SKKN Biện pháp khơi gợi sự hứng thú cho học sinh trong dạy - Học văn bản Ngữ Văn 9

SKKN Biện pháp khơi gợi sự hứng thú cho học sinh trong dạy - Học văn bản Ngữ Văn 9

M.Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Đúng như vậy, Ngữ văn không chỉ là một môn khoa học cơ bản mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, môn Ngữ văn với những tác phẩm Văn học chứa đựng nội dung phong phú, đa dạng về văn hoá, tinh thần, tư tưởng, tâm hồn của dân tộc, góp phần hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh (HS), giúp các em cảm thụ được những giá trị chân - thiện - mĩ, biết rung động trước cái đẹp dù là âm thanh của tiếng chim hót, tiếng róc rách của dòng nước mát, cảm giác thanh thản trước một bầu trời xanh cao, biết day dứt trước một người tàn tật, biết ngậm ngùi cảm thông trước một bà lão ăn mày, biết yêu và biết ghét Học Văn là học cách làm người, học để hoàn thiện con người. Học giao tiếp học, ứng xử để tâm hồn được xanh tươi hơn, phong phú hơn, biết kiềm chế xa lánh cái xấu, biết say mê cái đẹp trong cuộc sống. Thế nhưng thực tế hiện nay cho thấy phần lớn học sinh chưa thực sự yêu thích môn học này, chưa thấy hứng thú thậm chí là chán giờ học Văn. Vậy làm thế để khơi gợi niềm hứng thú cho học sinh trong tiết dạy Ngữ văn? Qua nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS tôi nhận thấy rằng: muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức giáo viên cần phải giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp khơi gợi sự hứng thú cho học sinh trong dạy - học văn bản Ngữ Văn 9” để nghiên cứu trong năm học 2017-2018.

doc 28 trang thuychi01 19682
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp khơi gợi sự hứng thú cho học sinh trong dạy - Học văn bản Ngữ Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài: 
M.Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Đúng như vậy, Ngữ văn không chỉ là một môn khoa học cơ bản mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, môn Ngữ văn với những tác phẩm Văn học chứa đựng nội dung phong phú, đa dạng về văn hoá, tinh thần, tư tưởng, tâm hồn của dân tộc, góp phần hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh (HS), giúp các em cảm thụ được những giá trị chân - thiện - mĩ, biết rung động trước cái đẹp dù là âm thanh của tiếng chim hót, tiếng róc rách của dòng nước mát, cảm giác thanh thản trước một bầu trời xanh cao, biết day dứt trước một người tàn tật, biết ngậm ngùi cảm thông trước một bà lão ăn mày, biết yêu và biết ghét Học Văn là học cách làm người, học để hoàn thiện con người. Học giao tiếp học, ứng xử để tâm hồn được xanh tươi hơn, phong phú hơn, biết kiềm chế xa lánh cái xấu, biết say mê cái đẹp trong cuộc sống... Thế nhưng thực tế hiện nay cho thấy phần lớn học sinh chưa thực sự yêu thích môn học này, chưa thấy hứng thú thậm chí là chán giờ học Văn. Vậy làm thế để khơi gợi niềm hứng thú cho học sinh trong tiết dạy Ngữ văn? Qua nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS tôi nhận thấy rằng: muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức giáo viên cần phải giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập... Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp khơi gợi sự hứng thú cho học sinh trong dạy - học văn bản Ngữ Văn 9” để nghiên cứu trong năm học 2017-2018.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học Văn đã khẳng định: Biện pháp khơi hứng thú cho học sinh trong dạy – học văn bản Ngữ Văn – xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
 Để có được giờ dạy Văn tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải vất vả hơn nhiều trong việc soạn giảng và điều hành giờ dạy Văn. Mỗi giáo viên ai cũng muốn tất cả các giờ dạy của mình đạt được hiệu quả cao thì chính ta phải chủ động, sáng tạo mới có thể khơi dậy được sự hoạt động chủ động, tính tích cực sáng tạo của tất cả học sinh  trong  lớp. Bởi vì mỗi tác phẩm văn chương được chọn đưa vào chương trình văn học đã là một sáng tạo độc đáo của nhà văn, mỗi cá nhân học sinh lại  là một chủ tiếp nhận. Do đó, sự áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận của giáo viên tới học sinh là chưa đúng với bản chất học tập và đặc biệt là học Văn.
