SKKN Kinh nghiệm rèn kỷ năng giải Toán tỷ số phần trăm cho học sinh lớp 5 theo mô hình VNEN trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy

SKKN Kinh nghiệm rèn kỷ năng giải Toán tỷ số phần trăm cho học sinh lớp 5 theo mô hình VNEN trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy

Ở bậc Tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng. Bởi vì toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực, nó có một hệ thống kiến thức và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt và lao động của con người. Toán học cũng là công cụ rất cần thiết để học các môn học khác, khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất to lớn, nó có khả năng để phát triển tư duy logic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết, nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề. Vì vậy, trong chương trình toán Tiểu học, việc giải các dạng toán cũng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh củng cố, vận dụng kiến thức, rèn luyện khả năng tính toán Qua đó giáo viên có thể phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của từng em về kiến thức, khả năng tư duy

 Trong mạch kiến thức Toán lớp 5, phần " Tỉ số" và " Giải toán về tỉ số phần trăm" cũng là một nội dung rất quan trọng. Nội dung này được sắp xếp trong mạch kiến thức số học và sắp xếp xen kẽ, gắn bó với các mạch kiến thức khác, là nội dung kiến thức chiếm thời lượng không nhỏ và có nhiều ứng dụng trong thực tế. Dạy học về " Tỉ số" và "Giải toán về tỉ số phần trăm" không chỉ củng cố kiến thức toán học liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với thực hành, gắn nhà trường với cuộc sống thực tế của xã hội. Qua việc học các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thực tế, vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các loại học sinh trong lớp học hay trong nhà trường, tính tiền vốn, tiền lãi, sản phẩm làm của công nhân, số cây trồng của nông dân Trong thực tế, việc dạy học " Tỉ số" và " Giải toán tỉ số phần trăm" không phải là việc dễ đối với cả giáo viên và học sinh.

 

doc 23 trang thuychi01 5775
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm rèn kỷ năng giải Toán tỷ số phần trăm cho học sinh lớp 5 theo mô hình VNEN trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung chính
Trang
1
I. Mở đầu 
1 - 2
2
II. Nội dung
3 -18
1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng 
5
3. Các giải pháp thực hiện
6 -16
4. Hiệu quả của SKKN
16
3
III. Kết luận
17 -18
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	Ở bậc Tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng. Bởi vì toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực, nó có một hệ thống kiến thức và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt và lao động của con người. Toán học cũng là công cụ rất cần thiết để học các môn học khác, khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất to lớn, nó có khả năng để phát triển tư duy logic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết, nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề. Vì vậy, trong chương trình toán Tiểu học, việc giải các dạng toán cũng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh củng cố, vận dụng kiến thức, rèn luyện khả năng tính toánQua đó giáo viên có thể phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của từng em về kiến thức, khả năng tư duy
	Trong mạch kiến thức Toán lớp 5, phần " Tỉ số" và " Giải toán về tỉ số phần trăm" cũng là một nội dung rất quan trọng. Nội dung này được sắp xếp trong mạch kiến thức số học và sắp xếp xen kẽ, gắn bó với các mạch kiến thức khác, là nội dung kiến thức chiếm thời lượng không nhỏ và có nhiều ứng dụng trong thực tế. Dạy học về " Tỉ số" và "Giải toán về tỉ số phần trăm" không chỉ củng cố kiến thức toán học liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với thực hành, gắn nhà trường với cuộc sống thực tế của xã hội. Qua việc học các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thực tế, vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các loại học sinh trong lớp học hay trong nhà trường, tính tiền vốn, tiền lãi, sản phẩm làm của công nhân, số cây trồng của nông dânTrong thực tế, việc dạy học " Tỉ số" và " Giải toán tỉ số phần trăm" không phải là việc dễ đối với cả giáo viên và học sinh. 
