SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Quảng Khê

SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Quảng Khê

Như chúng ta đã biết thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại các nguy cơ bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường, giúp con người hoạt động và làm việc. Mỗi người chúng ta ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc ăn uống, đó là nhu cầu hằng ngày không thể thiếu được. Tuy nhiên nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khỏe con người sẽ bị đe dọa.

Theo báo cáo của tổ chức y tế tế thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2. [1]

Người xưa có câu "bệnh tòng khẩu nhập" (bệnh qua miệng vào cơ thể) thức ăn sẽ không có giá trị cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn. Khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại với lượng quá cao, sau một vài giờ có thể xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như siết, nôn, đau đầu, đau bụng, ỉa chảy và có thể dẫn đến tử vong. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng ngày có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Đặc biệt nguồn thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn kể đến các bệnh mãn tính gây suy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ động thực vật, phẩm màu độc với lượng nhỏ nhưng kéo dài thời gian sử dụng, đặc biệt là các độc tố vi nấm như anatoxin trong ngô, đậu, lạc mốc.có thể gây ung thư gan.

 

doc 18 trang thuychi01 6882
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Quảng Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG KHÊ
	1. Mở đầu
	1.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại các nguy cơ bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường, giúp con người hoạt động và làm việc. Mỗi người chúng ta ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc ăn uống, đó là nhu cầu hằng ngày không thể thiếu được. Tuy nhiên nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khỏe con người sẽ bị đe dọa.
Theo báo cáo của tổ chức y tế tế thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2. [1]
Người xưa có câu "bệnh tòng khẩu nhập" (bệnh qua miệng vào cơ thể) thức ăn sẽ không có giá trị cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn. Khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại với lượng quá cao, sau một vài giờ có thể xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như siết, nôn, đau đầu, đau bụng, ỉa chảy và có thể dẫn đến tử vong. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng ngày có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Đặc biệt nguồn thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn kể đến các bệnh mãn tính gây suy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ động thực vật, phẩm màu độc với lượng nhỏ nhưng kéo dài thời gian sử dụng, đặc biệt là các độc tố vi nấm như anatoxin trong ngô, đậu, lạc mốc....có thể gây ung thư gan.
Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ, nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển. Nếu thực hiện tốt nhiệm vụ này là tăng thêm bao hạnh niềm phúc cho đứa trẻ, cho gia đình và cho xã hội, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục mầm non đề ra.
	Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng VSATTP trong trường MN Quảng Khê”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đảm bảo VSATTP, những kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng để kết hợp hài hòa giữa chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ, tổ chức thực hiện tốt bếp ăn bán trú trong nhà trường giúp trẻ có một chế độ ăn uống hợp lý khoa học, trẻ ăn ngon miệng, vừa đảm bảo VSATTP vừa giúp trẻ có sức khỏe tốt để phát triển một cách toàn diện
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Bếp ăn bán trú nhà trường
Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí của việc quản lý đảm bảo VSATTP, chế độ nuôi dưỡng trong trường mầm non mầm non.
 Phân tích thực trạng một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng VSATTP trong trường MN Quảng Khê.
 Phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mục tiêu an toàn thực phẩm: Nhà trường với y tế, nhà trường với các đối tác ký kết hợp đồng cung cấp thực phẩm.
1.4 . Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp trao đổi qua thực tiễn, thực phẩm rõ nguồn gốc.
	- Phương pháp, biện pháp kiểm tra đánh giá chất lượng VSATTP, Thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm, chất lượng bữa ăn hàng ngày. 
	- Phương pháp thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân
 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận.
	Mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu.
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta từ lâu đặc biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, sức khỏe cộng đồng. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.
	Theo báo cáo của tổng cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018, cả nước xãy ra 44 vụ ngộ độc thực phẩm với trên 1200 người mắc, 7 trường hợp tử vong. Riêng trong tháng 6-2018, cả nước xãy ra 16 vụ ngộ độc thực 
phẩm, làm 284 người mắc, 190 người phải nằm viện và một trường hợp tử vong.
Trong số 16 vụ ngộ độc thực phẩm, có 3/16 vụ do độc tố tự nhiên, 7/16 vụ do vi sinh vật và 6/16 vụ chưa xác định được nguyên nhân. 
