SKKN Biện pháp chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thông qua tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn

SKKN Biện pháp chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thông qua tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn

Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới

vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng

giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”

Câu nói của Bác nhắc chúng ta cần quan tâm đến thế hệ trẻ, những búp

măng non, tương lai của đất nước. Là lớp người kế tục sự nghiệp của thế hệ đi

trước và chủ động sáng tạo cái mới để gánh vác mọi công việc trong tương lai,

xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh. Chính vì vậy, chúng ta phải đảm bảo

cho mọi trẻ em sinh ra đều có quyền bình đẳng được học tập, chăm sóc, nuôi

dưỡng và phát triển.

Khi xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về con người mới ngày càng

cao và hoàn thiện hơn. Vì tương lai tươi sáng của trẻ em thì ngay từ tuổi ấu thơ

chúng ta phải tạo điều kiện cho trẻ được hưởng nền giáo dục phù hợp với nhu

cầu của đất nước, hiện đại theo sự phát triển của thế giới và toàn diện về mọi

mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Không những thế mà còn phải năng động, sáng tạo tự

tin.

Ở trường mầm non trẻ được phát triển theo năm lĩnh vực, trong đó giáo

dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thực hiện mục

tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ. Bởi nhiệm vụ của giáo dục thể chất nó kết hợp

cả Chăm sóc, Nuôi dưỡng, Giáo dục trẻ. Trẻ lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ đang

trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non

yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt

nếu như được chăm sóc một cách hợp lý.

Bên cạnh đó, sự phát triển của vận động là một lĩnh vực quan trọng trong

sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ và sự phát triển này bắt đầu ngay từ giai

đoạn sơ sinh. Trẻ nhỏ thường phát triển vận động theo một “khuôn mẫu” hoặc

theo một trình tự nhất định. Ở từng thời điểm nhất định, trẻ đạt tới những mốc

phát triển như: biết tự ngồi, tự đứng và tự bước đi. Vận động là cách để kích

thích trí thông minh, trẻ càng vận động nhiều càng nhanh chóng biết nói, biết đi.

Khi bé vận động trí thông minh của bé được phát triển vừa hài hòa, vừa toàn

diện, vì khi vận động bé phải kết hợp rất nhiều kĩ năng: mắt nhìn, tai nghe, chân

tay phối hợp . Đó là cách để các tế bào thần kinh kết nối với nhau. Càng nhiều

sự kết nối trẻ càng thông minh. Khi trẻ lớn lên, vận động vẫn là cách tốt nhất để

tăng cường hệ miễn dịch, và tất cả các hoạt động của nội tạng trong cơ thể. Vận

động cũng là cơ hội để giao tiếp hiệu quả với người khác. Điều này tối ưu nhất

khi vận động ngoài trời, đặc biệt là vận động trong không gian xanh. Nó giúp trẻ

quan tâm tới thiên nhiên, tới thế giới bên ngoài, kích thích sự tò mò, sự tương

tác, cải thiện sự nhạy cảm của trẻ.