	Khi dạy học về dạng toán này tôi nhận thấy: Học sinh tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng giải toán chậm, mặt khác toán về tỉ số phần trăm tương đối khó, lượng kiến thức trong một tiết rất nhiều, đặc biệt đối với sách Hướng dẫn học theo mô hình VNEN có nhiều bài còn quá nặng với học sinh mà thời gian dành cho một tiết học lại rất ít. Bên cạnh đó, do đặc điểm của vùng miền (Học sinh trường Tiểu học Cẩm Châu chiếm phần đa là học sinh dân tộc thiểu số) nên trình độ học sinh phát triển không đồng đều, có sự phân hóa cao trong một lớp dẫn đến khi học sinh giải toán dạng này còn nhiều lúng túng, chưa phân biệt được các dạng toán của tỉ số phần trăm, chưa biết bắt đầu giải bài toán từ đâu, có khi các em chỉ nhân hoặc chia các con số có trong đề bài với các lời giải chung chung, các em chưa nắm chắc và hiểu sâu về bản chất của dạng toán,chưa phân biệt được các dạng toán. Vì vậy, việc vận dụng vào luyện tập thực hành các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến giờ học toán về tỉ số phần trăm đạt kết quả chưa cao. 
Với những lí do trên tôi chọn vấn đề "Kinh nghiệm rèn kỷ năng giải Toán tỷ số phần trăm cho học sinh lớp 5 theo mô hình VNEN trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy." làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2016 -2017.
2. Mục đích nghiên cứu
	Từ thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu thực trạng học sinh, khảo sát kết quả học tập, tổng kết rút kinh nghiệm những tiết học về " Tỉ số phần trăm " và " Giải toán về tỉ số phần trăm" trong môn toán lớp 5.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu, tổng kết một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Châu huyện Cẩm Thủy.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
	Các công văn hướng dẫn, thông tư, điều lệ trường Tiểu học, tập san giáo dục, SGV, SGK môn Toán lớp 5.
* Nhóm phương pháp thực hành:
	Thực nghiệm, quan sát, điều tra, khảo sát
PHẦN II : NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Mục tiêu của môn Toán Tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản; hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải các bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí, cách phát hiện và giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học toán, góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có khoa học, chủ động, linh hoạt và có sáng tạo.
	Do vậy, toán học là một lĩnh vực rất phong phú, đa dạng, là một kho tàng tri thức vô tận, nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận một cách chính xác, toàn diện, nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện mọi lĩnh vực hoạt động của con người, góp phần giáo dục ý chí, nghị lực và những đức tính cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt khó cho học sinh.
	Như vậy, trong chương trình Toán 5, một trong những dạng toán vận dụng nhiều trong cuộc sống và phát triển tư duy cho học sinh đó là dạng toán : Tỉ số phần trăm.
	Tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm lớp 5 là mảng kiến thức rất quan trọng, kiến thức này chiếm một phần thời lượng trong chương trình “Hướng dẫn học Toán 5”. Đây là một trong những nội dung Toán học rất thiết thực trong cuộc sống và có nhiều ứng dụng trong thực tế. Có lẽ vì vậy mà chương trình Toán 5 cuối bậc Tiểu học đã đề cập đến vấn đề này một cách đầy đủ.
	Dạng toán “ Tỉ số phần trăm” và “ Giải toán về tỉ số phần trăm”, giúp học sinh nhận biết được tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại, biết đọc, biết viết các tỉ số phần trăm, biết viết một phân số thành tỉ số phần trăm và ngược lại. Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các tỉ số phần trăm với số tự nhiên, biết giải các bài toán về tỉ số phần trăm. Học về dạng toán này, học sinh có hiểu biết về các tỉ số phần trăm có trong các bảng thống kê các môn học như Khoa học, Lịch sử hay Địa lí, đồng thời nó còn giúp học sinh hiểu được một số khái niệm về tỉ lệ dân số, có hiểu biết về lãi suất ngân hàng hay doanh thu của một công tyNói tóm lại, học về dạng toán này học sinh sẽ biết “ Học đi đôi với hành”.