	Như vậy, an toàn thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng liên quan chặt chẽ đối với sự phát triển về thể chất, trí tuệ. Ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và giống nòi dân tộc. Liên quan đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Thúc đấy phát triển và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.[1]
Tại Điều 2, văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGD&ĐT ngày 13 tháng 2 năm 2014 của Bộ GD&ĐT quy định  nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập: Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. [2]
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng việc bảo vệ trực tiếp sức khỏe, tính mạng cho trẻ em, góp phần phát triển trí tuệ, thể chất của trẻ em. Nguy cơ của việc không bảo đảm an toàn thực phẩm cho trẻ em có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cấp tính do ăn phải những thức ăn bị ô nhiễm tác nhân gây ngộ độc với số lượng lớn (là vi sinh vật với các hóa chất độc hại...) hoặc ngộ độc mãn tính do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm bởi các chất hóa học liên tục trong thời gian dài gây rối loạn hấp thu phát sinh các bệnh ở gan, thận, ở tế bào hoặc các bệnh do thực phẩm ( bệnh béo phì, suy dinh dưỡng do ăn không theo chế độ dinh dưỡng hợp lí) nguyên nhân là do cung cấp bữa ăn cho trẻ mầm non thiếu chuyên nghiệp vệ sinh môi trường, nguồn nước, trang thiết bị không đảm bảo theo quy định; nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm không hiệu quả. Như vậy, việc đảm bảo an toàn thực phẩm phải song hành, thường xuyên cùng với việc bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ và hợp lí cho trẻ em.
Bếp ăn cơ sở giáo dục mầm non là "cơ sở" có nhiệm vụ chế biến, nấu nước thức ăn tại chỗ hoặc chuẩn bị thực phẩm ăn sẵn để phục vụ cho trẻ. Bếp ăn tập thể cơ sở giáo dục mầm non. Một loại hình dịch vụ ăn uống khá phổ biến bởi tính "tiện ích" của nó đối với trẻ với người quản lí và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng . Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho cơ sở giáo dục mầm non cần phải thực hiện đồng bộ, thường xuyên các biện pháp "vệ sinh" trong suốt "chuổi cung cấp thực phẩm" cho trẻ em bao gồm: Khâu cung cấp nguyên liệu, các thực phẩm chế biến ăn ngay; Khâu sơ chế, chế biến, bảo quản thức ăn và khâu sử dụng thức ăn. Đây là công việc đòi hỏi sự nổ lực tham gia của cả người mua thực phẩm người trực tiếp chế biến thức ăn, người quản lí và cả trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non. [3
Nhà trẻ, mẫu giáo là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm, nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở GDMN thì hậu quả thật khôn lường. Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng.
2.2. Thực trạng.
 a. Thuận lợi:
	Nhà trường có khu bếp một chiều đảm bảo phục vụ cho gần 400 trẻ ăn bán trú tại trường.
 Nhà trường có các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức bán trú, có đầy đủ bảng biểu trong nhà bếp theo quy định.
Các đồ dùng nấu và dụng cụ ăn uống như: tủ hấp cơm, tủ sấy bát, bếp ga công nghiệp, xoong, nồi nhôm đầy đủ cho 1 bếp ăn bán trú. Mỗi trẻ đủ một bát ăn, thìa, ca, cốc bằng Inox có ký hiệu riêng của từng trẻ.
	Các đồ dùng khi dùng xong được rửa ngay sạch sẽ và đem phơi nắng, bát thìa trước khi ăn được bỏ vào tủ hấp sấy.
	Đồ dùng chế biến: Máy xay thịt, tủ kính, nhôm để bát đĩa, 
Tủ lạnh lưu mẫu thức ăn, bộ đựng lưu mẫu thức ăn bằng thủy tinh, các xoong nhôm đựng cơm, canh đảm bảo. Có đầy đủ 2 bộ lưu mẫu thức ăn và thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày, xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa, biết tận dụng thực phẩm sẵn có ở địa phương giàu chất dinh dưỡng để chế biến món ăn cho trẻ.
Về bếp nấu: Bếp ăn cho trẻ được thiết kế theo quy chuẩn bếp một chiều, đủ ánh sáng. Khu vực bếp xa khu vệ sinh, khu chế biến thực phẩm đảm bảo không có nước đọng, bếp luôn giữ gìn khô ráo, sạch sẽ.
