SKKN Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thiệu Khánh
Việt Nam là một đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế nhằm đưa đất nước từ chỗ nghèo nàn lạc hậu, nền kinh tế chậm phát triển, để đảm bảo cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng, văn minh, có nền kinh tế phát triển ngang tầm với khu vực và thế giới.
Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta phải dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc, dựa vào sự phát triển của khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, huy động sức mạnh của mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực con người mang tính quyết định. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải cần có con người xã hội chủ nghĩa
Giáo dục đào tạo có vai trò ý nghĩa quan trọng rất sâu sắc trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đầy đủ Đức- Trí- Thể- Mỹ để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là nhằm xây dựng những con người yêu quê hương thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc, với chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dụng và bảo vệ tổ quốc, tiếp tục xây dựng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của mỗi cá nhân làm chủ tri thức, khoa học và công nghệ, có sức khỏe, có năng lực hình thành, có tư duy sáng tạo và có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Như vậy, giáo dục đào tạo có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam, con người của thế kỷ XI đang đứng trước những biến đổi mạnh mẽ của thế giới và công cuộc đổi mới với nhiều khó khăn và thử thách.
Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Yêu cầu của một đất nước là con người vừa phải có tài vừa có đức. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh là vô cùng quan trọng. Thực tiễn cho thấy dấu ấn của các nhà trường nói chung và trường trung học cơ sở nói riêng có ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh. Với học sinh trung học cơ sở, các em rất hiếu động, hay bắt chước làm người lớn và rất thích được mọi người nhìn nhận mình như là người lớn. Do vậy việc giáo dục đạo đức để từ đó hình thành và phát triển nhân cách của học sinh có vai trò quan trọng, đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ ba mặt giáo dục nhà trường- gia đình- xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò chủ đạo. Nhà trường phải tích cực bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm, niềm tin trong sáng, nếp sống lành mạnh vừa phải đẩy lùi tiêu cực. Đó là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp.
MỤC LỤC Mục Tên Trang 1 Mở đầu 2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 2 Nội dung 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.2 Thực trạng 6 2.2.1 Thực trạng chung 6 2.2.2 Thực trạng đạo đức của học sinh trường Trung học cơ sở Thiệu Khánh 6 2.3 Các biện pháp giáo dục học sinh vi phạm đạo đức 8 2.3.1 Biện pháp thứ nhất: Tăng cường hiệu lực quản lý của Ban giám hiệu trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 8 2.3.2 Biện pháp thứ nhất: Tăng cường hiệu lực quản lý của Ban giám hiệu trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 10 2.3.3 Biện pháp thứ ba: Phát huy vai trò, trách nhiệm của Chi đoàn, của Tổng phụ trách Đội 12 2.3.4 Biện pháp thứ tư: Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THCS Thiệu Khánh 13 2.3.5 Biện pháp thứ năm: Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp 14 2.3.6 Biện pháp thứ sáu: Xây dựng môi trường giáo dục 14 2.3.7 Biện pháp thứ bảy: Giáo dục bằng những biện pháp riêng đối với học sinh vi phạm, cá biệt 16 2.3.8 Biện pháp thứ tám: Xây dựng mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội 17 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 3 Kết luận, kiến nghị 19 3.1 Kết luận 19 3.2 Kiến nghị 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế nhằm đưa đất nước từ chỗ nghèo nàn lạc hậu, nền kinh tế chậm phát triển, để đảm bảo cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng, văn minh, có nền kinh tế phát triển ngang tầm với khu vực và thế giới. Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta phải dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc, dựa vào sự phát triển của khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, huy động sức mạnh của mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực con người mang tính quyết định. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải cần có con người xã hội chủ nghĩa Giáo dục đào tạo có vai trò ý nghĩa quan trọng rất sâu sắc trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đầy đủ Đức- Trí- Thể- Mỹ để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là nhằm xây dựng những con người yêu quê hương thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc, với chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dụng và bảo vệ tổ quốc, tiếp tục xây dựng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của mỗi cá nhân làm chủ tri thức, khoa học và công nghệ, có sức khỏe, có năng lực hình thành, có tư duy sáng tạo và có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Như vậy, giáo dục đào tạo có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam, con người của thế kỷ XI đang đứng trước những biến đổi mạnh mẽ của thế giới và công cuộc đổi mới với nhiều khó khăn và thử thách. Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Yêu cầu của một đất nước là con người vừa phải có tài vừa có đức. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh là vô cùng quan trọng. Thực tiễn cho thấy dấu ấn của các nhà trường nói chung và trường trung học cơ sở nói riêng có ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh. Với học sinh trung học cơ sở, các em rất hiếu động, hay bắt chước làm người lớn và rất thích được mọi người nhìn nhận mình như là người lớn. Do vậy việc giáo dục đạo đức để từ đó hình thành và phát triển nhân cách của học sinh có vai trò quan trọng, đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ ba mặt giáo dục nhà trường- gia đình- xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò chủ đạo. Nhà trường phải tích cực bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm, niềm tin trong sáng, nếp sống lành mạnh vừa phải đẩy lùi tiêu cực. Đó là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Bản thân tôi là cán bộ quản lý nhà trường Trung học cơ sở, nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức để hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh là việc làm thường xuyên, liên tục, cấp bách, một nhu cầu cấp thiết của xã hội trong giai đoạn đổi mới đất nước. Do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở Thiệu Khánh” để nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của vấn đề đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức, tôi muốn đề xuất một số biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường chúng tôi. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Toàn thể học sinh trường THCS Thiệu Khánh, xã Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu, sách báo. Phương pháp điều tra: Ra câu hỏi, GV, HS trả lời. Phương pháp quan sát: Cách giao tiếp, ứng xử. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết quả xếp loại đạo đức hằng năm. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm giáo dục đạo đức và chuẩn mực đạo đức theo các thời kì của xã hội a. Khái niệm đạo đức: Đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người; đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. b. Một số phạm trù của đạo đức cơ bản: Các phạm trù đạo đức cơ bản bao gồm phạm trù hạnh phúc, nghĩa vụ, lương tâm, thiện và ác. Các phạm trù cơ bản của đạo đức có những đặc điểm riêng biệt qui định nó về mặt nguồn gốc, quá trình hình thành, sự biến đổi không giống với những hiện tượng khác trong xã hội loài người. Nhờ lĩnh hội được các phạm trù cơ bản này mà con người nhận thức được một cách đầy đủ toàn diện bộ mặt đạo đức của xã hội và soi chiếu đánh giá cho từng cá nhân. c. Các chức năng của đạo đức: Chức năng định hướng giáo dục: Giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh. Cùng với quá trình giáo dục thì quá trình tự giáo dục nhờ vào hoạt động và giao lưu tích cực, học sinh mới hiểu được vai trò to lớn của lương tâm, nghĩa vụ, ý thức, danh dự và các phẩm chất đạo đức cần thiết của cá nhân mình đối với cộng đồng và tập thể. Chức năng điều chỉnh hành vi: Bản chất của nó là sự điều chỉnh hành vi tức là quá trình đấu tranh chiến thắng của cái thiện với cái ác, của cái tốt với các xấu, của cái lương tâm và cái vô lương tâm.... Chức năng kiểm tra đánh giá: chức năng này giúp chủ thể đạo đức phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác. Cái ác trong thực tiễn cuộc sống thường biến đổi và được định hướng chính xác, tin tưởng vào hành vi của mình. 2.1.2 Giáo dục đạo đức, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở a. Khái niệm giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức là một bộ phận của của quá trình giáo dục tổng thể, nhằm hình thành cho học sinh niểm tin, thói quen, hành vi, chuẩn mực về đạo đức. Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới học sinh của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và xây dựng thể hiện được những thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội. b. Mục đích giáo dục đạo đức: Cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức. Học sinh phải hiểu và nhận thấy rằng cần làm cho các hành vi của mình phù hợp với những tư tưởng, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức của xã hội, phù hợp với lợi ích của xã hội, niềm tin đạo đức được hình thành vững chắc ở các em sẽ có vai trò định hướng cho tình cảm và hành vi đạo đức. Khơi dậy ở học sinh những rung động, những cảm xúc đối với những hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong xã hội và tập thể. Thái độ thờ ơ, lãnh đạm là “sản phẩm” xấu không mong muốn của giáo dục tình cảm. Giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh trung học cơ sở là bồi dưỡng cho các em tình cảm đạo đức tích cực, bền vững và các phẩm chất, ý chí; Tình cảm tích cực được hình thành trên cơ sở đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành vi, ngược lại nó có tác dụng thúc đẩy tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực và thực hiện hành vi đạo đức. Giáo dục cho học sinh hành vi thói quen đạo đức: là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những hành động đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững. c. Nội dung giáo dục đạo đức: Mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Quan hệ với Tổ Quốc và các dân tộc; Quan hệ với lao động; Quan hệ với người khác; Quan hệ với bản thân. d. Phương pháp giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức thông qua các môn học Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động đoàn thể, như hoạt động Đoàn Đội ở trường và kết hợp với hoạt động Đoàn Đội ở địa phương. e.Thế nào là học sinh vi phạm đạo đức ? Là đối tượng học sinh cần được giáo dục đặc biệt, thường là những học sinh vi phạm về nề nếp, kỷ cương, về luân thường đạo lý và cả pháp luật, có tính chất nguy hại đến nề nếp giáo dục. Vì vậy muốn giáo dục học sinh vi phạm đạo đức trước tiên phải tìm hiểu thực trạng để rồi có biện pháp giáo dục hiệu quả. 2.2. Thực trạng đạo đức học sinh THCS hiện nay: 2.2.1. Thực trạng chung: Khoa học ngày càng phát triển, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân được cải thiện, tạo điều kiện cho cha mẹ có khả năng nuôi nấng, chăm sóc con nên đại bộ phận học sinh nói chung, học sinh Trung học cơ sở nói riêng đều chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập và tham gia các hoạt động khác. Tuy nhiên do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hiện tượng tiêu cực của xã hội, phần nào đó đã làm ảnh hưởng đến nhân cách, tình bạn bè, lòng kính trọng các thầy cô giáo, cha mẹ của một số em học sinh. Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trò chơi ăn tiền, chơi games chát... ngày càng nhiều, đó là những cạm bẫy đối với học sinh mà các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội vẫn chưa kiểm soát và ngăn chặn triệt để được. 2.2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh trường Trung học cơ sở Thiệu Khánh: Đa số học sinh trường Trung học cơ sở Thiệu Khánh xuất thân từ con em những gia đình làm nông nghiệp nên bản chất của các em đều ngoan, thật thà, lễ phép với thầy, cô giáo. Các em được gia đình chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ nên các em rất quý trọng người lao động, có ý thức giúp đỡ gia đình trong công việc của nhà nông. Nhìn chung các em chăm học, chăm làm, cần cù khiêm tốn, có tinh thần tập thể, đoàn kết nhất trí, luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và điều đó xuất hiện nhiều tấm gương tốt trong đạo đức, học tập. Các em đã thể hiện trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi bạn bè ốm đau, thực hiện tốt phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, ủng hộ học sinh vùng cao, học sinh nghèo vượt khó học giỏi, học sinh khuyết tật, hội người mù Bên cạnh đại bộ phận học sinh tốt vẫn còn những học sinh chưa tốt, vi phạm hành vi đạo đức học