	II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
	Trong quá trình giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy: Trong các dạng toán có lời văn ở lớp 5, dạng toán " Tỉ số phần trăm" là một trong những dạng toán mà giáo viên và học sinh đều gặp không ít khó khăn khi giảng dạy cũng như khi tiếp thu kiến thức nhất là đối với học sinh đại trà khi mà khả năng tư duy, nắm bắt kiến thức của hầu hết học sinh còn hạn chế, trong khi đó số lượng tiết học dành cho dạng toán này còn rất ít chỉ chiếm 11/175 tiết học bao gồm cả lý thuyết
và luyện tập thực hành, bên cạnh đó việc truyền thụ kiến thức ở một số giáo viên 
 đôi lúc còn chưa linh hoạt, sáng tạo.	
1. Dự giờ đồng nghiệp 
	Để khảo sát và hiểu hơn về cách giảng dạy dạng toán " Tỉ số phần trăm", tôi đã tiến hành dự giờ các đồng chí giáo viên cùng khối với tổng số 5 tiết ( Kể cả tiết lý thuyết và thực hành).
	Kết quả: Một số tiết dạy của giáo viên không đảm bảo thời gian, bên cạnh đó việc truyền thụ kiến thức ở một số giáo viên đôi lúc còn chưa linh hoạt, sáng tạo. Các phương pháp, hình thức dạy học còn đơn điệu, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, học sinh chưa thực sự được tự mình tìm đến kiến thức, nhiều học sinh không nắm bắt được quy trình giải, cách trình bày bài giải thậm chí nhiều em còn không giải được bài toán về tỉ số phần trăm.
	2. Khảo sát kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm đối với học sinh
	Từ việc tìm hiểu nội dung, mức độ, phương pháp dạy học về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm trong chương trình Toán 5. Qua thực tế dạy học nhiều năm, tôi đã khảo sát về kĩ năng giải toán tỉ số phần trăm của lớp 5A (Lớp dạy thực nghiệm) và lớp 5B ( Lớp đối chứng) với đề bài sau:
	Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của 16 và 50.
Bài 2: Một cửa hàng sữa có 6500 thùng sữa. Cửa hàng đã bán được 45% số sữa đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu thùng sữa chưa bán?
Bài 3: Tìm độ dài quãng đường AB, biết 15% quãng đường đó dài 45 km?
	Sau khi kiểm tra, kết quả đạt được như sau:
Lớp
TSHS lớp
Số học sinh làm bài đúng
Bài 1
Bài 2
Bài 3
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
24
15
62%
11
45%
10
41%
5B
23
14
60%
12
52%
9
39%
	Qua bảng khảo sát chất lượng học sinh, tôi nhận thấy:
	* Bài 1: Học sinh biết áp dụng cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số nhưng vẫn còn một số em thực hiện phép chia sai hoặc viết phép tính chưa đúng giữa 2 đại lượng so sánh.
	* Bài 2, bài 3 : Học sinh còn nhầm lẫn giữa 2 dạng của toán tỉ số phần trăm, một số em trình bày câu lời giải và phép tính chưa hợp lí với đề bài.
	3. Những khó khăn mà giáo viên và học sinh còn gặp phải
	3.1 Đối với giáo viên:
Do nội dung chương trình, nội dung SGK có nhiều thay đổi dẫn đến một
số giáo viên còn chưa nắm bắt kịp thời, chưa áp dụng triệt để các phương pháp
 của mô hình trường học mới VNEN vào quá trình giảng dạy.
	3.2 Đối với học sinh:
- Học sinh chưa kịp làm quen với cách viết thêm kí hiệu % vào bên phải 
 của số, việc lựa chọn phép tính, ghi tỉ số phần trăm bừa bãi, sai ý nghĩa toán học. 	Khi trình bày phép tính tìm tỉ số phần trăm của hai số, học sinh thực hiện bước thứ hai của qui tắc còn nhầm lẫn dẫn đến phép tính còn sai
	Ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của hai số 3 và 5
	 3 : 5 = 0,6 = 0,6 x 100 = 60%
Hoặc: 3 : 5 x 100 = 60%
	- Học sinh chưa định dạng, chưa phân biệt được 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm, đặc biệt các em còn hay lẫn lộn giữa dạng 2 và dạng 3: Tìm giá trị một số phần trăm của một số đã biết và tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó. Nên khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng 2 và dạng 3 học sinh chưa xác định được tỉ số phần trăm số đã biết với số chưa biết, chưa lựa chọn đúng các số làm đơn vị so sánh để đưa các số khác về so với đơn vị so sánh đã lựa chọn dẫn đến nhầm quy trình giải và trình bày bài giải sai.
