SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động nhận biết cho trẻ Nhà trẻ tại trường Mầm non Nga Mỹ

SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động nhận biết cho trẻ Nhà trẻ tại trường Mầm non Nga Mỹ

"Chính những đứa trẻ tạo nên người lớn, và không người lớn nào tồn tại mà không được tạo nên từ đứa bé trước kia. Vì vậy chúng ta cần coi trẻ nhỏ như là chìa khóa mở cánh cửa vận mệnh của tương lai chúng ta" (theo Maria Montessori) [1].

Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và từ đó sử dụng nó hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới bên ngoài. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ ngay từ những bước chân đầu đời chập chững. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non tại ngôi trường sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Lứa tuôi mầm non là "giai đoạn vàng"[1] phát triển của trẻ đặc biệt là độ tuổi nhà trẻ đây là giai đoạn "khả năng tiềm tàng vô biên"[1], trẻ bắt đầu hình thành ngôn ngữ "thời kỳ phát cảm ngôn ngữ"[2], trẻ tò mò thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh; nếu chúng ta có phương pháp để khai thác triệt để thì trẻ sẽ phát triển một cách toàn diện.

Hoạt động nhận biết là một hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ nhà trẻ hữu hiệu nhất, thông qua hoạt này trẻ được thõa mãn nhu cầu nhận biết, tìm hiểu, khám phá, phát hiện những điều mới lạ về thế giới xung quanh một cách cụ thể và chính xác, từ đó cảm giác, tri giác, ngôn ngữ của trẻ phát triển đầy đủ, trẻ nắm vững các hành động với đồ vật và lĩnh hội được phương thức sử dụng của đồ vật.

 

doc 34 trang thuychi01 6790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động nhận biết cho trẻ Nhà trẻ tại trường Mầm non Nga Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
"Chính những đứa trẻ tạo nên người lớn, và không người lớn nào tồn tại mà không được tạo nên từ đứa bé trước kia. Vì vậy chúng ta cần coi trẻ nhỏ như là chìa khóa mở cánh cửa vận mệnh của tương lai chúng ta" (theo Maria Montessori) [1].
Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và từ đó sử dụng nó hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới bên ngoài. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ ngay từ những bước chân đầu đời chập chững. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non tại ngôi trường sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Lứa tuôi mầm non là "giai đoạn vàng"[1] phát triển của trẻ đặc biệt là độ tuổi nhà trẻ đây là giai đoạn "khả năng tiềm tàng vô biên"[1], trẻ bắt đầu hình thành ngôn ngữ "thời kỳ phát cảm ngôn ngữ"[2], trẻ tò mò thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh; nếu chúng ta có phương pháp để khai thác triệt để thì trẻ sẽ phát triển một cách toàn diện. 
Hoạt động nhận biết là một hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ nhà trẻ hữu hiệu nhất, thông qua hoạt này trẻ được thõa mãn nhu cầu nhận biết, tìm hiểu, khám phá, phát hiện những điều mới lạ về thế giới xung quanh một cách cụ thể và chính xác, từ đó cảm giác, tri giác, ngôn ngữ của trẻ phát triển đầy đủ, trẻ nắm vững các hành động với đồ vật và lĩnh hội được phương thức sử dụng của đồ vật. 
Chúng ta cần nuôi dưỡng tính tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh của trẻ bằng cách: cung cấp các đồ chơi, nguyên vật liệu mới, đồng thời hỗ trợ trẻ trải nghiệm, khám phá tạo cơ hội cho trẻ sử dụng các giác quan để nhận biết, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh; trò chuyện với trẻ về những gì trẻ nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm và chia sẻ với trẻ sự hài lòng, niềm vui thích khi được nhận biết, khám phá thế giới xung quanh. Hoạt động nhận biết màu sắc (xanh-đỏ), kích thước (to-nhỏ) được tiến hành tích hợp với các hoạt động nhận biết một số đồ dùng đồ chơi quen thuộc và các hoạt động nhận biết một số con vật, quả quen thuộc[3].
