SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng Việt lớp 5

SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng Việt lớp 5

 Theo "chiến lược con người" của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế, mục tiêu "Bồi dưỡng nhân tài" càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia".

Hiện nay,chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện mục tiêu đó, nhà trường của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh.Tiếng Việt là một môn học quan trọng đối với bậc Tiểu học. Qua môn học này giúp học sinh biết đọc thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và có kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn học Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác. Việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường luôn được chú trọng ngay từ lớp đầu cấp. Trong thời đại hiện nay - thời đại của sự bùng nổ công nghệ thông tin, đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển thì việc dạy và học môn học này càng trở nên cần thiết. Học tốt môn Tiếng Việt sẽ bồi dưỡng cho các em học sinh tình yêu quê hương đất nước,có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn hoá dân tộc.

 

doc 24 trang thuychi01 12052
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Theo "chiến lược con người" của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế, mục tiêu "Bồi dưỡng nhân tài" càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". 
Hiện nay,chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện mục tiêu đó, nhà trường của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh.Tiếng Việt là một môn học quan trọng đối với bậc Tiểu học. Qua môn học này giúp học sinh biết đọc thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và có kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn học Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác. Việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường luôn được chú trọng ngay từ lớp đầu cấp. Trong thời đại hiện nay - thời đại của sự bùng nổ công nghệ thông tin, đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển thì việc dạy và học môn học này càng trở nên cần thiết. Học tốt môn Tiếng Việt sẽ bồi dưỡng cho các em học sinh tình yêu quê hương đất nước,có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn hoá dân tộc.. 
 Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, trong quá trình sử dụng tiếng Việt, học sinh tiểu học còn mắc rất nhiều lỗi sai, cụ thể: Lỗi viết sai chính tả; lỗi đánh dấu thanh sai vị trí; lỗi viết hoa; lỗi thiếu nét; lỗi viết sai cỡ chữ, khoảng cách chữ. - Lỗi khi sử dụng từ: so sánh sai, kết hợp sai, sai nghĩa, vừa sai nghĩa vừa sai kết hợp, dung cụm từ cố định sai. - Lỗi viết câu: lỗi trong câu (sai cấu tạo ngữ pháp; lỗi về nghĩa; lỗi khi sử dụng dấu câu); lỗi ngoài câu (lỗi câu lạc chủ đề, mâu thuẫn với nhau về ý, dùng sai phương tiện liên kết, lỗi câu trùng lặp về ý (từ)). 
Từ những vấn đề nghiên cứu, từ những thực trạng chỉ đạo việc nâng cao chất lượng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng việc lớp 5, qua việc dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình quản lý chỉ đạo, tôi tôi thấy việc chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng việt lớp 5 là điều cần thiết. Đó là lý do để tôi lựa chọn đề tài nghien cứu: “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng việt lớp 5”
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh hoàn 
 thành tốt môn tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài sẽ nghiên cứu và tổng kết về các biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhà trường nâng cao chất lượng dạy – học môn Tiếng Việt lớp 5.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Tôi nghiên cứu các nghị quyết của đảng về chiến lược giáo dục, các văn bản chỉ đạo của ngành cũng như thực trạng dạy – học môn Tiếng Việt lớp 5 tại nhà trường để làm cơ sở của việc quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin:
Tôi phải thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, thu thập tài liệu trên mạng để phục vụ cho việc lựa chọn các biện pháp chỉ đạo việc dạy và học trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt, đặc biệt là môn Tiếng Việt lớp 5.
* Phương pháp phân tích:
Từ các nguồn tài liệu đã thu thập được, với mỗi phân môn, bài giảng cụ thể tôi sẽ phải phân tích, lựa chọn những thông tin cần thiết, thích hợp.
* Phương pháp thực nghiệm:
Từ những Kế hoạch bài học cụ thể với những giải pháp khác nhau đưa vào bài giảng thực tế đối với đối tượng cụ thể là học sinh lớp 5.
*Phương pháp điều tra đánh giá, thống kê:
Đối chiếu với kết quả giảng dạy sau khi dạy thực nghiệm với kết quả trước khi thực nghiệm để thấy vai trò và hiệu quả của việc chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng việt lớp 5.
Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp và ý kiến của học sinh lớp 5.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Tiếng Việt là một môn học quan trọng đối với bậc Tiểu học. Qua môn học này giúp học sinh biết đọc thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và có kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn học Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác. Việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường luôn được chú trọng ngay từ lớp đầu cấp. Đặc biệt là công tác phát hiện và bồi dưỡng những mầm non năng khiếu Tiếng Việt đã và đang được các nhà trường rất quan tâm. Trong thời đại hiện nay - thời đại của sự bùng nổ công nghệ thông tin, đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển thì việc dạy và học môn học này càng trở nên cần thiết. Học tốt môn Tiếng Việt sẽ bồi dưỡng cho các em học sinh tình yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên theo chỉ thị 5105/CT-BGDĐT, ngày 03/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục Tiểu học, nhà trường và giáo viên cấp Tiểu học không được tổ chức dạy thêm và học thêm dưới bất cứ hình thức nào. Như vậy có nghĩa là nhà trường và giáo viên cấp Tiểu học sẽ không được tổ chức những buổi bồi dưỡng tập trung môn Tiếng Việt dành cho học Tiểu học mà giáo viên phái có kế hoạch, biện pháp giúp đỡ học sinh ngay trong từng buổi học, tiết học. 
 	Trong trường Tiểu học, học sinh được học tiếng mẹ đẻ một cách trực tiếp và khoa học qua môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. - Chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng viết trong hoạt động giao tiếp. - Dạy học Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dung từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả năng hiểu người khác nói gì. - Kể chuyện giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng nghe nói. - Phân môn Tập làm văn nối tiếp tự nhiên các bài học của môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh tạo ra năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn bản nói hoặc viết. Tập làm văn có khả năng hang đầu trong việc rèn cho học sinh nói và viết đúng tiếng Việt, có tác dụng lớn trong việc củng cố nhận thức cho học sinh. Tuy rằng mỗi một phân môn Tiếng Việt lại có một vị trí, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau để đạt được mục tiêu cao nhất của môn Tiếng Việt đó là: hình thành 4 kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết cho học sinh; từ đó học sinh có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, phục vụ vào công việc và trong cuộc sống. 
2.2. THỰC TRẠNG.
Bản thân nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng việt, tôi đã luôn bám sát, tìm tòi, phỏng vấn, thực nghiệm giảng dạy đặc biệt là môn Tiếng việt tại khối 5 của nhà trường. Trên cơ sở nghiên cứu đó tôi nhận thấy: Mục tiêu bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng việt cho học sinh lớp 5 không phải là để tạo ra những nhà văn, nhà ngôn ngữ học mặc dù trên thực tế trong số học sinh này sẽ có những em có khả năng trở thành những tài năng văn chương, ngôn ngữ học, mà mục tiêu chính của công tác này là: bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn chương đặc biệt là giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt. Trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại vừa giữ được những tinh hoa văn hoá dân tộc vừa tiếp thu tốt những giá trị văn hoá tiên tiến trên thế giới. Qua phỏng vấn, khảo sát tôi nhận thấy những vấn đề sau: 
* Thuận lợi: 
- Công tác dạy - học hiện nay của nhà trường luôn được chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh quan tâm. Bên cạnh đó nhà trường tạo mọi điều kiện cần thiết đảm bảo cho công tác dạy và học đạt hiệu quả như: phòng học, bàn ghế đảm bảo, đồ dùng dạy học đầy đủ, đảm bảo 1 máy chiếu/1 lớp.
- Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên hội ý, rút kinh nghiệm trong từng giai đoạn, thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề để bồi dưỡng GV, Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh.
 - Đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao, dân trí được phát triển vì vậy nhận thức của phụ huynh học sinh về việc chăm lo cho con em cũng được sát sao hơn.
* Khó khăn: 
- Trên thực tế hiện nay, trong quá trình sử dụng tiếng Việt, học sinh tiểu học còn mắc rất nhiều lỗi sai: lỗi phát âm, lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ khiến cho việc diễn đạt suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của các em còn hạn chế, gây nhiều khó khăn trong hoạt động học tập, lao động hay trong sinh hoạt đời sống. 
- Một số ít học sinh ngại học môn Tiếng Việt, thích học Toán hơn Tiếng Việt.
2. 3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..
 Từ những vấn đề đặt ra, tôi xin đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học đáp ứng với yêu cầu thời đại và mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục tiểu học đó là:
2.3.1. Giúp GV nắm vững các phương pháp dạy học Tiếng việt: 
Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức cho GV sinh hoạt chuyên môn, giúp GV nắm vững các phương pháp dạy học Tiếng Việt:
* Khái niệm: Phương pháp dạy học Tiếng việt là cách thức làm việc của thầy giáo và học sinh nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng Tiếng việt.