Thực hiện hợp đồng thực phẩm với các cửa hàng có uy tín tại địa phương để cung cấp thực phẩm (gạo, trứng, thịt, cá, tôm, rau quả), hợp đồng được quy định chặt chẽ, quy trách nhiệm rõ ràng cho bên nhận và bên cung cấp thực phẩm. Đa số các nhà cung cấp thực phẩm đều là phụ huynh của nhà trường.
b. Khó khăn:
         Bên cạnh những thuận lợi lớn trên, thì còn có những khó khăn đó là:
Ngân sách địa phương hạn chế, phụ huynh chủ yếu làm nông nghiệp, thu nhập bình quân trên năm thấp nên việc đầu tư kinh phí để xây dựng CSVC, thiết bị đồ dùng bán trú gặp nhiều hạn chế. Sân chế biến mái che đã bị hư hỏng nặng, nền bếp gạch bị lún.
	Một số nhà cung ứng thực phẩm chưa có giấy chứng nhận VSATTP gây khó khăn trong việc quản lý cũng như mỗi khi có đoàn kiểm tra về.
	Nhà trường chưa hợp đồng được nhân viên có bằng chuyên môn về nấu ăn.
2.3. Những giải pháp đã sử dụng. 
 2.3.1. Xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của đơn vị.
Trường nầm non Quảng Khê có tổng số có 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ theo Điều lệ trường mầm non.
	Xây dựng kế hoạch là một biện pháp rất quan trọng nó trở thành nghị quyết soi sáng xuyên suốt trong cả năm học. Khi xây dựng kế hoạch tôi luôn bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp về VSATTP, ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch có nội dung phù hợp với thực tế nhà trường, điều kiện đặc điểm của địa phương về việc tổ chức bán trú, kinh phí nâng cao mức ăn cho trẻ, lên thực đơn theo mùa xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng và nội dung VSATTP cụ thể theo năm, tháng, tuần, ngày, công tác trọng tâm từng tháng. Tham mưu với địa phương xin ý kiến chỉ đạo, để triển khai sâu rộng tới toàn thể cán bộ - GV - NV, phụ huynh học sinh thông qua cuộc họp nhà trường và phụ huynh để hiểu thêm về VSATTP cùng tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, ủng hộ các tranh ảnh đồ dùng, học liệu, kinh phí
	Chỉ đạo cho đ/c hiệu phó phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng cùng các đồng chí trong tổ nuôi dưỡng căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, thực tế của địa phương, thực tế nguồn thực phẩm sẵn có để xây dựng thực đơn phù hợp theo tuần, theo mùa. [4]
	Thực đơn mùa hè của trường chúng tôi
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Bữa
Chính 
MG
- Cơm, Thịt lợn sốt đậu phụ, 
- Canh tép rau mồng tơi
- Cơm, ruốc cá thu 
- Canh bí xanh nấu thịt 
- Cơm- Tôm rim cà chua 
- Canh rau láo nháo nấu cua đồng
- Cơm- Trứng đúc thịt
- Canh ngao rau mồng tơi
- Cơm - Thịt bò xào rau củ quả
- Canh rau láo nháo nấu tép.
NT
- Cháo chim nấu đậu xanh 
- Cháo sườn 
nấu rau củ quả
- Cháo tôm nấu bí xanh
Cháo tim củ quả
- Cháo tim củ quả
- Cháo thịt bò củ quả
Bữa
Phụ
MG
 - Sữa nutifood 
+Xôi đậu xanh
- Miến ngan
- Cháo vịt
- Sữa nutifood 
+Bánh mì 
- Chè thập cẩm ( Khoai, đậu xanh, bí ngô, đậu đen)
NT
- Sữa nutifood 
- Sữa nutifood 
- Sữa nutifood 
- Sữa nutifood 
- Sữa nutifood 
Bữa xế
NT
Cháo tôm bí xanh
Miến ngan
Cháo vịt
Cháo thịt bò củ quả
- Chè thập cẩm
2.3.2 Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân 
	Chỉ đạo chuyên môn lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân vào các HĐGD hàng ngày.
	Thuê lao bảo vệ quét sân trường, tưới cây, thu gom và xử lý rác thải theo quy định
	Chỉ đạo chuyên môn phân lịch cụ thể cho các lớp mẫu giáo lao động vừa sức giúp cô nhặt lá rụng, nhổ cỏ, chăm sóc vườn rau, hoa..