Sau khi nghiên cứu và nhận thức rõ tầm quan trọng của "Hoạt động nhận biết" đối với sự phát triển của trẻ độ tuổi nhà trẻ. Để giúp giáo viên tổ chức tốt "Hoạt động nhận biết" tạo cơ hội cho trẻ nhận biết, khám phá, phát huy tính tích cực, bộc lộ hết khả năng, thõa mãn nhu cầu nhận biết, nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, cung cấp vốn từ, phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, từ đó phát triển toàn diện cho trẻ đặt nền móng vững chắc cho các chủ nhân tương lai của đất nước, Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và làm sáng kiến “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động nhận biết cho trẻ Nhà trẻ tại trường Mầm non Nga Mỹ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Tìm ra một số biện pháp nhằm:
- Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn cho bản thân và đội ngũ giáo viên để tổ chức các hoạt động nhận biết đạt hiệu quả cao.
- Chỉ đạo cải tiến nâng cao chất lượng tổ chức "Hoạt động nhận biết" cho trẻ nhà trẻ tại trường mầm non xã Nga Mỹ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Phó hiệu trưởng, giáo viên nhà trẻ Trường mầm non Nga Mỹ
- Trẻ Nhà trẻ 18-24, 24-36 tháng tuổi Trường mầm non Nga Mỹ
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
 - Phương pháp quan sát 
- Phương pháp đàm thoại 
- Phương pháp thực nghiệm 	
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhà trẻ ở giai đoạn này cảm giác, tri giác của trẻ đã được phát triển nhờ việc trẻ biết đi và thực hiện các hành động với đồ vật. Việc xuất hiện ngôn ngữ đã làm cho cảm giác của trẻ trở nên chính xác và có căn cứ hơn: Trẻ phân biệt được màu xanh- màu đỏ, kích thước to - nhỏ. Trẻ bắt đầu tri giác thuộc tính của đồ vật xung quanh, nắm được các mối quan hệ đơn giản nhất của đồ vật. Đối với độ tuổi 24-36 tháng tuổi cảm giác tri giác được phát triển đầy đủ hơn nhờ nắm vững các hành động với đồ vật và lĩnh hội phương thức sử dụng của đồ vật, trẻ phản ánh thuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh đa dạng hơn, phù hợp hơn, tri giác rõ nét về màu sắc, hình dạng, kích thước... Tuy nhiên khả năng lĩnh hội chuẩn cảm giác vẫn còn hạn chế [4].
Đây là giai đoạn “Tiền ngôn ngữ” giai đoạn mà ngôn ngữ của trẻ đang hình thành và phát triển rất nhanh, trẻ rất ham nói. Trẻ thường có nhiều thắc mắc trước những sự vật, hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Trẻ luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đây? Cái gì? Con gì? Tiếng gì? Màu gì? Để làm gì?.. Chính vì vậy thông qua hoạt động "nhận biết" trẻ sẽ được thoả mãn nhu cầu nhận biết, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh[5]. Trẻ nhận biết được tên gọi, chức năng một số bộ phận cơ thể của con người; Tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ; Tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa, quả quen thuộc với trẻ; Một số màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh), kích thước (to-nhỏ), hình dạng (tròn, vuông), số lượng (một-nhiều) và vị trí trong không gian (trên-dưới, trước-sau) so với bản thân trẻ; Bản thân và những người gần gũi[4].
Trẻ độ tuổi nhà trẻ bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ gia đình đến môi trường mới là trường mầm non, từ vòng tay của ông bà bố mẹ đến với cô và các bạn. Đây là điểm khởi đầu cho việc thích nghi cho sự thay đổi từ môi trường quen thuộc sang một môi trường hoàn toàn mới lạ nên trẻ còn quấy khóc, rụt rè, chưa mạnh dạn hoạt động cùng cô cùng bạn vì vậy cán bộ giáo viên mầm non chúng ta cần phải làm gì? phải thực sự là người mẹ thứ 2 nâng bước cho trẻ bước vào đời, thực sự tâm huyết với nghề, nghiên cứu tìm tòi để đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng trẻ để có phương pháp biện pháp dạy phù hợp gây được hứng thú cho trẻ lôi cuốn trẻ vào hoạt động.
