SKKN Khắc phục một số sai lầm thường gặp khi thực hiện các phép tính với số thập phân nhằm nâng bậc học sinh chưa hoàn thành ở môn toán lớp 5

SKKN Khắc phục một số sai lầm thường gặp khi thực hiện các phép tính với số thập phân nhằm nâng bậc học sinh chưa hoàn thành ở môn toán lớp 5

Trong các bậc học, Tiểu học là bậc học có tầm quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như trong đời sống của xã hội, là nền móng cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Trường Tiểu học là một mô hình nhà trường thế hệ mới, mô hình nhà trường được thiết kế tổng thể hoàn chỉnh, hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi, có chất lượng giáo dục cao và toàn diện, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, yêu cầu của xã hội.

Trong các môn học ở trường Tiểu học hiện nay, mỗi môn học đều có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó góp phần vào việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức phù hợp với thời đại mới. Cũng như các môn học khác môn Toán có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của trẻ Tiểu học, với tư cách là một môn khoa học nó cùng với các môn học khác góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Xuất phát từ mục đích giáo dục, mục tiêu cấp học, yêu cầu kiến thức, kĩ năng tối thiểu về môn Toán cho các em, chúng ta nhận thức được rằng môn Toán ở Tiểu học giúp các em rèn luyện những kĩ năng tính toán cơ bản để có thể vận dụng trong cuộc sống hằng ngày đồng thời là tiền đề để các em học lên cấp trên. Thông qua môn toán hình thành cho các em kiến thức cơ bản ban đầu về các mặt phát triển trí tuệ, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tìm kiếm, khám phá và nắm vững hệ thống tri thức toán học và những kĩ năng cơ bản cần thiết. Bồi dưỡng cho các em niềm tin trong hoạt động học tập. Cụ thể là các kiến thức về số học, các phép tính với số tự nhiên, các yếu tố về đại lượng, hình học, đại số và giải toán.

Các kiến thức ban đầu của toán học sẽ có nhiều ứng dụng trong cuộc sống thường ngày của các em như trong học tập, trong lao động sản xuất. Nó giúp các em nhận biết được mối quan hệ về hình dạng và số lượng của thế giới xung quanh các em. Những kiến thức này sẽ giúp các em học tốt môn Toán ở Tiểu học đồng thời làm cơ sở cho các em học tiếp lên các lớp trên. Hình thành một số kĩ năng ban đầu về số tự nhiên như đọc, viết, so sánh, tính toán và nhận biết hình, hình thành cho các em các thao tác tổng hợp so sánh, trừu tượng hóa đến khái quát hóa trí tưởng tượng không gian, phát triển trí thông minh, biết suy nghĩ độc lập, sáng tạo linh hoạt.

 

docx 20 trang thuychi01 14855
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khắc phục một số sai lầm thường gặp khi thực hiện các phép tính với số thập phân nhằm nâng bậc học sinh chưa hoàn thành ở môn toán lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
4
II. THỰC TRẠNG
4
1. Thực trạng của địa phương
4
2. Thực trạng của nhà trường
4
3. Nguyên nhân của thực trạng
5
4. Kết quả của thực trạng
9
III. GIẢI PHÁP
9
1.Giải pháp chung
9
2. Một số biện pháp khắc phục khi thực hiện các phép tính với số thập phân 
10
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
15
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
16
II. KIẾN NGHỊ
17
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các bậc học, Tiểu học là bậc học có tầm quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như trong đời sống của xã hội, là nền móng cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Trường Tiểu học là một mô hình nhà trường thế hệ mới, mô hình nhà trường được thiết kế tổng thể hoàn chỉnh, hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi, có chất lượng giáo dục cao và toàn diện, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, yêu cầu của xã hội.
Trong các môn học ở trường Tiểu học hiện nay, mỗi môn học đều có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó góp phần vào việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức phù hợp với thời đại mới. Cũng như các môn học khác môn Toán có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của trẻ Tiểu học, với tư cách là một môn khoa học nó cùng với các môn học khác góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Xuất phát từ mục đích giáo dục, mục tiêu cấp học, yêu cầu kiến thức, kĩ năng tối thiểu về môn Toán cho các em, chúng ta nhận thức được rằng môn Toán ở Tiểu học giúp các em rèn luyện những kĩ năng tính toán cơ bản để có thể vận dụng trong cuộc sống hằng ngày đồng thời là tiền đề để các em học lên cấp trên. Thông qua môn toán hình thành cho các em kiến thức cơ bản ban đầu về các mặt phát triển trí tuệ, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tìm kiếm, khám phá và nắm vững hệ thống tri thức toán học và những kĩ năng cơ bản cần thiết. Bồi dưỡng cho các em niềm tin trong hoạt động học tập. Cụ thể là các kiến thức về số học, các phép tính với số tự nhiên, các yếu tố về đại lượng, hình học, đại số và giải toán.