pdf 28 trang thuychi01 6280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thông qua tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
TT TIÊU ĐỀ TRANG 
 MỤC LỤC 
1. MỞ ĐẦU 1-2 
1.1. Lý do chọn đề tài 1-2 
1.2. Mục đích nghiên cứu 2 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3-18 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 
nghiệm 
4-6 
2.2.1. Thuận lợi 4 
2.2.2. Khó khăn 4 
2.2.3. Kết quả khảo sát 4-6 
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6-16 
2.3.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục 
thể chất thông qua tổ chức các hoạt động vận động trong ngày 
6-11 
2.3.2. Biện pháp 2: Trao đổi cùng giáo viên về 5 nguyên tắc vàng 
khi tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng kế hoạch hoạt động 
phù hợp. 
11-13 
2.3.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng và tạo môi 
trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động. 
13-14 
2.3.4. Biện pháp 4: Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa về thể 
dục thể thao. 
14-15 
2.3.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh giáo 
dục thể chất cho trẻ thông các hoạt động vận động. 
15-16 
2.4. Hiệu quả đạt được 16-18 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18-19 
3.1. Kết luận 18-19 
3.2. Kiến nghị 19 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 HÌNH ẢNH MINH HỌA 
 DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI 
 1 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài 
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới 
vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng 
giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” 
 Câu nói của Bác nhắc chúng ta cần quan tâm đến thế hệ trẻ, những búp 
măng non, tương lai của đất nước. Là lớp người kế tục sự nghiệp của thế hệ đi 
trước và chủ động sáng tạo cái mới để gánh vác mọi công việc trong tương lai, 
xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh. Chính vì vậy, chúng ta phải đảm bảo 
cho mọi trẻ em sinh ra đều có quyền bình đẳng được học tập, chăm sóc, nuôi 
dưỡng và phát triển. 
Khi xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về con người mới ngày càng 
cao và hoàn thiện hơn. Vì tương lai tươi sáng của trẻ em thì ngay từ tuổi ấu thơ 
chúng ta phải tạo điều kiện cho trẻ được hưởng nền giáo dục phù hợp với nhu 
cầu của đất nước, hiện đại theo sự phát triển của thế giới và toàn diện về mọi 
mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Không những thế mà còn phải năng động, sáng tạo tự 
tin. 
Ở trường mầm non trẻ được phát triển theo năm lĩnh vực, trong đó giáo 
dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thực hiện mục 
tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ. Bởi nhiệm vụ của giáo dục thể chất nó kết hợp 
cả Chăm sóc, Nuôi dưỡng, Giáo dục trẻ. Trẻ lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ đang 
trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non 
yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt 
nếu như được chăm sóc một cách hợp lý. 
Bên cạnh đó, sự phát triển của vận động là một lĩnh vực quan trọng trong 
sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ và sự phát triển này bắt đầu ngay từ giai 
đoạn sơ sinh. Trẻ nhỏ thường phát triển vận động theo một “khuôn mẫu” hoặc 
theo một trình tự nhất định. Ở từng thời điểm nhất định, trẻ đạt tới những mốc 
phát triển như: biết tự ngồi, tự đứng và tự bước đi. Vận động là cách để kích 
thích trí thông minh, trẻ càng vận động nhiều càng nhanh chóng biết nói, biết đi. 
Khi bé vận động trí thông minh của bé được phát triển vừa hài hòa, vừa toàn 
diện, vì khi vận động bé phải kết hợp rất nhiều kĩ năng: mắt nhìn, tai nghe, chân 
tay phối hợp. Đó là cách để các tế bào thần kinh kết nối với nhau. Càng nhiều 
sự kết nối trẻ càng thông minh. Khi trẻ lớn lên, vận động vẫn là cách tốt nhất để 
tăng cường hệ miễn dịch, và tất cả các hoạt động của nội tạng trong cơ thể. Vận 
động cũng là cơ hội để giao tiếp hiệu quả với người khác. Điều này tối ưu nhất 
khi vận động ngoài trời, đặc biệt là vận động trong không gian xanh. Nó giúp trẻ 