Hình ảnh: Trẻ cùng cô trồng hoa, chăm sóc hoa
Chỉ đạo GV giáo dục rèn vệ sinh cá nhân cho trẻ như: biết giữ gìn cho trẻ sạch sẽ, hàng ngày dạy cho trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân để trẻ có thói quan vệ sinh tư phục vụ bản thân như tự thay quần áo, kỹ năng rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, kỹ năng đánh răng, rửa mặt, đi giày, dép lau bàn ăn, bàn học tập, vệ sinh đồ dùng ngăn nắp, sạch sẽ, có thói quen văn minh khi ho, ngáp lấy tay che miệng, không khạc nhổ bừa bãi, không ăn quả xanh, uống nước lã
Hình ảnh: Trẻ rửa tay bằng xà phòng
	Tổ chức, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho CBGV trực tiếp CSND trẻ và nhân viên nấu ăn được tham gia tập huấn bồi dưỡng cập nhật kiến thức thông tin về VSATTP, VSMT, VSCN và khám sức khỏe định kỳ, được thử máu và xét nghiệm phân, đảm bảo sức khỏe không có bệnh truyền nhiễm, phân công phục vụ làm công tác bán trú. 
Người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm phải chấp hành đầy đủ các thực hành về vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, rửa tay rau khi đi vệ sinh, mặc quần áo bảo hộ lao động, mang mũ chụp tóc, khẩu trang theo quy định, không đeo trang sức, không để móng tay dài, không ăn, uống, nhai kẹo cau su, không hút thuốc trong khi làm việc; không khạc nhổ trong khu vực chế biến, nấu nướng...
Hình ảnh:
 Nhân viên nuôi
 dưỡng đang nấu
 thức ăn cho trẻ.
Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng thứ 6 hàng tuần phải khơi thông cống rãnh sạch sẽ
Phối hợp với trạm y tế phun thuốc muỗi, thuốc phòng dịch theo mùa 2 lần / năm.
2.3.2 Tăng cường công tác phối kết hợp giữa các ban ngành và các bộ phận nhà trường, đơn vị cung cấp thực phẩm .
Cuối tháng 8 sau khi họp phụ huynh để thống nhất chế độ ăn và thực đơn của trẻ. 
Nhà trường tổ chức hội nghị mời các thành phần gồm: Ban quản lý nhà trường, cô nuôi, cấp dưỡng, nhân viên kế toán, thủ quỹ bán trú, thanh tra nhân dân, bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn trường, bí thư đoàn thanh niên, đại diện chính quyền địa phương, đại diện cha mẹ học sinh, y tế trường, các cơ sở sản xuất, cung ứng thực phẩm tham gia họp ký hợp đồng với nhà trường, yêu cầu các nhà cung ứng cam kết có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thực phẩm mà nhà hàng cung cấp là đảm bảo VSATTP, giá cả hợp lý theo thị trường. Hợp đồng đúng theo nhu cầu của nhà trường: thịt, cá tôm, củ, quả, trứng, sữa, gạo tươi ngon, đảm bảo chất lượng. Đồ khô như: mắm, muối, dầu, đường sử dụng tốt, rõ nguồn gốc, còn thời hạn sử dụng. Nếu thực phẩm nào không đảm bảo nhà trường sẽ cắt hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm ấy và cung cấp thực phẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
	Nhà trường phối hợp với đoàn thanh niên, nhân viên nuôi dưỡng thường xuyên trồng và chăm sóc vườn rau để đảm bảo rau cho cô và trẻ ăn tại trường. Nhà trường căn cứ vào chất đất trồng các loại rau phù hợp, các loại rau theo mùa như rau tầm tơi, rau cải, rau khoai lang...
Hình ảnh: Đoàn thanh niên làm đất rau
 2.3.4  . Chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp VSATTP, nơi chế biến thực phẩm, dụng cụ chế biến thực phẩm và dụng cụ ăn uống. [5]
	- Vệ sinh nơi chế biến và dụng cụ chế biến thường xuyên, giữ gìn sạch sẽ nơi chế biến thực phẩm, có đủ dụng cụ đồ dùng riêng cho đựng thực phẩm sống và chín.
- Bếp phải đảm bảo đủ ánh sáng và không khí thực hiện đúng nguyên tắc bếp một chiều (khu sơ chế thực phẩm sống (phòng chế biến), khu chế biến thực phẩm (phòng bếp nấu) ® khu pha chế thực phẩm (phòng chia ăn).
	Thực hiện nguyên tắc nơi chế biến: Phòng bếp, phòng chế biến và phòng chia ăn phải cách xa nhà vệ sinh, khu chăn nuôi, bãi rác thải. Sau khi sơ chế xong các máy móc, bệ rửa, sàn nhà, các dụng cụ chế biến phải được cọ rửa sạch sẽ hàng ngày. Thùng rác thải, thùng gạo, thùng gạo, thùng chứa nước phải đậy nắp kín. Các dụng cụ chế biến phải được để riêng theo đúng nơi quy định tránh nhầm lẫn.
