Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình lớp học dân chủ thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 2

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình lớp học dân chủ thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 2

Cộng đồng lớp học là nơi các em được tôn vinh như một cá nhân và đồng thời cũng là một phần của cộng đồng. Đây là nơi học sinh được hình thành và rèn luyện những phẩm chất của một công dân tương lai. Ở đó học sinh có được những trải nghiệm của cuộc sống thực mà các em có thể áp dụng bên ngoài trường học. Nó là sự chuẩn bị để học sinh được làm quen với quyền và nghĩa vụ của bản thân, học cách giao tiếp hiệu quả và chung sống hòa bình với người khác. Cộng đồng lớp học còn là nơi học sinh được tổ chức và tham gia các sự kiện để tạo sự kết nối giữa các thành viên cũng như hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng nhỏ là lớp học- trường học và lớn hơn là cộng đồng dân tộc, nhân loại, để các em có được những ý tưởng của riêng mình nhằm thay đổi thế giới trở thành một nơi tốt đẹp và đáng sống hơn.

Để xây dựng cộng đồng lớp học tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người học, mô hình trường học mới được áp dụng ở Việt Nam. Đó là sự chuyển đổi từ mô hình lớp học truyền thống sang mô hình lớp học được xây dựng, phát triển dựa trên quan điểm giáo dục định hướng năng lực người học, trong đó coi trọng giáo dục lấy người học làm trung tâm. Các thành tố, đặc trưng cơ bản của mô hình này thể hiện đầy đủ những xu thế của giáo dục hiện đại trên thế giới và phù hợp với tinh thần của nghị quyết số 29- NQ/TƯ của ban chấp hành TƯ Đảng cũng như Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Vì thế có thể nói, mô hình trường học mới thực chất như là một cách tiếp cận, một sự thể nghiệm mô hình trường học của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở Việt Nam. Nội dung của mô hình dựa trên cơ sở tích hợp thành quả thực tiễn giáo dục của Việt Nam qua nhiều năm, đặc biệt là 20 năm đổi mới gần đây.

Ở Việt Nam, mô hình lớp học mới được triển khai từ tháng 01/2013 đến 31/5/2016 tại 1447 trường tiểu học của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm thực hiện đổi mới phương thức hoạt động của nhà trường và lớp học đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Tháng 5 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổng kết Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam, kết quả của Dự án đã được khẳng định với các nội dung đổi mới như: Về phương pháp dạy học,về tổ chức lớp học, về sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng, về sinh hoạt chuyên môn, về các hoạt động quản lí nhà trường…Trong đó đổi mới về tổ chức lớp học đã khiến cho mỗi lớp học như một hội đồng tự quản của học sinh, cho học sinh và vì học sinh. Nói cách khác, đó là một mô hình lớp học kết nối, dân chủ và yêu thương. Dưới sự hướng dẫn, tư vấn của giáo viên, cha mẹ, học sinh đã biết tự quản các hoạt động của cá nhân và tập thể: chủ động tự xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của hội đồng tự quản như: kế hoạch hoạt động học tập, kế hoạch của ban văn nghệ, kế hoạch của ban đời sống, kế hoạch của ban đối ngoại vv…