Các kiến thức ban đầu của toán học sẽ có nhiều ứng dụng trong cuộc sống thường ngày của các em như trong học tập, trong lao động sản xuất. Nó giúp các em nhận biết được mối quan hệ về hình dạng và số lượng của thế giới xung quanh các em. Những kiến thức này sẽ giúp các em học tốt môn Toán ở Tiểu học đồng thời làm cơ sở cho các em học tiếp lên các lớp trên. Hình thành một số kĩ năng ban đầu về số tự nhiên như đọc, viết, so sánh, tính toán và nhận biết hình, hình thành cho các em các thao tác tổng hợp so sánh, trừu tượng hóa đến khái quát hóa trí tưởng tượng không gian, phát triển trí thông minh, biết suy nghĩ độc lập, sáng tạo linh hoạt.
Số học là một nội dung cơ bản và chiếm nhiều thời lượng nhất của chương trình môn Toán ở Tiểu học, nó được rải đều tất cả các khối lớp và được nâng cao dần về mức độ. Từ khi bước vào lớp 1 cho đến lớp 4 các em đã được học kĩ về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên. Bước lên lớp 5 các em được học tiếp số thập phân và các phép tính với số thập phân. Việc nắm chắc được các phép tính trên số thập phân sẽ giúp các em vận dụng tốt trong việc thực hiện các dạng toán khác như: giải toán, chu vi, diện tích, thể tích các hình, toán về số đo thời gian, toán chuyển động, tỉ số phần trăm... 
 Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 5 và trên thực tế ở lớp 5C do tôi chủ nhiệm trong năm học 2016- 2017 này, tôi nhận thấy học sinh thường gặp những vướng mắc khi thực hiện các phép tính về số thập phân trước tiên là do kĩ năng tính toán trên số tự nhiên chưa thành thạo, hơn nữa các em chưa nắm vững cấu tạo của số thập phân, các hàng đơn vị của số thập phân dẫn đến khi thực hiện các phép tính về số thập phân thì các em thường đặt số sai, tách kết quả tìm được chưa đúng, quên ghi dấu phẩy ở kết quả dẫn đến khi thực hiện các phép tính về số thập phân các em thường lúng túng và hay bị sai. Trước thực trạng đó, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên đứng lớp 5 là làm thế nào để học sinh thực hiện tốt các phép tính với số thập phân, làm thế nào để các em có thể sử dụng kiến thức cơ bản một cách linh hoạt ở từng trường hợp cụ thể. 
Ngoài ra, chất lượng học sinh cuối cấp là thước đo hiệu quả công tác của giáo viên lớp 5 trong cả một năm học; của nhà trường trong cả một khóa học. Song thực tế trong cuộc sống luôn có khoảng cách, khác biệt giữa thành phố với nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi. Đó là môi trường sống, điều kiện kinh tế, suy nghĩ, nhận thức của phụ huynh học sinh, thời gian học của các em. Lại thêm một trăn trở cho giáo viên khi muốn nâng bậc học sinh chưa hoàn thành.
Đặt cho mình nhiệm vụ tháo gỡ những khó khăn trên, bản thân đã nghiên cứu và đề xuất biện pháp: “ Khắc phục một số sai lầm thường gặp khi thực hiện các phép tính với số thập phân nhằm nâng bậc học sinh chưa hoàn thành ở môn toán lớp 5 ’’.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu tổng thể nội dung và phương pháp dạy- học các phép tính với số thập phân trong chương trình toán lớp 5 ở tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng dạy - học các phép tính với số thập phân ở lớp 5 trường tiểu học.