* Các phương pháp dạy học Tiếng việt thường dùng ở Tiểu học. 
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Đây là phương pháp được sử dụng một cách có hệ thống trong việc xem xét các mặt của ngôn ngữ. Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tạo từ... với mục đích làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ, hình thức phát triển cách thức cấu tạo, ý nghĩa của iệc sử dụng chúng trong nói năng. Các bước phân tích ngôn ngữ: quan sát ngữ liệu phân tích các ngữ liệu nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. 
- Phương pháp luyện tập theo mẫu: Là phương pháp mà học sinh tạo ra các đơn vị ngôn ngữ, lời nói bằng cách mô phỏng mẫu mà giáo viên đưa ra, hoặc mẫu có trong sgk. Các bước đầy đủ của phương pháp luyện tập theo mẫu bao gồm: 
+ Lựa chọn và giới thiệu mẫu. 
+ Hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích cấu tạo mẫu, có thể là quy trình tạo ra mẫu, đặc điểm của mẫu. 
+ Học sinh áp dụng tạo ra các sản phẩm theo mẫu. 
+ Kiểm tra kết quả sản phẩm làm theo mẫu, đánh giá, nhận xét xem mức độ sáng tạo của mỗi sản phẩm trong sự so ánh với mẫu. Nhắc nhở những sản phẩm lời nói mô phỏng máy móc theo mẫu, khuyến khích những sản phẩm có sự sáng tạo.
 * Phương pháp giao tiếp: Cơ sở của phương pháp giao tiếp là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, dạy theo hướng giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói, mọi kiến thức lý thuyết đều được nghiên cứu trên cơ sở phân tích các hiện tượng ngôn ngữ trong giao tiếp sinh động, phương pháp giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói của từng cá nhân học sinh. Vì thế để thực hiện phương pháp giao tiếp phải tạo ra cho học sinh nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, môi trường giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp.Việc tách ra từng phương pháp là để giải thích rõ nội dung và cách thức thực hiện của từng phương pháp đó, còn trong thực tế dạy học các phương pháp thường được sử dụng phối hợp không có phương pháp nào độc tôn mà tuỳ từng nội dung, tuỳ từng bước lên lớp mà một phương pháp nào đó nổi lên chủ đạo. 
 Một nguyên tắc dạy học Tiếng việt hiện nay đang được chú ý ở tiểu học. Nguyên tắc rèn luyện song song cả dạy nói và dạy viết. Nói và viết là 2 dạng của hoạt động giao tiếp có những đặc điểm khác biệt nhau bởi vì: mỗi dạng sử dụng một loại chất liệu. Giọng nói sử dụng chất liệu là âm thanh, âm thanh chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian, không gian nhất định vì thế dạy nói thường được dùng trong giao tiếp trực tiếp. 
 Dạy nói đòi hỏi phải được người nói thực hiện một cách tự nhiên sinh động, khi nói phải hướng tới người nghe. Chú ý tín hiệu phản hồi từ phía người nghe để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa.Có thể sửa chữa theo hướng mà người nghe mong muốn bằng cách điều chỉnh nọi dung.Cũng có thể điều chỉnh cách diễn đạt mà vẫn giữ nguyên nội dung, phải điều chỉnh âm sắc, giọng nói. Chú ý phát âm chuẩn, chú ý sử dụng ngữ điệu một cách thích hợp. Vì dạy nói được sử dụng trong giao tiếp trực tiếp cho nên không có điều kiện gọt dũa, vì vậy người nói cần nói với tốc độ vừa phải để người nói kịp nghĩ, người nghe kịp theo dõi. Để tạo sự tự nhiên, hào hứng trong giao tiếp dạy nói, người nói cần biết sử dụng phối hợp với điệu bộ, cử chỉ thích hợp. Khi nói được phép lặp lại có thể dùng yếu tố chêm xen, đưa đẩy, được phép sử dụng các câu tỉnh lược 
 Quan trọng là rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp trực tiếp với những đòi hỏi cụ thể về cách phát âm, về cách sử dụng từ, ngữ, câu, cách diễn đạt và thái độ khi nói.
