Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 5

 Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận kĩ năng sống. Đó thực chất là một cách tiếp cận kĩ năng sống. Đặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần được quan tâm đúng mức. Kĩ năng sống ở đây là kĩ năng sống ứng xử với con người trong sinh hoạt, trong công việc, trong hoạt động xã hội và với thiên nhiên. Học sinh phải có hiểu biết và có năng lực khéo léo xử lý, giải quyết các tình huống có liên quan đến con người, sự việc và sự vật trong cuộc sống một cách đúng đắn.

 Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu những hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu những kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động . Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn phải đương đầu với những khó khăn thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em sẽ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh trong thời gian vừa qua như đánh nhau, đua xe,. chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng giao tiếp.

 Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh đồng thời nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để học sinh có năng lực đó, nhà trường phải tổ chức cho học sinh rèn luyện trong học tập và các hoạt động giáo dục trong nhà trường cũng như các hoạt động xã hội khác. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 5”.

 

doc 27 trang thuychi01 8232
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
 MỤC LỤC
1
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đính nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG CỦA SKKN
4
2.1. Cơ sở lí luận
4
2.2. Thực trạng
4
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
6
Giải pháp 1
6
Giải pháp 2
7
Giải pháp 3
9
Giải pháp 4
10
Giải pháp 5
11
Giải pháp 6
11
Giải pháp 7
16
Giải pháp 8
18
2.4. Hiệu quả của SKKN
18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
21
3.1. Kết luận
21
3.2. Kiến nghị
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GD&ĐT HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
24
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 	 Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận kĩ năng sống. Đó thực chất là một cách tiếp cận kĩ năng sống. Đặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần được quan tâm đúng mức. Kĩ năng sống ở đây là kĩ năng sống ứng xử với con người trong sinh hoạt, trong công việc, trong hoạt động xã hội và với thiên nhiên. Học sinh phải có hiểu biết và có năng lực khéo léo xử lý, giải quyết các tình huống có liên quan đến con người, sự việc và sự vật trong cuộc sống một cách đúng đắn.
 Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu những hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu những kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động ... Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn phải đương đầu với những khó khăn thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em sẽ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh trong thời gian vừa qua như đánh nhau, đua xe,... chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng giao tiếp...
 Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh đồng thời nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để học sinh có năng lực đó, nhà trường phải tổ chức cho học sinh rèn luyện trong học tập và các hoạt động giáo dục trong nhà trường cũng như các hoạt động xã hội khác. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 - Tìm một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh.
      - Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật
      - Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Học sinh trường Trường Tiểu học Nga Phú, Nga Sơn nói chung. Học sinh lớp 5B nói riêng.
- Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Nga Phú.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
        - Phương pháp khảo sát thực tế học sinh: Qua hai đợt ( đầu năm và cuối học kì 1)
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập (Xem các em có tích cực tham gia vào các hoạt động hay không? Có kĩ năng giao tiếp hay không?...) Quan sát hoạt động vui chơi. Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt xấu với mọi người).
- Phương pháp thực hành: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội hóa trong việc giáo dục kĩ năng sống.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục: Phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. Tổng hợp các biện pháp giáo dục của giáo viên.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
	Kỹ năng sống là năng lực tâm lí xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, mà đặc biệt tuổi trẻ rất cần để vào đời. 
	Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo UNICEF, giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi  trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến  thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào?).
 Mở rộng khái niệm: KNS không phải là năng lực cá nhân bất biến trong mọi thời đại, mà là những năng lực thích nghi cho mỗi thời đại mà cá nhân đó sống. Bởi vậy, KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính dân tộc – quốc gia, vừa mang tính xã hội – toàn cầu. Từ những khái niệm trên, KNS trong phạm vi lứa tuổi học sinh tiểu học gắn liền với phạm trù kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh được rèn luyện trong quá trình giáo dục. Tổng hợp kết quả giáo dục từ bài học trên lớp và từ những hoạt động HĐGDNGLL, học sinh hình thành được một số kĩ năng sống phù hợp như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu, Những kĩ năng này bao giờ cũng gắn với một nội dung giáo dục nhất định như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, giáo dục sống an toàn, khoẻ mạnh
 	Nền kinh tế của nước ta hiện nay được quản lý theo cơ chế thị trường. Mặt trái của kinh tế thị trường với những nhân tố tiêu cực của nó, đã tác động vào ý thức xã hội, trong đó có đạo đức xã hội. Một số chạy theo chủ nghĩa cá nhân, xa rời những giá trị văn hoá đạo đức để cho chủ nghĩa thực dụng chi phối hành vi đạo đức và cách ứng xử của họ. Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh theo một chuẩn mực đạo đức đẹp đẽ là hết sức cần thiết và bổ ích.
 	 Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đang thực hiện khắp các ngành, các cấp. Việc nhà trường rèn luyện kĩ năng sống chuẩn mực cho học sinh là hưởng ứng và nhập thân tích cực vào phong trào chung có ý nghĩa nhân văn cao cả này.
 	Phong trào xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư cũng là phong trào lớn hiện nay ở các cơ sở phường, xã, cơ quan, trường họcSống rèn luyện cho học sinh có văn hoá là chuẩn bị thiết thực cho các em hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng một cách chủ động tích cực.
2.2. Thực trạng kĩ năng sống trong trường hiện nay.
2.2.1. Ưu điểm:
* Về nhận thức: 
 	Tuyệt đại bộ phận học sinh tiểu học đã nhận thức được là con người phải sống theo chuẩn mực đạo đức của dân tộc, của xã hội. Những chuẩn mực đó đã được chương trình môn đạo đức ở cấp tiểu học cung cấp khá đầy đủ, cụ thể và có hệ thống như lễ phép, tôn trọng, chào hỏi mọi người, biết cám ơn, xin lỗi, biết nhận lỗi, sửa lỗi, biết quan tâm tới mọi người, chia sẻ, giúp đỡ mọi người, tuân thủ nội quy kỉ luật, pháp luật, giữ gìn vệ sinh môi trường