docx 72 trang Thu Kiều 19/09/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình lớp học dân chủ thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH LỚP HỌC DÂN CHỦ THÔNG QUA 
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 2
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 1 MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3
5. Tính mới của đề tài................................................................................................3
6. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn ......................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG...............................................................................................5
I. Cơ sở lý luận ..........................................................................................................5
1. Tổng quan về mô hình lớp học mới.......................................................................5
1.1. Mô hình lớp học mới ..........................................................................................5
1.2. Một số biểu hiện của mô hình lớp học mới ........................................................5
2. Tổng quan về mô hình lớp học dân chủ.................................................................6
2.1. Khái niệm về dân chủ .........................................................................................6
2.2. Dân chủ trong trường học và mô hình lớp học dân chủ .....................................7
2.3. Tiêu chí xây dựng lớp học dân chủ.....................................................................8
2.4. Vai trò của GVCN trong việc xây dựng lớp học dân chủ...................................9
II. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................11
1. Đặc điểm về nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của HS nói chung và HS THPT Nghi 
Lộc 2 nói riêng.........................................................................................................11
1.1. Đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của HS .............................................11
1.1.1. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh trung học phổ thông..............................11
1.1.2. Sự nhận thức, phát triển của học sinh trung học phổ thông...........................12
1.2. Đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của HS THPT Nghi Lộc 2...............15
2. Thực trạng của của công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 2 .................16
2.1. Công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 2 .............................................16
2.2. Công tác xây dựng mô hình lớp học mới nói chung và mô hình lớp học dân 
chủ nói riêng ở trường THPT Nghi Lộc 2...............................................................18
III. Quy trình và giải pháp xây dựng mô hình lớp học dân chủ...............................20
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động và nội quy lớp học theo mô hình lớp học dân chủ ....20
1.1. Thành lập Hội đồng lớp học dân chủ................................................................20 4.5. Xây dựng hòm thư góp ý ..................................................................................43
4.5.1. Mục đích ........................................................................................................43
4.5.2. Cách thức tiến hành .......................................................................................44
IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................................45
A. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất..........................45
1. Mục đích khảo sát ................................................................................................45
2. Nội dung và phương pháp khảo sát......................................................................45
3. Đối tượng khảo sát: Tổng hợp các đối tượng khảo sát ........................................46
4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .....46
B. Khảo sát tính hiệu quả của các giải pháp đề xuất. ..............................................49
1. Mục đích khảo sát ................................................................................................49
2. Nội dung và phương pháp khảo sát......................................................................49
3. Đối tượng khảo sát...............................................................................................49
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm tính hiệu quả .......................................................49
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................53
1. Kết luận ...............................................................................................................53
1.1. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp...................................................................53
1.2. Phương hướng khắc phục các hạn chế .............................................................53
1.3. Khả năng triển khai rộng rãi sáng kiến.............................................................53
2. Kiến nghị .............................................................................................................53
2.1. Đối với các cấp quản lí giáo dục ......................................................................53
2.2. Đối với giáo viên ..............................................................................................54
2.3. Đối với phụ huynh............................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................55
PHỤ LỤC tin, năng động, có trách nhiệm với tập thể và cá nhân mình, biết giúp đỡ lẫn nhau 
hơn. Như vậy, một trong những biểu hiện tích cực của mô hình trường học mới là 
tạo được môi trường học tập thân thiện, dân chủ và hiệu quả.Từ đó, học sinh được 
tự chủ, có trách nhiệm với hoạt động học tập của mình; rèn luyện, phát triển khả 
năng giao tiếp và lãnh đạo; nâng cáo các phẩm chất và phong cách con người.
 Các thành công, kinh nghiệm của mô hình cũng đã từng bước được nhân ra 
trong cả hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Ví dụ: đổi mới đánh giá học sinh 