quan tâm tới thiên nhiên, tới thế giới bên ngoài, kích thích sự tò mò, sự tương 
tác, cải thiện sự nhạy cảm của trẻ. 
Trên thực tế cho thấy trẻ em ngày nay rất ít được vận động, trẻ suốt ngày 
phải ở trong nhà thậm trí chỉ ngồi một chỗ với cái điện thoại trên tay, chúng ta 
rất ít gặp được cảnh trẻ vui tươi chạy nhảy, thả diều trên những cánh đồng mát 
rượi vì người lớn cứ sợ trẻ ngã, va chạm và xây xước. Chính vì vậy với cương vị 
là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường tôi muốn trẻ đến 
trường được phát triển vận động một cách tốt nhất. Khi trẻ vận động sẽ bộc lộ ra 
 2 
ngoài những mong muốn của trẻ một cách tự nhiên, trẻ thoải mái, vui tươi, sáng 
tạo. Hơn nữa qua các đợt kiểm tra đánh giá, dự giờ thăm lớp và qua việc theo 
dõi, quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường mầm non Đông Văn tôi 
thấy việc phát triển vận động của trẻ còn nhiều hạn chế. Giáo viên thực hiện nội 
dung dạy học đa phần là đúng phương pháp chưa có sự sáng tạo, hình thức tổ 
chức đôi khi còn đơn điệu, sơ sài chưa hấp dẫn với trẻ dẫn đến trẻ nhàm chán. 
Khi trẻ không thích thú vận động dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn. Trẻ 
không mạnh dạn chủ động, tự tin tham gia hoạt động, không phát huy hết được 
khả năng vận động vốn có của mình Như vậy, việc phát triển thể chất nói 
chung và phát triển vận động cho trẻ nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong 
trường mầm non nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, tạo cho tương lai một lớp 
người tự tin, năng động, chủ động và sáng tạo. Do vậy, là một cán bộ quản lý 
nhà trường bản thân luôn thấy băn khoăn, trăn trở về vấn đề này nên tôi chọn đề 
tài “Biện pháp chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất 
thông qua tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm 
non Đông Văn, huyện Đông Sơn” 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Giúp giáo viên thấy rõ được tầm quan trọng của giáo dục thể chất thông 
qua tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo. 
Giúp giáo viên biết tầm quan trọng của việc lựa chọn nội dung, hình thức 
phù hợp, sinh động kích thích sự hứng thú vận động của trẻ. 
Giúp giáo viên có ý thức sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi và 
sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề. 
Tạo cho trẻ có ý thức tự giác tập luyện, hình thành nhân cách ban đầu ở 
trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Biện pháp chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất 
thông qua tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non 
Đông Văn, huyện Đông Sơn. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Trong quá trình thực hiện đề tài của mình, bản thân tôi đã sử dụng một số 
phương pháp nghiên cứu sau: 
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tài liệu, sách báo, 
mạng Internet có nội dung tổ chức các hoạt động nhằm phát triển thể chất cho 
trẻ nói chung và phát triển vận động nói riêng. 
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra khảo 
sát 7 lớp mẫu giáo trường mầm non Đông Văn với tổng số 221 cháu. Thu thập 
thông tin về chất lượng giáo dục trẻ như: Trẻ hứng thú tham gia giờ học, trẻ tập 
trung chú ý, trẻ thực hiện được các kỹ năng vận động; Về chất lượng chăm sóc 
như: Cân nặng: kênh Bình thường, Chiều cao: kênh Bình thường. 
Đánh giá 13 giáo viên mẫu giáo về các tiêu chí: Giáo viên thường xuyên 
sử dụng đồ dùng tự làm cho trẻ vận động; Giáo viên tổ chức hoạt động vận động 
sáng tạo; Giáo viên chú trọng cao đến các hoạt động vận động. 
Phương Pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê số liệu của từng nhóm lớp 
sau đó tổng hợp chung lại và đưa ra kết quả như bảng khảo sát. 
 3 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Như chúng ta đã biết trong mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 29/NQ-TW 
đã nêu: “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu 
biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ 
bước vào lớp 1”.{1} 