	- Học sinh còn nhầm lẫn giữa 2 đại lượng, đại lượng đem ra so sánh và đại lượng lựa chọn làm đơn vị so sánh dẫn đến kết quả cuối cùng của bài toán còn sai
	Chẳng hạn: Tìm tỉ số phần trăm của hai số 15 và 30 ( trong đó 15 là đại lượng so sánh còn 30 là đại lượng đem ra so sánh).
	- Đối với dạng toán tìm tỉ số phần trăm của 2 số, khi thực hiện phép chia còn dư mãi (vì đây là lần đầu tiên học sinh làm quen với cách viết gần đúng).
	Chẳng hạn: 19 : 30 = 0,63333
Cho nên một số học sinh còn lúng túng trong việc lấy số chữ số trong phần thập phân của thương, các em còn nhầm lẫn giữa việc lấy 2 chữ số ở phần thập phân của tỉ số phần trăm với lấy 2 chữ số ở thương.
	4. Nguyên nhân của những khó khăn
	4.1. Đối với giáo viên:
	- Trong giảng dạy giáo viên còn chưa coi trọng việc phân loại kiến thức, còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động mà còn thuyết trình giảng giải nhiều.
	- Sau mỗi dạng bài của toán tỉ số phần trăm, giáo viên chưa coi trọng việc khái quát chung cách giải cho mỗi dạng bài và chưa cho học sinh luyện tập thực hành nhiều trong các giờ luyện để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
	- Giáo viên vẫn còn lệ thuộc vào SGK nên thường dạy một cách rập khuôn, máy móc, chưa có sự sáng tạo
	- Giáo viên chưa khai thác hết thế mạnh của việc sử dụng các sơ đồ, các hình vẽ minh hoạ hay các phiếu học tập cho mỗi bài toán về tỉ số phần trăm trong việc hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán.
	4.2.Đối với học sinh:
- Toán về tỉ số phần trăm là một dạng toán rất khó đối với học sinh nhưng
 nó lại là một mảng kiến thức rất quan trọng và có nhiều ứng dụng trong thực tế 
 thế nhưng số tiết học dành cho dạng toán này lại quá ít.
	- Những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực nhưng lại rất trừu tượng do học sinh phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: Đạt một số phần 
trăm chỉ tiêu, vượt kế hoạch,doanh thu, vượt chỉ tiêu, tiền lãi, lãi suất, giảm giáđòi hỏi học sinh phải có năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí, cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề nhưng thực tế học sinh Tiểu học khả năng tiếp thu kiến thức mang tính trừu tượng của các em còn nhiều hạn chế.
	- Học sinh còn chưa hiểu rõ được bản chất của bài toán, không nắm vững ý nghĩa của tỉ số phần trăm, chưa hiểu được mối quan hệ giữa 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm, việc nắm bắt các kiến thức cơ bản về tỉ số phần trăm của các em còn chưa sâu, việc vận dụng kiến thức cơ bản vào thực hành còn theo một khuôn mẫu có sẵn.
	Xuất phát từ những khó khăn, nguyên nhân trên của giáo viên và học sinh tôi đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh có kĩ năng tốt khi giải các dạng toán về tỉ số phần trăm như sau:
III. Các biện pháp thực hiện rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh:
	1. Nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình SGK theo mô hình VNEN
Giáo viên phải nắm vững nội dung SGK, chương trình khối lớp mình đang dạy, đặc biệt là SGK theo mô hình trường học mới VNEN có nhiều điểm khác so với SGK hiện hành để giúp giáo viên định hướng và xây dựng các kế hoạch dạy học phù hợp
	Đối với dạng toán tỉ số phần trăm ở lớp 5 được giới thiệu từ tuần 15, các kiến thức về tỉ số phần trăm được dạy trong 11 tiết bao gồm 8 tiết bài mới, một số tiết luyện tập, ôn tập gồm một số bài tập củng cố được sắp xếp xen kẽ trong các tiết luyện tập của một số nội dung kiến thức khác. Nội dung bao gồm các kiến thức sau:	
STT
Bài
Nội dung
Mục tiêu
1
Bài 48
Giới thiệu về tỉ số phần trăm
- Nhận biết về tỉ số phần trăm.