 Dạy viết: Sử dụng chất liệu là chữ viết và hệ thống dấu câu và thường được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp gián tiếp.Vì thế có điều kiện sửa chữa, gọt giũa mang tính chặt chẽ, hàm súc, cô đọng. Đặc điểm này phù hợp với điều kiện của người tiếp nhận là có thể đọc đi, đọc lại văn bản viết nhiều lần. Dạng viết đòi hỏi văn viết phải chặt chẽ, chỉ sử dụng phép lặp với mục đích tu từ. 
 Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp trường
 	2.3.2. Giúp GV nắm vững các nguyên tắc dạy học Tiếng việt: 
Khi dạy Tiếng việt cho học sinh tiểu học, đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 5, Giáo viên cần đảm bảo các nguyên tắc dạy học Tiếng việt: 
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc phát triển lời nói (nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc thực hành). Nguyên tắc này đòi hỏi khi dạy học Tiếng việt phải bảo đảm các yêu cầu sau: 
+ Phải xem xét các đơn vị cần nghiên cứu trong dạy, hoạt động chức năng tức là đưa chúng vào đơn vị lớp hơn như là âm, vần trong tiếng, trong từ. Từ hoạt động trong âm như thế nào? Câu ở trong đoạn, trong bài ra sao? 
+ Việc lựa chọn những sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích tức là hướng vào việc hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc viết cho học sinh. 
+ Phải tổ chức hoạt động nói năng của học sinh tốt trong dạy học Tiếng việt nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như là một phương pháp dạy học chủ đạo. 
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc phát triển tư duy: 
+ Phải tạo điều kiện tối đa cho học sinh rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy học Tiếng việt : phân tích, so sánh, tổng hợp...
 + Phải làm cho học sinh hiểu ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ. 
+ Giúp học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói và viết (định hướng giao tiếp, gợi ý cho học sinh quan sát tìm ý...) và biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ. 
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh (nguyên tắc chú ý đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của người bản ngữ).
 Trước khi đến trường học sinh đã có một vốn Tiếng việt nhất định và song song với quá trình học Tiếng việt trong nhà trường là quá trình tích luỹ, học hỏi Tiếng việt thông qua môi trường gia đình, xã hội do đó các em đã có một vốn từ và quy tắc ngữ pháp nhất định. Vì vậy cần điều tra, nắm vững vốn Tiếng việt của học sinh theo từng vùng, từng lớp khác nhau để xác định nội dung, kế hoạch và phương pháp dạy học đồng thời phải tận dụng và phát huy tối đa vốn Tiếng việt của học sinh bằng cách phát huy tính tích cực chủ động của các em mặt khác giáo viên cần chú ý khắc phục lỗi lệch chuẩn khi nói tiếng phổ thông cho học sinh.
2.3.3. Chỉ đạo cho GV và học sinh Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XX nhiệm kỳ 2015-2020; thực hiện kế hoạch số: 650/KH-PGD&ĐT ngày 7 tháng 10 năm 2015 của Phòng GD&ĐT THành phố Thanh Hóa về việc thực hiện chuyên đề Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông” trong các nhà trường trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, chuyên môn nhà trường đã tổ chức chuyên đề tại nhà trường cho cán bộ giáo viên. Chuyên đề cũng thường xuyên được áp dụng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV và thực hiện ngay trong từng buổi học, tiết học. 
 Giáo viên cần xác định: Đây vừa là đòi hỏi của nghề dạy học vừa là yêu cầu 
của ĐH Đảng bộ TP, cũng là yêu cầu của hội nhập toàn quốc, hội nhập Quốc tế. Mỗi thầy cô phải là tấm gương sáng về trau dồi ngôn ngữ cũng như mọi phẩm chất cao đẹp của người thầy cho thế hệ trẻ noi theo nên muốn hay không, dễ hay khó mỗi người đều phải thay đổi để đi về phía của sự chuẩn mực, văn minh, hiện đại.
* Tiếng Việt phổ thông: Là ngôn ngữ của người Việt (Kinh) và được hiến pháp của nhà nước quy định là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. ( Ngôn ngữ toàn dân).
* Nói viết theo chuẩn Tiếng Việt phổ thông:
 Nói theo giọng Hà Nội(Bắc bộ) +3 phụ âm quặt lưỡi r, s, tr(Trung bộ) = đúng, đủ hệ thống âm, vần, thanh điệu được cố định trên chữ viết.
* Ưu thế của TV: 
+ Nói thế nào thì viết thế ấy.
+ Có thể ghi lại những tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của con người thông qua nói, viết.