 	Như vậy để có giờ dạy văn đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi đã nhận thấy: biện pháp khơi gợi sự hứng thú cho học sinh trong dạy - học văn bản Ngữ Văn là  một phương pháp cực kỳ quan trọng, nó tác hợp được mối quan hệ dân chủ hóa trong qua trình dạy học. Học sinh được tham gia trực tiếp vào quá trình tiếp nhận tri thức. Từ đó góp phần giải quyết thực trạng lười học, chán học và không biết cách học môn văn của học sinh trong nhà trường hiện nay đồng thời giúp các em có hứng thú, ham thích học môn Ngữ Văn và tạo điều kiện cho giáo viên hứng khởi hơn trong giờ dạy. Vì vậy viết đề tài này, bản thân tôi mong muốn được góp phần cùng đồng nghiệp áp dụng thành công trong bài giảng của mình.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là Một số biện pháp khơi gợi sự hứng thú cho học sinh trong dạy - học văn bản Ngữ Văn 9.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 9B – Trường trung học cơ sở
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2017 - 2018.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khả năng và hứng thú học tập của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Tổng kết rút kinh nghiệm.
 1.5. Những điểm mới của SKKN: không
2. NỘI DUNG:
	2.1. Cơ sở lí luận:
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm đổi mới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học.
- Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động , tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998).
	Đứng trước thực trạng và yêu cầu chung của nền giáo dục nước nhà, môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiên mục tiêu chung đó. Là môn học giúp học sinh có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, biết căm ghét cái xấu, cái ácĐó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học. Đó cũng là con người có ham muốn đem tài, trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
	Có thể nói cuộc cải cách giảng dạy bộ môn Văn ở nhà trường Trung học cơ sở trong suốt những năm qua đã đem lại những thành công đáng kể. Giờ học văn trên lớp giáo viên với vai trò tổ chức, hướng dẫn, là người mở ra cho học sinh con người mới đầy sáng tạo chủ động trong tiếp nhận tác phẩm văn chương, là người “thắp sáng lên tình yêu văn học” nơi học sinh. Học sinh được tạo điều kiện tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm, được phát huy tính tích cực của mình trong giờ học nên chất lương phần nào được nâng lên. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của xã hội, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn đã và đang đề ra: Phải phát huy chủ thể sáng tạo của học sinh - học sinh phải là người chủ động chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức thì còn cả một chặng đường dài.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
a. Thực trạng chung:
	Vấn đề dạy - học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đang là vấn đề thời sự nóng hổi, luôn thu hút sư quan tâm của các cấp, các ngành trong xã hội, theo kết quả khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam , trong những năm gần đây chất lượng học văn của học sinh nói chung và cấp THCS nói riêng ở nước ta ngày càng giảm sút, môn Văn đang dần mất đi vị thế vốn có của nó. Tình trạng học sinh không còn hứng thú với việc học Văn đã trở thành hiện tượng phổ biến trong nhà trường phổ thông hiện nay, hay nói như giáo sư, nhà giáo Hoàng Như Mai đã nói trong một cuộc trao đổi về thực trạng giảng dạy văn học trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay: “ sự rung cảm và sáng tạo của học sinh có nguy cơ bị bào mòn”. Trước thực trạng đó hàng năm đã có nhiều cuộc hội thảo, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học văn được tổ chức dưới nhiều cấp độ khác nhau trong phạm vi cả nước, hàng loạt phương pháp đổi mới được đề xuất, được thử nghiệm, vậy
 mà căn bệnh “chán học văn” của học sinh vẫn chẳng được cải thiện là bao.
b. Thực trạng giáo viên:
	- Giáo viên mặc dù đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng việc thực hiện chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, nhiều giáo viên vẫn còn thói quen truyền thụ kiến thức một chiều, giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt, giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình trước học sinh, nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho các em con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức đó.