- Viết được phân số dưới dạng tỉ số phần trăm
2
Bài 49
Giải toán về tỉ số phần trăm.
- Biết tìm tỉ số phần trăm của hai số
- Giải được bài toán về tỉ số phần trăm
3
Bài 50
Giải toán về tỉ số phần trăm
- Biết cách tìm giá trị một số % của 1 số.
- Giải được bài toán về tìm giá trị một số % của 1 số.
4
Bài 51
Giải toán về tỉ số phần trăm
- Biết tìm một số khi biết giá trị 1 số % của số đó.
- Giải được bài toán về tìm một số khi biết giá trị 1 số% của số đó.
5
Bài 52
Em ôn lại những gì đã học
 Giải được các bài toán liên quan đến tỉ số %
6
Bài 53
Em ôn lại những gì đã học
 Giải được các bài toán liên quan đến tỉ số %
 Như vậy qua bảng tổng hợp kiến thức trên ta thấy: Giải các bài toán về tỉ số phần trăm(Gồm 3 dạng), các dạng toán này rất khó nhưng chỉ được học trong 8 tiết. Trong có 6 tiết đầu phân thành 3 dạng cơ bản, còn 2 tiết ( bài 53, bài 54) là kiến thức luyện tập, tổng hợp cả 3 dạng trên nên kiến thức rất nặng đối với học sinh. Vì vậy yêu cầu người giáo viên phải xác định rõ yêu cầu về nội dung, mức độ, mục tiêu cũng như phương pháp dạy học nội dung này. Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức cũng như tiêu chí đánh giá phù hợp với với yêu cầu môn học, giờ học, phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh để giúp các em hiểu và vận dụng vào thực hành đạt kết quả tốt nhất.
Nắm vững nội dung, chương trình dạy học còn giúp giáo viên xác lập mối liên quan giữa các kiến thức toán học với nhau như mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân và số thập phân, từ đó hỗ trợ cho việc dạy học về toán tỉ số phần trăm đạt hiệu quả hơn.
	Ví dụ: Khi dạy bài 52 “ Em ôn lại những gì đã học” ( Trang 84 - Tập 1B)
	Đây là tiết học tổng hợp cả 3 dạng toán tỉ số phần trăm đã học, kiến thức bài này rất nặng thậm chí là rất khó với học sinh nhưng lại có nhiều ứng dụng trong thực tế như tính tiền khi mua hàng được khuyến mại giảm giá hay tìm số tiền lãi khi gửi tiết kiệm. Xác định rõ được mức độ kiến thức cũng như mục tiêu của bài này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố lại kiến thức của bài này vào các giờ luyện Toán trong tuần để các em nắm vững kiến thức bài hơn.	
2. Giúp học sinh phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa tỉ số và tỉ số phần trăm
	Muốn cho học sinh hiểu và giải được các dạng toán về tỉ số phần trăm, trước hết giáo viên cần cho học sinh hiểu " Thế nào là tỉ số của 2 số" và " Thế nào là tỉ số phần trăm"; Tỉ số và tỉ số phần trăm khác nhau ở chỗ nào. Cụ thể:
	- Giáo viên cần củng cố về tỉ số đã học ở lớp 4: Là thương của phép chia số thứ nhất cho số thứ hai thường được viết dưới dạng phép chia hoặc phân số và phân biệt sự khác nhau giữa tỉ số và tỉ số phần trăm bằng cách tổ chức cho các nhóm trong lớp thảo luận nội dung các câu hỏi sau:
	+ Viết tỉ số của hai số dưới dạng phân số?
	+ Viết các tỉ số dưới dạng phân số có mẫu số là 100?
	+ Nêu cách viết phân số thập phân thành tỉ số phần trăm?
	+ Nêu nhận xét về sự khác nhau giữa tỉ số và tỉ số phần trăm?