	Nhân viên nhà bếp phải có sức khỏe tốt, chấp hành tốt các đợt kiểm tra sức
 khỏe định kỳ. Khi làm việc phải mặc trang phục nấu ăn theo quy định. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng theo đúng quy định hướng dẫn. Nhân viên nấu ăn được học qua lớp sơ cấp nấu ăn do Huyện tổ chức.
	- Tổ cấp dưỡng cần phân công hàng ngày thay phiên nhau làm công tác thông thoáng phòng, lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động, nếu phát hiện thấy không an toàn cần báo ngay cho ban quản lý kịp thời cùng xử lý.
	- Cần vệ sinh tủ lạnh 2 đến 3 lần/ tuần. Thức ăn lưu mẫu qua 24 giờ cần phải bỏ đi.
	- Không đựng mắm, muối và đồ dùng có chứa chì, đồng, sắt gây ô nhiễm thực phẩm.
	- Phân công GV – NV trực vệ sinh theo lịch hàng tuần rõ ràng để đảm bảo VSATTP, ngoài ra còn phát động CB – GV – NV vệ sinh theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng xung quanh khu vực bếp. Rác thải được phân loại và đổ bỏ ở bãi rác xa trường.
	- Khu bếp các phòng trong, ngoài đều có treo các bảng biểu có nội dung phù hợp: 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn. 
	Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn;
	Nguyên tác 2: Nấu chín kỹ trước khi ăn;
	Nguyên tắc 3: Ăn ngay sau khi nấu chín;
	Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín;
	Nguyên tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ;
	Nguyên tắc 6: Tránh tiếp xúc giữa thức ăn sống và chín;
	Nguyên tắc 7: Rửa tay sạch;
	Nguyên tắc 8: Giữ sạch bề mặt chế biến thức ăn;
	Nguyên tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác;
	Nguyên tắc 10: Sử dụng nước sạch, an toàn.
* Vệ sinh dụng cụ phục vụ ăn uống cho trẻ.
	- Các dụng cụ phục vụ ăn uống của trẻ được trang bị đầy đủ cho trẻ theo quy định và có ký hiệu riêng cho từng trẻ như bát, thìa, ca, cốc uống nước bằng inox. Các bình nước uống bằng inox đậy nắp kín.
	- Hàng ngày nhân viên nhà bếp cần thực hiện đúng các bước vệ sinh đồ dùng cho trẻ.
	2.3.5.Kiểm tra quá trình chế biến thực phẩm. 
	Các nguyên liệu để chế biến món ăn sau khi nhập về được kiểm tra chất lượng, số lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ tiến đến khâu chế biến và bảo quản.Phải thực hiện theo đúng quy trình cụ thể như sau: [5]
	* Nhập thực phẩm, kiểm tra chất lượng thực phẩm
	Thực phẩm nhập về phải tiến hành kiểm tra kỹ về số lượng, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ
	Đảm bảo tất cả các nhà cung cấp thực phẩm đều có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
	Kiểm tra thực phẩm bằng sự quan sát thông qua màu sắc, mùi và các biểu hiện bên ngoài. Các thực phẩm nhập về phải đảm bảo:
	- Đối với thực phẩm sống phải đảm bảo tươi ngon, không bị ôi thiu
Hình ảnh: Tôm và cá thu tươi, sống
- Đối với rau, củ, quả phải tươi, không bị héo, úa
	- Đối với gia vị, hàng khô phải đảm bảo rõ suất xứ, còn hạn sử dụng, không bị ẩm mốc
	- Đối với thực phẩm đông lạnh phải giữ lạnh khi nhập và có hạn sử dụng
	- Đối với thực phẩm đóng hộp phải đảm bảo nguyên hình, không dập méo, vẫn nằm trong hạn sử dụng
	Thực phẩm sau khi đạt yêu cầu phải được mang ngay vào khu vực chế biến và bảo quản
	Lập biên bản và trả lại nhà cung cấp những hàng hóa không đạt yêu cầu.
	*Sơ chế thực phẩm
	Thực phẩm, hàng hóa sau khi nhập, kiểm tra chất lượng sẽ được phân loại, tiến hành sơ chế và bảo quản theo quy trình
	- Đối với thực phẩm: được rửa sạch, sơ chế và bảo quản trong các loại tủ 
chuyên dụng với nhiệt độ thích hợp
	- Đối với rau, củ, quả: được gọt vỏ, cắt gốc, rửa sạch và ngâm qua nước muố

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_ve_sinh_an_toan_t.doc