Vậy làm thế nào để chỉ đạo giáo viên tổ chức "Hoạt động nhận biết" cho trẻ nhà trẻ thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ để trẻ nhận biết, lĩnh hội tri thức nhanh, chính xác và hứng thú, phát huy tối đa khả năng tiềm tàng của trẻ là một bài toán khó đối với Tôi và các giáo viên nhà trẻ. Đây chính là vấn đề quan trọng đòi hỏi phải được quan tâm cải thiện cấp bách. 
2.2. Thực trạng của vấn đề 
Trong quá trình nghiên cứu và làm sáng kiến Tôi đã gặp không ít những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1.Thuận lợi:
	- Trường mầm non Nga Mỹ là trường chuẩn quốc gia nên có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy đặc biệt là hoạt động nhận biết của trẻ nhà trẻ.
	- Có hội phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của nhà trường đặc biệt là chi hội phụ huynh của 3 nhóm trẻ, đã đầu tư đồ dùng đồ chơi cho con em mình đầy đủ, hưởng ứng mọi phong trào của trường của nhóm đề ra.
- Trường mầm non Nga Mỹ có đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Cán bộ giáo viên năng nổ, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, coi trẻ như con em mình.
	- Bản thân là một quản lý còn trẻ, được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp luôn tham khảo sách báo, tập san, các thông tin đại chúng, để tìm ra các phương pháp, biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động trong ngày đặc biệt là hoạt động nhận biết cho trẻ nhà trẻ, phù hợp với trẻ ở trường, nhóm lớp mình, giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động học tập và vui chơi.
2.2.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trường, lớp tôi cũng gặp không ít những khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và đặc biệt là việc tổ chức tổ chức hoạt động nhận biết cho trẻ nhà trẻ.
- Giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục chưa linh hoạt, chưa thu hút được trẻ, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ, đặc biệt là trong tổ chức hoạt động nhận biết.
- Trường nằm gần khu công nghiệp Hàn Quốc, đa số phụ huynh là công nhân khu công nghiệp đi làm từ sớm và về nhà muộn, con cái thường giao cho ông bà đưa đón. Vì vậy sự quan tâm của phụ huynh đối với trẻ không được thường xuyên và chu đáo.
- Đôi với trẻ đây là điểm khởi đầu cho việc thích nghi sự thay đổi từ môi trường quen thuộc sang môi trường mới hoàn toàn, từ gia đình đến với trường, nhóm trẻ, từ bố mẹ đến với cô giáo và các bạn, trẻ còn bỡ ngỡ với các hoạt động học và chơi ở lớp, còn quấy khóc, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn.
2.2.3. Kết quả của thực trạng:
Bảng khảo sát thực trạng đối với giáo viên (Xem phụ lục 1)
Bảng khảo sát thực trạng đối với trẻ (Xem phụ lục 2)
 Kết quả trên cho ta thấy chất lượng hiệu quả khi tổ chức hoạt động nhận biết cho trẻ chưa cao, hình thức và phương pháp tổ chức chưa linh hoạt. Đối với Trường chuẩn quốc gia với kết quả khảo sát đó Tôi luôn trăn trở suy nghĩ mình phải có biện pháp chỉ đạo như thế nào để cho việc tổ chức "Hoạt động nhận biết" của giáo viên cho trẻ đạt kết quả cao hơn. 
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 "Hoạt động nhận biết" là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động Chơi - Tập có chủ định của độ tuổi nhà trẻ nó là một trong những hoạt động phát triển nhận thức hữu hiệu nhất, hoạt động này giúp trẻ nhận biết, khám phá về thế giới xung quanh. Thông qua hoạt động này cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Để chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt "Hoạt động nhận biết" thõa mãn nhu cầu nhận biết, nhu cầu tìm hỉểu, khám phá của trẻ nhà trẻ, sau đây là các biện pháp và cách tổ chức thực hiện Tôi đã đưa ra trong quá trình làm sáng kiến:
2.3.1. Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục phong phú nhằm tổ chức tốt hoạt động nhận biết cho trẻ.
Đối với trẻ nhà trẻ sự tưởng tượng được xuất hiện trên nền tảng của biểu tượng về sự vật hiện tượng... mà trẻ có được nhờ sản phẩm của tri giác. Vì vậy môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Để cung cấp nguồn thông tin tạo cơ hội cho trẻ nhà trẻ được nhận biết, được tri giác trực tiếp, tri giác một cách rõ nét, chính xác về sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, trẻ bộc lộ hết khả năng, năng lực của mình trong hoạt động nhận biết thì việc đầu tiên chúng ta cần phải xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động.