c. Thực trạng học sinh:
Tồn tại lớn nhất đối với học sinh là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc rập khuôn những gì giáo viên đã giảng, đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, chính điều này đã thui đi óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ, diễn đạt bằng ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, người học chưa có nhu cầu tự thân bộc lộ những suy nghĩ tình cảm của các nhân trước tập thể. Khảo sát bài thi của học sinh cho thấy những lỗi thường gặp là: tên riêng của nhà văn, nhà thơ không viết hoa, không sử dụng dấu chấm câu, lỗi dùng từ và đặt câu, không có ý thức qua dòng, không biết tổ chức các đoạn văn và viết câu thì câu què, câu cụt, câu sai cấu trúc, sai lô gích, nghèo nàn về vốn từ rồi thiếu sự sáng tạo khi làm bài, điều đó cho thấy học sinh hết sức lơ mơ về kiến thức ngữ văn, rất ít học sinh biết rung động trước những tác phẩm văn học hay. Do vậy khi làm bài, học sinh thường suy luận chủ quan, thô tục hoá văn chương. Ngoài những lỗi trên thì tình trạng học sinh làm bài sai kiến thức cơ bản vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Đó là tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, viết sai tên tác giả, tác phẩm, nhầm tác phẩm của nhà văn này với nhà văn khác 
d. Nguyên nhân của các thực trạng trên thì có rất nhiều, có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do xu thế xã hội: ngày nay các bậc phụ huynh thường định hướng cho con cái đầu tư thời gian và sức lực vào các môn khoa học tự nhiên, còn Văn thì chỉ cần đạt điểm trung bình là được, vì vậy vô tình các em đã dần xa rời môn học này.
+ Do thị trường sách hiện nay: sách in ấn tràn lan, dễ tìm, dễ mua, giảng giải cụ thể tác phẩm, học sinh mua về chép lại một cách máy móc khi làm bài mà không suy nghĩ, sáng tạo do đó dẫn đến tình trạng mù mờ về kiến thức môn văn.
+ Do sự hạn chế về phương tiện: các phương tiện dạy học, dụng cụ trực quan minh hoạ cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học có giá trị nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình dạy - học văn.
+ Do chương trình: mặc dù chương trình đã được giảm tải nhiều nhưng vẫn còn những bài dạy dung lượng kiến thức lớn so với thời lượng 45-90 phút dạy- học trên lớp, thời gian hạn hẹp nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc truyền đạt kiến thức của giáo viên cũng như đến việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm của HS.
- Nguyên nhân chủ quan: 
* Giáo viên: 
+ Do áp lực của kiến thức, lo cháy giáo án: Với một chương trình Ngữ Văn trong nhà trường dày đặc như hiện nay, thầy cô không đủ thời gian để truyền đạt cho HS niềm đam mê văn học mà cứ phải vội vàng giảng một cách vội vã về tác phẩm, vậy nên các em chỉ được tiếp cận tác phẩm ở bề mặt, trong khi những tác phẩm đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa đều là những tác phẩm đã qua sự chọn lọc của thời gian và bao thế hệ người đọc cho nên đều có giá trị nhân văn sâu sắc, là mảnh đất màu mỡ của tâm hồn. Nhưng với một thời gian hạn hẹp như vậy giáo viên và học sinh không thể cày sâu tới những lớp nghĩa sâu trong tác phẩm. Kết quả là những cái cây mọc trên cánh đồng màu mỡ nhưng lại không thể chạm tới lớp đất màu mỡ đầy dinh dưỡng để chúng lớn lên thành những cây to xanh tốt, và dĩ nhiên từ người dạy cho đến người học dù muốn hay không đều trở thành những vận động viên maraton chạy một cách thụ động trên giá trị của những tác phẩm văn chương còn chưa hiểu hết.
 * Học sinh: 
+ Học văn là học người. Học văn giỏi không chỉ giúp học sinh khám phá thế giới nghệ thuật, hiểu biết sâu sắc cuộc sống, ứng xử tốt hơn trong mọi mối quan hệ hàng ngày mà còn giúp các em học tốt các môn học khác thế nhưng hiện nay học sinh học yếu môn văn, nhiều HS lên bậc THCS còn chưa đọc thông viết thạo. Đây là một trở ngại lớn khi các em lại phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn, trừu tượng hơn. Từ đó dẫn đến việc các em mất dần kiến thức cơ bản, dẫn đến chán học, không hứng thú học văn
+ HS thường bị ám ảnh bởi những ba-rem của thầy cô đưa ra vì phải thuộc và làm đúng với mới có điểm cao. Chính phương pháp giáo dục áp đặt bắt học trò phải cảm nhận văn học theo khuôn khổ đã giết chết sự hứng thú học văn của HS.
+ Không ít học sinh ngày nay không có lòng mê văn chương, nhiều học sinh đến giờ giảng văn thì nằm ngủ gật, đọc truyện trong lớp, trao đổi việc riêngViệc đọc sách của học sinh chủ yếu nhằm thỏa mãn trí tò mò, các em chỉ đọc một số truyện tranh có nhiều yếu tố hoang đường hay li kỳ hoặc các loại truyện tình mùi mẫn còn mảng thơ ca và các loại truyện khác các em hình như không ngó ngàng đến. Vả lại, học sinh đọc để thỏa mãn trí tò mò chứ không nhằm đọc để khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm, không đọc kỹ tác phẩm, không soạn kỹ lưỡng các bài văn trong sách giáo khoa trước khi đến lớp, không chịu suy nghĩ để cùng thầy khám phá nội dung và nghệ thuật bài văn, bài thơ. 