- Tìm hiểu những sai lầm thường gặp và đề xuất một số kĩ thuật thực hiện các phép tính với số thập phân để khắc phục các sai lầm đó nhằm nâng bậc học sinh chưa hoàn thành ở môn toán lớp 5 trường tiểu học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Việc thực hiện các phép tính với số thập phân của học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Ngọc Trung, Ngọc Lặc.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan tới vấn đề để rút ra những nhận xét, đánh giá và đưa ra các quan điểm của bản thân.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương trình môn Toán lớp 5 có 175 tiết học, trong đó nội dung về số thập phân được học từ tiết thứ 32 đến tiết thứ 73 của chương trình. Những kiến thức và kĩ năng về số thập phân được vận dụng trong quá trình học các nội dung toán tiếp theo như: tỉ số phần trăm; chu vi, diện tích, thể tích các hình; toán chuyển động, ... Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày việc sử dụng các các phép tính với số thập phân vào trong hoạt động thực tế là vấn đề không thể thiếu, nó được ứng dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực: Trắc địa, qui hoạch đất đai, ruộng vườn. Vì vậy ngay từ khi học sinh mới bắt đầu tiếp xúc với dạng toán này với một số liệu nhỏ, thực tế, dễ tính, dễ nhớ... giáo viên cần phải hình thành cho các em kỹ năng tính toán thành thạo. 
Định hướng chung của phương pháp dạy học Toán 5 là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh [2]. Song với mục đích giúp học sinh chưa hoàn thành có thể thực hiện các phép tính trên số thập phân một cách thành thạo, bằng cách dựa trên cách thực hiện các phép tính trên số tự nhiên. Khi dạy, giáo viên cần nhấn mạnh sự khác nhau giữa số tự nhiên và số thập phân để khi thực hiện các phép tính với số thập phân sao cho có hiệu quả hơn. Từ đó, giúp các em rèn luyện kỹ năng trong tính toán để làm các bài toán phức tạp hơn trên số thập phân.
II. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng của địa phương
Ngọc Trung là xã vùng xa của huyện Ngọc Lặc, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, địa hình tương đối phức tạp nên điều kiện để phát triển kinh tế của nhân dân có nhiều mặt hạn chế. Toàn xã có gần 40% hộ nghèo, đại đa số nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trong đó trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi với loại cây chủ lực là cây luồng, mía, cho nên vẫn còn một bộ phận dân cư trình độ dân trí còn thấp nên sự đầu tư và quan tâm đến việc học tập của con em chưa có, chủ yếu phó mặc cho nhà trường. Mục tiêu học tập vì ngày mai lập nghiệp chưa cao, vì vậy cũng rất khó khăn cho cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Thực trạng của nhà trường
2.1.Về giáo viên
 * Thuận lợi:
- Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, tâm huyết với nghề. Trình độ chuyên môn chuẩn và có nhiều giáo viên được đào tạo trên chuẩn. Có nhiều giáo viên đã nhiều lần từng đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
- Nhà trường quan tâm tạo điều kiện về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất, trang 
[2]. SGV Toán 5, NXB Giáo dục Tr.13.
thiết bị dạy học. Hai tuần một lần, tổ khối sinh hoạt chuyên môn đều đặn, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên đi sâu vào thảo luận về phương pháp, hình thức dạy học. Những ý kiến, kinh nghiệm hay trong tổ, khối thường được đưa ra để cùng nhau học tập và vận dụng trong giảng dạy.
* Khó khăn
 - Đa số giáo viên ở xa trên 10 km nên ảnh hưởng nhiều đến thời gian quan tâm, kèm cặp học sinh.
2.2. Về học sinh
*Thuận lợi
- Lớp 5C tôi chủ nhiệm có 28 học sinh, hầu hết các em đều là con em trên địa bàn xã Ngọc Trung.
- Học sinh có đủ sách vở, đồ dùng cần thiết cho học tập. 
- Cách thực hiện các phép tính trên số thập phân có nhiều điểm tương đồng với cách thực hiện các phép tính trên các số tự nhiên.
- SGK xây dựng các thuật toán rất hay. Khi hình thành kiến thức các phép tính trên số thập phân đều kế thừa phép tính trên số tự nhiên.
* Khó khăn
- 100% học sinh là con em gia đình nông nghiệp nên ít được sự quan tâm của gia đình.
- Thời gian học tập của các em còn hạn chế chủ yếu chỉ là thời gian học trên lớp, nhiều em còn phải nghỉ học buổi chiều để giúp đỡ gia đình. 
- Đa số các em chưa có ý thức tự giác về học tập. Việc học của các em còn cần phải có người nhắc nhở.
- Nhiều em chưa nắm vững kiến thức, kĩ năng thực hành 4 phép tính với số tự nhiên nên khó khăn trong quá trình thực hành 4 phép tính với số thập phân.