* Môi trường bên ngoài 
Môi trường cho trẻ hoạt động "nhận biết" sẽ là một môi trường hấp dẫn lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả các yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua quan sát, tìm hiểu, vui chơi của trẻ trong các tình huống.
Trường Tôi là trường chuẩn quốc gia nên diện tích sân vườn được quy hoạch, thiết kế phù hợp. Để luôn có môi trường tự nhiên xanh - sạch - đẹp an toàn cho trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động nhận biết cho trẻ nhà trẻ, đầu năm học 2017- 2018 tôi lên kế hoạch chỉ đạo giáo viên xây dựng vườn thiên nhiên của bé, xây dựng vườn rau của bé trong vườn trường. Tôi tận dụng các khu đất trống của vườn trường chia đều cho các nhóm lớp trồng rau theo mùa lấy rau sạch ăn và tạo môi trường tự nhiên để trẻ được hoạt động nhận biết, quan sát về các loại rau, theo dõi sự phát triển của cây rau từ lúc làm đất, gieo hạt, nảy mầm được cùng cô chăm sóc rau như nhổ cỏ, tưới nước, vun xới đến khi rau xanh tốt và được thu hoạch.
 Trồng và xây dựng vườn thiên nhiên của bé, chỉ đạo giáo viên kêu gọi phụ huynh ủng hộ các phế liệu sẵn có của gia đình như: Lốp xe ô tô, lốp xe máy, xe đạp hỏng, chai lọ... đem đến để sơn, cắt tạo thành bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh để trồng hoa, cây cảnh trong vườn thiên nhiên. Phát động tết trồng cây đến cán bộ, giáo viên và các bậc phụ huynh. Kêu gọi phụ huynh ủng hộ cây cảnh, chậu cảnh để trồng trong sân trường. 	
Tạo khu vui chơi với cát, nước và các vật liệu thiên nhiên: Bố trí hố cát, sỏi, chậu nước và các vật liệu như: chai lọ, hộp, ô tô tải, rổ thìa, bát, cân, xà phòng, giấy gấp thuyền, phẩm màu, khuôn, xốp... để trẻ được hoạt động trải nghiệm: Thí nghiệm vật chìm nổi, xây lâu đài bằng cát, vẽ ngón tay trên cát, đào xới, in xới, tạo sản phẩm bằng khuôn,...
Tất cả là nhằm tạo môi trường tự nhiên cho trẻ hoạt động khám phá trong "Hoạt động nhận biết".
Hình ảnh: Vườn rau và vườn thiên nhiên của bé (Xem phụ lục 3)
* Môi trường trong nhóm lớp
Nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, tôi chỉ đạo giáo viên ngoài việc xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp theo đúng chủ đề và các khu vực hoạt động phù hợp với chủ đề thực hiện, tận dụng các mảng tường trống để trang trí tranh ảnh xung quanh lớp, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề để làm nổi bật lên chủ đề đang thực hiện, vì đối với trẻ nhà trẻ tư duy trực quan chiếm ưu thế.
Mỗi nhóm lớp Tôi chỉ đạo giáo viên trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề, độ tuổi của nhóm lớp mình sao cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ cất, dễ hoạt động.
- Đối với nhóm 18-24 tháng tuổi tôi chỉ đạo giáo viên bố trí sắp xếp các góc trong lớp phù hợp với độ tuổi và chủ đề thực hiện:
Ở độ tuổi này trẻ hình thành trí nhớ hình ảnh, vì vậy tranh ảnh đồ dùng đồ chơi của trẻ cần rõ nét về màu sắc, chuẩn về đối tượng, kiến cấp cung cấp đến trẻ cần chính xác.