 Giúp trẻ phát triển thể chất trong đó có phát triển vận động là một trong 
những lĩnh vực giúp trẻ phát triển toàn diện. Phát triển vận động chúng ta có thể 
thực hiện qua tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ nhất là qua thể dục sáng, 
các tiết học thể dục, qua hoạt động ngoài trời, phút thể thao, hoạt động ngoại 
khóa. Nội dung của hoạt động vận động phong phú nhưng phải đảm bảo 
nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa 
tuổi của trẻ. 
Các hoạt động phải gần gũi không xa lạ gắn với thực tế của địa phương, 
đảm bảo tự nhiên nhẹ nhàng. Phát triển vận động thông qua các hoạt động tinh 
và vận động thô như : đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt... giúp trẻ có 
nhiều cơ hội để luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. 
Vì vậy, các thao tác kỹ năng và vận động phải linh hoạt, nhanh nhẹn và chính 
xác hơn. 
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non còn là điều vô cùng cần thiết, bởi vì 
khi trẻ có đủ sức khỏe thì trẻ mới có thể học tập tốt. Hơn thế nữa, giáo dục thể 
chất giúp trẻ phát triển đầy đủ và hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể, tạo 
điều kiện thuận lợi cho sự hoàn thiện nhận thức cùng nhân cách của trẻ trong 
hiện tại và tương lai. 
Một đứa trẻ được bố mẹ cùng thầy cô giáo hướng dẫn bài bản, khoa học 
thì hiệu quả giáo dục thể chất sẽ phát triển một cách khác biệt so với những đứa 
trẻ khác như: Cơ thể của trẻ sẽ phát triển một cách cân đối, không bị thừa cân, 
hay suy dinh dưỡng, còi xương, sức khỏe tốt, mỗi giai đoạn đều tăng chiều cao 
và cân nặng tốt, trẻ sẽ có sức đề kháng tốt trước mọi bệnh tật: Trong giai đoạn 
này, trẻ rất dễ bị những vi khuẩn tấn công, nhưng khi được giáo dục thể chất 
giúp cho trẻ tăng cường hệ miễn dịch; Phát triển toàn bộ hệ xương, hệ cơ, hình 
thành một cơ thể cân đối, chuẩn; Đồng thời các hệ trong cơ thể được phát triển 
một cách tối ưu, gồm hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, cơ quan nội tạng, hô hấp; 
 Đặc biệt, trẻ sẽ linh hoạt, vui tươi hơn nhờ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển 
khỏe mạnh, các tố chất vận động được điều chỉnh và phát triển phù hợp. 
 Ở trường mầm non việc phát triển thể chất cho trẻ được thông qua nhiều 
nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh - thô cho trẻ 
và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho 
mọi tài năng phát triển, trẻ có khỏe mạnh thì mới hoạt bát, mới thích vận động, 
khi vận động thoải mái sẽ thể hiện ra bên ngoài những cái tốt hay chưa tốt qua 
đó giáo viên và người lớn có thể định hướng phát triển phù hợp. 
Do vậy giúp trẻ phát triển thể chất thông qua tổ chức các hoạt động vận 
động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non tạo 
tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể giúp trẻ vững bước, tự tin, 
dần lớn lên và phát triển, trẻ vững tin khi vào lớp một. 
 4 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Vận động là nhu cầu của sự phát triển. Vận động giúp cho con người nhanh 
nhẹn, hoạt bát, linh động, sáng tạo. Nhưng nếu chúng ta vận động không đúng 
cách sẽ dẫn đến có hại cho cơ thể, đặc biệt là cơ thể trẻ mầm non đang trên 
đường phát triển và hoàn thiện. Vì vậy trong quá trình chỉ đạo giáo viên phát 
triển thể chất thông qua hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo tôi gặp những 
thuận lợi và khó khăn sau: 
 2.2.1. Thuận lợi 
Được Phòng GD&ĐT Đông Sơn quan tâm, chỉ đạo sát sao cũng như các 
cấp, các ngành, lãnh đạo địa phương xã Đông Văn luôn quan tâm, giúp đỡ đối 
với công tác Chăm sóc - Nuôi dưỡng và Giáo dục trẻ. 
Có đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ. 
Trong đó đạt trình độ trên chuẩn của giáo viên là 100%. Cán bộ, giáo viên luôn 
nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc, nhiệt tình chăm sóc 
trẻ không ngại khó, ngại khổ; giàu lòng thương yêu các cháu. 
Giáo viên tích cực học hỏi, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như 
tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp 
dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc tổ chức các hoạt 
động nhằm phát triển tốt về thể chất cho trẻ. 
Các thành viên trong ban lãnh đạo nhà trường luôn hỗ trợ giúp đỡ nhau 
trong mọi công việc, đặc biệt trong công tác giáo dục thể chất và chăm sóc nuôi 
dưỡng giúp trẻ phát triển thể lực cân đối, hài hòa. 
Nhà trường đã quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt 
động trong các giờ dạy. 
Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của 
trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô 
giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ. Tích cực quyên góp nguyên vật liệu để 
cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi. 
100% trẻ học 2 buổi/ngày và được ăn ở bán trú tại trường. 
2.2.2. Khó khăn 
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít 
những khó khăn như: 
Một số giáo viên chưa chú trọng khai thác hết các vận động hoặc khai 
thác nhưng chưa triệt để, chưa sinh động, phong phú. 
Trong trường có rất nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nên gây rất 
nhiều khó khăn cho việc tham gia vào các hoạt động, nhất là các giờ vận động. 
Phụ huynh còn chưa chú trọng đến vấn đề cho trẻ tự lập, thoải mái vận 
động mà còn ôm ấp, vỗ về, lo sợ con ngã. Do vậy trẻ còn nhút nhát, lười vận 
động, sức ì cao. 
 Khả năng chú ý có chủ định của trẻ chưa cao. Trẻ dễ dàng tham gia hoạt 
động nhưng cũng rất dễ rút lui khi hoạt động không còn hứng thú. 
2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng 
Năm học 2017 - 2018 với tổng số trẻ toàn trường là 281 cháu. Trong đó 
trẻ Mẫu giáo có 221 cháu, giáo viên dạy mẫu giáo là 13 cô. Vào đầu năm học tôi 
 5 
đã khảo sát thực tế chất lượng giáo dục thể chất của trẻ và giáo viên với kết quả 
như sau: 
Kết quả khảo sát vào thời điểm tháng 9 năm 2017 
* Khảo sát với 221 trẻ 
Kết quả khảo sát 
STT 
Nội dung khảo sát 
Tổng số 
trẻ được 
đánh giá 
Đạt 
Tỉ lệ 
(%) 
Chưa đạt 
Tỉ lệ 
(%) 
1 Trẻ mạnh dạn tự tin tham 
gia các hoạt động 
221 190 76,5 31 23,5 
2 Trẻ hứng thú tham gia 
vào các hoạt động 
221 160 72,4 61 27,6 
3 Thực hiện được các kỹ 
năng vận động 
221 150 67,9 71 32,1 
4 Cân nặng: Kênh Bình 
thường 
221 197 89,1 24 10,9 
5 Chiều cao: Kênh Bình 
thường 
221 198 89,6 23 10,4 
* Khảo sát với 13 giáo viên 
Kết quả khảo sát 
Mức độ đạt 
TT 
Nội dung khảo sát 
Tổng số 
GVMG 
được 
khảo sát 
Tốt 
Tỷ 
lệ 
(%) 
Khá 
Tỷ 
lệ 
(%) 
Đạt 
yêu 
cầu 
Tỷ 
 lệ 
(%) 
Chưa 
đạt 
Tỷ 
lệ 
% 
1 Giáo viên thường 
xuyên sử dụng đồ 
dùng tự làm cho trẻ 
vận động. 
13 4 30,8 5 38,4 4 30,8 0 0 
2 Giáo viên tổ chức 
hoạt động vận động 
sáng tạo. 
13 3 23,0 5 38,5 5 38,5 0 0 
3 Giáo viên chú trọng 
cao đến các hoạt 
động vận động. 
13 4 30,8 5 38,4 4 30,8 0 0 
Nhận xét: Qua khảo sát tình hình thực tế đầu năm tôi nhận thấy 
* Về chất lượng trên trẻ 
- Trẻ còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin khi đứng trước mọi 
người và chưa tích cực tham gia các hoạt động, tỷ lệ trẻ đạt mới ở mức 76,5%. 
- Trẻ tham gia vào các hoạt động chưa hứng thú, chưa tập trung chú ý 
trong giờ học, chưa linh hoạt tỷ lệ đạt mới ở mức 72,4. 
- Kỹ năng thực hiện các vận động của trẻ rất hạn chế tỷ lệ đạt mới ở mức 
67,9%. 
 6 
- Tỷ lệ Cân nặng: Kênh Bình thường đạt 89,1%; Chiều cao: Kênh Bình 
thường đạt 89,6% . 
* Về chất lượng giáo viên 
 - Ý thức của giáo viên trong việc sử dụng thường xuyên đồ dùng tự làm 
vào các hoạt động vận động cho trẻ chưa cao. Đạt mức Tốt tỷ lệ mới đạt 30,8% 
 - Giáo viên có sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động vận động cho trẻ tỷ 
lệ đạt mức Tốt còn hạn chế 23,0%. 
 - Việc giáo viên chú trọng đến các hoạt động vận động đạt mức Tốt chưa 
cao. Tỷ lệ đạt 30,8%. 
Từ thực trạng và những hạn chế nêu trên, để nâng cao chất lượng giáo dục 
thể chất cho trẻ và để đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Bản thân 
tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp để chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao 
chất lượng giáo dục thể chất thông qua tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ 
mẫu giáo. Cụ thể như sau: 