+ TV giàu đẹp, sức sống bất diệt và ngày càng phong phú, trở thành Quốc hồn, quốc túy của dân tộc.
* Thổ âm, thổ ngữ Thanh Hóa: ( Tiếng Thanh Hóa): Là giọng nói và lời nói mang tính địa phương của người Việt cư trú ở tỉnh Thanh Hóa.
Phương ngữ Thanh Hóa có nét bản sắc riêng rất đáng trân trọng, nếu được khai thác sử dụng đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả.Nhưng sự lệch chuẩn khá nặng nề, nhiều khi làm cho câu nói bị sai nghĩa, tối nghĩa, gây cười. Ít nhất nó làm giảm sự chuẩn mực và thanh lịch của người nói. Ra tỉnh ngoài đôi khi còn bị kỳ thị.
Giao tiếp trong nhà trường là giao tiếp thuộc phong cách khoa học GD và phong cách hành chính công cụ. Vì vậy nếu dùng ngôn từ và giọng điệu địa
phương thì bị sai lạc về phong cách, không tuân thủ chuẩn mực ngôn ngữ văn hóa.
*Tiêu chuẩn cơ bản của một lời nói tốt: Sử dụng đúng các phương tiện ngôn ngữ: chuẩn ngữ âm – ngữ pháp – từ vựng, đúng phong cách và đúng ý định người.
* GV thống kê lỗi lệch chuẩn và tiếng địa phương của học sinh trong khối, lớp.
Lệch chuẩn về từ ngữ:
- Nhóm từ chỉ định, từ để hỏi:
+ đâu/mô, bao nhiêu/ mấy 
+ này / ni; kia / tê; kia kìa / tê tề; ấy, nọ/ nứ, nớ.
+ làm sao, như thế nào/ răng, mằn răng ; như thế này/ ở ri, ri
- Nhóm từ nhân xưng: mi, tau, choa, bọn choa, quân choa, bay, nhà va
- Nhóm từ đệm hoặc từ để hỏi đặt cuối câu của riêng Thanh Hóa ( vùng nông thôn) nhé/nhá; đó / đá; nhỉ / nhờ, nhà
- Nhóm các động từ, danh từ, tính từ của riêng Thanh Hóa.
+ cắt / bứt; ngã / bổ; trông, xem/ coi; 
+ nhiều, nhiều lắm/ mê, mê ra, mê man; gắt to/ gắt ỏm tỏi; lười / nhác
- Nhóm từ do cách biến âm quá xa so với âm gốc thành từ địa phương: vả / bả ; bẹo / véo; cấu / bấu; vào / vô; làm / mằn; bảo / biểu; bồng bế / bỏng 
Lệch chuẩn về ngữ âm
- Nghiêm trọng nhất là sai thanh điệu: lẫn lộn thanh hỏi / thanh ngã.
 hỏi → ngã; ngã → hỏi; lẫn lộn cả 2 chiều hỏi ↔ ngã
VD: ngã ngửa
Lệch chuẩn ở phụ âm đầu
- Phát âm sai các phụ âm quặt lưỡi, không phân biệt các cặp phụ âm ( giống Bắc bộ) s – x; r – d – gi; tr – ch.
- Sai phần vần (sự sai còn đa dạng hơn).
Sai các vần có có nguyên âm đôi.
Nguyên nhân sai: Triệt tiêu 1 nguyên âm hoặc bị biến thành nguyên âm khác:
VD: iê – mất ê còn i;
 uô – mất ô còn u;
 ươ – biến thành ưư
 ươ – bị lệch thành i hoặc iê.(ốc bươu/biu; rượu/ riệu, rịu).
 ươc – biến thành ac/ang ( ngọt như nác đàng)
Lệch chuẩn ở phần vần:
Ơi → i : Trứng chọi ví đá. â → ă : cầm tay/ cằm tay; lỗi lầm/ lỗi lằm
i ↔ ây, êi: chị / chậy ôi → ui, un chổi/ chủn, chủi; tối/ tún
ư → i : mưu cầu / miu cầu ui→un : củi/ củn
e → ia : nhà xe / nhà xia im, in → inh: phim / phinh ăn xin / ăn xinh
e → ê : mẹ/ mệ o → ua: lo/ lua lắng, con tôi bị ho
ê → a : mệnh lệnh / mạnh lạnh ô ↔ u : chục/ chộc; thối / thún
ai → ây: cái / cấy ư → a : bực mình / bậc mềnh
oa →o: cái

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_boi_duong_hoc_sin.doc