Ví dụ: Chủ đề : “Mẹ và những người thân yêu của bé”
Để trẻ nhận biết về những người thân yêu của mình, chỉ đạo giáo viên tận dụng các mảng tường trống để trang trí tranh ảnh về gia đình xung quanh nhóm lớp (Hình ảnh về mẹ và các thành viên trong gia đình, hình ảnh công việc của mẹ hằng ngày, hình ảnh các đồ dùng trong gia đình...). Tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ khám phá các bức tranh vào hoạt động đón trẻ, trả trẻ, hoạt động chơi- tập... Trò chuyện với trẻ về các bức tranh, ảnh xung quanh lớp từ đó giúp trẻ nhận biết về những người thân yêu của mình.
+ Ai đây? (Trẻ trả lời: Ông, bà, bố mẹ, và bé.)
+ Mẹ đang làm gì? (Nấu cơm)
...
Cô lồng ghép giáo dục trẻ hiếu kính, lễ phép với ông bà cha mẹ và những người lớn tuổi, biết yêu thương những người xung quanh.
 Đồ dùng đồ chơi trong lớp cũng là một phương tiện để tổ chức hoạt động nhận biết cho trẻ.
Ví dụ: Đồ dùng đồ chơi ở khu vực đóng vai, cô trò chuyện với trẻ về các đồ dùng trong gia đình ở góc giúp trẻ nhận biết được các đồ dùng như xoong nồi, bát, đĩa, thìa....
Hay đến khu vực vận động cô hỏi trẻ về các đồ dùng như: bóng, vòng, gậy, bập bênh... để trẻ trả lời
 Khi trẻ trả lời cô động viên khuyến khích trẻ và giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn. Từ đó cô giới thiệu về chủ đề đang thực hiện, cung cấp kiến thức, bổ sung kiến thức về tên gọi, đặc điểm, công dụng của tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi và một số kinh nghiệm hoạt động cho trẻ. 
	- Đối với nhóm 24-36 tháng:
Trẻ độ tuổi này đã biết xác lập các mối quan hệ chưa có sẵn giữa các đồ vật để giải quyết nhiệm vụ đơn giản và bắt đầu biết sử dụng các thao tác của tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, phân loại, khái quát hóa dưới hình thức sơ đẳng nhất như: so sánh cái này to hơn cái kia hay chia ra làm nhiều phần...Vì vậy đồ dùng đồ chơi cho độ tuổi này cần phong phú và đa dạng hơn so với độ tuổi trước để trẻ được nhận biết, khám phá và trải nghiệm. Nên tôi chỉ đạo giáo viên sử dụng các hình ảnh trang trí có nội dung rõ ràng, màu sắc đẹp và hình ảnh sống động, đồ dùng đồ chơi đẹp, an toàn mang tính thẫm mỹ, tính giáo dục cao.
Chỉ đạo giáo viên khi trang trí, tranh ảnh phải được treo ngang tầm mắt trẻ không cao, không thấp quá để trẻ quan sát, hoạt động, khám phá dễ dàng hơn. Đồ dùng, đồ chơi để sao cho trẻ dễ lấy, dễ cất. 
Hình ảnh: Môi trường trong lớp (Xem phụ lục 4)
Kết quả đạt được: Môi trường cho trẻ hoạt động nhận biết mà Tôi cùng với cán bộ giáo viên trong trường, hội cha mẹ học sinh, xây dựng thực sự là nơi có nguồn thông tin phong phú, kích thích tính tò mò ham hiẻu biết của trẻ, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học, xanh- sạch- đẹp và an toàn. Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động nhận biết tìm hiểu, khám phá và vui chơi.
2.3.2. Bồi dường kiến thức nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động nhận biết cho giáo viên nhà trẻ.
Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên là một hoạt động không thể thiếu trong kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường hằng năm. Đầu năm học 2017-2018 Tôi cùng ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên trong trường. Đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức để nâng cao chất lượng tổ chức tốt hoạt động Chơi- Tập có chủ định "Hoạt động nhận biết" cho giáo viên nhà trẻ, nhằm phát triển tối đa "khả năng tiềm tàng vô biên"[1] của trẻ.
Như chúng ta đã biết "Hoạt động nhận biết" là một trong những hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ nhà trẻ hữu hiệu nhất nó cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ, giúp trẻ nhận biết về: Một số bộ phận cơ thể con người, một số đồ dùng đồ chơi, một số phương tiện giao thông quen thuộc, một số con vật hoa quả quen thuộc, một số màu cơ bản, kích thước hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian, bản thân, người gần gũi. 