2.3. Các biện pháp chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục thể chất thông qua tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo ở 
trường Mầm non Đông Văn 
2.3.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể 
chất thông qua tổ chức các hoạt động vận động trong ngày 
 Trong một ngày trẻ được tham gia rất nhiều hoạt động vận động nhưng 
chủ yếu là: Hoạt động thể dục sáng; trò chơi vận động ở hoạt động ngoài trời; 
hoạt động vận động có chủ định là các hoạt động trọng tâm phát triển thể chất 
cho trẻ. Mỗi hoạt động đều phát triển khả năng vận động, các cơ khớp cho trẻ, 
rèn kỹ năng vận động và sức khỏe cho trẻ ở mỗi cấp độ khác nhau: 
* Thông qua hoạt động thể dục buổi sáng 
Như chúng ta đã biết, không khí buổi sáng là không khí trong lành nhất, 
tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về rèn 
luyện, kích thích được hệ thần kinh và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa 
tuổi mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy 
tập thể dục đơn giản, giúp trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. 
Khi cho trẻ luyện tập thể dục sáng thường xuyên sẽ tạo cho trẻ thói quen, 
nhu cầu muốn tham gian vận động thể dục khi đến giờ giúp nâng cao hoạt động 
của các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động 
cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng cho trẻ. 
Vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một 
thời gian nhất định, thời gian tập khoảng 10 - 15 phút. 
Chỉ đạo giáo viên chú ý cho trẻ mặc quần áo thích hợp để dễ vận động. 
Chỉ đạo giáo viên cho trẻ tập kết hợp dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, 
cờ phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập, kích thích sự tích cực 
hoạt động của trẻ. Khi cho trẻ tập hay thực hiện bất kỳ vận động nào phải quan 
sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống, đảm bảo trẻ 
đứng thẳng, vai thả đều, tay cử động thoải mái, không cúi đầu, mắt nhìn theo tay 
khi thực hiện. Tùy thuộc vào tính chất động tác hoặc bài tập mà tôi yêu cầu giáo 
viên tổ chức cho trẻ hoạt động theo số lần khác nhau, nhiều hay ít. Như bài tập 
khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2 - 3 lần, còn động tác phát triển 
 7 
chung đối với tay, chân thì nên từ 4 - 6 lần. Lựa chọn động tác phải phù hợp và 
hấp dẫn đối với trẻ bằng cách sử dụng các dụng cụ đa dạng, thay đổi theo các 
ngày cho trẻ thực hiện. Các bài tập phải có mục đích nhằm bổ trợ và phát triển 
kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, hình thành tư thế đúng theo tính chất từ dễ đến khó, 
từ đơn giản đến phức tạp. 
Để tạo sự hứng khởi cho trẻ ngoài tập với dụng cụ tôi còn chỉ đạo giáo 
viên cho trẻ tập động tác kết hợp trò chơi, bài hát. 
Ví dụ: Gà gáy, gà kiếm mồi, gà mổ thóc, gà bay, tập thể dục nhịp điệu kết 
hợp nhạc không lời, nhạc các bài hát trong chủ đề giúp trẻ phát triển vận động 
còn giúp trẻ củng cố về chủ đề, yêu thích các hình ảnh về chủ đề, yêu âm nhạc, 
sự cảm thụ cái hay cái đẹp trong bài hát, phát triển thẩm mĩ cho trẻ. 
Chỉ đạo giáo viên kết thúc hoạt động thể dục sáng cho trẻ đi nhẹ nhàng 
hoặc chơi với các trò chơi dân gian nhẹ nhàng, vận động những bài hát đơn giản, 
trẻ không những được tham gia trò chơi làm cho tinh thần sảng khoái mà trẻ còn 
được ôn luyện lại các bài hát, trò chơi trong chủ điểm giúp trẻ nhớ nội dung bài 
học sâu sắc hơn. 
Chỉ đạo giáo viên sưu tầm những bài hát có vận động ngộ nghĩnh, các trò 
chơi với các ngón tay, các trò chơi dân gian có luật chơi đơn giản, những trò 
chơi trẻ đã được chơi ở trên lớp và tất cả trẻ có thể cùng chơi. 
 Ví dụ: Trò chơi “Gieo hạt”, “Trời nắng trời mưa”, “Lộn cầu vồng”, “Năm 
chú vịt”, “Dung dăng dung dẻ”, “Qủa bóng”, “Ngón tay lúc lắc”, “Ồ sao bé 
không lắc”, “Bò nhúng dấm”.. 
 * Kết quả: Qua các động tác thể dục sáng không những giúp cho trẻ tinh 
thần thoải mái mà còn tích lũy được vốn kinh nghiệm trong hoạt động cả ngày, 
thúc đẩy sự hìn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nham_nang_cao_chat_luong_gi.pdf