hướng vào việc động viên giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời vì sự tiến bộ của học sinh đã 
được thể chế bằng Thông tư 30; ở nhiều nơi, các trường tiểu học, trường trung học đã 
đổi mới không gian lớp học, xây dựng tủ sách lớp học, tăng cường hoạt động tự chủ, 
rèn luyện kĩ năng sống của học sinh, mời cha mẹ học sinh đến trường tìm hiểu và cùng 
hoạt động giúp con em học tập Những đổi mới đó đang được Bộ Giáo dục và Đào 
tạo xem xét chuyển thành các quy định của Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường 
trung học nhằm đáp ứng đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Cùng với đó, năm 
học 2022-2023 là năm học triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 10 đặt ra 
những yêu cầu mới cho hệ thống giáo dục phổ thông.
 Bất kì người học nào khi đến trường cũng có quyền dân chủ. Đó là 
quyền được biết về: chủ trương, chế độ chính sách của nhà nước, của Ngành 
và những quy định của nhà trường đối với người học; kế hoạch tuyển sinh, kế 
hoạch đào tạo của nhà trường hàng năm; những thông tin có liên quan đến 
học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định; chủ 
trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn đấu gia nhập các tổ chức đoàn 
thể trong nhà trường. Đồng thời người học cũng có quyền được tham gia ý 
kiến về nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến người học; tổ chức 
phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến 
người học.
 Việc xây dựng mô hình lớp học dân chủ là để thực hiện tốt nhất, có 
hiệu quả nhất những điều trong Luật Giáo dục và Quyết định 04/2000/QĐ- 
BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc ban hành qui 
chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Đồng thời phát huy 
quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của tập thể sư phạm, nhân viên, 
học sinh trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự, 
kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ phát triển 
sự nghiệp giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp 
của Nhà nước. Thực hiện dân chủ trong nhà trường là phù hợp với Hiến pháp 
và pháp luật, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ phải gắn 
liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường. Dân chủ trong khuôn khổ pháp 
luật, đảm bảo nguyên tắc chế độ thủ trưởng trong quản lý, điều hành.
 Xuất phát từ các lí do trên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Xây dựng 
mô hình lớp học dân chủ thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi 
Lộc 2” để nghiên cứu. Hi vọng thông qua những biện pháp được đưa ra trong đề
 2 - Đề tài đưa ra được quy trình và những phương pháp chủ nhiệm tích cực, 
tạo được môi trường học tập và rèn luyện công bằng, dân chủ, thân thiện, yêu 
thương, năng động, hiệu quả.
 - Xây dựng mô hình lớp học dân chủ đã tạo nên hiệu quả giáo dục toàn diện từ 
vững vàng tri thức đến hình thành năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của học 
sinh phù hợp với đạo đức và pháp luật cũng như xu thế của thời đại.
 6. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn
 - Công trình dễ áp dụng cho giáo viên trong lĩnh vực chủ nhiệm và phù hợp 
với nhiều đối tượng học sinh.
 - Công trình được đồng nghiệp ủng hộ cao và vận dụng vào quá trình chủ 
nhiệm một cách hiệu quả.
 4 chắc. Học sinh yếu được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn để tiến kịp các bạn.
 Mô hình lớp học mới tăng cường khả năng tự quản của học sinh, cho học 
sinh và vì học sinh. Dưới sự hướng dẫn, tư vấn của giáo viên và cha mẹ, học sinh 
đã biết tự quản các hoạt động của cá nhân và tập thể, chủ động tự xây dựng và tổ 
chức thực hiện các kế hoạch như kế hoạch hoạt động học tập, kế hoạch hoạt động 
văn nghệ, thể thao, các hoạt động trải nghiệm- hướng nghiệp, sáng tạo. Các hoạt 
động do học sinh tự quản tạo ra không khí dân chủ, chia sẻ, hợp tác, tôn trọng 
nhau, vui vẻ, tự tin, năng động, giúp các em có trách nhiệm với tập thể và cá nhân 
mình, biết giúp đỡ lẫn nhau hơn.
 Mô hình lớp học mới coi trọng việc phối hợp giáo dục của cộng đồng, cha 
mẹ học sinh. Ở đó, cha mẹ và cộng đồng xã hội không chỉ xây dựng môi trường 
giáo dục trong gia đình và xã hội, đóng góp các nguồn lực đảm bảo hoạt động giáo 
dục con em đạt chất lượng; mà còn trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ con em thực hiện 
hoạt động học tập. Cha mẹ học sinh được quan sát, giám sát hoạt động học tập của 
con em trong lớp học. Việc nhà trường, cha mẹ học sinh cùng tham gia các hoạt 
động giáo dục trực tiếp, thường xuyên, toàn diện là một trong những đổi mới của 
mô hình trường học mới, lớp học mới.
 Lớp học mới được trang bị kỹ thuật số với rất nhiều phương pháp dạy và học 
triển khai nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ. Lớp học được cải tiến về công 
nghệ nhằm tạo cơ hội cho việc dạy và học bằng cách tích hợp công nghệ học tập, 
chẳng hạn như máy tính, phần mềm chuyên dụng, thiết bị nghe hỗ trợ, mạng và 
khả năng nghe/nhìn,..
 2. Tổng quan về mô hình lớp học dân chủ
 2.1. Khái niệm về dân chủ
 Dân chủ là vấn đề không riêng một quốc gia hay một nền chính trị nào quan 
tâm, nó được phần lớn các thể chế nhà nước trên thế giới nghiên cứu khoa học, vận 
dụng, tuy nhiên, các thể chế nhà nước có chế độ chính trị khác nhau lại có những 
cơ chế dân chủ khác nhau.
 Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VII-VI trước công nguyên. 
Các nhà tư tưởng Hi Lạp cổ đại đã dùng cụm từ “demoskratos” để nói đến dân chủ, 
trong đó “demos” là nhân dân (danh từ) và “kratos” là cai trị (động từ). Theo đó, 
dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị gọi giản 
lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân. Nội dung trên 
của khái niệm dân chủ về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay. Điểm khác 
biệt cơ bản giữa cách hiểu về dân chủ thời cồ đại và hiện nay là ở tính chất trực 
tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng và cách hiểu về nội hàm của 
khái niệm nhân dân.
 Trong phương thức hoạt động, dân chủ là “Tôn trọng và thực hiện quyền 
mọi người tham gia bàn bạc và quyết định công việc chung”.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mo_hinh_lop_hoc_dan_chu_thong.docx
  • pdfLê Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Vân Anh- THPT Nghi Lộc 2- Lĩnh vực chủ nhiệm.pdf