	- Sau đó, giáo viên khái quát lại kiến thức cho học sinh. Chẳng hạn:
+ Tỉ số của 2 và 5 là 2 : 5 hoặc Như vậy : , , đều là tỉ số
+ Phân số có mẫu số là 100 ( Đây là phân số thập phân) . Nên phân số ta viết thành là 50%. Đây chính là tỉ số phần trăm.
	Như vậy, học sinh hiểu được rằng: Tỉ số phần trăm khác tỉ số ở chỗ: Mẫu số của phân số phải là 100, nên ta qui ước viết tỉ số phần trăm như sau:
 ta viết " 20" thêm kí hiệu % vào bên phải thành 20% Đọc là : Hai 
 mươi phần trăm và cũng có thể viết ngược 20% thành phân số thập phân .
	+ Sau đó giúp học sinh hiểu được rằng: Tỉ số có thể biểu diễn dưới dạng tỉ số phần trăm.
	Ví dụ: Viết phân số, tỉ số thành phân số, tỉ số có mẫu số là 100.
Tức là: = tức là 40%. Nhưng trong thực tế, không phải tỉ số nào cũng dễ dàng viết thành tỉ số phần trăm như tỉ số mà có trường hợp khi 
 viết thành tỉ số phần trăm của 2 số ta phải tuân theo qui tắc như sách HD học Toán 5 đã nêu.
	Từ đó, giúp học sinh hiểu một cách ngắn gọn: Tỉ số của số thứ nhất so với số thứ hai là X % ( X là số thập phân), nếu thương của số thứ nhất và số thứ hai bằng thương của X và 100.
	Tức là: Số thứ 1 : Số thứ 2 = X : 100
	3. Hướng dẫn học sinh nắm chắc qui trình giải 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm
	Trước hết, giáo viên phải hiểu rằng “ Giải toán về tỉ số phần trăm” có cấu trúc riêng và phương pháp giải riêng, các bài toán về tỉ số phần trăm đa phần đều khó, phức tạp. Do vậy để học sinh giải được dạng toán này, giáo viên cần phải giúp học sinh xác định đúng và nắm chắc các dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
	Giống như với tỉ số, trong khái niệm tỉ số phần trăm cũng có 3 yếu tố: Số thứ 1, số thứ 2 và tỉ số phần trăm của số thứ 1 so với số thứ 2. Vì vậy sẽ có 3 bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm , đó là:
	+ Tìm tỉ số phần trăm của 2 số ( Dạng 1)
	+ Tìm số thứ nhất.Tức là tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước (Dạng 2).
	+ Tìm số thứ hai. Tức là tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó ( Dạng 3).
	3.1. Đối với dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của 2 số
	* Giáo viên cần cho học sinh nắm chắc và hiểu được 3 bước tính cơ bản:
	- Bước 1: Tìm thương của a và b
	- Bước 2: Nhân nhẩm thương đó với 100 
- Bước 3: Viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.
	Ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của hai số 3 và 6
	+ Để khắc phục những lỗi sai ở bước 1 của học sinh ở dạng này như đã nêu, giáo viên cần giúp học sinh hiểu: 6 là đơn vị so sánh còn 3 là đối tượng đem ra so sánh, nên phép tính đúng phải được viết là: 3 : 6
+ Để khắc phục lỗi thực hiện bước thứ 2 của qui tắc còn nhầm lẫn của học sinh, giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ, đọc nhiều lần qui tắc tìm tỉ số phần trăm của 2 số để học sinh hiểu được cách viết phép tính đúng đồng thời giáo viên cần
 phân tích cho học sinh thấy rõ 3 bước tính của qui tắc như sau:
	Ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của hai số 3 và 6
	- Bước 1: 3 : 6 = 0,5
	- Bước 2: 0,5 x 100 = 50
- Bước 3: Vậy tỉ số phần trăm của 3 và 6 là 50%
	* Sau khi học sinh hiểu được bản chất của qui tắc nên hướng dẫn học sinh viết gọn lại như sau:
	 3 : 6 = 0,5 
 0,5 = 50%
	* Áp dụng cách tìm tỉ số phần trăm của hai số vào bài toán có lời văn. 
Ví dụ: Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học si

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giai_toan_ty_so_phan_tram_cho_h.doc