 Để giáo viên nhà trẻ tổ chức tốt hoạt động này Tôi đã lên kế hoạch và bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên thông qua các buổi chuyên đề, họp chuyên môn, hội thảo, chỉ đạo xây dựng tiết mẫu để tất cả giáo viên trong tổ đều được dự và rút kinh nghiệm.
Đối với trẻ độ tuổi này nhận thức của trẻ về mọi vật còn sơ khai, còn mờ nhạt vì vậy làm thế nào để trẻ nhận biết mọi vật được rõ nét và chính xác. Tôi chỉ đạo giáo viên dựa vào ưu thế của hoạt động này và đặc điểm, khả năng của trẻ ở từng độ tuổi để tổ chức hoạt động giáo dục một cách phù hợp. Và để tổ chức tốt "Hoạt động nhận biết" cho trẻ nhà trẻ giáo viên phải tuân theo các bước sau:
Bước 1: Tạo hứng thú cho trẻ đến với hoạt động nhận biết
Để tổ chức bước này Tôi chỉ đạo giáo viên lôi cuốn trẻ vào hoạt động bằng cách tạo ra các tình huống có vấn đề hoặc gây hứng thú cho trẻ bằng bài hát, bài thơ, câu đố, bằng yếu tố chơi...
Ví dụ: Với chủ đề "Cây, hoa quả thơm và những bông hoa đẹp" độ tuổi 24-36 tháng tuổi, giáo viên cho quả vào một cái túi cho trẻ lên sờ, ngửi và đoán tên quả hoặc tạo tình huống "Hôm nay sinh nhật búp bê, búp bê rất thích quả màu đỏ", sau đó cho trẻ nhận biết màu đỏ...
Bước 2: Cung cấp biểu tượng về đối tượng nhận biết kết hợp hành động, "thao tác mẫu" thông qua rèn luyện và phối hợp các giác quan để trẻ nhận biết
Chỉ đạo giáo viên cho trẻ quan sát đối tượng nhận biết từ tổng quát đến chi tiết (nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật: con mèo, lông mượt, bắt chuột, kêu meo meo... Thao tác trực tiếp (sờ mó, cầm nắm, ngửi...) 
Ví dụ: Chủ đề "Cây hoa quả thơm và những bông hoa đẹp" đề tài: "nhận biết quả cam" giáo viên cho trẻ dùng mắt nhìn (màu sắc, hình dạng bên ngoài, bên trong hạt, múi, tép), dùng mũi ngửi (mùi thơm), miệng nếm (vị chua, ngọt), dùng tay để sờ (vỏ nhẵn hay sần sùi)...
Cho trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của đối tượng đó bằng cách hỏi để trẻ trả lời. Nếu trẻ chưa biết cô nói cho trẻ biết và hỏi trẻ để trẻ nhắc lại, giáo viên hướng dẫn cụ thể kết hợp giữa các phương tiện trực quan để trẻ hiểu và nhận biết được. Tùy từng độ tuổi của trẻ mà giáo viên hướng dẫn cụ thể hay khái quát ở các mức độ khác nhau.
Bước 3: Tổ chức luyện tập, củng cố
Chỉ đạo giáo viên khuyến khích, tạo cơ hội để cá nhân trẻ được thực hành, luyện tập bằng tất cả các giác quan dưới các hình thức khác nhau. 
Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi luyện tập, đầu tiên giáo viên gọi tên đối tượng yêu cầu trẻ lấy và giơ lên, lần 2 cô nêu đặc điểm và yêu cầu trẻ chọn đối tượng có đặc điểm vừa nêu, lần 3 yêu cầu trẻ nhắm mắt và sờ để tìm đối tượng cô yêu cầu...
Tùy vào từng hoạt động cụ thể mà giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp và bao quát, trợ giúp trẻ khi cần thiết. Đảm bảo có sự phối hợp, xen kẽ hợp lý giữa nội dung có tính chất động với nội dung có tính chất tĩnh 
Bước 4: Động viên khuyến khích trẻ liên hệ thực tế
Chỉ đạo giáo viên tùy vào nội dung nhận biết giáo viên li

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong.doc