+ Ngoài ra phần lớn phụ huynh quan niệm chưa đúng, xem nhẹ vai trò của môn Văn. Họ cho môn Văn không quan trọng bằng các môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ; rằng học văn dễ, không cần đầu tư nhiều thời gian công sức cũng có thể học được, làm được bài chứ không phải “cắn bút” như mônToán, Lí, Hóa. Từ sai lầm tai hại đó mà họ chỉ nhắc nhở con em mình ngày đêm luyện giải các dạng bài tập Toán, Lí, Hóa mà quên đi môn Văn
	e. Hậu quả của thực trạng:
	Để có kế hoạch và biện pháp giảng dạy đạt kết quả cao, sát với mục tiêu chương trình, tôi đã thực hiện công tác điều tra chất lượng thực tế của Học sinh qua việc kiểm tra sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp, qua tinh thần học tập của các em trên lớp và qua việc làm bài kiểm tra của các em.
- Thời gian điều tra: Tiến hành từ đầu năm học 2017 - 2018
- Quy mô điều tra: Hai lớp 9A , 9B với tổng số là 63 học sinh
- Đối tượng điều tra: Tất cả đối tượng từ yếu đến khá, giỏi
* Khảo sát về hứng thú học tập:
- Số học sinh có hứng thú học Ngữ văn: 17 HS =27%
- Số học sinh không có hứng thú học Ngữ văn: 37 HS =58,7%
 Còn lại không đưa ra ý kiến : 9 HS = 14,3%
* Khảo sát thực tế học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà:
- Số học sinh chăm học bài cũ và chuẩn bị bài mới: 14 HS =22,2%
- Số học sinh có học bài cũ và chuẩn bị bài mới nhưng chưa thường xuyên: 
17 HS=27%
- Số học sinh không học bài mới, không chuẩn bị bài cũ : 32 HS =50,8%
* Khảo sát qua tinh thần học tập trên lớp:
- Số học sinh giơ hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài: 11 HS =17,5%
- Số học sinh giơ tay phát biểu nhưng không thường xuyên: 9 HS =14,3%.
- Số học sinh không giơ tay phát biểu xây dựng bài trước lớp: 43 HS =68,2% 
	 * Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
Lớp
Khối
Tổng 
HS
Điểm
 Kém
Yếu
 TB
 Khá
 Giỏi
 9A
 30
SL
%
SL
%
 SL 
 %
SL
%
SL
%
 4
13,3
 6
20
 15
50
 5
16,7
 0
 0
 9B
 33
 3
9,0
 7
21,2
 17
51,6
 6
18,2
 0
 0
 K9
 63
 7
11,1
13
20,6
 32
50,7
 11
17,6
 0
 0
Với kết quả điều tra trên khiến tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở làm thế nào để giúp các em trở về với môn Văn, với vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ hàng ngày, những bài học nhân văn sâu sắc, những rung cảm, nhận thức đúng đắn về con người và cuộc sống thông qua đó mà bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách, hình thành cho các em những cảm xúc thẩm mĩ, tình cảm nhân văn, lòng yêu quê hương, đất nước, con người, khát vọng sống đẹp, sống cao thượng. Tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp khơi gợi sự hứng thú cho học sinh trong dạy học văn bản ngữ văn 9.
