của tác phẩm nên không có thời gian để giáo viên rèn kỹ năng cho học sinh.
* Nguyên nhân chủ quan:
 +) Về phía học sinh:
 - Học sinh chưa thực sự nhận thức được vai trò của môn học Ngữ văn là thông qua các tác phẩm văn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. Học sinh có được những tình cảm, cảm xúc đối với những người thân yêu của mình, với gia đình mình, với đất nước mình, biết đồng cảm với những nỗi đau của những người bất hạnh, biết chia vui với những người thành đạt Từ đó, nhiều em có tư tưởng ngại học. Nhiều học sinh chưa thực sự hứng thú, yêu thích môn học, thậm chí có tâm lý “ngại”, “sợ” học văn. Các em cảm thấy ngại viết văn, thậm chí coi việc làm văn là một công việc khó khăn, nặng nề. Vì vậy nhiều học sinh chưa có phương pháp học tập đúng đắn. Đôi khi học tập còn mang tính đối phó, thụ động, lệ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn, sách để học tốt Ngữ văn
 - Nhiều em chỉ coi trọng những môn tự nhiên, không thích các môn học xã hội. Nhiều em khả năng cảm thụ văn còn yếu, năng lực diễn đạt còn hạn chế. Đặc biệt là các em còn lười trong khâu chuẩn bị bài, soạn bài. Vì vậy, khi các em chưa hiểu, chưa nắm được văn bản thì việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn bản là hết sức khó khăn.
 +) Về phía giáo viên: 
 - Vẫn còn một số giáo viên khi dạy thơ trữ tình chưa thể hiện những đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình và đặc điểm của thơ trữ tình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám- 1945. Một số giáo viên đã dạy thơ trữ tình giống như đọc truyện, chú ý đến cấu trúc phản ánh đến hơn là cấu trúc biểu hiện của thơ. 
 - Một số giáo viên khi dạy phần thơ trữ tình hiện đại còn sử dụng nhiều phương pháp cổ truyền, việc đổi mới phương pháp còn chậm. Khi hướng dẫn học sinh học tập phần thơ nói chung và phần thơ hiện đại Việt Nam nói riêng vẫn còn có giáo viên thụ động trong truyền đạt dẫn đến phương pháp dạy học chưa hợp lí: Sử dụng phương pháp thuyết trình nhiều hơn cả, cách đặt câu hỏi vụn vặt, không trọng tâmcho nên học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức.
 - Về phương pháp sư phạm, nhược điểm cần nói đến trước tiên là tỉ lệ không cân xứng giữa các loại câu hỏi. Câu hỏi phát hiện thường đưa ra gấp nhiều lần câu hỏi cảm thụ. Câu hỏi tạo tình huống, câu hỏi có vấn đề khá hiếm hoi. Câu hỏi ấy dẫn đến hậu quả là học sinh chỉ còn tập trung vào hoạt động đọc thơ phát hiện hình ảnh, các chi tiết nghệ thuật để sau đó chuẩn bị lắng nghe nên cảm thụ của chính thầy. Có giờ dạy, giáo viên đặt câu hỏi cảm thụ song không quan tâm đến câu trả lời của học sinh. Cách hỏi như thế là hỏi cho phải phép. Nhưng cũng có giờ dạy nhìn bề ngoài có vẻ khá sinh động, học sinh phát biểu sôi nổi, song nếu chú ý sẽ thấy cấc câu hỏi khá vụn vặt, không có giá trị suy nghĩ cảm thụ ...
 Ví dụ : Khi giảng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có giáo viên đã đặt câu hỏi như sau: Bài thơ được phổ thành gì? Nghe ai hát? Hoa và chim làm cho mùa xuân như thế nào? Trong hoàn cảnh nào thì “cái tôi” có giá
 trị ?...Đây là những câu hỏi vụn vặt khiến học sinh không tập trung vào nội dung chính của bài.
 - Về thao tác hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, một số giáo viên còn vận dụng khá cứng nhắc. Cho học sinh đọc diễn cảm thơ là tốt nhưng đọc vào lúc nào, yêu cầu của mỗi công đoạn như thế là điều cần xem lại và bàn bạc.
 - Về thao tác ghi bảng, cũng còn nhiều điều đáng nói: Một số giáo viên ghi quá chi tiết dẫn đến quá dài, ghi quá ngắn học sinh về nhà khó học bài . Hoặc lời văn ghi bảng ở một số bài dạy chưa trau chuốt, chưa có tác dụng khơi gợi cảm xúc tạo ấn tượng đối với học sinh	
 Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi thiết nghĩ việc chú trọng đến việc phát triển các năng lực để đọc và cảm thụ các văn bản thơ hiện đại cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết trong nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 9 nói riêng.