3. Nguyên nhân của thực trạng
3.1. Nguyên nhân thứ nhất (Về phía chính quyền địa phương):
	Công tác tuyền truyền các chủ trương chính sách mới về giáo dục chưa nhiều. Đặc biệt công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương có lúc chưa thực sự được phát huy đúng mức, sự hỗ trợ của cộng đồng còn hạn chế. 
3.2. Nguyên nhân thứ hai (Về phía gia đình học sinh): 
	Đời sống kinh tế của gia đình các em học sinh yếu hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em thuộc diện hộ nghèo; Bố mẹ không có việc làm ổn định, thu nhập thấp, chủ yếu dựa vào cây lúa nước. Những học sinh này phần đa đều ở xa khu dân cư, điều kiện kinh tế gia đình lại không đủ để mua các phương tiện nghe nhìn, cho nên việc tiếp cận với những thông tin đại chúng qua ti vi, đài, báo không có. Một số trường hợp do điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa để con lại cho ông bà, cô, dì, chú, bác nuôi nên việc nhắc nhở các em đi học chuyên cần cũng như học bài và rèn luyện kỹ năng sống của con em ít được quan tâm đôn đốc chưa quan tâm đến sự tự tin, tính kiên trì, tính tổ chức, khả năng hoà nhập, khả năng 
thích nghi của các em. 
3.3.Nguyên nhân thứ ba (Về phía giáo viên): 
	Trong quá trình dạy học các thầy, cô giáo hầu hết ở xa trường ảnh hưởng một phần không nhỏ về thời gian. Một số giáo viên kinh nghiệm còn ít, việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thực sự linh hoạt nên chưa gây hứng thú cũng như nhu cầu học cho trẻ, nhất là học sinh chưa hoàn thành.
3.4.Nguyên nhân thứ tư (Về phía học sinh): 
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy ở lớp 5, tôi thấy học sinh khi thực hiện các phép tính trên số thập phân thường sai do những nguyên nhân sau:
a) Đối với phép cộng và phép trừ:
* Sai do tính nhầm, nhớ nhầm hoặc không nhớ do kĩ năng cộng, trừ số tự nhiên chưa thành thạo:
 Ví dụ:
-
+
 5,78 73,56
 2,56	 36,2
 7,24 45,36 
* Sai do quên ghi dấu phẩy ở kết quả: 
 Ví dụ: 
-
+
 6,73 56,98
 2,18	 4,23
 8 91 52 75 
* Sai do đặt tính chưa đúng:
Ví dụ:
-
 +
 3,38	 79	
 6,1 4,5
 3,99	 3,4 
 +
 -
 	 6 56,7	
 15,3 	 6
 15,9 56,1 
* Sai khi trừ số tự nhiên cho số thập phân học sinh quên (hoặc không biết cách) mượn để trừ:
 Ví dụ:
-
 78
 42,26
 36,26 
b) Đối với phép nhân:
* Sai do kĩ năng nhân số tự nhiên chưa thành thạo:
 Ví dụ:
x
 29,5 
x
 x 4,3
 685
 960
 102,85
* Sai do không đánh dấu phẩy ở kết quả:
 Ví dụ:
x
 73,5 
x
 x 4,6
 4410
 2940
 33810
* Sai do đếm và tách số chữ số ở phần thập phân của kết quả lại thực hiện từ trái qua phải:
 Ví dụ :
x
 39,6
 4,2
 792
 15 84
 16,632 
* Sai do học sinh đánh dấu phẩy ở kết quả thẳng cột như đối với phép cộng và phép trừ:
 Ví dụ:x
 43,7 
x
 x 6,2
 874
 2622
 2709,4
* Sai do không xác định được vị trí chuyển dấu phẩy (sang phải hay sang trái )ở phần thập phân khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ... 