sinh. Đó là vô lễ với thầy cô giáo, không nghe lời cha mẹ, gây gổ đánh nhau, nhuộm tóc, sử dụng điện thoại ở lớp học, ăn quà vặt và làm mất vệ sinh trường lớp, không biết bảo vệ và giữ gìn tài sản nhà trường, thực hiện an toàn giao thông không nghiêm túc, mê chơi Games dẫn đến học yếu, lười học Nguyên nhân dẫn đến việc một số học sinh còn vi phạm đạo đức phụ thuộc vào ba yếu tố Gia đình- Nhà trường – Xã hội. Cụ thể: *Yếu tố gia đình: Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, bồi dưỡng và hình thành nhân cách cho trẻ em. Thế nhưng, những yếu tố tiêu cực trong chính môi trường gia đình, cụ thể như gia đình có biện pháp giáo dục con cái chưa thực sự nghiêm túc, không hợp lý, nuông chiều, luôn thoả mãn mọi nhu cầu của con, thậm chí những đòi hỏi vô lý mà vẫn cứ đáp ứng, hay sống quá khắt khe hoặc đối xử bằng bạo lực, thiếu trách nhiệm làm cho chúng sợ hãi để rồi xa lánh, không gần gũi những người trong gia đình. Những thói quen xấu của cha mẹ và những người thân trong gia đình, những hành vi vi phạm Pháp luật ảnh hưởng đến con cái như: trộm cắp, lừa đảo. Gia đình có cấu trúc không hoàn hảo, luôn có mâu thuẫn, xung đột, cha mẹ sống không hợp rồi ly hôn, hoặc thiếu hiểu biết, không muốn dạy dỗ mà giao phó trách nhiệm cho nhà trường và xã hội. Những đứa trẻ mồi côi không được chăm sóc, giáo dục chu đáo, nên việc các em hư hỏng, vi phạm là chuyện thường tình. * Yếu tố nhà trường: Nhà trường là trung tâm văn hoá, các thầy cô giáo không những chỉ biết dạy chữ cho các em mà còn phải có trách nhiệm giáo dục về đạo đức để các em trở thành người tốt, con ngoan trò giỏi, đội viên, đoàn viên tốt.Vì vậy, những nguyên nhân thường thấy dẫn đến học sinh vi phạm đạo đức bao gồm những nguyên nhân sau: Chất lượng cũng như khả năng quản lý, giám sát của nhà trường còn nhiều hạn chế, Giáo dục đạo đức học sinh chưa được tiến hành thường xuyên, chưa được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc; nội dung bài dạy chưa có sự lồng ghép, liên hệ thực tiễn mang tính chất giáo dục cao, chưa phù hợp với thực tế, không gây được sự hứng thú, hấp dẫn cuốn hút học sinh. Chưa xây dựng cho học sinh ý thức tuân thủ nội quy nhà trường, Pháp luật của Nhà nước, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Liên đội nhà trường chưa đi vào chiều sâu, chương trình phát thanh măng non chưa hiệu quả nên không tuyên truyền được nhiều vấn đề, chưa có nhiều mô hình học tập, sinh hoạt vui chơi chưa thu hút học sinh mà lại phụ thuộc quá nhiều vào những hoạt động khác. Xử lý học sinh vi phạm chưa thực sự nghiêm khắc,và không đến nơi đến chốn, thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội và các đoàn thể. * Yếu tố xã hội: Đất nước ta trên con đường đổi mới, hội nhập. Nền kinh tế thị trường đã và đang làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Thế nhưng những tiêu cực trong lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên do điều xấu của cơ chế thị trường mang lại, cũng ảnh hưởng không tốt đến học sinh trong nhà trường. Với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh như vũ bảo, đây là điều kiện, là cơ hội thuận lợi để thế hệ trẻ tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của nhân loạiThế nhưng bên cạnh những thông tin bổ ích trên mạng giúp cho việc học hỏi, học tập, vui chơi giải trí, nâng cao trí tuệ thì vẫn có những thông tin không tốt có tai hại đến với thanh thiếu niên, học sinh như: văn hoá phẩm đồi truỵ hoặc những trò chơi trực tuyến bạo lực hay những trang mạng thiếu lành mạnh, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tò mò của các em. Thêm vào đó là môi trường sống không tốt, bạn bè ăn chơi lêu lỏng, lôi kéo dẫn đến vi phạm. Sự chênh lệch về kinh tế giữa các gia đình về mức sống dẫn đến thiếu thốn về tiền bạc, ăn uống, quần áo là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến học sinh hư hỏng. Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến học sinh hư hỏng, vi phạm về đạo đức, nó phụ thuộc vào ba lĩnh vực, nhà trường, gia đình và xã hội. Vì thế để giáo dục tốt học sinh, đội viên, thì chúng ta phải phát huy tích cực vai trò của các đoàn thể trong nhà trường vào việc giáo dục đạo đức học sinh nói chung và học sinh vi phạm đạo đức nói riêng là hết sức cấp bách. 2.3. Các biện pháp giáo dục học sinh vi phạm đạo đức: 2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Tăng cường hiệu lực quản lý của Ban giám hiệu trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Ban giám hiệu đứng đầu là Hiệu trưởng phải lấy mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung công tác giáo dục đạo đức làm kim chỉ nam xuyên suốt quá trình chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Công việc quản lý trường học của người Hiệu trưởng rất phong phú và đa dạng. Lên kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ, chăn lo chất lượng đại trà, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tuyển sinh đầu cấp, chất lượng đầu ra, xây dựng cơ sở vật chất, công tác phổ cập Nhưng song song với tất cả mọi công việc kể trên thì nội dung giáo dục đạo đức học sinh- người quản lý phải xác định- là một hoạt động hết sức quan trọng, phải thật sự quan tâm và quan tâm thường xuyên. Mỗi em học sinh có một hoàn cảnh khác nhau. Có em cha mẹ song toàn, kinh tế đời sống ổn định, có phương pháp giáo dục con cái đúng đắn đó là điều thuận lợi cho nhà trường. Ngược lại có em cha mẹ ly hôn phải ở với ông bà đã già hoặc cô dì chú bác. Có em cha mẹ đi làm ăn xa nên thời gian quản lý con cái ít. Có em thường xuyên bị cha mẹ chửi mắng, đánh đập. Cũng có em a dua theo người xấu, bị bạn bè rủ rê vào con đường chơi bời như đam mê chơi game, thiếu tiền dẫn đến ăn cắp tiền, tài sản của người khác. Và cũng có em muốn khẳng định mình trước bạn bè (nhưng tự khẳng định mang tính tiêu cực) như bắt nạt bạn bè, tranh giành bạn trai, gái bằng những cú đấm, cái đạp hoặc chửi mắng nhau. Một số em khác vi phạm nội quy của nhà trường như làm vỡ kính cửa sổ, làm hỏng máy chiếu, dùng bút xóa viết lên bàn, sử dụng điện thoại, không giữ gìn vệ sinh chung (ăn kẹo cao su nhả bả làm bẩn nền nhà, vứt giấy vụn, bao bóng khắp sân trường, phòng học.) Trước hiện thực ấy, nếu người quản lý tỏ thái độ thờ ơ, tắc trách trong việc giáo dục đạo đức học sinh thì thật là tai hại, nền móng cơ sở của nhà trường sẽ đổ vỡ hay còn có nghĩa là “vỡ trận”. Muốn có phong trào, muốn đạt được chất lượng giáo dục thì ban giám hiệu nhà trường phải đi tiên phong, phải vào cuộc mới giáo dục được học sinh. Cụ thể: Nhà trường phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực tế của địa phương để định ra nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp. Phải thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách cụ thể bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình có tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh. Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quang sư phạm: trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng phòng học và trong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học sinh. Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanhthông qua buổi lao động cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho học sinh, phải có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lớp, quy định rõ thời gian và kết quả phải đạt được, phải có kỷ luật, trật tự, không khí tươi vui, biểu dương kịp thời những học sinh tốt, tập thể lớp tốt. Tổ chức họp tham khảo ý kiến hội đồng giáo viên để đưa ra những quy định cụ thể về nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở điều lệ trường trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổng trường, các điểm vui chơi giải trí và truy cập internet xung quanh trường theo đúng quy định của ngành chức năng. Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính công bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng lớp thành những tập thể vững mạnh, có lực lượng cốt cán làm nòng cốt, làm hạt nhân cơ bản của lớp, là trợ thủ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm. Chỉ đạo đoàn đội tổ chức sinh hoạt đội hàng tuần với các nội dung phong phú và bổ ích, tạo sân chơi lành mạnh cho các em. Giáo dục tinh thần yêu nước cho các em thông qua việc sưu tầm địa chỉ đỏ, thăm viếng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ xã nhà. Trong thời gian làm quản lý ở trường Trung học cơ sở Thiệu Khánh, bản thân tôi thực hiện biện pháp sau đối với học sinh vi phạm đạo đức: - Nắm được lỗi sai, hoàn cảnh của gia đình học sinh, hiểu tâm lý các em. - Gặp riêng từng học sinh để trao đổi. Hình thức nhỏ nhẹ, gợi mở, chân thành, quan tâm như con cái trong gia đình, đúng nghĩa thầy và trò đồng thời trở thành chỗ dựa về
Tài liệu đính kèm:
- skkn_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_o_truong_thcs_thieu.doc