 3. Các biện pháp đã sử dụng để bồi dưỡng năng lực đọc- hiểu cho học sinh qua dạy– học phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
 3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng năng lực đọc cho học sinh:
3.1.1. Hình thành thói quen đọc trực tiếp văn bản
          GS Trần Đình Sử trong bài Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy-học văn khẳng định: “Khởi điểm của môn Ngữ Văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Đáng tiếc là nhiều năm nay, trong nhà trường THCS đã diễn ra tình trạng, học sinh không cần đọc trực tiếp văn bản nhưng vẫn soạn được bài, thậm chí khi thầy cô giáo yêu cầu “hoạt động nhóm” và cử đại diện trình bày, các em vẫn tỏ ra làm việc tích cực và phát biểu một cách gọn gàng. Giáo viên, dù biết rõ học sinh đang trong vai diễn, nhưng vẫn cứ khen trò của mình trả lời rất tốt, rất giỏi!  Việc học sinh xem nhẹ đọc tác phẩm đã làm hạn chế khả năng cảm thụ và sáng tạo của chính mình, từ đó khiến cho học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo. Như vậy, mấu chốt của vấn đề nâng cao hiệu quả cảm thụ văn học chính là ở việc đọc trực tiếp văn bản văn học- Đây là bước đầu tiên để học sinh tiếp cận với tác phẩm.
          Học sinh thường ngại đọc tác phẩm khi soạn bài, lý do chưa hẳn là vì tác phẩm không hay hoặc học sinh không thích văn học. Đơn giản vì các em phải học quá nhiều môn học. Ngoài ra, lối sống thực dụng trong xã hội hiện nay cũng có một tác động không nhỏ đến điều này. Kết quả khảo sát những năm gần đây cho thấy, hầu hết học sinh THCS đều thích các môn học thời thượng như Toán, Lí, Hoá ,Tiếng Anh, rất ít học sinh thích học môn Văn , theo đó luôn trong tình trạng đối phó của các em.Tài liệu tham khảo đã trở thành cẩm nang trong mọi tình huống. Số ít những em yêu thích môn Văn thì bài giảng của thầy, những tài liệu phân tích bình giảng tác phẩm, những sách văn mẫu, tài liệu luyện thi sẽ là những vật bất li thân, là "bùa hộ mệnh. Nhận thức được điều đó, tôi thường yêu cầu học sinh tóm tắt một số nội dung tác phẩm trước bằng lập sơ đồ, bảng biểu, sau đó kiểm tra thực hiện của học sinh trong thời gian hỏi bài cũ.  
 Ví dụ:  Chuẩn bị cho bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", tôi yêu cầu học sinh lập bảng:
- Bảng 1: Tìm hiểu tác giả Thanh Hải và tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ", (Yêu cầu: Học sinh tìm hiểu và hoàn tất các thông tin về tác giả, quê quán, thời đại... về hoàn cảnh ra đời, nội dung và đặc điểm thể loại...)
- Bảng 2: Khái quát mạch cảm xúc của bài thơ để có cách đọc phù hợp: Bài thơ có mạch cảm xúc của tác giả về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và qua đó thể hiện ước nguyện được cống hiến cho đời.
         Như vậy để trả lời các câu hỏi và trình bày được các yêu cầu trên, nhất định học sinh phải đọc phần chú thích về tác giả và đọc trực tiếp văn bản thơ, vừa đọc vừa suy ngẫm, vừa hiểu. Ban đầu, việc làm này chưa nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành, gây tâm lí lo ngại trong học sinh , nhưng dần dần đã trở thành việc làm bình thường và có hiệu quả. Thói quen này tôi nhận thấy đã được hình thành một cách tự giác trong học sinh và như thế chính giáo viên, học sinh đã làm được một khâu quan trọng trong yêu cầu đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình nói chung, thơ trữ tình hiện đại Việt Nam nói riêng.
3.1.2. Bồi dưỡng năng lực đọc sáng tạo:	
           Cùng quan điểm với GS Trần Đình Sử, cố GS Hoàng Ngọc Hiến nhấn mạnh yêu cầu cần đạt được của việc đọc văn bản là phải nắm bắt trúng giọng điệu của tác phẩm. Theo ông, “Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt được trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Bắt được giọng đã khó, làm cho học sinh cảm nhận được cái giọng càng khó, công việc này đò

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_boi_duong_nang_luc_doc_hieu_cho_hoc_sinh_qua_day_hoc_ph.doc