 Ví dụ : 
 67,19 x 0,1 = 671,9 
* Sai do nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ... khi chuyển dấu phẩy sang trái mà hết các chữ số thì bỏ luôn dấu phẩy:
 Ví dụ : 
 78,24 x 0,01 = 7824 
c) Đối với phép chia:
* Sai do kĩ năng chia số tự nhiên chưa thành thạo:
 Ví dụ: 
 87,5 25
 37 21,41
 125
 25
 0
* Sai do học sinh không đánh dấu phẩy vào thương khi chia số tự nhiên cho số tự nhiên có dư thêm 0 vào bên phải số dư để chia tiếp:
 Ví dụ: 
 35 2
 15 175
 10
 0
* Sai do học sinh không đánh dấu phẩy vào thương khi chia đến chữ số đầu tiên của phần thập phân:
 Ví dụ:
 8,37 3
 2 3 279
 27 
 0
* Sai do học sinh không thêm 0 vào số bị chia khi bỏ dấu phẩy ở số chia :
 Ví dụ:
 7 3 ,5
 70 0,2
 0
* Sai do học sinh chuyển dấu phẩy không đúng:
 Ví dụ:
 1,02,5 2,5
 25 4,1
 0
*Sai do xác định số dư không chính xác:
 Ví dụ:
 87,45 17
 024 5,14(dư 7)
 75
 7 
* Sai do không xác định được vị trí chuyển dấu phẩy ở phần thập phân khi chia một số thập phân cho 10; 100; 1000; ... hoặc khi chuyển dấu phẩy sang trái mà hết các chữ số thì bỏ luôn dấu phẩy: 
 Ví dụ : 
 43,21 : 10 = 432,1 43,2 : 100 = 4321 
4. Kết quả của thực trạng:
	Qua việc khảo sát chất lượng tháng 10 năm học 2016 – 2017, kết quả môn Toán khối 5 đạt được như sau: 
Lớp
Sĩ số
 Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
27
3
11,1%
18
66,7%
6
22,2%
5B
30
6
20%
20
66,7%
4
13,3%
5C
28
1
3,6%
20
71,4%
7
25%
Từ thực trạng trên, tôi đã vận dụng một số kĩ thuật thực hiện các phép tính với số thập phân nhằm khắc phục những sai lầm thường gặp để nâng cao chất lượng môn Toán đồng thời nâng bậc học sinh chưa hoàn thành ở lớp 5C trường Tiểu học Ngọc Trung.
III. GIẢI PHÁP 
1.Giải pháp chung:
1.1. Trong quá trình dạy kiến thức mới
- Chú ý đến từng đối tượng học sinh để có phương pháp dạy phù hợp, tránh áp đặt mà phải để học sinh làm quen từ từ với kiến thức mới đó.
- Dạy học phân hóa theo đối tượng để dễ truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng 
cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh cách phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới một cách chủ động.
- Xác định được sự giống nhau và khác nhau giữa các phép tính về số thập phân với các phép tính về số tự nhiên. Khi dạy giáo viên phải đặc biệt nhấn mạnh ở chỗ khác nhau đó. 
- Lường trước những sai sót của học sinh để có hướng và biện pháp khắc phục.
- Tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong mọi đối tượng học sinh.
1.2. Trong quá trình dạy luyện tập – thực hành
- Giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan trong bài học. Thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ đã học.
- Cho học sinh thực hành cách diễn đạt các thông tin bằng lời, bằng kí hiệu.
- Trong khi thực hành luyện tập giáo viên cần tổ chức và động viên học sinh ở mọi mức độ đều phải tham gia tích cực vào hoạt động thực hành, nhằm giúp mọi học sinh nhận ra được kiến thức mới và quy trình vận dụng kiến thức đó vào trong thực tiễn các dạng bài tập khác nhau.
- Thường xuyên cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau kết quả luyện tập -thực hành nhằm giúp các em khắc sâu hơn kiến thức đó, đồng thời phát hiện và sửa chữa những sai sót của bản thân. 