* Về hành vi, cử chỉ: 
 	Số đông học sinh trên cơ sở nhận thức đúng các chuẩn mực đạo đức, được giáo dục đã có cử chỉ, hành vi ứng xử đúng đắn phù hợp với nhiều tình huống sảy ra trong cuộc sống, được mọi người khen ngợi. Bản thân các em có niềm vui chính đáng và niềm tự tin vào bản lĩnh của mình. Đó là những học sinh có kĩ năng sống tốt theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
2.2.2. Hạn chế:
 	Một số ít giáo viên chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa cho học sinh mà chưa chịu khó tìm tòi các hình thức phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên học sinh chưa có hứng thú hoạt động.
 	 Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tính tự ti nhiều. Khả năng giao tiếp hạn chế.
 	 Tuy nhiên một bộ phận học sinh có những biểu hiện lệch chuẩn về kĩ năng sống nhất là các em học sinh cuối cấp như ăn mặc chưa hợp với lứa tuổi, nói tục, đánh nhau, cãi cọ nhau, ăn cắp, chưa lễ phép, chơi trò chơi trên điện thoại, chưa vâng lời bố mẹ, thầy cô, không quen cảm ơn và xin lỗi, chưa chú ý giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và bảo vệ môi trường  	 Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con học kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể và cách ứng xử. Một số ít gia đình xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. 
 	Qua khảo sát việc thực hiện kỹ năng sống của học sinh lớp 5B, tôi thu được kết quả như sau:
Nội dung kĩ năng sống
Tốt
Khá
Bình thường
Có vi phạm
Vi phạm nhiều
1. Ứng xử với các tình huống
5
10
13
5
3
2. Thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm
11
7
15
0
0
3. Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ SK
10
15
8
0
0
4. Phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và thương tích
12
9
10
02
0
5. Ứng xử có văn hoá.
6
13
11
3
0
6. Phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội khác
6
10
9
3
5
2.3. Những nguyên nhân chính của những tồn tại trên
2.3.1. Về giáo viên:
 	- Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh. 
 	 - Giáo viên khuyến khích khen thưởng học sinh còn ít, chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh.
 	 - Công tác tuyên truyền đến các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em kĩ năng sống cơ bản chưa nhiều. Việc rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi chưa sâu sát.
 	 - Việc giáo dục và rèn luyện học sinh của gia đình và nhà trường chưa thật tỉ mỉ và sâu rộng, chưa cuốn hút được mọi các em vào việc trao dồi, rèn luyện đạo đức nói chung, kĩ năng sống nói riêng.
2.3.2. Về học sinh:
 	 - Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
 	 - Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau.
 	 - Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy, mải chơi.
 	 - Bản thân một số học sinh tu dưỡng chưa tốt sống cảm tính, học đòi, bắt chước những người thiếu văn hoá có lối sống buông thả xung quanh.
2.3.3. Về Phụ huynh:
 	Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức.
 	Phụ huynh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử, giao tiếp trong gia đình, một số phụ huynh còn cưng chiều con. Xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
Giải pháp 1. Giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỹ năng sống. 
 	 Đầu năm học, tôi xây dựng kế hoạch rèn kĩ năng sống cho học sinh, đồng thời tìm hiểu, năm bắt rõ hơn về thực trạng việc học kỹ năng sống của học sinh ở lớp dưới, qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng chương trình học chính khoá thường cho trẻ học các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất. 
 	Giáo viên nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, (tương tác, trải nghiệm, tiến trình và thay đổi hành vi, thời gian và môi trường giáo dục). 
 	Học sinh:
 	 + Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề  được hình thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung quanh. Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người khác... Do vậy GV cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động giáo dục để giáo dục kỹ năng sống cho các em.
 	 + Trải nghiệm: HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các tình huống cũng như phản biệnKỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó.
 	 + Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể giáo dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ nhận thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con người đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn. Do vậy giáo dục kỹ năng sống không thể là ngày một ngày hai mà phải là cả một quá trình.
 	 + Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kỹ năng sống được thực hiện mọi lúc mọi nơi; giáo dục kỹ năng sống được giáo dục trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống.
 	 Do đó trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc của giáo dục. Phân loại kĩ năng sống, tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; có nhận thức đầy đủ về bản chất, mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống, nội dung của các kĩ năng sống và biết lựa chọn kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh; biết kĩ năng sống được tích hợp trong nhiều môn học của chương trình.
Giải pháp 2. Giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học
 	Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy KNS cho các em.
	Giáo viên cần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (VD: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đóng vai,...; biết lựa chọn phối kết hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.); qua các hoạt động học tập học sinh được rèn các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, hợp tác theo nhóm, kỹ năng đánh giá, kỹ năng hợp tác trong hóm, kỹ năng xử lý tình huống...
(GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm)
Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Tứ đó học sinh có kỹ năng học tập, ứng xử tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát. Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của học sinh , giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh . Vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.
(GV đổi mới PPDH: Ứng dụng CNTT)
 	 Hiệu quả giáo dục KNS không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức hơn, thái độ tốt với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng ... đó chính là hiệu quả từ giáo dục KNS. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau. 
Giải pháp 3. Giáo viên phải xác định rõ những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi tiểu học.
 	 Đối với tâm sinh lý trẻ em bậc tiểu học thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá đặc biệt là trẻ em độ tuổi lớp 1 Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. 
 	Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. 
 Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. 
 	 Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của các em. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. 
 	Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa họ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lo.doc