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện:
 Đề cập đến bản chất của giờ giảng văn, GS Đặng Thai Mai cho rằng: “Giảng văn trước hết là theo dõi trong nếp áng văn tất cả cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật của một tác giả”. Hiểu như vậy giảng văn trước hết là chỉ ra sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn chương. Vậy thì muốn chỉ ra sự thống nhất ấy trong tác phẩm rõ ràng lao động của giáo viên dạy văn vừa phải có tính nghệ thuật vừa phải có tính sư phạm. Mà tính nghệ thuật của giờ giảng văn tất nhiên lại phải phụ thuộc vào tài năng của giáo viên và trình độ, khả năng của học sinh. Tiếp xúc với tác phẩm văn chương, học sinh cần có sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, rõ ràng mới có thể cảm nhận được cái hay của tác phẩm, cái tài và các tình của tác giả. Vậy thì việc đầu tiên theo tôi, người thầy dạy văn cần phải làm đó là phải bằng mọi cách tác động vào tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Sự tác động ấy có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể đó là giọng đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác phẩm trữ tình, giọng đọc hài hước, dí dỏm khi tiếp cận tác phẩm trào phúng, giọng đọc đanh thép mạnh mẽ khi thể hiện thái độ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng ấm áp khi diễn tả tình cảm yêu thương... hoặc có thể đó còn là một hệ thống câu hỏi phù hợp, đúng lúc gõ vào trí tuệ học sinh, bắt học sinh phải suy nghĩ, phải căng thẳng chút ít để phán đoán mở hướng hiểu, cách khai thác vấn đề. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn văn ở trường THCS, tôi thấy rằng để có được một giờ giảng văn trọn vẹn quả thật là khó bởi vì đó là cả một nghệ thuật. Giờ giảng văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong phát hiện tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp, sự liên tưởng, tưởng tượng không đồng đều ở học sinh... Tất cả chừng ấy yếu tố cũng đủ để chúng ta hiểu rằng khó có thể cầu toàn đối với một giờ giảng văn. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không thể có được những giờ dạy, bài giảng thành công. Với những gì đã làm, đã học tập ở đồng nghiệp và tiếp xúc với nhiều khoá học sinh, tôi thấy rằng chúng ta có thể giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy sáng tạo, khơi gợi sự hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương qua một số biện pháp sau đây:
a. Khơi gợi sự hứng thú cho học sinh qua hoạt động giới thiệu bài:
 	 Để có một giờ dạy thành công, kích thích được tinh thần học tập của HS ngay ở bước hoạt động đầu tiên là bước giới thiệu bài, giáo viên cần tạo ra một không khí học tập thuận lợi cả về mặt tâm lí lẫn nội dung cho hoạt động dạy -học tiếp theo đó. Giúp các em bước đầu có một tinh thần hăng hái, hứng thú khám phá và lĩnh hội những giá trị thẩm mĩ ẩn chứa trong bài học diễn ra sau ít phút. Theo tôi nghĩ, đó sẽ là khúc dạo đầu tuyệt vời để các em sẵn sàng tiếp nhận tri thức, đánh thức ở các em tâm trạng và thái độ học tập.
Thường những hoạt động gây không khí này thường rất ngắn, chỉ chiếm khoảng 2 đến 3 phút, tối đa là 5 phút nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng như: ổn định lớp, tạo điều kiện cho HS thích nghi với bài học, chuẩn bị kiến thức, đặc biệt là gây hứng thú cho HS trong quá trình học tập.Vậy giới thiệu bài nên làm gì? và làm như thế nào để có thể thực hiện được mục tiêu của bài học một cách hiệu quả nhất? Thông thường khi giới thiệu bài mới giáo viên thường sử dụng các thủ thuật như hỏi kiến thức cũ có liên quan đến bài mới, khai thác các kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa và kiến thức có sẵn của học sinh, sử dụng tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài họcnhưng có một thủ thuật giới thiệu bài mới có thể đem lại hiệu quả không ngờ cho tiết dạy đó là: 
 	 Trong giờ giảng văn, trước khi vào giảng bài giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế thoải mái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phẩm, vào bài dạy một cách hứng thú. Đây là một hình thức vào bài mà giáo viên thường dùng thêm các phương tiện hỗ trợ như: băng, đĩa, phim ảnh đó có thể là một bài hát có chủ đề liên quan đến bài học, một đoạn phim ngắn có nội dung của một cuộc hội thoại hay một câu chuyện nào đó có đề tài hướng đến vấn đề chính mà giáo viên sẽ truyền đạt trong tiết học. Nói chung dùng cách kể chuyện, hát hoặc xây dựng đối thoại để dẫn dắt vào bài học là một hình thức giới thiệu sáng tạo của giáo viên. Hiệu quả đạt được chính là sự nhiệt tình của các em khi tham gia vào việc giải quyêt những câu hỏi hoặc tình huống mà giáo viên đặt ra đối với những điều mà chính mắt các em nhìn thấy, nghe được thì giờ học sẽ trở nên thú vị, có hiệu quả ngay với các em học sinh yếu thường xuyên không chú ý vào bài học.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật), “Đồng Chí” (Chính Hữu), ta có thể dẫn dắt học sinh bằng lời giới thiệu, lời

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_khoi_goi_su_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_day_h.doc