2. Một số biện pháp khắc phục khi thực hiện các phép tính với số thập phân 
2.1. Đối với phép cộng và phép trừ:
* Trường hợp học sinh sai vì tính nhầm, nhớ nhầm hoặc không nhớ do kĩ năng cộng, trừ số tự nhiên chưa thành thạo thì trước khi dạy về cộng, trừ số thập phân, giáo viên cho học sinh củng cố kĩ năng cộng, trừ số tự nhiên:
 Ví dụ:
-
+
 578 7356
 256	 3621
 834 3735 
-
+
 5,78 73,56
 2,56	 36,21
 8,34 37,35 
* Trường hợp học sinh sai vì quên ghi dấu phẩy ở kết quả thì cho học sinh tìm ra sự khác biệt khi ghi kết quả phép cộng, trừ số các tự nhiên và cộng, trừ các số thập phân, đó là ghi dấu phẩy ở kết quả đối với cộng, trừ các số thập phân: đối với phép cộng viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng; đối với phép trừ viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ : 
 Ví dụ: 
-
+
 673 5698
 218	 423
 891 5275 
-
+
 6,73 56,98
 2,18	 4,23
 8,91 52,75 
* Trường hợp học sinh sai do đặt tính chưa đúng thì trước khi thực hiện phép tính, giáo viên củng cố lại cho học sinh cấu tạo của số thập phân, các hàng của số thập phân; sau đó hướng dẫn các em đặt các chữ số ở cùng hàng thẳng cột với nhau:
Ví dụ:
-
 +
 3,38	 79	
 6,1 4,5
 9,48	 74,5 
 +
 -
 	 6 56,7	
 15,3 	 6
 21,3 50,7 
* Trường hợp trừ số tự nhiên cho số thập phân, học sinh không biết mượn để trừ, trước hết giáo viên củng cố lại cho học sinh kiến thức về số thập phân bằng nhau, rồi chuyển số tự nhiên thành số thập phân có số các chữ số ở phần thập phân bằng nhau, sau đó mới thực hiện phép trừ :
 Ví dụ:
-
 78,00
 42,26
 35,74
2.2. Đối với phép nhân:
* Trường hợp học sinh sai do kĩ năng nhân số tự nhiên chưa thành thạo thì trước khi dạy về nhân số thập phân, giáo viên cho học sinh củng cố kĩ năng nhân số tự nhiên:
 Ví dụ:
x
x
 295 29,5 
x
 43 x 4,3 
 885 885
 1180 1180
 12685 126,85
 * Trường hợp học sinh sai do không đánh dấu phẩy ở kết quả thì giáo viên cho học 
sinh so sánh điểm giống và khác giữa nhân số tự nhiên và nhân số thập phân để thấy được: 
- Điểm giống phép nhân số tự nhiên là ở cách đặt tính, tính và cộng các tích riêng.
- Điểm khác phép nhân số tự nhiên là đếm số chữ số ở phần thập phân của các thừa số xem có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái, đánh dấu phẩy ở chỗ tách đó.
 Khi dạy, giáo viên cần chú ý nhấn mạnh bước khác nhau này cho học sinh. 
 Ví dụ:
x
x
 735 73,5 
x
 46
x
 x 4,6
 4410 4410
 2940 2940
 33810 338,10
* Trường hợp học sinh sai do đếm và tách số chữ số ở phần thập phân của kết quả lại thực hiện từ trái qua phải thì trước hết giáo viên củng cố lại cho học sinh cấu tạo của số thập phân, xác định phần nguyên và phần thập phân của mỗi thừa số. Sau đó nhấn mạnh thao tác đếm và tách (như trường hợp ở trên):
 Ví dụ :
x
 39,6
 4,2
 792
 15 84
 166,32 
* Trường hợp học sinh sai do đánh dấu phẩy ở kết quả thẳng cột như đối với phép cộng và phép trừ thì giáo viên cần nhấn mạnh thao tác đếm và tách ở phép nhân (đếm số chữ số ở phần thập phân của các thừa số xem có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số), đồng thời cho học sinh so sánh sự khác nhau khi đánh dấu phẩy ở kết quả của phép nhân và phép cộng, phép trừ:
 Ví dụ:
x
 43,7 
x
 x 6,2
 874
 2622
 270,94
* Trường hợp học sinh sai do không xác định được vị trí chuyển dấu phẩy ở phần thập phân khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ...: Khi dạy dạng này giáo viên nên đưa song song với ví dụ về nhân một số thập phân với 10; 100; 1000; ...để học sinh thấy được sự đối lập giữa hai phép tính này. Học sinh chỉ ra được khi nhân một số thập phân với 10; 100; 1000; ...dấu phẩy chuyển sang bên phải thì khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ...dấu phẩy chuyển sang bên trái (trong thực tế khi học sinh nhân một số thập phân với 10; 100; 1000; ... thường không sai nên không cần hướng dẫn kĩ dạng này): 
 Ví dụ : 67,19 x 10 = 671,9 67,19 x 0,01 = 6,719 
* Trường hợp học sinh sai do nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ... khi chuyển dấu phẩy sang trái mà hết các chữ số thì bỏ luôn dấu phẩy (kết quả là số tự nhiên), lúc này giáo viên cần nhấn mạnh để học sinh hiểu “chỉ có trường hợp chuyển dấu phẩy sang phải thì kết quả mới có thể là số tự nhiên, còn trường hợp chuyển dấu phẩy sang trái thì kết quả luôn là số thậ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_khac_phuc_mot_so_sai_lam_thuong_gap_khi_thuc_hien_cac_p.docx